Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - ĐH Quốc Gia TP.HCM
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - ĐH Quốc Gia TP.HCM
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
23 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hóa học?
Chọn đáp án B.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
A. Không xảy ra phản ứng hóa học.
B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
C. Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Chất nào sau đây là polisaccarit?
Chọn đáp án C.
Glucozơ và fructozơ là monosaccarit.
Saccarozơ là đisaccarit.
Tinh bột là polisaccarit.
Lên men m gam glucozơ (hiệu suất quá trình lên men là 90%), thu được etanol và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 sinh ra bằng nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là 3,4 gam. Giá trị của m là
Khi cho CO2 vào nước vôi trong :
mdung dịch giảm = mkết tủa – mCO2 = 3,4g
→ nCO2 = 0,15 mol
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
→ nGlucozo = 0,5nCO2 : H% = 0,083 mol
→ m = 15g
Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
Chọn đáp án D.
Chỉ có Ag không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Cho dãy gồm các chất: (1) anlyl axetat, (2) metyl acrylat, (3) phenyl axetat, (4) etyl fomat, (5) vinyl axetat, (6) tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, sinh ra ancol là
Các chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, sinh ra ancol là:
(1) anlyl axetat, (2) metyl acrylat, (4) etyl fomat, (6) tripanmitin.
Cho bột Fe vào dung dịch hổn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
Chọn đáp án D.
Fe + (NaNO3, HCl) → khí (NO, H2) + chất rắn không tan
=> Chứng tỏ \(NO_3^ - \) và H+ phản ứng hết, Fe dư.
=> Muối tạo thành là Fe2+.
=> Các muối trong dung dịch X là: FeCl2, NaCl.
Thuỷ phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natrì axetat và etanol. Công thức của X là
Chọn đáp án C.
Công thức este X là CH3COOC2H5.
\(C{H_3}COO{C_2}{H_5} + NaOH \to C{H_3}COONa + {C_2}{H_5}OH\)
“Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
Chọn đáp án D.
Đường mía là thương phẩm chứa saccarozơ.
Peptit X có công thức cấu tạo là H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B.
A sai. Kí hiệu của X là Gly-Ala-Ala.
B đúng.
C sai. X tác dụng với NaOH thu được 2 loại muối hữu cơ.
D sai. Thủy phân không hoàn toàn X chỉ có thể thu được Gly-Ala, Ala-Ala, Gly, Ala.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
(a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
(d) CuO + CO → Cu + CO2
Vậy đáp án đúng là C
Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng là
Chọn đáp án D.
Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
Chọn đáp án C.
Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại oxi hóa – khử.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Khí Y thu được nhờ phương pháp đẩy nước => Khí Y phải không có phản ứng hoặc rất kém tan trong nước.
=> Chỉ có khí O2 thỏa mãn.
Hỗn hợp X gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam X trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Ta có:
3nAl + 2nZn = 2nH2 = 0,5 mol và 27nAl + 65nZn = 9,2 gam
→ nAl = 0,1 mol và nZn = 0,1 mol
→ %mAl = [(27.0,1) : 9,2].100% = 29,35%
Amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được 10,04 gam muối. Công thức của X là
Gọi công thức X là H2N-R-COOH có số mol là t
→ thu được : t mol H2N-R-COONa hoặc t mol ClH3N-R-COOH
Có : mmuối Na = (R + 83).t = 8,88
Và : mmuối clo = (R + 97,5).t = 10,04
→ t = 0,08 mol
→ R = 28 (C2H4)
Vậy X là H2N – C2H4 – COOH
Cho sơ đồ chuyển hóa:
\(Fe{(N{O_3})_3} \to X( + CO{\rm{,}}{{\rm{t}}^0}) \to Y( + FeC{l_3}) \to Z( + T) \to Fe{(N{O_3})_3}\).
Các chất X và T lần lượt là
4Fe(NO3)3 → 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Alanin có công thức là
Chọn đáp án D.
Alanin có công thức là CH3CH(NH2)COOH.
Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
Chọn đáp án C.
Tơ tằm là tơ thiên nhiên, tơ vinilon là tơ tổng hợp.
A. Tơ nilon-6,6 và tơ capron đều là tơ tổng hợp.
B. Tơ visco và tơ xenlulo axetat đều là tơ nhân tạo.
C. Tơ visco là tơ nhân tạo, tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp
Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đềụ có phản ứng tráng bạc, z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
Z tác dụng được với Na sinh ra H2 → Z là ancol
HCOOCH2CHO + NaOH → HCOONa + HOCH2CHO
Đáp án A
Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thưởng:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước.
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
Tất cả 4 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng
(1) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑
(2) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag↓
(3) CaO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O
(4) 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Al(OH)3↓ + 3CO2
Đáp án cần chọn là: A
Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C.
Đúng. Thủy ngân phản ứng với bột lưu huỳnh tạo kết tủa, tránh việc thủy ngân chảy lan ra.
Hg + S → HgS
(a) Đúng. Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC (cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,… Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị thủy phân tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy ozone. Cụ thể, các phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính nhờ các phản ứng quang hóa
(b) Đúng. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên.
(c) Đúng. Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
Chọn đáp án B.
Tính chất không phải của triolein là: Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng thanh Fe tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Khối lượng Cu bám trên lá Fe là: 64.1,6/(64-56)=12,8g
→ Đáp án A
Kim loại nào dưới đây có thể được điều chế bằng cách dùng co khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao?
Chọn đáp án D.
Kim loại Fe có thể được điều chế bằng cách dùng CO khử oxit kim loại tương ứng.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) \({C_3}{H_4}{O_2} + NaOH \to X + Y\)
(b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T
(c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3.
(d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3.
Chất E và chất F theo thứ tự là
Vì C3H4O2 thủy phân trong NaOH tạo ra 1 muối phản ứng với AgNO3/NH3 tạo ra Ag và 1 chất cũng tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra Ag
→ HCOOCH=CH2
→ Đáp án C
Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
Fe3O4 thực chất là FeO.Fe2O3
→ số mol FeO là 2 mol và số mol Fe2O3 là 1 mol
→ số mol e trao đổi = 2 mol
Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của \(NO_3^ - \))
Trong X: nCu2+ = 0,01 mol
nNO3- = 0,02 mol và nH+ = 0,1 mol
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
0,08 0,02 0,06
Cu2+ + 2e → Cu
0,01 0,02
2H+ + 2e → H2
0,02 0,02
→ ne nhận = 0,1 mol
Fe → Fe2+ + 2e
0,05 0,1
→ mFe = 2,8 gam
Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ sổ mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:
Gọi CT của ankan là CnH2n+2
→ %mH = (2n + 2) / (14n + 2) = 16,28%
→ n = 6 → X là C6H14. Mà tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau.
→ X chỉ có thể là CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phần tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
(b) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
(c) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
(d) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit.
(f) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bển trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là:
(a) Sai. Trong 1 phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(d) Sai. Chỉ có tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure
(f) Sai. Hợp chất peptit kèm bền cả trong môi trường axit lẫn bazo.
Đáp án C
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucoxư (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C.
Đúng.
(g) Đúng. Tinh bột và xenlulozơ đều được cấu tạo bởi nhiều đơn vị glucozơ.
(h) Đúng. Glucozơ và saccarozơ đều có nhiều nhóm -OH gắn với các nguyên tử C liền kề, có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2.
(i) Sai. Thủy phân saccarozơ tạo glucozơ và fructozơ.
(j) Đúng.
(k) Sai. Chỉ có glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,9 mol O2, thu được 2,04 mol CO2 và 1,96 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa khối lượng muối là
Chọn đáp án A.
Đặt CTTQ của triglixerit X là CxHyO6
BTNT O:
nX = (2.2,04 + 1,96 - 2.2,9) : 6 = 0,04 mol
→ nC3H5(OH)3 = 0,04 mol
BTKL:
mX = 44.2,04 + 18.1,96 -32.2,9 =32,24 g
BTKL:
mmuối = 32,24 + 40.0,12− 92.0,04 = 33,36 g
Hợp chất X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho X tác dụng với Na hoặc NaHCO3, đều thu được số mol khí bằng số mol X đã phản ứng. Từ X, thực hiện các chuyển hóa sau:
(1) X + 2NaOH → 2Y + H2O
(2) Y + HCl → Z + NaCl
Trong phân tử chất Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Khi cho 1 mol Z tác dụng với Na dư, thu được số mol H2 tối đa là
X + Na hoặc NaHCO3 đều tạo số mol khí bằng số mol X phản ứng
→ X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm OH
X + NaOH tạo ra 2Y
→ Y phải là : HO – C2H4 – COO – C2H4 – COOH
→ Z là HO – C2H4 – COOH
Khi cho 1 mol Z + Na dư thì: nH2 = 1 mol
Vậy đáp án đúng là B
Sục CO2 vào dung dịch a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH. Kết quả ta được đồ thị sau
Giá trị của a là:
Khi nCO2 = a mol thì kết tủa tăng đến cực đại → Ba2+ tạo kết tủa hoàn toàn.
Khi nCO2 = a + 0,25 mol thì kết tủa bắt đầu tan ra.
→ Na2CO3 vừa phản ứng hết, chuyển thành NaHCO3.
→ 0,5b = 0,25 → b = 0,5
Khi nCO2 = 0,4 mol thì nBaCO3 = 0,05 mol
Lượng BaCO3 bị hòa tan = a−0,05 = 0,4−(a+0,25)
→ a = 0,1
Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X chứa đồng thời Al2(SO4)3, K2SO4 và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M như sau:
Giá trị của X là
Đoạn đi lên đến 85,5: gồm 2 loại kết tủa là Al(OH)3 và BaSO4
Đoạn đi lên tiếp chỉ có: BaSO4, Al(OH)3 đang tan
Đoạn đi xuống: BaSO4 đã hết, chỉ có Al(OH)3 bị hòa tan
Tại 85,5 đặt nAl2(SO4)3= a→ Al(OH)3: 2a mol → OH-: 6a mol → Ba(OH)2: 3a mol
nSO4(2-)= 3a mol
Như vậy tính cả K2SO4: nSO4(2-)> nBa2+ → nBaSO4= nBa2+= 3a mol
→ 85,5= 2a.78 + 3a.233 → a= 0,1
Đến đoạn 85,5 đồ thi bị gãy khúc chứng tỏ lúc này không còn kết tủa Al(OH)3 nữa. Từ điểm này đến đỉnh chỉ có kết tủa BaSO4 (SO42- do K2SO4 còn). Từ điểm 85,5 đến khi kết tủa không đổi. OH- làm nhiệm vụ hòa tan kết tủa Al(OH)3 theo phản ứng:
Al(OH)3+ OH-→ AlO2-+ 2H2O
2a 2a
Như vậy cần 2a mol OH- nữa. Tổng lượng OH- cần là:
2a.3 + 2a= 8a= 0,8 mol → Ba(OH)2: 0,4 mol → x= 0,4: 0,5= 0,8 lít= 800 ml
Hợp chất hữu cơ X có vòng benzen và chứa các nguyên tố C, H, O. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 12%, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng là 91,6 gam và phần chất rắn Y có khối lượng m gam. Nung Y với khí oxi dư, thu được 15,9 gam Na2CO3; 24,2 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là
X + NaOH → phần khí chỉ có hơi nước > X là este của phenol.
Bảo toàn Na : 2nNa2CO3 = nNaOH = 0,3 mol
→ mH2O (dd NaOH) = 88g
→ nH2O(tạo ra từ pứ thủy phân) = 0,2 mol
Bảo toàn C : nC(X) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7 mol
→ Số C trong X = 0,7 : 0,1 = 7
Vì phản ứng vừa đủ , mà nNaOH = 3nX và nH2O = 2nX
Vậy X chỉ có thể là HCOOC6H4OH
Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mY + mH2O tạo ra
→ mY = m = 22,2g
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi khối lượng dung địch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị m là.
Fe + dung dịch sau điện phân có khí NO → có H+.
Điện phân
Catot :
Cu2+ + 2e → Cu
Anot :
2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Gọi số mol H+ là x mol → bảo toàn e : 2nCu = nCl- + nH+
→ nCu = (0,09 + 0,5x) < 0,25 mol
→ mgiảm = mCu + mO2 + mCl2
→ x = 0,24 mol (TM)
Vậy dung dịch sau điện phân gồm : 0,04 mol Cu2+ , 0,5 mol NO3- , 0,18 mol Na+ , 0,24 mol H+
Khi cho Fe vào thì sau phản ứng có tạo chất rắn →chỉ tạo Fe2+.
3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe3+ + 2NO + 4H2O
0,09 0,24
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,04 0,04
→ m – 0,75m = mFe pứ - mCu = 56.(0,09 + 0,04) – 0,04.64
→ m = 18,88g
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là:
- Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối Y + mZ + mH2O tạo ra
→ m + 0,61.36,5 = m + 16,195 + 1,57 + mH2O
→ nH2O = 0,25 mol
nZ = 1,904: 22,4 = 0,085 mol ; mZ = mH2 + mNO = 1,57g
→ Giải hệ PT → Z chứa H2 (0,035 mol) và NO (0,05 mol)
Bảo toàn H: nHCl = 4nNH4 + 2H2O + 2nH2 → nNH4 = 0,01 mol
Bảo toàn N: 2nFe(NO3)2 = nNH4 + nNO → nFe(NO3)2 = 0,03 mol
Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O → nFe3O4 = 0,03 mol
Đặt nCu = a ; nMg = b mol
Khi X + HCl thì sau phản ứng không có Fe3+
→ Chú ý Fe3O4 là FeO.Fe2O3 có Fe2O3 phản ứng thành Fe2+:
2Fe3+ + 2e → 2Fe2+
ne = 2nCu + 2nMg = 2nFe2O3 + 2nH2 + 3nNO + 8nNH4
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,03.2 + 0,035.2 + 0,05.3 + 0,01.8
mtủa = 98a + 58b + 90(0,03 + 0,03.3) = 24,4g
Giải hệ PT → a = 0,08 ; b = 0,1 mol
→ %mCu = 25,75%
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp T chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đổng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp T là
nE = nNaOH = 0,3 (mol) → nO (E) = 0,6 (mol)
Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 và H2O
∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m↓
→ 44a + 18b – 100a = -34,5 (1)
mE = mC + mH + mO
→ 12a + 2b + 0,6.16 = 21,62 (2)
Từ (1) và (2) → a = 0,87 và b = 0,79 (mol)
Số C = nCO2/ nE = 0,87/0,3 = 2,9 → X là HCOOCH3
Vì Y, Z đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:
nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,08 (mol)
→ nX = nE – 0,08 = 0,22 (mol)
Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được: nCO2 = 0,87 – 0,22.2 = 0,43 (mol)
→ Số C trung bình của Y, Z = 0,43/0,08 = 5,375
Y, Z có đồng phân hình học nên Y là: CH3- CH=CH-COOCH3
Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH3-CH=CH-COOC2H5.
Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH3-CH=CH-COONa : 0,08 mol
→ mmuối = 0,08. 108 = 8,64 (g)
Đáp án cần chọn là: A
Ba chất hũu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O (biết 50 < MX < MY < MZ). Cho hỗn hợp M gồm X, Y, Z, trong đó số mol chất X gấp 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt hoàn toàn a gam M được 13,2 gam CO2. Mặt khác, a gam M tác dụng với KHCO3 dư được 0,04 mol khí. Nếu cho a gam M tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?
Do 50 < MX < MY < MZ → T không chứa HCHO, HCOOH
nC = nCO2 = 0,3 mol
nCHO = nAg/2 = 0,26 mol
nCOOH = nKHCO3 = 0,04 mol
Ta thấy nC = nCOOH + nCHO → Các chất X, Y, Z không còn gốc hidrocacbon, chỉ được thạo thành từ CHO và COOH
→ X: OHC-CHO (x mol), Y: OHC-COOH (y mol), Z: HOOC-COOH (z mol)
nCHO = 2x+y = 0,26
nCOOH = y+2z = 0,04
x = 4(y+z)
Giải ra ta thu được x = 0,12; y = 0,02; z = 0,01
%mY = 0,02.74/(0,12.58+0,02.74+0,01.90) = 15,85%
X là este của α-aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,22 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp E là.
Đặt số mol: nGly-Na = a ; nAla-Na = b
Bảo toàn N: nN = nGly-Na + nAla-Na = a + b = 2nN2 = 2.7,84: 22,4 = 0,7 mol (1)
- Khi đốt cháy hỗn hợp muối:
C2H4O2NNa + 2,25O2 → 1,5CO2 + 2H2O + ½ N2 + ½ Na2CO3
C3H6O2NNa + 3,75O2 → 2,5CO2 + 3H2O + ½ N2 + ½ Na2CO3
→ nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22 mol (2)
Từ (1,2) → a = 0,27 ; b = 0,43 mol
→ mmuối = mGly-Na + mAla-Na = 97.0,27 + 111.0,43 = 73,92g
Bảo toàn Na: nNaOH = nGlyNa + nAlaNa = 0,7 mol
- Khi E + NaOH → Muối + Ancol. Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = mMuối + mancol + mH2O
→ mH2O = 63,5 + 0,7.40 – 73,92 – 13,8 = 3,78g → nH2O = 0,21 mol
→ nY + nZ = nH2O = 0,21 mol (3) (Phản ứng peptit: Peptit + nNaOH → Muối + H2O)
X là este của Gly hoặc Ala và ancol T.
Dựa vào công thức X ban đầu có 5C => có 2 trường hợp có thể xảy ra:
X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5 hoặc NH2CH2COOC3H7.
Nếu X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5 → nX = nC2H5OH = 0,3 mol
→ Y,Z tạo từ 0,27 mol Gly và (0,43 – 0,3 = 0,13) mol Ala
→ Số N trung bình của Y,Z = (0,27 + 0,13)/0,21 = 1,9 → Vô lý (peptit có số N > 1) → Loại
→X là NH2CH2COOC3H7 → nX = nC3H7OH = 0,23 mol
→ Y,Z tạo từ (0,27 – 0,23 = 0,04) mol Gly và 0,43 mol Ala
→ Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43)/0,21 = 2,24
→ Y là dipeptit (1 liên kết) ; Z là heptapeptit (6 liên kết)
Bảo toàn N: nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 = 0,47 mol (4)
Từ (3,4) → nY = 0,2 ; nZ = 0,01 mol
- Gọi công thức của:
Y: (Gly)u(Ala)2-u
Z: (Gly)v(Ala)7-v
→ Ta có: nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04 → 20u + v = 4
→ u = 0 ; v = 4 thỏa mãn.
Vậy Y là (Ala)2 (0,2 mol) và Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol) (MZ > MY)
→ %mY = (0,02.160/63,5).100% = 50,39%