Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chu Văn An

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chu Văn An

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 52 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 193397

Kim loại nào sau đây có khả năng tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Ba có khả năng tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường

Đáp án D

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 193398

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

Xem đáp án

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím

Đáp án D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 193399

Axit nào sau đây là axit béo?

Xem đáp án

Axit stearic là axit béo

Đáp án C

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193400

Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là

Xem đáp án

Valin có công thức là: (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH → CTPT: C5H11O2N

→ %mN = (14 : 117).100% = 11,97%

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 193402

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là metyl acrylat.  

Đáp án A

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193404

Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

Xem đáp án

Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là Ca(OH)2.  

Đáp án C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193407

Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?

Xem đáp án

HF hòa tan được SiO2

Đáp án B

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193408

Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

FeCl2 + 2AgNO3  → 2AgCl↓ + Fe(NO3)2

0,1                   →     0,2

Fe(NO3)+ AgNO3 → Fe(NO3)+ Ag↓

0,1                    →                  0,1 

→ mkết tủa = 0,1.108 + 0,2.143,5 = 39,5 gam

Đáp án cần chọn là C

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193409

Thành phần chính của phân ure là

Xem đáp án

Thành phần chính của phân ure là (NH2)2CO.  

Đáp án B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193410

Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm 

Xem đáp án

Đáp án C

Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thì CO chỉ khử các oxit kim loại sau nhôm:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2

CO + CuO→ Cu+ CO2

Chất rắn Y có chứa Al2O3, MgO, Fe, Cu

Cho chất rắn Y vào dung dịch NaOH dư thì:

Al2O3+ 2NaOH → 2 NaAlO2 + H2O

Phần không tan Z là MgO, Fe và Cu.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 193411

Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau:

Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Từ cách thu khí ta suy ra X là khí nhẹ hơn không khí.

Vậy đáp án đúng là A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 193412

Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:

Xem đáp án

(1) CH3CH2CHO + H2 → CH3CH2CH2OH

(2) CH2=CH-CHO + 2H2 → CH3CH2CH2OH

(3) (CH3)2CH-CHO + H2 → (CH3)2CH-CH2OH

(4) CH2=CH-CH2OH + H2 → CH3CH2CH2OH

Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là (1), (2), (4).

→ Chọn B.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193413

Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

Xem đáp án

Tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo

Đáp án B

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 193414

Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với NaCl. 

Đáp án B

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 193415

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

Xem đáp án

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

3FeSO4 + 4HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

Fe2(SO4)3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

→ Có 4 chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

→ Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 193416

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:

Xem đáp án

Ta thấy nH2O > nCO2 → X là ankan

nX = nH2O - nCO2 = 0,132 - 0,11 = 0,022 mol

→ Số C = nCO2 : nX = 0,11 : 0,022 = 5 → CTPT là C5H12

Do X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo nên X là CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (2-metylbutan).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 193418

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là:

Xem đáp án

nH+ dư = 0,1 mol ⇒ nH+ pứ = 0,5 – 0,1 = 0,4 mol

⇒ nNO = 0,4 ÷ 4 = 0,1 mol.

\(\left\{ \begin{array}{l}M{g^{2 + }}:x\\A{l^{3 + }}:y\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
BTe:2x + 3y = 0,1 \times 3\\58x + 78 \times [4y - (0,45 - 0,1 - 2x)] = 4,08\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,03\\y = 0,08\end{array} \right.\)

⇒ m = 0,03 × 24 + 0,08 × 27 = 2,88 gam ⇒ chọn C.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 193422

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là

Xem đáp án

Đặt CTC của hai axit là R-COOH

Ta có nR-COOH = 0,1 mol.

→ MR-COOH = 5,4 : 0,1 = 54

→ Hai axit là HCOOH (M = 46) và CH3COOH (M = 60)

→ Chọn D.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 193423

Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là

Xem đáp án

X gồm C4H8O2 và C2H5OH

⇒ nC2H5OH = nH2O – nCO2 = 0,1 mol.

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nC4H8O2 = (0,6 – 0,1 × 2) ÷ 4 = 0,1 mol.

⇒ %mC2H5OH = 0,1 × 46 ÷ (0,1 × 46 + 0,1 × 88) × 100% = 34,33% 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 193424

Đốt cháy hoàn toàn  m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được a(g) hỗn hợp muối. Giá trị của a là

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng:

mX = m = mC + mH + mN = 0,09.12 + 0,125.2 + 0,015.2.14 = 1,75g

nH+ = 2nH2SO4 = nNH2 = nN = 0,03 mol

→ nH2SO4 pứ = 0,015 mol

→ mmuối = m + mH2SO4 pứ = 3,22g

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 193425

Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

m gam Al (x mol) + 0,3 mol HCl → ddX

→ Al hết, HCl có thể dư

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

ddX gồm AlCl3 x mol; nHCl dư = 0,3 - 3x mol.

ddX + 0,32 mol NaOH → 0,06 mol Al(OH)3

HCl + NaOH → NaCl + H2O (*)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (**)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (***)

Theo (*) nHCl = nNaOH = 0,3 - 3x mol.

Theo (**) nNaOH = 3x mol; nAl(OH)3 = x mol.

Theo (***) nAl(OH)3 phản ứng = x - 0,06 mol → nNaOH = x - 0,06 mol

∑nNaOH = 0,3 - 3x + 3x + x - 0,06 = 0,32 → x = 0,08 mol

→ mAl = 0,08 × 27 = 2,16 gam

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 193426

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.     

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.          

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm đều tạo ra NaOH là    

Xem đáp án

(I) NaCl + KOH → không phản ứng.

(II) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

(III) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2

(IV) Cu(OH)2 + Na2CO3 → không phản ứng.

(V) NH3 + Na2CO3 → không phản ứng.

(VI) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

Vậy có 3 thí nghiệm điều chế được NaOH là (II), (III), (VI) 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 193430

Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau.

- Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2.

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2.

- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2. (Các khí đo ở đktc). Giá trị V là:

Xem đáp án

Gọi a,b,c lần lượt là số mol của Na, Al và Fe trong mỗi phần

\(2Na+2H_2O = 2NaOH + H_2\)

\(2Al + 2NaOH + 2H_2O = 2NaAlO_2+3H_2\)

Vì khí ở TN2 lớn hơn TN1 nên ở TN1 Al còn chưa tan hết

Do đó: \(n_{H_2(1)}=\dfrac{a}{2}+\dfrac{3a}{2}=0,2 \Rightarrow a=0,1\)

\(n_{H_2(2)}=\dfrac{a}{2}+\dfrac{3b}{2}=0,35 \Rightarrow b=0,2\)

\(23a+27b+56c=\dfrac{39,9}{3}=13,3 \Rightarrow c=0,1\)

Ở TN3, bảo toàn e ta có:

\(2n_{H_2}=0,1+0,2*3+0,1*2=0,9 \Rightarrow n_{H_2}=0,45 \Rightarrow V=10,08(l)\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193431

Hấp thụ hết 4,48 lít(đktc) CO2 vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x là:

Xem đáp án

Tránh sai lầm, tốt nhất các bạn nên đồng nhất số liệu toàn bài.

Nghĩa là gấp đôi số liệu 100ml lên là 200ml và tương ứng gấp đôi các giả thiết đi cùng. 

Cho 200ml X + Ba(OH)2 dư thu được 0,4 mol BaCO3↓ → ∑nC trong X = 0,4 mol.

Mà Ctrong X gồm 0,2 mol Ctrong CO2 rồi nên rõ y = Ctrong K2CO3 = 0,2 mol

Cho từ từ 200ml X + 0,3 mol HCl → 0,24 mol CO2. Về nguyên tắc, ta phải xét 2 TH dung dịch X có gì?

TH1: X gồm KHCO3 và K2CO3. Gọi lượng phản ứng với HCl lần lượt là x, y mol.

→ có x + 2y = 0,3 mol và x + y = nCO2↑ = 0,24 mol → x = 0,18 mol và y = 0,06 mol.

Tỉ lệ x ÷ y = 3 ÷ 1 → 200ml X gồm 0,3 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 (theo bảo toàn ∑nC trong X = 0,4 mol).

→ theo bảo toàn nguyên tố K có ngay giá trị x = 0,1 mol. Chọn đáp án C

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 193433

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400 ml dung dịch KHSO4 0,4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đọc quá trình và phân tích giả thiết cơ bản → có sơ đồ:

\({\left\{ \begin{array}{l}{\rm{Fe}}\\{\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{3}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\\{\rm{Fe}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}}\end{array} \right\}{\rm{ + }}\underbrace {{\rm{KHS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}_{{\rm{0,16 mol}}} \to \underbrace {\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}{\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{? + }}}}\\{{\rm{K}}^{\rm{ + }}}\end{array}&\begin{array}{l}{\rm{SO}}_{\rm{4}}^{2 - }\\{\rm{NO}}_{\rm{3}}^ - \end{array}\end{array}} \right\}}_{{\rm{29,52 gam}}}{\rm{ + }}\underbrace {{\rm{NO}}}_{{\rm{0,02 mol}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}{\rm{.}}} .\)

Biết 0,22 mol NaOH → YTHH 02: Natri đi về đâu? Cần cẩn thận trước đó:

0,16 mol K đi về 0,08 mol K2SO4 → còn 0,08 mol SO42– cho 0,16 mol Na đi về Na2SO4.

→ 0,06 mol Na nữa sẽ đi về NaNO3 → ∑nNO3 trong Y = 0,06 mol.

Biết mmuối trong Y = 29,52 gam và 3 ion trong Y rồi → ∑nFe?+ trong Y = 0,075 mol.

Đến đây.! Thường các bạn sẽ đi giải ra Fe2+; Fe3+ để lấy lượng Fe3+ + Cu.

Tuy nhiên, sẽ là không cần thiết nếu biết "QUAN SÁT".! Hãy nhìn vào kết quả cuối:

\({\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}{\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}:0,{075^{{\rm{mol}}}}\\{{\rm{K}}^{\rm{ + }}}:0,{16^{{\rm{mol}}}}\\{\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}\end{array}&\begin{array}{l}\overbrace {{\rm{SO}}_{\rm{4}}^{2 - }}^{0,16{\rm{ mol}}}\\\underbrace {{\rm{NO}}_{\rm{3}}^ - }_{0,06{\rm{ mol}}}\end{array}\end{array}} \right\}}.\)

→ nCu = 0,035 mol với chỉ 1 phép tính.

Thêm nữa, nếu đề yêu cầu 1 cái gì liên quan đến X, chúng ta cũng hoàn toàn có thể trả lời:

Bảo toàn electron mở rộng có nO trong Fe3O4 = 0,04 mol để có 0,01 mol Fe3O4.

Bảo toàn N có nFe(NO3)2 = 0,04 mol → nFe trong X = 0,005 mol.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 193434

X là axit cacboxylic đơn chức; YZ là hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol alylic (Số C đều không quá 8, MY < MZ); EF lần lượt là các este tạo bởi X với Y và X với Z (tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử F gấp 4 lần tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử X). Đốt cháy hoàn toàn 14,08 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, E, F trong oxi dư, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,08 gam nước. Nếu cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thì thu được tối đa 1,792 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được khi cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaOH dư là:

Xem đáp án

Quy đổi T thành T’ chứa HCOOH (a), C3H5OH (b), CH2 (c) và H2O (d)

mT = 46a + 58b + 14c + 18d = 14,08 (1)

nCO2 = a + 3b + c = 0,6 (2)

nH2O = a + 3b + c + d = 0,56 (3)

Từ (2)(3) → d = -0,04

→ nEste = 0,04 → nAxit + nAncol = a + b + d – 0,04 = 0,08.2 (4)

Từ (1)(2)(4) → a = 0,16; b = 0,08; c = 0,2

MY < MZ nên Z ít nhất 4C

F tạo bởi X và Z nên F ít nhất 5C → Số C của X ≥ 5/4 = 1,25

Mặt khác, 2a > c → X là CH3COOH

Muối là CH3COONa (0,16) → m muối = 13,12 gam

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 193435

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

Xem đáp án

dung dịch ban đầu gồm x mol CuSO4 + 3x mol NaCl.

→ đọc được dung dịch ra: x mol CuCl2 + x mol HCl + ? mol H2O (tổng 10,375 gam).

⇒ hai chất tan trong Y gồm: x mol Na2SO4 và x mol NaOH.

Chỉ có: NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2.H2

Có 0,075 mol H2↑ thu được → x = nNaOH = 0,05 mol.

⇒ ? = nH2O ra = (10,375 – 0,05 × 135 – 0,05 × 36,5) ÷ 18 = 0,1 mol.

Vậy: ∑ne trao đổi = 0,1 × 2 + 0,05 × 2 + 0,05 = 0,35 mol.

⇒ t = 0,35 × 96500 ÷ 1,34 = 25,205 giây ⇄ 7 giờ.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 193436

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no mạch hở. X có khả năng pư tối đa vs 2 mol HCl và 2 mol NaOH. Đốt cháy X thu được 6mol CO2 , x mol H2O và y mol N2. Tìm x, y

Xem đáp án

-Tác dụng 2 mol HCl nên có 2 nhóm NH2

-Tác dụng 2 mol NaOH nên có 2 nhóm COOH

(NH2)2CaH2a-4(COOH)2+O→ (a+2)CO2+N2+(\(a+1\))H2O

1 mol.                            6 mol       y mol              x mol

a + 2 = 6 suy ra a = 4

y = 1 mol

x = a + 1 = 4 + 1 = 5 mol

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »