Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - BÌnh Phước lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - BÌnh Phước lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
29 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Canxi thuộc nhóm IIA → là kim loại kiềm thổ
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là:
VD: Li (Z = 3) → 1s22s1
Na (Z = 11) → 1s22s22p63s1
⇒ Cấu hình e ngoài cùng là ns1
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) bằng cách dùng nước đá và nước đá khô là an toàn
Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín. Công thức phân tử este đó là?
CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 là Isoamyl axetat
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa keo trắng tan trong dung dịch NaOH dư. Chất X là?
Đáp án C
- Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
- Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suất.
NaOAl(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Dung dịch Gly-Ala phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Gly - Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là ?
Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit.
Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ?
Cr2O3 là oxit lưỡng tính
Poli(vinyl clorua) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng:
Poli(vinyl clorua) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng trùng hợp:
nCH2=CH(Cl) → -(CH2-CH(Cl)-)n
Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại:
Do Cu có khả năng phản xạ tốt ánh sáng nên được dùng là gương soi
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được glucozơ chứa nhóm chức anđehit ?
- Khử AgNO3/NH3 → Ag
- Khử Cu(OH)2/NaOH, to → Cu2O
- Khử KMnO4/H2O → COOK
- Khử Br2/H2O → COOH
- Oxi hóa H2 → Ancol bậc 1
Chọn đáp án C
Chất X là một bazơ mạnh, X được sử dụng để sản xuất clorua vôi. Chất X là :
Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Fe(NO3)3 +3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
0,3 0,3
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
0,3 0,15
mFe2O3 = 24 gam
Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2 . Khối lượng kết tủa thu được là:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
nCa(OH)2 = 0,25 mol, nCO2 = 0,4 mol
⇒nCO2 dư ⇒ nCaCO3 = 0,25 mol, nCO2 dư = 0,4- 0,25 = 0,15 mol
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 ⇒ CaCO3 dư.
nCaCO3 = 0,25 - 0,15 = 0,1 mol
mkết tủa = 10 gam
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
Các chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là HCHO, HCOOH, HCOOCH3.
Vì trong phân tử chất này đều có nhóm -CHO.
Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là:
Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O → nCO2 = nCaCO3 = \(\frac{{50}}{{100}} = 0,5mol\)
Phản ứng lên men rượu cứ 1C6H12O6 → 2CO2
Theo phương trình nC6H12O6 lý thuyết = \(\frac{1}{2}nC{O_2} = \frac{1}{2}0,5 = 0,25mol\)
mC6H12O6 lý thuyết = 0,25.180 = 45 gam
Mà H = 80 % nên mC6H12O6 thực tế = 45 : 0,8 = 56,25 gam
Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 g muối. Khối lượng của HCl cần dùng là:
Áp dụng BTKL ⇒ mHCl = mm.khan - mamin = 9,125 gam
Có 4 ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Thêm vào các ống nghiệm lượng dư của 4 dung dịch etan-1,2-điol; propan-1,3 điol; propan-1,2-điol; propan-1,2,3-triol. Hiện tượng xảy ra như hình sau:
Dung dịch cho vào ống nghiệm 4 là:
Tất cả ống nghiệm (1), (2), (3) dung dịch đều có màu xanh 3 dung dịch (1), (2), (3) đều chứa ancol có nhiều nhóm -OH đính vào nguyên tử C cạnh.
Dung dịch (4) không hòa tan được Cu(OH)2 nên ancol (4) không có nhiều nhóm - OH cạnh nhau
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + Ba(NO3)2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaCO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + BaCl2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
(1) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(2) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(3) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(4) 2H+ + SO42- + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
(5) NH4++ SO42- + Ba2+ + OH- → BaSO4 + NH3 + H2O
(6) SO42- + Ba2+ → BaSO4
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. A và Z lần lượt là:
A là Saccarozơ
Z là sobitol.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá?
Do chỉ xảy ra phản ứng Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
⇒ Không tạo thành kim loại ⇒ không thể hình thành pin điện do không có 2 bản cực (chỉ có mỗi Cu).
⇒ Không xảy ra ăn mòn điện hóa.
Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của A là:
Các CTCT của A là HCOOC6H4CH3 (o, m, p) và CH3COOC6H5.
So sánh nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hidroxit lưỡng tính nhưng chỉ có Cr(OH)3 mới có tính khử ( do số oxi hóa của Al trong Al(OH)3 đã là cao nhất
Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là
X phản ứng với Na, tác dụng với NaHCO3 → X là axit → X là CH3CH2COOH.
Y tác dụng với Na và có khả năng tráng bạc → Y có 1 nhóm -OH và 1 nhóm -CHO.
Y là HOCH2-CH2-CHO ( hoặc CH2CH(OH)CHO)
Cho thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X . Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:
Khi thêm m gam K vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 thì:\(\underbrace {NaOH(0,{{03}^{mol}}),Ba{{(OH)}_2}(0,{{03}^{mol}}),KOH({x^{mol}})}_X\) + \(\underbrace {A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}_{0,02mol} \to BaS{O_4},Al{(OH)_3}\)
( với x là số mol K thêm vào)
Để kết tủa cực đại thì: \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = {n_{A{l^{3 + }}}} = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{3} \Rightarrow \frac{{0,09 + x}}{3} = 0,04 \Rightarrow x = 0,03 \Rightarrow {m_K} = 1,17(g)\)
Khi xà phòng hoá 5,45 gam X có công thức phân tử C9H14O6 đã dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được ancol no Y và muối của một axit hữu cơ. Để trung hoà lượng NaOH dư sau phản ứng phải dùng hết 50 ml dung dịch HCl 0,5 M. Biết rằng 23 gam ancol Y khi hoá hơi có thể tích bằng thể tích của 8 gam O2 (trong cùng điều kiện). Công thức của X là
Ta có :\({M_Y} = \frac{{23}}{{0,25}} = 92\) ⇒ Y là C3H5(OH)3 và nNaOH pư = 0,1 – 0,025 = 0,075 mol (= 3nX)
Dựa vào đáp án ta suy ra CTCT của X là (CH3COO)3C3H5.
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O.
Y + HCl (dư ) → T + NaCl.
Z + CuO → CH2O + Cu + H2O ( nhiệt độ)
Biết Y là muối Na của axit glutamic. Công thức phân tử của X và T lần lượt là:
NaOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COONa (Y) + 2HCl → HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (T) + 2NaCl
CH3OH (Z) + CuO → HCHO + Cu + H2O
HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOCH3 (X) + NaOH (dư) → Y + Z + H2O.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(4) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(5) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là:
(1) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
(2) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(5) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(6) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
(1) Không xảy ra
(2) H2S + Pb(NO3)2 → PbS (kết tủa) + HNO3
(3) CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 (kết tủa) + NaHCO3
(4) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
(5) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 (kết tủa) + 3(NH4)2SO4
Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon.Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam brom. Brom bị mất màu hoàn toàn đồng thời có 2,912 lít khí (ở đktc) thoát ra khỏi bình brom, tỉ khối hơi của khí so với CO2 bằng 0,5. Giá trị của m là:
Crackinh C4H10 → CH2=CH-CH3 và CH4
Dẫn A qua brom thì: nC3H6 = 0,07mol
BTKL: m = mC3H6 = 0,13.44.0,5 = 5,8(g)
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Mối quan hệ giữa a và b là:
Tại nNaOH = 2x ⇒ nHCl = a = 2x.
Tại \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{NaOH}} = 5x \Rightarrow {n_{Al{{(OH)}_3}}} = \frac{{5x - 2x}}{3} = x\\ {n_{NaOH}} = 7x \Rightarrow {n_{Al{{(OH)}_3}}} = 4b - (7x - 2x) \end{array} \right. \Rightarrow b = 1,5x\)
Vậy 3a=4b
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng tráng bạc.
(3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(4) CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3
Số phát biểu đúng là:
(2) Sai, Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ
tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(4) Sai, CH3CH2COOCH=CH2 có một số tính chất khác CH2=CHCOOCH3.
Điện phân 200 ml dung dịch M(NO3)n bằng điện cực trơ đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân, phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu ngâm một thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch M(NO3)n khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 30,2% so với ban đầu. Công thức của M(NO3)n là:
Ta có: \({n_{NaOH}} = {n_{HN{O_3}}} = 0,{2^{mol}} \Rightarrow {n_{M{{(N{O_3})}_n}}} = \frac{{{n_{HN{O_3}}}}}{n} = \frac{{0,2}}{n}mol\)
Mà \(\Delta m = 50.0,302 = 15,1(g) \Rightarrow \frac{{0,2}}{{2n}}(2.M - 65.n) = 15,1\)
Với n = 1 ⇒ M = 108: AgNO3
X và Y là hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy hoàn toàn 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít oxi (ở đktc). Mặt khác 17,28 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,2 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là:
Ta có: \({n_E} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = 0,{15^{mol}} \to \left\{ \begin{array}{l} 44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = 32,64\\ 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} = 1,56(BT.O) \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = 0,{57^{mol}}\\ {n_{{H_2}O}} = 0,{42^{mol}} \end{array} \right. \Rightarrow {C_E} = 3,8\)
Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE ⇒ Các chất trong E đều no, hai chức có công thức lần lượt là C3H4O4, C4H6O4, C5H8O4.
+ Nếu Z là (COO)2C2H4 thì T là CH3OOC-COOC2H5.
Theo đề, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_Z} = {n_T}\\ 62{n_Z} + 32{n_T} + 46{n_T} = 4,2 \end{array} \right. \Rightarrow {n_Z} = {n_T} = 0,{03^{mol}}\)
Lập hệ sau: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_X} + {n_Y} = 0,15 - 0,06 = 0,09\\ 3{n_X} + 4{n_Y} = 0,57 - 0,03.4 - 0,03.5 = 0,3 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_X} = 0,06mol\\ {n_Y} = 0,03mol \end{array} \right.\)
Một hỗn hợp X gồm Al với Fe3O4. Đun nóng hỗn hợp cho phản ứng hoàn toàn trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư sinh ra 6,72 lit khí H2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít khí H2. Thể tích HNO3 10% (D =1,2 g/ml) cần để hòa tan vừa hết hỗn hợp X là (biết sản phẩm khử duy nhất là NO, các thể tích thoát ra đều ở đktc).
Hỗn hợp Y gồm Al dư, Fe và Al2O3.
+ Cho Y tác dụng với NaOH dư ⇒ \(\frac{2}{3}n{H_2} = 0,{2^{mol}}\)
+ Cho Y tác dụng với HCl dư ⇒ \({n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} - 1,5{n_{Al}} = 0,{9^{mol}} \Rightarrow X\left\{ \begin{array}{l} {n_{F{e_3}{O_4}}} = 0,{3^{mol}}\\ {n_{Al}} = {1^{mol}} \end{array} \right.\)
+ Cho X tác dụng với HNO3 thì: \({n_{HN{O_3}}} = 4{n_{NO}} + 2{n_O} = 4(\frac{{{n_{F{e_3}{O_4}}} + 3{n_{Al}}}}{3}) + 2.4{n_{F{e_3}{O_4}}} = 6,{8^{mol}}\)
\({V_{ddHN{O_3}}} = \frac{{{m_{dd}}_{HN{O_3}}}}{d} = \frac{{15,6.63}}{{0,1.1,2}} = 3570ml\)
Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vòng vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là:
Thứ tự đúng: 4, 2, 1, 3
4, 2: tạo phức bạc
1, 3: Thực hiện phản ứng tráng gương
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(3) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.
(4) Cho CuS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có khí thoát ra là:
(1) 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
(2) FeS + HCl → FeCl2 + H2S
(3) Si + NaOH đặc → Na2SiO3 + H2
(4) CuS không tan trong dung dịch H2SO4 loãng.
(5) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 ( điện phân dung dịch có mn)
Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
BTKL: mX + mNaOH = mrắn + mH2O ⇒ nH2O = 0,25 mol ⇒ naminoaxit = 0,25 - 0,05.2 = 0,15 mol
⇒ mmuối = maminoaxit + mHCl + mNaCl = 14,19 + 0,15.36,5 + 0,3.58,5 = 37,125 (g)
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO, Cu trong đó oxi chiếm 25,39% về khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít khí CO (ở đktc) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là:
\(Z\left\{ \begin{array}{l} {n_{CO}} + {n_{C{O_2}}} = 0,4\\ 28{n_{CO}} + 44{n_{C{O_2}}} = 7,2 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{CO}} = 0,{15^{mol}}\\ {n_{C{O_2}}} = 0,{25^{mol}} \end{array} \right. \Rightarrow \)nO pứ = 0,25 mol ⇒ nO(Y) = nO(X) - 0,25
Xét dung dịch T, ta có: 3, 456m = mKL + 62nNO3- với nNO3- = 2nO(Y) +3nNO = 2nO(X) +0,46
mà m = mKL + mO(X) và mO(X) = 0,2539m ⇒ m = 38,427 gam.
Cho hỗn hợp X gồm một tetrapeptit và một tripeptit. Để thủy phân hoàn toàn 50,36 gam X cần dung dịch chứa 0,76 mol NaOH , sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 76,8 gam hỗn hợp muối chỉ gồm a mol muối glyxin và b mol muối alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X bằng O2 dư thu được m gam CO2. Giá trị của m là:
BTKL: mH2O = mX + mNaOH - m muối = 3,96 gam ⇒ nH2O = nX = 0,22 mol
Theo đề ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} GlyNa:{x^{mol}}\\ AlaNa:{y^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,76\\ 97x + 1117 = 76,8 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,54\\ y = 0,22 \end{array} \right. \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 1,{74^{mol}}\)
Trong 0,11 mol X thì có \({m_{C{O_2}}} = \frac{{1,74}}{2}.44 = 38,28(g)\)