Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Thái Bình lần 3

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Thái Bình lần 3

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 188293

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m, biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 và không có H2 thoát ra.

Xem đáp án

nCu(NO3)2 = 0,1 và nHCl = 0,24, nFe = 0,1

nNO3- = 0,2 và nH+ = 0,24 → nNO max = 0,06

Dễ thấy 3nNO < 2nFe < 3nNO + 2nCu  nên Fe phản ứng hết, Cu2+  phản ứng một phần.

Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + 2nCu2+ phản ứng.

→ nCu = nCu2+ pư = 0,01 

→ m = 0,64 gam

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 188294

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2.

(b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.
(d) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

(e) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(f) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

(g) Đốt hợp kim Al-Fe trong khí Cl2.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

(1) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe2+/Fe và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li CuCl2

(2) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe2+/Fe và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li CuSO4

(3) không xuất hiện ăn mòn điện hóa vì thiếu điều kiện nhúng trong dd chất điện li

(4) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe-C, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li H2SO4

(5) không xuất hiện ăn mòn điện hóa vì không có cặp điện cực khác nhau về bản chất (Cu+ 2Fe3+ →2Fe2+ + Cu2+)

(6) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Al3+/ Al và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng trong dd điện li H2SO4

(7) không xuất hiện vì thiếu điều kiện cùng nhúng trong dd chất điện li

→ có 4 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa học

Đáp án cần chọn là D

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 188295

Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là

Xem đáp án

Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là C6H12O6.

Đáp án D

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 188297

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y gần nhất với

Xem đáp án

Tự chọn nH2SO4 = 1, X gồm Mg(a) và Zn(b)

→ a + b = 1

mddY = mX + mddH2SO4 - mH2 = 24a + 65b + 488

nMgSO4 = a = 15,22%. (24a + 65b + 448)/120

→ a = 2/3 và b = 1/3

→ C% ZnSO4 = 161b/(24a + 65b + 488) = 10,21%

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 188298

Thổi từ từ V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 51,6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3 và Fe3O4 tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 1. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản úng thu dược hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cho toàn bộ Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

Xem đáp án

nCuO = 0,1; nAl2O3 = 0,2 và nFe3O4 = 0,1

Al2O3 không bị khử nên: nCO2 = nCuO + 4nFe3O4 = 0,5

nCO dư = x → mY = 28x + 0,5.44 = 19.2.(x + 0,5)

→ x = 0,3

→ nCO ban đầu = nY = 0,8 → V = 17,92 lít

Bảo toàn C → nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,1

Z + Ba(OH)2 → BaCO3 = nCaCO3 = 0,1

→ m = 29,7 gam

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 188299

Để tinh chế Ag từ hỗn hợp Fe, Cu, Ag sao cho khối lượng Ag không thay đổi ta dùng dung dịch

Xem đáp án

A. dùng dd AgNO3 thì sẽ làm lượng Ag trong hỗn hợp tăng lên

B. dùng dd HCl thì sẽ không tinh chế được Ag vì cả Ag và Cu cùng không phản ứng với dd HCl

C. Không dùng được

D. Dùng dd Fe(NO3)3 sẽ tinh chế được Ag mà không làm thay đổi khối lượng của chúng

2Fe(NO3)3 + Fe → 3Fe(NO3)2

2Fe(NO3)3 + Cu → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

Đáp án cần chọn là D

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 188303

Hấp thụ hoàn toàn 0,4 mol CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là:

Xem đáp án

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

0,4                     → 0,4                 (mol)

→ mBaCO3 = 0,4.197 = 78,8 (g)

Đáp án cần chọn là A

 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 188304

Kết quả thí nghiệm của các dụng dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Xem đáp án

X, Y, Z, T lần lượt là AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3. 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 188305

Có các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.

(2) Đun nóng dung dịch chứa hỗn hợp Ca(HCO3)2 và MgCl2.

(3) Cho nước đá khô vào dung dịch axit HCl.

(4) Nhỏ dung dịch HCl vào thủy tinh lỏng.

(5) Thêm sôđa khan vào dung dịch nước vôi trong

Số thí nghiệm thu được kết tủa là

Xem đáp án

(1) Thu được kết tủa CaCO3

2NaOH + 2KHCO3 → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

(2) Thu được kết tủa MgCO3

Ca(HCO3)2 + MgCl­→ CaCl2 + MgCO+ CO2 + H2O

(3)  Không thu được kết tủa

(4) Thu được kết tủa H2SiO3

HCl + Na2SiO3 → NaCl + H2SiO3

(5) Thu được kết tủa CaCO3

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

→ có 4 thí nghiệm thu được kết tủa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 188306

Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3 ta không thể dùng

Xem đáp án

A4AgNO3 2H2⟶ 4AO2 4HNO3

BAgNO3 ⟶ ANO1/2O2

C. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + 2AgNO3 → Ag2O↓ + Ba(NO3)2 + H2O

→ không thu được Ag

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 188307

Cho 2,16 gam Al vào dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch A và khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Thêm dung dịch chứa 0,25 mol NaOH vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được bằng

Xem đáp án

nAl = 0,08

BT electron: 3nAl = 8nN2O → nN2O = 0,03 mol

BTNT(N): nNO3- (A) = 0,4 - 0,03.2 = 0,34 mol

A chứa Al3+ (0,08), NO3- (0,34) → H+ dư (0,1)

nOH - = nH+ + 3nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,05

→ mAl(OH)3 = 3,9 gam

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 188308

Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là.

Xem đáp án

Vì sinh khí H2 nên dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat 215,08 g \(\left\{\begin{array}{l} Mg ^{2+} : x mol\\ SO_4^{2-}: 1,64 mol\\Na^+ : 1,64 mol\\NH_4^+ : y mol\end{array} \right.\)

Ta có hệ

\(\left\{\begin{array}{l} 2x + y + 1,64= 2. 1,64\\ 24x + 18y + 1,64. 23 + 1,64. 96 = 215, 08\end{array} \right.\)→ \(\left\{\begin{array}{l} x = 0,8\\ y = 0,04\end{array} \right.\)

Gọi số mol của MgCO3 và Mg(NO3)2 ;ần lượt là a, b mol

30,24g \(\left\{\begin{array}{l} Mg : 0,8-a- b \\MgCO_3: a\\Mg(NO_3)_2: b\end{array} \right.\)\(\xrightarrow[1,64 mol NaHSO_4]{0,12 mol HNO_3}\) \(\left\{\begin{array}{l} Mg ^{2+} : 0,8 mol\\ SO_4^{2-}: 1,64 mol\\Na^+ : 1,64 mol\\NH_4^+ : 0,04 mol\end{array} \right.\) + Z \(\left\{\begin{array}{l} N_2O=CO_2: a mol\\N_2\\H_2\end{array} \right.\)

Ta có hệ \(\left\{\begin{array}{l} 24. ( 0,8-a -b)+ 84a + 148b = 30,24\\3a + 6b = 0,54\end{array} \right.\) → \(\left\{\begin{array}{l} a= 0,06\\ b = 0,06\end{array} \right.\)

Bảo toàn nguyên tố N

→ nN2 = \(\dfrac{2b + n_{HNO_3}-2n_{N_2O}-n_{NH_4^+}}{2}\)=\(\dfrac{2. 0,06 + 0,12- 2. 0,06- 0,04}{2}\) = 0,04 mol

Có nH+ = 2nH2 + 12nN2+ 10nN2O + 10nNH4+ → 1,64 + 0,12= 2nH2 + 12. 0,04 + 10. 0,06+ 10. 0,04 → nH2 = 0,14 mol

DZ/He = \(\dfrac{ 0,06.2. 44+ 0,04. 28 + 0,14.2}{( 0,06 + 0,04+ 0,14). 4}\) ≈ 6,958 .

Đáp án B.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 188309

Điện phân dung dịch KCl bão hòa, có màng ngăn giữa hai điện cực. Sau một thời gian điện phân, dung dịch thu được có môi trường

Xem đáp án

Phương trình điện phân: KCl + H2 KOH + H2 + Cl2

Vậy sau một thời gian dung dịch thu được có môi trường kiềm (do điện phân tạo KOH)

Đáp án D

 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 188310

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenyl alanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là

Xem đáp án

Đáp án A

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe) → X là pentapeptit

Trong X có 4 nhóm CH3 ( mỗi Ala và Phe có 1 nhóm CH3, Val có 2 nhóm CH3) → A sai

Nhận thấy khi thủy phân không hoàn toàn thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly → Val đi liền với Phe và Phe nằm giữa Gly và Val

→ X có cấu tạo Gly-Ala-Val -Phe-Gly → B đúng

Đem 0,1 mol X tác dụng với HCl → mmuối = 0,1. ( 75 + 89 + 117 + 165 + 75 - 4. 18) + 0,1. 4. 18 + 0,1. 5. 36,5 = 70,35 gam → C đúng

X là pentapeptit tạo tử các α aminoaxit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:5 → D đúng

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 188314

Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit: NH2-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH2-CH2-COOH?

Xem đáp án

Liên kết peptit tạo ra giữa các α-amino axit:

NH2-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH2-CH2-COOH

→ Có 2 liên kết peptit. 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 188315

Amino axit nào sau đây có phân tử khối bé nhất?

Xem đáp án

Glyxin là amino axit có phân tử khối nhỏ nhất.

Đáp án B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 188316

Có các nhận xét sau:

(1) Kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.

(2) Độ cứng của Cr cao hơn Al.

(3) Cho K và dung dịch CuSO4 thu được Cu.

(4) Độ dẫn điện Ag > Cu > Al.

(5) Có thể điều chế Mg bằng cách cho CO khử MgO.

Số nhận xét đúng là

Xem đáp án

(1) sai vì Ba là kim loại nặng

(2) đúng vì Cr là kim loại cứng nhất

(3) sai, vì thứ tự phản ứng như sau:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

(4) đúng (HS ghi nhớ thêm về độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe)

(5) sai vì MgO không bị khử bởi CO (HS ghi nhớ: Chỉ có những oxit của KL đứng sau Al mới bị khử bởi CO, H2)

Vậy có 2 nhận xét đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 188318

Cho 12,5 gam hỗn hợp kim loại kiềm M và oxit của nó vào dung dịch HCl dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 22,35 gam muối khan. Kim loại M là

Xem đáp án

Nếu ban đầu chỉ có M → nM = (22,35-12,5)/35,5 = 0,2775

→ M = 45,05

Nếu ban đầu chỉ có M2O → nM2O = (22,35 -12,5)/(71 - 16) = 0,1791

→ 2M + 16 = 69,8 → M = 26,9

→ 26,9 < M < 45,05

→ M = 39 : K

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 188319

Cho sơ đồ sau: X điện phân nóng chảy → Na + ... Hãy cho biết X có thể là chất não sau đây?

Xem đáp án

Điều chế Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogen tương ứng hoặc hidroxit tương ứng của Na

→ X có thể là NaCl, NaOH

Đáp án C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 188320

Thể tích khí thoát ra (đktc) khi cho 0,4 mol Fe tan hết vào dung dịch H2SO4 loãng, dư là

Xem đáp án

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

                  0,4 →                       0,4 mol

→ nH2 = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Đáp án B

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 188321

Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít (đktc) khí H2. Cho dung dịch X tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và AlCl3 0,6M. Khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án

nH2 = 0,15 → nOH- = 0,3 mol

nH+ = 0,1 và nAl3+ = 0,06

Dễ thấy nOH- > nH+ + 3nAl3+ → Al(OH)3 đã bị hòa tan một phần.

nOH- = nH+ + 4nAl3+ - nAl(OH)3

→ nAl(OH)3 = 0,04

→ mAl(OH)3 = 3,12 gam

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 188322

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

Xem đáp án

- Do sau phản ứng thu được 2 amin no kế tiếp trong dãy đồng đẳng nên suy ra cấu tạo của Y là:

CH3NH3OOC-COONH3C2H5 (0,15 mol)

- Các muối có cùng số nguyên tử C (2C) và 1 ancol nên cấu tạo của X là:

CH3COOH3N-CH2-COOCH3 (0,1 mol)

→ Muối G gồm có:

(COOK)2 (0,15 mol)

CH3COOK (0,1 mol)

H2N-CH2-COOK (0,1 mol)

→ m muối = 0,15.166 + 0,1.98 + 0,1.113 = 46 gam

→ %m(COOK)2 = 0,15.166/46.100% = 54,13%

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 188324

Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được Cu kim loại?

Xem đáp án

Dung dịch NaHSO4 không hòa tan được Cu kim loại.

PTHH xảy ra:

Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

3Cu + 8NaNO3 + 8HCl → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Đáp án C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 188326

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

Xem đáp án

Pin điện Zn-Cu đặt trong không khí ẩm:

Anot (-): Zn → Zn2+ + 2e

→ xảy ra quá trình oxi hóa Zn

Catot (+): O2 + H2O + 4e → 4OH

→ xảy ra quá trình khử O2

Đáp án cần chọn là C

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »