Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế - TT Huế

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế - TT Huế

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 17 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 185101

Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?

Xem đáp án

Chất béo là trieste của glixerol và axit béo ⇒ Chọn D.

Một số axit béo thường gặp đó là:

C17H35COOH : Axit Stearic

C17H33COOH : Axit Olein

C17H31COOH : Axit Linoleic

C15H31COOH : Axit Panmitic

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 185102

Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:

Xem đáp án

Đáp án: D

Lời giải: Dùng bột nhôm với bột oxit sắt phản ứng nhiệt nhôm sinh ra lượng nhiệt lớn để hàn đường ra

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 185103

Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?

Xem đáp án

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nito. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nito đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 185104

Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là:

Xem đáp án

 Không cho ra cùng 1 muối là Fe.

 Vì : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 185105

Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:

Xem đáp án

Anilin không có khả năng làm xanh quỳ tím.

Amoniac, dd bazơ và dd aminoaxit có số nhóm NH2 lớn hơn số nhóm COOH đều có khả năng làm xanh quỳ tím.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 185107

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất có ký hiệu hóa học là:

Xem đáp án

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram kí hiệu là W

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 185108

Chất không bị nhiệt phân hủy là

Xem đáp án

Muối cacbonat của các kim loại kiềm không bị nhiệt phân hủy 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 185109

Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là

Xem đáp án

Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là glyxin.

→ Đáp án B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 185110

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

Xem đáp án

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại từ nhôm trở về trước.

VD: K, Na, Mg…

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 185113

Một số hợp chất hữu cơ mạch hở, thành phần chứa C, H, O và có khối lượng phân tử 60 đvC. Trong các chất trên, số chất tác dụng được với Na là:

Xem đáp án

Gọi CTPT của HCHC có dạng: CxHyOz.

● Giả sử có 1 nguyên tử oxi  z = 1 ⇒ 12x + y = 44.

+ Giải PT nghiệm nguyên ⇒ x = 3 và y = 8 ⇒ CTPT là C3H8O.

⇒ có 3 CTCT thỏa mãn: CH2–CH2–CH2–OH (1) || CH3–CH(CH3)–OH (2) || CH3–O–C2H5 (3).

● Giả sử có 2 nguyên tử oxi  z = 2 ⇒ 12x + y = 28.

+ Giải PT nghiệm nguyên ⇒ x = 2 và y = 4 ⇒ CTPT là C2H4O2.

⇒ có 3 CTCT thỏa mãn: HCOOCH3 (4) || CH3COOH (5) || HO–CH2–CHO (6).

+ Số chất tác dụng với Na gồm (1) (2) (5) và (6) 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 185114

Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Ta có ∑nH+ = 0,4 mol và nCO32– = 0,3 mol.

+ Đầu tiên: H+ + CO32– → HCO3 [H+ dư 0,1 mol]

+ Sau đó: H+ + HCO3 → CO2↑ + H2O.

⇒ nCO2 = 0,1 mol ⇒ VCO2 = 2,24 lít 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 185115

Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm:

Xem đáp án

Do thu được cả kết tủa nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+

Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, ZnCl2 và CuCl2

Cho phản ứng với NaOH thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 185117

Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là:

Xem đáp án

A đúng

B loại polistiren

C loại polietilen

C loại PVC

 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 185118

Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp CuO, Al2O3, CaO, MgO có số mol bằng nhau (nung nóng ở nhiệt độ cao) thu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước dư còn lại chất rắn X. X gồm:

Xem đáp án

CO + Cu ⟶ Cu + H2O

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O

Vì các chất ban đầu có cùng số mol nên Al2O3 phản ứng hết với dd Ca(OH)2.

Do vậy chất rắn sau phản ứng chỉ có Cu và MgO

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 185119

Cho 23,00 gam C2H5OH tác dụng với 24,00 gam CH3COOH (to, xúc tác H2SOđặc) với hiệu suất phản ứng 60%. Khối lượng este thu được là

Xem đáp án

Ta có phản ứng: CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O

+ Ta có nCH3COOH = 0,4 mol và nC2H5OH = 0,5 mol

+ Từ số mol 2 chất ta xác định được hiệu suất tính theo số mol axit.

⇒ mEste = 0,4×0,6×88 = 21,12 gam 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 185120

Este C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol etylic. Công thức cấu tạo của este đó là:

Xem đáp án

Este C4H8O2 là este của ancol etylic → este có dạng RCOOC2H5

→ R: CH3 -

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 185121

Có các phát biểu sau:

(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.

(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,...

(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành 2 axit.

(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.

(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch → Sai

(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng, ... → Đúng

(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành hai axit → Sai, chỉ tạo axit H2SO4

(4) Al(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl → Đúng

(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng → Đúng, CuSO4 khan có màu trắng, CuSO4 dạng ngậm nước có màu xanh

Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 185125

Khi cho các chất Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí có thể thu được là:

Xem đáp án

Al+HCl -> H2

Al+NaOH -> H2

Al+(NH4)2CO3 -> không phản ứng

FeS+HCl → H2S

FeS+NaOH → không phản ứng

FeS+(NH4)2CO3 → không phản ứng

HCl+NaOH → không có khí

HCl+(NH4)2CO3  → CO2

NaOH+(NH4)2CO3  → NH3

Vậy có thể thu được 4 chất khí: H2, H2S, CO2, NH3

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 185127

Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, CaCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau thí nghiệm là:

Xem đáp án

Số chất thỏa mãn là AgNO3, Cu(NO3)2, CaCO3, Ba(HCO3)2 và NH4HCO3.

Với AgNO3 ta có:

AgNO3 → Ag + NO2 + O2.

Thêm H2O ⇒ H2O + NO2 + O2 → HNO3.

Sau đó: HNO3 + Ag → AgNO3 + NO + H2O.

- Với Cu(NO3)2 cũng thương tự như AgNO3.

- Với CaCO3 ta có:

CaCO3 → CaO + CO2.

Thêm H2O ⇒ CaO + H2O → Ca(OH)2.

Sau đó: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

- Với Ba(HCO3)2 ta có: 

Ba(HCO3)2  → BaCO3 + CO2 + H2O

Sau đó: BaCO3   → BaO + CO2.

Thêm H2O ⇒ BaO + H2O → Ba(OH)2.

Sau đó: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O.

Vì CO2 dư ⇒ BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

- Với NH4HCO3 ta có:

NH4HCO3   → NH3 + H2O + CO2.

Thêm H2O ⇒ NH3 + H2O + CO2 → NH4HCO3.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 185130

Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3, a mol OH, b mol Na+. Để trung hòa lượng dung dịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch X nói trên là

Xem đáp án

Số mol nHCl = 0,04 mol ⇒ nOH = 0,04 mo.

⇒ Bảo toàn điện tích ta có: nNa+ = 0,03 mol.

⇒ Chất rắn thu được khi cô cạn dd X = 0,01×137 + 0,01×62 + 0,04×17 + 0,03×23 = 3,36 gam.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 185131

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử CH2O, CH2O2, C2H2O2 đều có cấu tạo mạch hở và có số mol bằng nhau thu được CO2, H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm 17,0 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Vì 3 chất có số mol bằng nhau nên xem hh chỉ chứa 1 chất là \({C_{\frac{4}{3}}}{H_2}{O_{\frac{5}{3}}}:a\left( {mol} \right)\)

Ta có: mDung dịch giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O.

 17 = \(\frac{{4a}}{3}\)×100 – \(\frac{{4a}}{3}\)×44 – 18a => a = 0,3.

⇒ nHCHO = nHCOOH = n(CHO)2 = 0,3÷3 = 0,1 mol.

⇒ ∑nAg = 0,1×(4 + 2 + 4) = 1 mol ⇒ mAg = 108 gam

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 185132

Hỗn hợp M gồm một este no đơn chức mạch hở và hai amin no, đơn chức mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau (M< MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,225 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,12 mol CO2. Công thức phân tử của Y là:

Xem đáp án

Bảo toàn O: 2nEste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ nH2O > nO2 - 2nCO2 = 0,21 

→ nAmin = (nH2O - nCO2)/1,5 > 0,06

→ nM = nAmin + nEste > 0,06

→ Số C = nCO2/nM < 2

Do este ít nhất 2C nên X là CH5N và Y là C2H7N

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 185133

Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl ; 0,05 mol NaNO3 và 0,10 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là:

Xem đáp án

Khí không màu hóa nâu trong kk là NO. Vì tỷ khối của 2 khí là 24,4 nên có 1 khí là H2

\({n_{{H_2}}} = a,\,\,{n_{NO}} = b \to a + b = 0,125,\,\,\,2a + 30b = 3,05 \to a = 0,025,\,\,b = 0,1\)

Vì tạo khí H2 nên NO3 phản ứng hết

\({n_{NO_3^ - }} = 0,15 \to N{H_4}Cl:0,05 \to {n_{Zn}} = \frac{{0,025.2 + 0,1.3 + 0,05.8}}{2} = 0,375\)

⇒ mMuối = mZnCl2 + mNH4Cl + mNaCl + mKCl = 64,05 gam

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 185134

Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại amino axit, tổng số nhóm -CO-NH- trong hai phân tử X và Y là 5) với tỉ lệ số mol n: nY = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là;

Xem đáp án

biến đổi M về 1 peptit mạch dài: 1X + 3Y → 1Z + 3H2O.

Lại có: thủy phân Z cho 1,08 mol Gly + 0,48 mol Ala. Tỉ lệ ngly ÷ nala = 9 ÷ 4.

∑liên kết peptit = 5 nên tối đa α-amino axit cần để tạo Z là 1 × (1 + 1) + 3 × (4 + 1) = 17.

||→ tạo 1 mol Z là từ 9 mol Gly + 4Ala – 12H2O (nếu 18 + 6 thì > 17 rồi).

Kết hợp lại: 1X + 3Y → 9Gly + 4Ala – 9H2O ||→ nH2O = 1,08 mol

||→ BTKL có mM = mX + mY = 81 + 42,72 – 1,08 × 18 = 104,28 gam.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 185135

Hòa tan hoàn toàn 42,90 gam Zn trong lượng vừa đủ V mol dung dịch HNO3 10% (d = 1,26 g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 129,54 gam hai muối tan và 4,032 lít (ở đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2O. Giá trị của V là:

Xem đáp án

nZn = nZn(NO3)2 = 0,66 mol ⇒ mZn(NO3)2 = 124,74 gam.

⇒ mNH4NO3 = 4,8 gam ⇒ nNH4NO3 = 0,06 mol.

+ Đặt số mol NO = a và nN2O = b ta có:

+ PT theo số mol hỗn hợp khí: a + b = 0,18 (1).

+ PT theo bảo toàn e: 3a + 8b + 0,06×8 = 0,66×2 (2).

+ Giải hệ (1) và (2) ta có nNO = 0,12 và nN2O = 0,08 mol.

⇒ ∑nHNO3 pứ = 0,12×4 + 0,06×10 + 0,06×10 = 1,68 mol.

⇒ mHNO3 = 105,84 gam ⇒ mDung dịch HNO3 = 1058,4 gam.

⇒ V = 1058,4 ÷ 1,26 = 840 ml

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 185136

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là

Xem đáp án

Có nAg = 0,0375 mol → nCHO = 0,01875 mol

Có nRCOONH4 = nNH3 = 0,02 mol → MRCOONH4 = 1,86 : 0,02 = 91 ⇒ MR = 31 ( HO-CH2

Vì mỗi chất trong X đều chứa hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, –CHO, –COOH

⇒ X gồm HO-CH2-CHO : 0,01875 mol và HO-CH2-COOH:

( 0,02 - 0,01875) = 1,25. 10-3 mol

⇒ m = 0,01875. 60 + 1,25. 10-3 . 76 = 1,22 gam. 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 185137

Cho hai bình điện phân, bình (I) đựng 20 ml dung dịch NaOH 1,73 M; bình (2) đựng dung dịch gồm 0,225 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol HCl. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân các dung dịch bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng điện không đổi một thời gian. Khi dừng điện phân, tháo ngay catot ở các bình. Sau phản ứng thấy nồng độ NaOH ở bình (1) là 2M. Cho tiếp 14 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 .Giá trị m là:

Xem đáp án

Ở đây có dùng một kiến thức vật lí: mắc nối tiếp nên hai bình điện phân cùng I.

• bình (1): giải điện phân NaOH → có thể coi là quá trình điện phân H2O

từ CM (NaOH) → nH2O bị điện phân = 0,15 mol ⇄ ne trao đổi = 0,3 mol.

• dùng giả thiết ne trao đổi trên: có điện phân bình (2) ra: 0,1 mol CuCl2 + 0,05 mol CuO.

||→ bảo toàn gốc NO3 đọc ra dd sau điện phân gồm 0,075 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol HNO3.

Quy về giải 0,25 mol Fe + 0,075 mol Cu(NO3)2 + 0,3 mol HNO3 → ? gam chất rắn không tan.!

Giải: m gam chất rắn gồm 0,075 mol Cu và 0,0625 mol Fe ⇄ m = 8,3 gam.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 185138

Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được biểu diễn theo hình vẽ: 

 

Giá trị của x gần nhất với

Xem đáp án

Quy X về Al, Ca và C. Dễ thấy C kiểu gì cũng đi hết vô khí và khi đốt khí thì đi vào CO₂ 

⇒ nC = nCO₂ = 0,9 mol

Đặt nAl = m; nCa = n ⇒ mX = 27m + 40n + 0,9 × 12 = 40,3(g)

BTNT(O) ⇒ nO₂ = 1,475 mol. BT electron: 3m + 2n + 0,9 × 4 = 1,475 × 4 

⇒ giải hệ cho: m = 0,5 mol; n = 0,4 mol 

Dễ thấy Y gồm Ca²⁺, AlO₂⁻, OH⁻ ⇒ nCa²⁺ = 0,4 mol; nAlO₂⁻ = 0,5 mol. BTĐT:

nOH⁻ = 0,3 mol

Nhìn đồ thị ⇒ cả 2TH trên thì HCl đều dư và hòa tan 1 phần ↓

⇒ ta có CT: nH⁺ = 4nAlO₂⁻ – 3n↓ (với H⁺ chỉ tính phần pứ với AlO₂⁻ và Al(OH)₃)

Áp dụng: (0,56x – 0,3) = 4 × 0,5 – 3 × 3a và (0,68x – 0,3) = 4 × 0,5 – 3 × 2a

⇒ giải hệ có: x = 2,5; a = 1 ||⇒ chọn C 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 185139

Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, khối lượng brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể).

Xem đáp án

\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + y = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\,\,mol\\
{m_ \downarrow } = {m_{A{g_2}{C_2}}} + {m_{Ag}} = 240x + 108.2y = 112,8\,gam
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,2\\
y = 0,3
\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow {n_{B{r_2}}} = 2x + y = 0,7\,mol \Rightarrow {m_{B{r_2}}} = 160.0,7 = 112\,gam\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 185140

Cho m kg một loại quặng apatit (chứa 93% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat thu được sau khi làm khô hỗn hợp sau phản ứng là:

Xem đáp án

Giả sử có 100 gam quặng → mCa3(PO4)2 = 93 gam.

Ca3(PO4)2 + 2H2PO4 → Ca(HPO4)2 + 2 CaSO4 <=> P2O5

310-----------2 x 98------------------------------------142

93--------------x----------------------------------------y

\(\Rightarrow x = \frac{{93 \times 2 \times 98}}{{310}} = 58,8\,gam;\,\,y = \frac{{93 \times 142}}{{310}} = 42,6\,gam\)

\(\Rightarrow \% {P_2}{O_5} = \frac{{42,6}}{{100 + 58,8}} \approx 26,83\% \)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »