Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 18 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 193077

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu? 

Xem đáp án

H2NCH2COOH không làm quỳ tím đổi màu.

Đáp án C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 193078

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? 

Xem đáp án

Glucozơ trong phân tử còn nhóm –CHO nên tham gia được phản ứng tráng bạc

Đáp án C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 193079

Chất nào sau đây trong phân tử không chứa nitơ?

Xem đáp án

A. Nilon-6 (-NH[CH2]5CO-)n → có chứa Nito

B. Poli(vinyl clorua). (-CH2-CH(Cl)-) → không chứa Nito

C. Glyxin (H2N-CH2-COOH) →  có chứa Nito

D. Xenlulozơ trinitrat (C6H7O2(ONO2)3) → có chứa Nito

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193080

Thủy phân hoàn toàn 1 mol saccarozơ thu được sản phẩm là 

Xem đáp án

Thủy phân hoàn toàn 1 mol saccarozơ thu được sản phẩm là 180 gam glucozơ và 180 gam fructozơ.   

Đáp án A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 193081

Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo của este này là 

Xem đáp án

Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo của este này là CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.  

Đáp án A

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 193082

Chất nào sau đây là chất điện li yếu? 

Xem đáp án

CH3COOH là chất điện li yếu

Đáp án B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 193083

Trong bốn kim loại: Al, Mg, Fe. Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là 

Xem đáp án

Trong bốn kim loại: Al, Mg, Fe. Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg

Đáp án C

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193084

Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây? 

Xem đáp án

Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3.  

Đáp án A

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 193086

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai

Xem đáp án

NaHCO3 →  NaOH + CO2

Đáp án D

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193087

Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là 

Xem đáp án

Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là Fe2O3.     

Đáp án C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193088

Nước cứng là nước có chứa nhiều cation 

Xem đáp án

Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+

Đáp án D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193089

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH? 

Xem đáp án

CO2 có phản ứng với NaOH

CO2 + 2NaOH dư → Na2CO3 + H2O

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193090

Dung dịch nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4

Xem đáp án

FeSO4 là chất có tính khử (do Fe+2 có thể nhường e để lên Fe+3) do vậy làm mất màu dung dịch thuốc tím

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 193091

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa học? 

Xem đáp án

Miếng gang để trong không khí.   

Đáp án C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193093

Nhận xét nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Có thể dùng dung dịch H2SO4 đặc để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước → Sai

Đáp án D

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 193094

Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4 x(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Giả sử tất cả lượng Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt. Giá trị của x là 

Xem đáp án

Phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Nhận xét: cứ 1 mol CuSO4 phản ứng thì làm mất 1 mol Fe và tạo thêm 1 mol Cu

Khối lượng thanh sắt tăng thêm tương ứng 64 – 56 = 8 gam.

Theo đó, để thanh sắt tăng thêm 3,2 gam thì tương ứng số mol CuSO4 phản ứng là 3,2 : 8 = 0,4 mol.

Vậy, giá trị của x = 0,4 : 0,2 = 2,0. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 193096

Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 

Xem đáp án

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

0,1                                    →             0,1   

muối = 0,1. 97 = 9,7 (g)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 193097

Hiđrat hóa but-1-en thu được sản phẩm chính là

Xem đáp án

Hiđrat hóa but-1-en thu được sản phẩm chính là butan-2-ol. 

Đáp án D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 193098

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, có số liên kết peptit là (n – 1). 

Đáp án D

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 193099

"Nước đá khô" được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của "nước đá khô" là 

Xem đáp án

"Nước đá khô" được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của "nước đá khô" là CO2.    

Đáp án A

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 193101

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phản ứng hoá học nào sau đây thoả mãn thí nghiệm trên là

 

Xem đáp án

- Do khí Z làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2 nên Z là CO2 hoặc SO2 → Loại D

- Thí nghiệm cho khí Z tác dụng với chất rắn Y

→ Loại C (vì cả 2 chất ban đầu đều là chất rắn, không có khí)

→ Loại A (vì các chất ban đầu là chất rắn phản ứng với chất lỏng, không có khí)

 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 193105

Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ x%, thu được sản phẩm gồm 1,568 lít (ở đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhấ của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của x là 

Xem đáp án

Chất rắn thu dược là Fe2O3 (0,061 mol) ⇒ nH+(Y) = 0,4 – 0,061.2.3 = 0,034 mol

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} 3{n_{F{e_3}{O_4}}} + {n_{Fe{S_2}}} = 2.0,061\\ {n_{F{e_3}{O_4}}} + 15{n_{Fe{S_2}}} = 0,07 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,04\;mol\\ {n_{Fe{S_2}}} = 0,002\;mol \end{array} \right.\)

Dung dịch Y gồm Fe3+ (0,122), SO42- (0,004), H+ (0,034), NO3- ( 0,392)

\({n_{HN{O_3}}} = 0,392 + 0,07 = 0,462\;mol \Rightarrow x = 46,2\% \)

 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 193106

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

X + NaOH →  Y + Z

Y + NaOH → CH4 + Na2CO3

Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Biết X là hợp hất hữu cơ đơn chức. Tên gọi của X là 

Xem đáp án

CH3COOCH=CH2 (X) + NaOH  →  CH3COONa (Y) + CH3CHO (Z)          

CH3COONa (Y) + NaOH → CH4 + Na2CO3

CH3CHO (Z) + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 193107

Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 2A. Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm là a gam và catot chỉ thu được kim loại. Sau thời gian 2t giây khối lượng dung dịch giảm (a + 5,36) gam (biết a > 5,36) và thu được dung dịch X. Biết dung dịch X hòa tan tối đa được 3,36 gam Fe (sản phẩm khử của N+5 chỉ là NO). Coi lượng nước bay hơi trong quá trình điện phân không đáng kể, bỏ qua sự hoàn tan của khí trong nước. Giá trị của t là 

Xem đáp án

Dung dịch X chứa HNO3 ⇒  \({n_{HN{O_3}}} = \frac{8}{3}{n_{Fe}} = 0,24\;mol\)  (trường hợp tạo Fe2+) ⇒ AgNO3: 0,16 mol

Tại thời điểm t (s) thu được Ag là x mol ⇒ ne (1) = x và a = 108x + 0,25x.32 (1)

Tại thời điểm 2t (s) thu được: Ag (0,16 mol) \( \to {n_{{H_2}}} = \frac{{2x - 0,16}}{2}\)  và \({n_{{O_2}}} = \frac{{2x}}{4} = 0,5x\)

⇒ a + 5,36 = 0,16.108 + (2x – 0,16) + 32.0,5x

Từ (1), (2) suy ra: x = 0,12 ⇒ t = 5790 (s).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 193109

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l} m + {m_{HCl}} = m + 13,87 \Rightarrow {n_{HCl}} = 0,38\;mol\\ m + 56x = m + 17,48 + 18x \Rightarrow x = 0,46\;mol \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} a + 2b = 0,38\\ 2a + b = 0,46 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,18\\ b = 0,1 \end{array} \right. \Rightarrow m = 41,06\;(g)\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 193110

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa ZnSO4. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol KOH phản ứng (x mol) được biểu diễn theo đồ thị sau: 

Giá trị của b là  

Xem đáp án

Tại x = 0,22 ⇒ \(4{n_{Z{n^{2 + }}}} - 3a.2 = 0,22.2\)  và tại x = 0,28 ⇒ \(4{n_{Z{n^{2 + }}}} - 2a.2 = 0,28.2\)

Từ đó suy ra: \({n_{Z{n^{2 + }}}} = \;0,2\;mol;\;a = 0,06\;mol \Rightarrow b = {n_{Z{n^{2 + }}}} = 0,2\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193111

Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được 0,75m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là 

Xem đáp án

Ta có: \({n_{NO}} = \frac{{{n_{{H^ + }}}}}{4} = 0,02\;mol \Rightarrow {V_{NO}} = 0,448\;(l)\)

 2nFe pư = 2nCu2+ + 3nNO ⇒ nFe pư = 0,07 mol

mà m – 0,07.56 + 0,04.64 = 0,75m ⇒ m = 5,44 (g)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 193112

Các hiđroxit: NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:  

Xem đáp án

T tạo kết tủa với Na2SO4 nên T là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + Na2SO4 → 2NaOH + BaSO4↓.
trong dãy có 2 hiđroxit tan trong nước là NaOH và Ba(OH)2

Mà đã biết T là Ba(OH)2 rồi nên ⇒ X là NaOH.

Fe(OH)3 không phản ứng với NaOH, còn Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

Theo đó tương ứng Y là Fe(OH)3 và Z là Al(OH)3

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 193113

Cho hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng  H2NCnHmCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp X thành C2H3ON (x mol), CH2 (y mol), H2O (z mol) Þ 57x + 14y + 18z = 4,63 (1)

Khi cho X tác dụng với KOH thì: 113x + 14y = 8,19 (2)

Khi cho X tác dụng với O2 thì: 2,25x + 1,5y = 0,1875 (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra: x = 0,07 ; y = 0,02 ; z = 0,02  

\( \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,16\;mol \Rightarrow {m_ \downarrow } = 31,52\;(g)\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 193115

Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 0,1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và một phần chất rắn không tan. Thêm dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng, thu được kết tủa Z. Biết rằng sản phẩm khử của N+5 là khí NO, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa Z

Xem đáp án

Ta có: nHCl = 0,05/1,25 = 0,04 mol và nCu \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{8} = 0,005\;mol\)

Thêm AgNO3 vào thì: \({n_{NO}} = \frac{{0,01}}{4} = 0,0025\;mol \to {n_{Ag}} = {n_{F{e^{2 + }}}} - 3{n_{NO}} = 0,0075\;mol\)

Kết tủa gồm AgCl (0,05 mol) và Ag (0,0075 mol) ⇒ m = 7,985 gam.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 193116

Axit hữu cơ đơn chức X mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C và có đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z là đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E

Xem đáp án

Nhận thấy: nH2O > nCO2 và C = 1,76 ⇒ 2 ancol đó là CH3OH và C2H5OH

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_X} - {n_{ancol}} = {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = - 0,14\\ {n_X} + {n_{ancol}} = 0,26 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_X} = 0,06\;mol\\ {n_{ancol}} = 0,2\;mol \end{array} \right.\)

\(0,06.{C_X} + 0,2.{C_{ancol}} = 0,46 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {C_X} = 4\\ {C_{ancol}} = 1,1 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {n_Y} + {n_Z} = 0,2\\ {n_Y} + 2{n_Z} = 0,22 \end{array} \right. \Rightarrow {n_Z} = 0,02 \Rightarrow \% {m_Z} = 7,77\% \)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »