Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
21 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một loại phân supephotphat kép có chứa 55,9% muối canxi đihidrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là
Đáp án A
Giả sử khối lượng của mẫu phân này là 100 gam.
mCa(H2PO4)2=55,9 gam => nCa(H2PO4)2 = 55,9/234 = 0,239 mol
BTNT P: => nP2O5 = nCa(H2PO4)2 = 0,239 mol
=>%mP2O5 = 0,239.142/100 = 33,92%
Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Đáp án B
nBa2+ = n kết tủa max = 27,58/197 = 0,14 mol (tại thời điểm nCO2 = a = 0,14)
Khi nCO2 = 0,4 mol dung dịch thu được gồm: Ba2+ (0,14 mol), HCO3- (0,4 mol) và Na+
BTĐT => nNa+ = 0,12 mol
BT e: 2nBa + nNa = 2nO + 2nH2 => nO = 0,06 mol
m = mBa + mNa + mO = 22,9 gam
Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau:
(1) CH3COOH và C2H5ONa;
(2) C2H5NH2 và C6H5NH3Cl;
(3) C6H5OH và C2H5ONa;
(4) CH3NH2 và ClH3NCH2COOH;
Các cặp xảy ra phản ứng là:
Đáp án A
Chú ý: C2H5ONa là một bazơ hữu cơ mạnh
Hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm?
H2N-CH2-COOH không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Đáp án B
Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Lys-Gly và Ala-Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 40,56 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
mO = 40,56.21,3018% = 8,64 gam → nO=0,54 mol
Công thức chung của M là (Lys)n-Gly-Ala số liên kết peptit là (n-1)+2=n+1
→ PTK: 146n + 75 + 89 – 18(n+1) = 128n + 146
→ %O = [16.(n+1+2)] : (128n + 146) = 0,213018
→ n = 1,5
(Lys)1,5-Gly-Ala (4,5O) + 2,5 H2O + 5HCl → muối
0,54 0,3 0,6
BTKL: mmuối = mM + mH2O + mHCl = 40,56 + 0,3.18 + 0,6.36,5 = 67,86 gam
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 14,93 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là
ne = It/F = 0,34
Tại catot: ne = 2nCu + 2nH2 → nH2 = 0,02
Tại anot: nCl2 = a và nO2 = b
→ ne = 2a + 4b = 0,34
m giảm = 71a + 32b + 0,15.64 + 0,02.2 = 15,11
→ a = 0,05 và b = 0,06
Dung dịch sau điện phân chứa Na+ (2a = 0,1 mol), NO3- (0,3 mol)
→ H+ (0,2 mol)
→ nNO = nH+/4 = 0,05 mol
Bảo toàn electron → 2nFe = 3nNO → nFe = 0,075 → mFe = 4,2 gam
Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch Y là
Đáp án C
BTNT H: nH2SO4 = nH2 = 0,15 mol => m (dd H2SO4 10%) = 0,15.98.(100/10) = 147 gam
KL + dd H2SO4 → muối + H2
BTKL: m muối = mKL + m (dd H2SO4 10%)– mH2 = 5,2 + 147 – 0,15.2 = 151,9 gam
Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam este X đơn chức thu được 5,28 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Đáp án B
nC = nCO2 = 0,12 mol
nH = 2nH2O = 0,12 mol
mO = mX – mC – mH = 2,04 – 12.0,12 – 1.0,12 = 0,48 gam => nO = 0,03 mol
=> C:H:O = 0,12:0,12:0,03 = C4H4O. Do este đơn chức nên chứa 2O => CTPT: C8H8O2
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m=78x-103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
Bảo toàn khối lượng: mCO2 = m + 32x – 18y = 110x -121y
→ nCO2 = 2,5x -2,75y
BTNT “O”: nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.( 2,5x -2,75y) + y – 2x= 3x - 4,5y
→ nX = 1/6 nO(trong X) = 0,5x – 0,75y
Gọi k là độ bất bão hòa của triglixerit X
Áp dụng công thức đốt cháy ta có:
\(\begin{array}{l}
{n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\\
\to 0,5x - 0,75y = \frac{{2,5x - 2,75y - y}}{{k - 1}}\\
\to k(0,5x - 0,75y) - 0,5x + 0,75y = 2,5x - 3,75y\\
\to k(0,5x - 0,75y) = 3x + 4,5y \to k = 6
\end{array}\)
→ \(\pi \)C=C + \(\pi \)C=O = 6
Mà \(\pi \)C=O = 3 → \(\pi \)C=C = 3
→ nX = nBr2/3= 0,15/3 = 0,05 (mol)
Vậy a = 0,05 (mol)
Cho 13 gam C2H2 phản ứng với nước có xúc tác thích hợp, hiệu suất phản ứng là 60%. Cho toàn bộ hỗn hợp X thu được tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được m gam kết tủa. Giá trị m là
Đáp án C
nC2H2 pư = 0,5.60/100 = 0,3 mol
C2H2 + H2O → CH3CHO
0,3 0,3
Sau phản ứng: 0,3 mol CH3CHO và 0,2 mol C2H2 dư. Khi cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3:
0,6 mol Ag và 0,2 mol Ag2C2
m↓ = mAg + mAg2C2 = 0,6.108 + 0,2.240 = 112,8 gam
Este E được tạo thành từ axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (X) và ancol không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi C=C (Y). Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi chất E, X, Y lần lượt thu được b mol CO2, c mol CO2 và 0,5b mol H2O. Quan hệ giữa b và c là
Đáp án C
X: CnH2nO2
Y: CmH2mO
E: Cn+mH2(n+m)-2O2
*Đốt X:
CnH2nO2 → nCO2
a na = c (1)
*Đốt Y:
CmH2mO → mH2O
a ma = 0,5b (2)
*Đốt E:
Cn+mH2(n+m)-2O2 → (n+m) CO2
a na+ma = b (3)
(1) (2) (3) → c + 0,5b = b → b = 2c
Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29) ở trạng thái cơ bản là
Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29) ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p63s23p63d104s1
Tổng hợp 120 kg polimetylmetacrylat từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit cần dùng là
Phản ứng este hóa: CH2=C(CH3)-COOH (axit) + CH3OH (ancol) → CH2=C(CH3)-COOCH3 + H2O.
Để điều chế 120 gam polime cần 120 ÷ 0,8 = 150 gam este
C5H8O2 ⇄ 1,5 mol.
Để khối lượng axit dùng là tối thiểu → hiệu suất este hóa 30% được tính theo axit (vì hiệu suất phản ứng được tính theo chất dùng ít dư hơn).
→ naxit = 1,5 ÷ 0,3 = 5 mol
→ maxit = 430 gam.
Để ý: để có 120 kg polime nên tương ứng axit dùng là 430 kg.
Chọn đáp án A.
Cho các phản ứng sau:
(1) FeS + X1 → X2↑ + X3
(2) X2 + CuSO4 → X4 ↓ (đen) + X5
(3) X2 + X6 → X7↓ (vàng) + X8
(4) X3 + X9 → X10
(5) X10 + HI → X3 + X1 + X11
(6) X1 + X12 → X9 + X8 + MnCl2
Các chất X4, X7, X10 và X12 lần lượt là
Đáp án D
X1: HCl
X2: H2S
X3: FeCl2
X4: CuS
X5: H2SO4
X6: O2
X7: S
X8: H2O
X9: Cl2
X10: FeCl3
X11:I2
X12: MnO2
Cho a mol sắt tác dụng với dung dịch chứa a mol HNO3 (NO sản phẩm khử duy nhất của N+5). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem trộn dung dịch thu được với dung dịch nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng hóa học?
Đáp án D
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (Tỉ lệ mol Fe:HNO3 = 1:4)
3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O (Tỉ lệ mol Fe:HNO3 = 1:2,67)
Ta thấy theo đề: Tỉ lệ mol HNO3 : Fe =1 ≤ 8/3 => Chỉ tạo muối Fe2+
Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
Đáp án B
nFe = 0,2 mol
nFe2O3 = 0,03 mol
nFe = 0,26 mol
Do cần dùng tối thiểu HCl nên tạo thành Fe2+
BTĐT: nCl- = 2nFe2+ = 0,52 mol
Dd Y gồm: 0,52 mol Cl-; 0,26 mol Fe2+
Ag+ + Cl- → AgCl
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag
m↓ = mAgCl + mAg = 0,52.143,5+0,26.108 = 102,7 gam
V = 0,52/2 = 0,26 lít = 260ml
Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là
Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là nicotin
Đáp án C
Chọn định nghĩa đúng nhất về đồng phân:
Đồng phân hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau.
Đáp án C
Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX<MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với x mol dung dịch HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án B
nCO2 = 0,65 mol
nH2O = 0,7 mol
Do nH2O > nCO2 => Z là amino axit no mạch hở, có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2
Số C trung bình: 0,65/0,4 = 1,625
=> X là HCOOH, Y là CH3COOH
n amino axit = (nH2O – nCO2)/0,5 = (0,7-0,65)/0,5 = 0,1 mol
=> nX = nY = 0,15 mol
BTNT C: 0,15.1+0,15.2+0,1.n=0,65 => n=2 (số C trong Z)
Z là H2N-CH2-COOH
%mZ=(0,1.75)/(0,1.75+0,15.46+0,15.60) = 32,05% => A đúng
%mY=(0,15.60)/(0,1.75+0,15.46+0,15.60) = 38,46% => B sai
X là HCOOH nên có phản ứng tráng Ag => C đúng
0,4 mol M tác dụng được với 0,1 mol HCl => 0,3 mol M tác dụng đủ với 0,075 mol HCl => D đúng
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X + NaOH → trong sản phẩm hữu cơ có một chất Y và CH3COONa;
Y + O2 → Y1;
Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O
Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là
Đáp án A
Y1 là CH3COOH
Y có thể là CH3CHO, C2H5OH
X có thể là CH3COOCH=CH2 và CH3COOC2H5
Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng dư), thấy thoát ra khí không màu, đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là
Đáp án C
Z là BaCO3
Đun 7,36 gam ancol A với H2SO4, đặc ở 170oC thu được 2,688 lít olefin (đktc) với hiệu suất 75%. Cho 0,1 mol amin no B phản ứng tối đa với 0,2 mol HCl thu được 11,9 gam muối. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm A và B bằng một lượng oxi vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 100 gam dung dịch H2SO4 đặc 81,34%, sau khi hơi nước được hấp thụ hoàn toàn thấy nồng độ H2SO4 lúc bấy giờ là 70%. Biết CO2, N2 không bị nước hấp thụ. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây
Đáp án A
+ Tách nước A: n olefin = 0,12 mol => n ancol = 0,12.100/75 = 0,16 mol => M ancol = 7,36/0,16 = 46 (C2H6O)
+ Amin B tác dụng với HCl: BTKL m amin = m muối – mHCl = 11,9 – 0,2.36,5 = 4,6 => M amin = 4,6/0,1 = 46 (CH6N2)
+ Đốt cháy X (A và B) thu được x mol nước rồi dẫn vào H2SO4 đặc
nH2SO4 = 81,34 gam
Nồng độ dung dịch H2SO4 sau khi hấp thụ là: 81,34/(18x+100) = 70/100 => x = 0,9 mol
X (6H) → 3H2O
0,3 ← 0,9
Do MA = MB = 46 => mX = 0,3.46 = 13,8 gam
Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong đó nX = 4 (nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp T là
Đáp án D
Do 50 < MX < MY < MZ => T không chứa HCHO, HCOOH
nC = nCO2 = 0,3 mol
nCHO = nAg/2 = 0,26 mol
nCOOH = nKHCO3 = 0,04 mol
Ta thấy nC = nCOOH + nCHO => Các chất X, Y, Z không còn gốc hidrocacbon, chỉ được thạo thành từ CHO và COOH
=> X: OHC-CHO (x mol), Y: OHC-COOH (y mol), Z: HOOC-COOH (z mol)
nCHO = 2x+y = 0,26
nCOOH = y+2z = 0,04
x = 4(y+z)
Giải ra ta thu được x = 0,12; y = 0,02; z = 0,01
%mY = 0,02.74/(0,12.58+0,02.74+0,01.90) = 15,85%
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
Đáp án D
A. Cu không tác dụng với HCl
B. CuO không tác dụng với AgNO3
C. Hg không tác dụng với HCl
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
Tính cứng không phải là tính chất vật lí chung của kim loại
Đáp án C
Trong công nghiệp, điều chế N2 bằng cách nào sau đây?
Trong công nghiệp, điều chế N2 bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Đáp án D
Hợp chất nào của crom sau đây không bền?
Hợp chất không bền là H2Cr2O7
Đáp án D
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X + O2 → Y
(b) Z + H2O → G
(c) X + Y → T
(d) T + H2O → Y + G
Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử C trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T có giá trị xấp xỉ bằng?
Đáp án B
G là CH3CHO
X là HCHO
Y là HCOOH
Z là C2H2
T là HCOOCH=CH2
%mO=32/72=44,44%
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
Đáp án D
Aminlozo là tinh bột có dạng mạch thẳng.
Cho các phản ứng sau:
(1) Cu+H2SO4 đặc
(2) Cu(OH)2+glucozo
(3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH
(4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl
(5) Cu+HNO3 đặc
(6) CH3COOH + NaOH
(7) AgNO3 + FeCl3
(8) Al + Cr2(SO4)3
Số phản ứng xảy ra là?
Đáp án C
Các phản ứng xảy ra là: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8)
Cho 13,8335 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 , MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19: 1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO3-) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,444 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dich NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
Đặt nH2SO4 = 19x và nNaNO3 = x
Khi cho dd Y tác dụng với NaOH, lọc bỏ kết tủa thì phần nước lọc chứa Na+ : x + 0,444 ( mol) và SO42- : 19x (mol)
Bảo toàn điện tích => x + 0,444 = 19x. 2
=> x = 0,012 (mol)
Trong khí Z đặt a,b,c là số mol NO, CO2, NO2
∑ nZ = a + b + c = 0,11 (1)
∑ mZ = 30a + 44b + 46c = 0,11. 2. 239/11 (2)
Bảo toàn nguyên tố N ∑ nNaNO3 = a + c = 0,012 (3) ( Vì Y + NaOH dư không tạo khí => không tạo muối amoni)
Từ (1), (2), (3) => a= 0,00525 ; b = 0,098; c = 0,00675 (mol)
Bảo toàn electron:
nFeCO3 = 3nNO + nNO2 = 0,0225 (mol)
=> % FeCO3 =[ (0,0225.116): 13,8335].100% = 18,87% ( gần nhất với 20,3%)
Nguyên tắc luyện thép từ gang là
Đáp án B
Nguyên tắc luyện thép từ gang là: oxi hóa các tạp chất trong gang ( Si, Mn, S, P, C) thành oxit nhằm làm giảm lượng các tạp chất này
Chú ý: Tránh nhầm lần với nguyên tắc sản xuất gang => chọn đáp án A ngay sẽ dẫn đến sai lầm
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
K3PO4 + 2H3PO4 → 3KH2PO4
KH2PO4 + KOH → K2HPO4 + H2O
Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
Đáp án D
A. amilozo và amilopectin cùng có CTPT (C6H10O5)n nhưng n này khác nhau => không phải là đồng phân
B. anilin ( C6H7N) và analin ( C3H7NO2) => không phải là đồng phân
C. etyl aminoaxetat ( CH3COONH3C2H5) và α- aminopropionic ( CH3CH2(NH2)COOH) => khác CTPT => loại
D. vinyl axetat ( CH3COOCH=CH2) và mety acrylat ( CH2=CH-COOCH3) có cùng CTPT C4H6O2 => là đồng phân của nhau => chọn D
Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được glyxin và analin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
Đáp án C
Các công thức cấu tạo có thể có của tri peptit là:
Gly – Ala – Ala
Ala- Gly- Gly
Gly – Ala – Gly
Ala – Gly - Ala
Gly- Gly – Ala
Ala – Ala – Gly
→ có thể có tất cả 6 peptit
Cho sơ đồ phản ứng sau: X + Y → Na2SO4 + H2O .
Với X là hợp chất chứa một nguyên tử lưu huỳnh, Y là hợp chất không chứa lưu huỳnh. Phản ứng xảy ra trong sơ đồ trên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Số cặp chất X và Y thỏa mãn sơ đồ trên là
Đáp án B
X + Y → Na2SO4 + H2O ( Không phải là phản ứng oxi hóa khử)
=> X, Y thỏa mãn là
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
=> có tất cả 3 cặp chất thỏa mãn
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T (dạng dung dịch) với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Đáp án D
X tác dụng được với NaHCO3và AgNO3/ NH3, t0 => X là axit focmic.
Y tác dụng được với AgNO3/ NH3, t0 và Cu(OH)2/OH- => X là glucozơ
Z tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo phức xanh lam => Z là glixerol.
T tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch tím => T là Lys- Val- Ala.
Kim loại nào dẻo nhất trong tất cả các kim loại sau?
Vàng là kim loại dẻo nhất trong tất cả các kim loại trên
Đáp án D
Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 13,35 gam AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nNaOH = 0,33 (mol) ; nAlCl3 = 0,1 (mol)
Ta có: \(3 < \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}} = \frac{{0,33}}{{0,1}} = 3,3 < 4\)
=> Tạo cả Al(OH)3 và AlO2-
Áp dụng công thức nhanh
nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH- = 4.0,1 – 0,33 =0,07 (mol)
=> mAl(OH)3↓ = 0,07.78 = 5,46 (g)
Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 ( tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch (A).Cho m gam Mg vào dung dịch (A), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào (B) được kết tủa (D). Nung (D) trong không khí đến khối lượng không đổi được 45,0 gam chất rắn (E). giá trị gần nhất của m là
Đáp án D
Gọi nCuO = nFe3O4 = x (mol)
=> 80x + 232x = 46,8
=> x = 0,15 (mol)
=> nCuO = nFe3O4 = 0,15 (mol)
Bảo toàn nguyên tố => Dung dịch A chứa: 0,3 mol Fe3+; 0,15 mol Fe2+; 0,15 mol Cu2+; 0,75 mol SO42-
Nhận xét: Nếu hỗn hợp (CuO, Fe3O4) => (CuO, Fe2O3) thì khối lượng tăng lên, nhưng theo bài thì 45 < 46,8. Vậy phải có một phần kim loại Mg đã bị đẩy ra.
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,15 ←0,3→ 0,15 →0,3
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
Nếu toàn bộ Cu2+ đã bị đẩy ra thì B chứa Mg2+ (0,3); Fe2+ (0,45)
=> mE = mMgO + mFe2O3 = 48 > 45 gam
Nếu Cu2+ chưa hết thì m rắn > 48 gam ( Do CuO thế chỗ MgO thì khối lượng càng tăng). Vậy phải có 1 phần Fe bị đẩy ra.
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x → x →x → x
=> mE = 40( 0,3 + x) + 160 (0,45 – x)/ 2 = 45
=> x = 0,075
=> nMg = 0,3 + x = 0,375
=> m = 9 gam (gần nhất với 8,8 gam)