Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
21 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng ankin.
Đáp án C
Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
Đáp án A
Dùng bột lưu huỳnh vì 2 chất tác dụng được với nhau ở nhiệt độ thường:
Hg + S → HgS || HgS là chất rắn, có thể dễ dàng quét dọn được
Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là
Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là ancol etylic.
Đáp án D
Số liên kết peptit trong phân tử Gly–Ala–Ala–Gly là
Số liên kết peptit trong phân tử Gly–Ala–Ala–Gly là 3
Đáp án A
Chất nào sau đây không phải là chất điện li trong nước?
C6H12O6 (glucozơ) không phải là chất điện li trong nước
Đáp án C
Chất nào dưới đây không tan trong nước?
Tristearin không tan trong nước
Đáp án D
Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
Ca(HCO3)2 là chất lưỡng tính
Đáp án D
Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón nào là phân bón kép?
Phân bón hóa học kép là KNO3, vì chứa đồng thời 2 dinh dưỡng K và N
Đáp án cần chọn là: C
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
- Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF)
Đáp án B
Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại nào sau đây?
Sắt tây là hợp kim của sắt và Sn
Đáp án A
Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1) và (2) lần lượt là
(1) khi chưa đun nóng → chưa có phản ứng → phân 2 lớp do este không tan trong nước
(2) khi đun nóng → xảy ra phản ứng : CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH là 2 chất đều tan tốt trong nước → tạo dung dịch đồng nhất
Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch 30 ml NaOH 1M. Giá trị của m là:
Đáp án D
Cả 2 chất đều phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1 ⇒ nX = nNaOH = 0,03 mol.
Mặt khác, cả 2 đều có M = 60 ⇒ m = 0,03 × 60 = 1,8(g)
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 là
Đáp án B
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 thì xảy ra phản ứng theo thứ tự:
NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + NaHCO3 + H2O || NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Để phân biệt ba dung dịch glyxin; axit axetic; etylamin chỉ cần dùng một thuốc thử. Thuốc thử đó là:
Đáp án B
Chọn B vì dùng quỳ tím thì các dung dịch:
– Glyxin: không làm quỳ tím đổi màu.
– Axit axetic: làm quỳ tím hóa đỏ.
– Etylamin: làm quỳ tím hóa xanh.
⇒ nhận biết được cả 3 dung dịch.
Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Đáp án C
nFe = 0,15 mol; nH+ = 0,2 mol || Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑ ⇒ Fe dư ⇒ nFe phản ứng = 0,1 mol
⇒ mmuối khan = mFe phản ứng + mCl + mSO4 = 0,1 × 56 + 0,1 × 35,5 + 0,05 × 96 = 13,95(g) ⇒ chọn C.
Nếu không so sánh Fe và H+ mà mặc định cho Fe hết thì sẽ chọn đáp án sai!.
Cụ thể: mmuối khan = mFe + mCl + mSO4 = 8,4 + 0,1 × 35,5 + 0,05 × 96 = 16,75(g)
Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là:
Đáp án B
Các chất thỏa mãn là CO2, NaHCO3 và NH4Cl ⇒ chọn B.
Chú ý: SiO2 chỉ phản ứng với dung NaOH đặc nóng hoặc NaOH nóng chảy.
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là
Đáp án C
Đặt nCO = x; nCO2 = y
⇒ nkhí = x + y = 0,5 mol
mkhí = 28x + 44y = 0,5 × 20,4 × 2.
⇒ giải hệ cho: x = 0,1 mol; y = 0,4 mol.
Lại có: CO + [O] → CO2 ⇒ nO mất đi = nCO2 = 0,4 mol.
m = mY + mO mất đi = 64 + 0,4 × 16 = 70,4(g)
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án D
Metyl fomat là C2H4O2 || Glucozơ hay fructozơ là C6H12O6 = 3C2H4O2.
⇒ quy X về C2H4O2. Phương trình cháy: C2H4O2 + 2O2 → 2CO2 + 2H2O.
⇒ nC2H4O2 = nO2 ÷ 2 = 0,13 mol ⇒ m = 0,13 × 60 = 7,8(g)
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án A
Chọn A vì ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện.
Cho các dung dịch sau đây có cùng nồng độ: NH3 (1), NaOH (2), Ba(OH)2 (3), KNO3 (4). Dung dịch có pH lớn nhất là:
Đáp án A
GIẢ SỬ các dung dịch có cùng nồng độ mol là 1M.
Dung dịch có pH lớn nhất khi có [OH–] lớn nhất.
(1) NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH– ⇒ [OH–] < [NH3] = 1M.
(2) NaOH → Na+ + OH– ⇒ [OH–] = [NaOH] = 1M.
(3) Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH– ⇒ [OH–] = 2.[Ba(OH)2] = 2M.
(4) KNO3 → K+ + NO3– ⇒ không có OH–.
⇒ Ba(OH)2 có pH lớn nhất
Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch Br2.
Đáp án D
Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau:
Tên gọi của X là
Đáp án C
Nhìn phương trình dưới ⇒ số C/Y1 = số C/Y2 ⇒ Y1 và Y2 đều có 2C.
||⇒ X là CH3COOC2H5 hay etyl axetat
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Chọn A vì tinh bột không tan trong nước lạnh và bị trương lên trong nước nóng.
Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là:
Đáp án B
3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O.
(hay phương trình ion rút gọn là: 3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O).
⇒ Khi đó, vai trò của các chất là:
– Cu: chất khử (Cu → Cu2+ + 2e).
– NaNO3: chất oxi hóa (N+5(NO3–) + 3e → N+2(NO)).
– H2SO4: cung cấp môi trường axit.
Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
- Trong Y có 2 sản phẩm đều a mol.
- Mỗi sản phẩm chỉ tạo tối đa 2a mol Ag.
- Muốn tạo 4a mol Ag thì cả 2 sản phẩm phải tham gia tráng gương: nên B là đúng.
Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
Đáp án B
Phản ứng hidro hóa được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dâu)
thành mỡ rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sãn xuất xà phòng
Cho các chất: glixerol, toluen, Gly-Ala-Gly, anilin, axit axetic, fomanđehit, glucozơ, saccarozơ. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là:
Đáp án C
Các chất thỏa mãn là glixerol, Gly-Ala-Gly, axit axetic, fomanđehit, glucozơ và saccarozơ
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X (+ H2SO4 đặc, 170oC) → Y + Z
X + CuO T + E + Z
Y + ancol.isobutylic
T + F +G + 4Ag
Công thức cấu tạo của X là
Đáp án B
– X có phản ứng tách H2O ⇒ chứa OH ⇒ loại C.
– X → Y → CH3CH(CH3)CH2OH ⇒ X có nhánh ⇒ loại A.
Nhìn mạch C ⇒ loại D
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X. Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
Đáp án A
– Sản phẩm chứa chất khí (Y) ⇒ loại C.
– Thu Y bằng phương pháp đẩy H2O ⇒ Y ít tan hoặc không tan trong H2O.
⇒ loại B và D vì tan tốt trong H2O
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Nhận xét nào các chất X, Y, Z và T trong sơ đồ trên là đúng?
Sơ đồ chuyển hóa hoàn chỉnh:
C6H12O6 (glucozơ) \(\xrightarrow[30-35^{o}C]{enzim}\) C2H5OH \(\xrightarrow[170^{o}C] {H_{2}SO_{4}}\) C2H4 \(\xrightarrow[]{+KMnO_{4}/H_{2}O}\) C2H4(OH)2 \(\xrightarrow[] {+CH_{3}COOH}\) (CH3COO)2C2H4.
Phương trình phản ứng:
C6H12O6 → 3C2H5(OH) (X) + 2CO2
C2H5OH → C2H4 (Y) + H2O
3C2H4 (Y) + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 (T) + 2KOH + 2MnO2 ↓.
C2H4(OH)2 (T) + 2CH3COOH ⇄ (CH3COO)2C2H4 + 2H2O.
Xét các đáp án:
A. Sai vì C2H5OH tan tốt trong H2O.
B. Sai vì chứa nhiều gốc OH hơn nên C2H4(OH)2 có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH.
C. Sai vì C2H4 không phản ứng được với KHCO3 .
D. Đúng vì chứa 2 gốc OH kề nhau
⇒ chọn D
X là chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3. Khi cho X với dung dịch NaOH thu được một muối vô cơ và hỗn hợp 2 khí đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số đồng phân thỏa mãn tính chất của X là:
Khi cho X với dung dịch NaOH thu được một muối vô cơ và hỗn hợp 2 khí đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm nên công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là:
→ Có 2 chất thỏa mãn tính chất của X
Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là:
Đáp án D
Bảo toàn khối lượng: mdung dịch tăng = mMg – mX ⇒ mX = 3,6 – 3,04 = 0,56(g).
⇒ MX = 0,56 ÷ 0,02 = 28 (N2)
Chú ý: "hòa tan hoàn toàn" ⇒ Mg hết.
Bảo toàn electron: 2nMg = 10nN2 + 8nNH4NO3 ⇒ nNH4NO3 = 0,0125 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
∑nNO3–/Y = 0,4 – 0,02 × 2 – 0,0125 = 0,3475 mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố Natri: nNaOH = nNaNO3 = 0,3475 mol ⇒ V = 173,75 ml
Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X và 1 amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn 20) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với
Đáp án C
Đặt nGly-Na = x; nAla-Na = y ||⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,72 mol ⇒ x + y = 0,36 mol.
Bảo toàn nguyên tố Natri: nNaOH = nNaCl = x + y = 0,36 mol
⇒ mmuối = 0,36 × 58,5 + 111,5x + 125,5y = 63,72(g)
Giải hệ cho: x = y = 0,18 mol.
Bảo toàn khối lượng: mE + mNaOH = mG + mH2O ⇒ nE = nH2O = 0,12 mol.
⇒ nX = nY = 0,12 ÷ 2 = 0,06 mol || Lại có: m = 0,18 × 97 + 0,18 × 111 – 12,24 = 25,2(g).
mX > 20(g) ⇒ mY < 25,2 – 20 = 5,2(g) ⇒ MY < 5,2 ÷ 0,06 = 86,67 ⇒ Y là Glyxin.
%mX = 100% – %mY = 100% – 0,06 × 75 ÷ 25,2 × 100% = 82,14%
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.
(2) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (xúc tác Ni, to) thu được sobitol.
(3) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.
(4) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
(5) Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu–Lys là 2.
(6)Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(1) Đúng.
(2) Sai, hidro hóa hoặc khử hoàn toàn.
(3) Đúng.
(4) Sai vì phải este no, đơn chức, mạch hở.
(5) Sai vì số nguyên tử N là 3 (do Lys chứa 2 gốc NH2).
(6) Sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure.
⇒ chỉ có (1) và (3) đúng
Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong X là:
Đáp án B
Do các chất đều đơn chức ⇒ muối có dạng RCOONa với số mol là 0,1.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon ⇒ số H/muối = 0,05 × 2 ÷ 0,1 = 1 ⇒ R là H.
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O ⇒ nH2O = 0,01 mol.
⇒ naxit = 0,01 mol ⇒ neste = 0,09 mol ⇒ nancol > neste = 0,09 mol.
⇒ Mancol < 3,2 ÷ 0,09 = 35,56 ⇒ ancol là CH3OH ⇒ este là HCOOCH3.
%meste = 0,09 × 60 ÷ 6,18 × 100% = 87,38%
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,336 lít khí N2 (ở đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là:
Đáp án D
Amin đơn chức ⇒ nX = nN = 2nN2 = 0,03 mol.
Mặt khác: mX = mC + mH + mN = 1,75(g).
nH2SO4 = nN ÷ 2 = 0,015 mol. Bảo toàn khối lượng:
⇒ a = 1,75 + 0,015 × 98 = 3,22(g)
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là:
Đáp án A
Dễ thấy Z là ancol 2 chức ⇒ nZ = nH2 = 0,26 mol. Bảo toàn khối lượng:
mZ = mbình tăng + mH2 = 19,24 + 0,26 × 2 = 19,76(g) ⇒ MZ = 19,76 ÷ 0,26 = 76 (C3H8O2).
Do T mạch hở ⇒ X và Y là axit đơn chức ⇒ nmuối X = nmuối Y = nNaOH ÷ 2 = 0,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố Natri: nNa2CO3 = 0,2 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi: nCO2 = 0,6 mol.
Gọi số C trong gốc hidrocacbon của 2 muối là x và y (x ≠ y; x, y Î N).
⇒ 0,2x + 0,2y = 0,2 + 0,6. Giải phương trình nghiệm nguyên: x = 0; y = 2.
⇒ 1 muối là HCOONa. Bảo toàn nguyên tố Hidro: Hmuối còn lại = 3 ⇒ CH2=CHCOONa.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 2,7(g) ⇒ ∑nX,Y = nH2O = 0,15 mol ⇒ nT = 0,125 mol.
T là (HCOO)(C2H3COO)C3H6
%mT = 0,125 × 158 ÷ 38,86 × 100% = 50,82%
Cho m gam glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X chứa 16,88 gam chất tan. X tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
Đáp án B
Giả sử NaOH không dư ⇒ chất tan có thể là Glu-Na hoặc Glu-Na2 hoặc cả 2.
– Với chất tan là Glu-Na thì mchất tan = 0,2 × 169 = 33,8(g).
– Với chất tan là Glu-Na2 thì mchất tan = 0,1 × 191 = 19,1(g).
⇒ 19,1(g) ≤ mchất tan ≤ 33,8(g) ⇒ vô lí!.
⇒ NaOH dư.
Đặt nGlu-Na2 = x; nNaOH dư = y.
nNaOH = 2x + y = 0,2 mol
mchất tan = 191x + 40y = 16,88(g)
⇒ x = 0,08 mol; y = 0,04 mol.
nHCl = 3nGlu-Na2 + nNaOH dư = 0,28 mol
⇒ V = 280 ml
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất với:
Đáp án C
Do Y tác dụng AgNO3 sinh ra NO ⇒ trong Y có chứa H+ và NO3– hết.
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O ⇒ ở phản ứng đầu, nH+ = 0,4 – 0,02 × 4 = 0,32 mol.
⇒ nNO3– = 0,32 ÷ 4 = 0,08 mol ⇒ nFe(NO3)2 = 0,04 mol.
Đặt nFeCl2 = x mol; nCu = y mol. mX = 127x + 64y + 0,04 × 180 = 23,76 gam.
Bảo toàn nguyên tố Clo : nAgCl = 2x + 0,4 mol.
Bảo toàn nguyên tố Ag : nAg = 0,58 – (2x + 0,4) = 0,18 – 2x mol.
Bảo toàn electron cả quá trình : nFeCl2 + 2nCu + nFe(NO3)2 = nAg + 3/4nH+.
⇒ x + 2y + 0,04 = 0,18 – 2x + 3/4 × 0,4 ⇒ giải: x = 0,08 mol; y = 0,1 mol.
⇒ nAg = 0,02 mol; nAgCl = 0,56 mol ⇒ m = 0,02 × 108 + 0,56 × 143,5 = 82,52 gam.
Cách khác: nNO = nH+ ÷ 4 = 0,4 ÷ 4 = 0,1 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nNO3– = 0,04 × 2 + 0,58 – 0,1 = 0,56 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe3+ = x + 0,04 mol.
Bảo toàn điện tích: (x + 0,04) × 3 + 2y = 0,56 mol ⇒ x và y
⇒ giải tương tự như cách trên!
X, Y là hai hợp chất hữu cơ đơn chức phân tử chỉ chứa C, H, O. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau đều thu được CO2 với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Số cặp chất X, Y thỏa mãn là
Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau đều thu được cùng tỉ lệ mol CO2 và cùng tỉ lệ mol H2O → X và Y có cùng phân tử khối
Do các chất là đơn chức nên số O = 1 hoặc O = 2
TH1: O(X) = 1, O(Y) = 1
X: C2nHmO
Y: C3mH2mO
MX = MY → 24n + m + 16 = 36m + 2m + 16 → 12n + m = 0 vô lí vì n > 0, m > 0
TH2: O(X) = 1, O(Y) = 2
X: C2nHmO
Y: C3mH2mO2
MX = MY → 24n + m + 16 = 36m + 2m + 32 → 12n + m + 16 = 0 vô lí vì n > 0, m > 0
TH3: O(X) = 2, O(Y) = 1
X: C2nHmO2
Y: C3mH2mO
MX = MY → 24n + m + 32 = 36m + 2m + 16 → 12n + m = 16 → n = 1 và m = 4
→ X là C2H4O2; Y là C3H8O
Các đồng phân của X: HCOOCH3 và CH3COOH
Các đồng phân của Y: CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3 và CH3-O-CH2-CH3
Chọn cặp X, Y:
+ Có 2 cách chọn X
+ Có 3 cách chọn Y
→ Có tất cả 2.3 = 6 cặp X, Y thỏa mãn
TH4: O(X) = 2, O(Y) = 2
X: C2nHmO2
Y: C3mH2mO2
MX = MY → 24n + m + 16 = 36m + 2m + 16 → 12n + m = 0 vô lí vì n > 0, m > 0
KL: Có 6 cặp X, Y thỏa mãn