Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên KHTN lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên KHTN lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
26 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho 16,8 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân nặng 17,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh sắt là
nCu = (17,6 - 16,8)/(64-56) = 0,1
mCu = 6,4 gam
Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 75%) thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 này vào bình đựng nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol NaOH. Giá trị của m là
nCaCO3 = 0,4
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
0,04 0,04
nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,48
nC6H12O6 phản ứng = 0,24
mC6H12O6 đã dùng = 0,24.180/75% = 57,6 gam
X là dung dịch HCl nồng độ xM, Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ yM. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
Vì CO2 thu được ở 2 thí nghiệm khác nhau nên H+ không thể dư.
Khi đó, TN1 xảy ra phản ứng:
H+ + CO32- → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
→ V1 = 0,1x - 0,1y
Và TN2 chỉ xảy ra 2H+ + CO32- → CO2 = H2O nên V2 = 0,1x/2
→ V1/V2 = 3/5 → (0,1x - 0,1y)/(0,1x/2) = 3/5
→ x : y = 10: 7
Hai chất P, Q có công thức phân tử lần lượt là C3H12N2O3 và C2H7NO3. Khi cho P, Q phản ứng với dung dịch HCl cùng tạo ra khí Z, còn với dung dịch NaOH cùng tạo khí Y. Nhận xét nào sau đây đúng?
P,Q + HCl tạo khí nên P,Q là các muối H2CO3.
P, Q + NaOH tạo khí nêm P,Q là các muối amoni
P là (CH3NH3)2CO3; Q là CH3NH3HCO3
Y là CH3NH2 và Z là CO2
Vậy MY < MX
Cho một lượng hợp kim Ba - Na vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
nH2 = 0,02 → nOH- = 0,04
nHCl = 0,02 và nCuCl2 = 0,02
Dễ thấy nH+ < nOH- < nH+ + 2nCu2+ nên OH- hết, Cu2+ dư
nOH- = nH+ + 2nCu(OH)2 → nCu(OH)2 = 0,01
→ mCu(OH)2 = 0,98
Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm H2, CH4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 7,84 lít CO2 và 9,9 gam H2O, các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
nCO2 = 0,35 và nH2O = 0,55
X có dạng CnH2n+2 nên nX = nH2O - nCO2 = 0,2
Vậy V = 4,48 lít
Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 46° phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất và H2O lần lượt bằng 0,8 g/ml và 1 g/ml. Giá trị của V là
VC2H5OH = 4,6 ml → mC2H5OH = 46.0,8 = 3,68 gam → nC2H5OH = 0,08 mol
VH2O = 10 - 4,6 = 5,4 ml → mH2O = 5,4.1 = 5,4 gam → nH2O = 0,3 mol
nH2 = nC2H5OH/2 + nH2O/2 = 0,19 mol
→ VH2 = 4,256
Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
nCO + nH2 = 0,02
V = 0,448 lít
Cho m gam hỗn hợp Al và BaO vào H2O thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Khi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
Giá trị của m là:
Kết tủa xuất hiện khi nH+ = 0,1 → nOH- dư = 0,1
Khi nH+ = 0,3 hoặc 0,7 thì thu được cùng lượng kết tủa nên:
0,3 = 0,1 + nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,2
0,7 = 0,1 + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 → nAlO2- = 0,3
→ X chứa AlO2- (0,3), OH- (0,1), BTDT → Ba2+ (0,2)
→ Ban đầu: nAl = 0,3 và nBaO = 0,2
→ m = 38,7 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit đơn chức, mạch hở X (phân tử chứa không qu| 4 nguyên tử C), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, khi cho 1,35 gam X tác dụng tối đa với a mol AgNO3/NH3. Giá trị của a là
nC = nCO2 = 0,3
nH = 2nH2O = 0,2
→ C : H = 3 : 2
X có không quá 4C và đơn chức nên X là CHC-CHO
nX = 0,025 → nAgNO3 = 3nX = 0,075
Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-đien và vinyl axetilen. Để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần dùng 54,88 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng vinyl axetilen có trong X là
X gồm C4H6O2 (a), C4H6 (b) và C4H4 (c)
nX = a + b + c = 0,5
nO2 = 4,5a + 5,5b + 5c = 2,45
nH2O = 3a + 3b + 2c = 1,3
→ a = 0,2; b = 0,1; c = 0,2
Vậy %mC4H4 = 31,52%
Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp MgCl2 1M và NaCl 1M với cường độ 2,68A trong 3 giờ (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau khi kết thúc điện phân thấy dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là
nMgCl2 = nNaCl = 0,2 → nCl- = 0,6
ne = It/F = 0,3
tại anot: nCl2 = ne/2 = 0,15
Tại catot: nH2 = ne/2 = 0,15 và nOH- = 0,3
nMg2+ = 0,2 → nMg(OH)2 = 0,15
m giảm = mCl2 + mH2 + mMg(OH)2 = 19,65
Hòa tan hoàn toàn 8,976 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S và Cu trong 864 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,186 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 11,184 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe, biết trong các quy trình trên, sản phẩm khử duy nhất của NO3- là NO. Giá trị của m là
nS = nBaSO4 = 0,048
Quy đổi X thành Fe(a), Cu(b), S(0,048)
mX = 56a + 64b + 0,048.32 = 8,976
BT electron: 3a + 2b + 0,048.6 = 0,186.3
→ a = 0,03 và b = 0,09
nHNO3 = 0,864
Y chứa Fe3+ (0,03), Cu2+ (0,09), SO42- (0,048), NO3- (0,864 -0,186 = 0,678).
Bảo toàn điện tích → nH+ = 0,504
Y + Fe → nNO = nH+/4 = 0,126
BT electron: 2nFe = nFe3+ + 2nCu2+ + 3nNO → nFe = 0,294
→ mFe = 16,464 gam