Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
25 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong các kim loại Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là?
Trong các kim loại Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg
Đáp án A
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C2H6 thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
Ta có: \({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = (k - 1){n_X} \Rightarrow k = \frac{5}{8}\) và \({m_X} = 12{n_{C{O_2}}} + 2{n_{{H_2}O}} = 4,04(g)\)
Trong 10,1 gam X có: \({n_{B{r_2}}} = \frac{{10,1}}{{4,04}}.k.{n_X} = 0,25mol\)
Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và rượu etylic là:
Cho quỳ tím lần lượt vào axit axetic và rượu etylic
+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic, còn lại quỳ tím không chuyển màu là rượu etylic
Đáp án B
Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
Amin X dạng CnH2n+3N + O2 → 0,2 mol CO2 + ? mol H2O + 0,05 mol N2
Bảo toàn N có nX = 0,05.2 = 0,1 mol → số Camin X = n = 0,2 : 0,1 = 2
Tương ứng, công thức phân tử của X là C2H7N
Để thu được kim loại Cu từ CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?
Thứ tự dãy điện hóa các kim loại: Ca > Mg > Zn > Fe > Cu
Các kim loại đều đứng trước Cu trong dãy điện hóa.
Tuy nhiên, trường hợp các kim loại kiềm, kiềm thổ như Na, K, Ca, Ba phản ứng mãnh liệt với H2O tạo dung dịch bazơ trước:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑.
Sau đó: Ca(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + CaSO4.
⇒ không dùng được Ca để đẩy Cu2+ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp thủy luyện
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố ?
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố Photpho.
Đáp án B
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?
Propin (CH≡C-CH3) có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng
CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 + H2O → CAg≡C-CH3↓ + NH4NO3
Đáp án C
Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
Nhận thấy chỉ có Al tác dụng được với HCl.
+ Bảo toàn e ⇒ nAl = 2nH2 : 3 = 0,1 mol ⇒ mAl = 2,7 gam
⇒% mAlhỗn hợp = (2,7/5).100 = 54%
Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành:
Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành màu xanh
Đáp án D
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là:
Các phản ứng đúng là (a), (c), (d), (e).
Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là:
Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là C6H12O6.
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
Tinh bột thuộc loại polime thiên nhiên
Đáp án B
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là:
nCaCO3 = nCO2= nCuO = 0,1mol
⇒ mCaCO3 = 0,1.100 = 10 (gam)
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là:
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc, bụi bẩn tốt do vậy được dùng làm khẩu trang y tế
Đáp án A
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là:
Phương trình: 2NaCl + H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Hấp thụ CO2 dư vào NaOH thì: NaOH + CO2 → NaHCO3
Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 thì: NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
Chất Z là NaOH.
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Đáp án A
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Metyl axetat và etyl axetat có cùng CTPT dạng CnH2nO2
⇒ đốt chất: nCO2 = nH2O = 0,25 mol → m = 0,25.18 = 4,5
Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50% thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là
Phản ứng: C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH.
mC6H12O6 = 0,1.180/ 50% = 36 gam
Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là:
CH2=CHCOOH + Ancol đơn chức X → Este Y ⇒ Y là este đơn chức.
MY = 32/0,32 = 100 → Y là C5H8O2
⇒ Y: CH2=CHCOOC2H5
Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên đơn giản nhất. Tổng a + b bằng:
PTHH: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
⇒ a+ b = 1+ 4 = 5
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Poli(vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
Đáp án A
Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm đó là:
Hình vẽ mô tả thí nghiệm thu khí bằng phương pháp đẩy không khí → khí X là khí nhẹ hơn không khí
A. Thu được khí CO2 → nặng hơn không khí
B. Không phản ứng
C. Thu được khí H2 → nhẹ hơn không khí
D. không thu được khí
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly; 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là:
Các công thức cấu tạo của X thoả mãn là Gly-Ala-M ; Ala-Gly-M ; Gly-M-Ala ; Ala-M-Gly ; M-Gly-Ala;
M-Ala-Gly (với M là Gly-Ala-Val).
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Tất cả các phản ứng đều xảy ra.
Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồmMnCl2, KCl và HCl dư. Số mol HCl phản ứng là:
Hỗn hợp muối sau phản ứng chứa \(\left\{ \begin{array}{l} MnC{l_2}:0,{15^{mol}}\\ KCl:0,{35^{mol}} \end{array} \right.\)
BTNT: → nKClO3 + nHCl = 2nMnCl2 + nKCl+ 2nCl2→ nHCl = 1,8 mol
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Đáp án A
Y tác dụng với quỳ tím chuyển màu xanh nên Y là lysin → loại D
Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xan lam → loại C
T tác dụng với dung dịch Br2 thu được kết tủa trắng → loại B
Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?
Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam ⇒ Y là ancol 2 chức có 2 nhóm -OH kề nhau.
Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4 ⇒ Z là CH3COONa.
Vậy X là CH3COO-CH2- CH(CH3)-OOC-H hoặc HCOO-CH2-CH( CH3)-OOC-CH3 ⇒ Y là CH2OH-CH(CH3)OH
B. Sai, Y có mạch thẳng.
Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 là
Chất tác dụng được với Fe(NO3)2 là NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2.
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,22 mol O2 thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
Giả sử X có 2 gốc oleat và 1 gốc stearat ⇒ X là C57H106O6
Áp dụng độ bất bão hoà: nCO2 - nH2O = (πgốc + πchức – 1).nX = πgốc = 2 (thoả mãn)
Khi cho X tác dụng Br2 thì: nBr2 = 2nX = 0,08 mol
Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
- Xét TH1: Dung dịch Y chứa Na2SO4 và NaOH
- Quá trình: \(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} CuS{O_4}:0,{05^{mol}}\\ NaCl:{x^{mol}} \end{array} \right. \to Y\left\{ \begin{array}{l} N{a_2}S{O_4}:0,{05^{mol}}\\ NaOH:{(x - 0,1)^{mol}} \end{array} \right. + \underbrace {A{l_2}{O_3}}_{0,02mol}\\ \end{array}\)
+ Ta có: nNaOH= 2nAl2O3 → x - 0,1 = 0,04 → x= 0,14 mol.
- Quá trình điện phân như sau:
Catot:
Cu2+ → Cu +2e
0,05 0,05
Anot:
2Cl- → Cl2 + 2e;
2H2O → 4e + 4H+ + O2.
0,14 0,07
- Xét TH2: Dung dịch Y chứa Na2SO4 và H2SO4
- Quá trình:\(\left\{ \begin{array}{l} CuS{O_4}:0,{05^{mol}}\\ NaCl:2{x^{mol}} \end{array} \right. \to Y\left\{ \begin{array}{l} N{a_2}S{O_4}:{x^{mol}}\\ {H_2}S{O_4}:{(0,05 - x)^{mol}} \end{array} \right. + \underbrace {A{l_2}{O_3}}_{0,02mol}\)
+ Ta có: nH2SO4 = 3nAl2O3 → 0,05 - x =0,12 → x< 0 → Trường hợp này không thỏa mãn.
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là:
C8H8O2 este của phenol + 2NaOH → muối + H2O
x 2x x
C8H8O2 este của ancol + NaOH → muối + ancol
y y y
Ta có: mancol = 3,83 + mH2 = 3,83 + y (với nH2 = 0,5nancol)
Lập hệ sau: \(\left\{ \begin{array}{l} 16,32 + (2x + y).40 = 3,83 + y + 18,78 + 18x\\ x + y = 0,12 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,07\\ y = 0,05 \end{array} \right. \Rightarrow {V_{NaOH}} = 190ml\)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được 2 muối là:
(a) Đúng, Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(b) Đúng, 2CO2 + 3NaOH → NaHCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) Đúng, 2KMnO4 + 16HCl(đặc) → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O.
(d) Sai, \(\left\{ \begin{array}{l} \underbrace {F{e_2}{O_3}}_2 + HCl \to \underbrace {2FeC{l_3}}_4 + {H_2}O\\ \underbrace {2FeC{l_3}}_4 + \underbrace {Cu}_1 \to FeC{l_2} + CuC{l_2} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} FeC{l_3}\\ FeC{l_2}\\ CuC{l_2} \end{array} \right.\)
(e) Sai, CuO+ 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O.
(f) Đúng, 2KHS + 2NaOH → K2S + Na2S + 2H2O
Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là:
Các công thức của X thoả mãn là:
CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOC2H5 hoặc C2H5OOC-CH2-CH2CH(NH2)COOCH3
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOC3H7 (2) hoặc C3H7OOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH (2)
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là:
Ta có: nFe = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,15 mol. Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} NO:{x^{mol}}\\ {N_2}O:{y^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,105\\ 30x + 44y = 3,36 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,09\\ y = 0,015 \end{array} \right.\)
Do Y chỉ chứa muối ⇒ H+ hết ⇒ nH+ = 4nNO + 10 nN2O + 10nNH4+ ⇒ nNH4+ = 0,01 mol
BTNT.H ⇒ nH2O = 0,285 mol.
BTKL ⇒ m = 1,08 (gam)
Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
BTNT.O → nO(trong Y) = 6nCu(NO3)2 - 2(nO2+ nNO2) = 0,6 mol
- Xét quá trình Y tác dụng với 1,3 mol HCl thì:
BTNT.H → nNH4+= \(\frac{{{n_{HCl}} - 2({n_{{H_2}}} + {n_{{H_2}O}})}}{4}\)= 0,02 mol ( với nH2O = nO(trong Y) = 0,6 mol và nH2 = 0,01 mol)
- Hỗn hợp muối gồm Cu2+ (0,25 mol), Cl- (1,3 mol), NH4+ (0,02 mol) và Mg2+
BTDT → nMg2+ = \(\frac{{{n_{C{l^ - }}} - 2{n_{C{u^{2 + }}}} - {n_{N{H_4}^ + }}}}{2}\) =0,39 mol.
→ mmuối = 24nMg2+ + 64nCu2+ + 18nNH4+ + 35,5nCl- = 71,87
Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặc khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Số mol Cu2+ trong Y là:
Tại thời điểm t (s) ta có: nCu = 0,12 mol → \(\left\{ \begin{array}{l} 4{n_{{O_2}}} + 2{n_{C{l_2}}} = 0,24\\ 32{n_{{O_2}}} + 71{n_{C{l_2}}} = 51,5({n_{{O_2}}} + {n_{C{l_2}}}) \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = 0,04\\ {n_{C{l_2}}} = 0,04 \end{array} \right.\)
Tại t = 12352s ta có: ne = 0,32 mol ⇒ \({n_{{O_2}}} = \frac{{0,32 - 2{n_{C{l_2}}}}}{4} = 0,06mol\)
mà nkhí thoát ra = 0,11 ⇒ nH2= 0,11 mol ⇒ \({n_{Cu}} = \frac{{0,32 - 2{n_{{H_2}}}}}{2} = 0,15mol\)
Vậy nCu2+ trong Y = 0,15 - 0,12 = 0,03 mol
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π, Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối?
Gọi X, Y (a mol); Z (b mol) và T (c mol).
Xét phản ứng đốt cháy:
BTKL: m = 24,1 (gam).
BTNT.O → nO(E) = 0,6 mol ⇒ 2a + 2b + 4c = 0,6 (1)
Áp dụng độ bất bão hoà, ta có: nCO2 - nH2O = a - b + 3c = - 0,075 (2)
Xét phản ứng với dung dịch Br2, ta có: a + 2c = 0,1 (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,05; b = 0,2 và c = 0,025.
BTNT.C → 0,05.CX,Y + 0,2.CZ + 0,025.CT = 1,025 ⇒ CZ= 3 (dựa vào giá trị C trung bình)
Xét phản ứng với NaOH, ta có: nNaOH = a+2c = 0,1, nZ = 0,225 mol và nH2O = a = 0,05 mol
BTKL → m = mE + mNaOH - mZ - mH2O = 10,1 gam
Cho 33,1 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 210,8 gam KHSO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 233,3 gam muối sunfat trung hòa và 5,04 lít hỗn hợp khí Z trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 23/9. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
- Hỗn hợp khí Z gồm H2 (0,2 mol) và NO (0,025 mol).
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_X} + 136{n_{KHS{O_4}}} - {m_Y} - {m_Z}}}{{18}} = 0,525mol\\ {n_{N{H_4}^ + }} = \frac{{{n_{KHS{O_4}}} - 2{n_{{H_2}O}} - 2{n_{{H_2}}}}}{4} = 0,025mol \end{array} \right.\\ \end{array}\)
BTNT.N → \({n_{Fe{{(N{O_3})}_2}}} = \frac{{{n_{NO}} + {n_{N{H_4}^ + }}}}{2} = 0,{025^{mol}}\)
Áp dung bảo toàn O ta tính được: nFe3O4 = 0,1 mol ⇒ mAl = 5,4 gam ⇒ %mAl = 16,31%
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là:
Y chỉ tạo 1 muối cacboxylat nên X phải tạo 2 muối, gồm 1 muối cacboxylat + 1 muối của amino axit.
Các muối đều cùng C nên cấu tạo các chất là:
X là CH3-COO-NH3CH2- COO-CH3 và Y là CH3NH2-OOC-COO-NH3-C2H5
Các muối gồm CH3COOK (0,1mol) ;NH2CH2COOK (0,1mol) và (COOK)2 (0,15mol) .
⇒ %m(COOK)2 = 54,13%