Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng.
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng.
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
19 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
ta có phản ứng: Fe+ 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO +2H2O
Chất nào sau đây phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag?
Các chất có nhóm -CHO trong phân tử thì có phản ứng tráng gương: C6H12O6 (glucozo), HCHO, HCOOH.
Cho các chất: CaC2, HCHO, CH3COOH, CO, C6H12O6, CCl4, NaHCO3, NaCN. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là:
Chất hữu cơ trong dãy là HCHO, CH3COOH, C6H12O6, CCl4.
Ancol X có công thức đơn giản là C2H5O. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
Ancol X có công thức phân tử là C4H10O2.
Các CTCT của X thoả mãn là: CH3-CH2-CH(OH)-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH3; CH3-CH(OH)-C(CH3)2.
Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, lên men hoàn toàn m gam glucozơ, khí CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được khối lượng kết tủa là
Ta có: \({n_{Glu}} = \frac{{n_{Ag}^{}}}{2} = 0,{4^{mol}} \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 2{n_{Glu}} = 0,{8^{mol}} \Rightarrow {m_{CaC{O_3}}} = 80(g)\)
Hỗn hợp X gồm hai loại axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Trung hòa 0,15 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của hai axit trong X là:
Ta có: \(\overline {{C_X}} = \frac{{0,5}}{{0,3}} = 1,67 \Rightarrow \)Trong X có chứa HCOOH.
Và \( - COOH = \frac{{0,25}}{{0,15}} = 1,67 \Rightarrow \) Trong X có chứa 1 axit đa chức.
Theo đáp án của đề ta suy ra chất còn lại trong X là HOOC-COOH.
Cho 200 ml dung dịch Ca(OH)2 3M vào 500 ml dung dịch KHCO3 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
OH– + HCO3- → CO32– + H2O Ca2+ + CO32– → CaCO3
1,2 0,5 0,5 0,6 0,5 0,5
⇒ mCaCO3 = 50 (g)
Đốt cháy kim loại R trong bình chứa khí clo, thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo đã phản ứng là 6,72 lít (ở đktc). Kim loại R là?
M muối = R + 35,5n = 32,5n/0,6
→ R = 56n/3
⇒ n=3, R = 56
Cho các este sau: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, HCOOC2H5, C6H5OCOCH=CH2, HCOOCH=CH2, C6H5OCOCH3, C2H5OCOCH3. Số este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol là:
Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol là C6H5COOCH3, HCOOC2H5, C2H5OCOCH3.
Điều chế cao su buna từ xenlulozơ theo sơ đồ sau:
Xenlulozơ → Glucozơ(35%) → Etanol(80%) → Buta-1,3-đien(60%) → Cao su buna (100%).
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là:
Điều chế cao su buna từ xenlulozơ theo sơ đồ sau:
Xenlulozơ → Glucozơ(35%) → Etanol(80%) → Buta-1,3-đien(60%) → Cao su buna (100%).
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là:
\( \Rightarrow {m_{{{({C_6}{H_{10}}{O_5})}_n}}}\)\(= \frac{1}{{54}}.\frac{{100}}{{60}}\).\(\frac{{100}}{{80}}\)\(\frac{{100}}{{35}}\).162 = 17,857 tấn
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là:
+ pH = 13 ⇒ OH- còn dư sau phản ứng ⇒ nOH- dư = \(\frac{{0,1.(200 + x)}}{{1000}}\)
mà nOH- dư = nOH- ban đầu - nH+ = 0,2.0,1.2 + 0,2.0,1 - \(\frac{x}{{1000}}.0,05.2 = \frac{{0,1.(200 + x)}}{{1000}} \Rightarrow x = 200\)
Vậy nBaSO4 = nSO42- = 0,01 mol ⇒ mBaSO4 = 2,33 (g)
Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là:
Bảo toàn electron: \(3{n_{Al}} = 3{n_{NO}} + {n_{N{O_2}}}\)mà \(3{n_{NO}} = {n_{N{O_2}}} \Rightarrow {n_{NO}} = 0,{01^{mol}} \Rightarrow {V_{NO}} = 0,224(l)\)
Cho các chất: CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5; HCOOH. Số chất tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2 là?
Chất tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 2 là ClNH3CH2COOH, CH3COOC6H5.
Hỗn hợp chất rắn X gồm: BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO và MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan và phần không tan E. Các chất trong E gồm:
\(X\left\{ \begin{array}{l} BaC{O_3},CuO,MgC{O_3}\\ Fe{(OH)_2},Al{(OH)_3} \end{array} \right.\)→\(\left\{ \begin{array}{l} BaO,CuO,MgO\\ F{e_2}{O_3},A{l_2}{O_3} \end{array} \right.\) →\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} Z:Ba{(OH)_2},Ba{(Al{O_2})_2}\\ E:F{e_2}{O_3},CuO,MgO \end{array} \right.\\ \end{array}\)
Hỗn hợp X gồm 0,12 mol CH4, 0,09 mol C2H2 và 0,3 mol H2. Nung nóng X với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom thấy khối lượng dung dịch brom tăng 0,82 gam và thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z đối với H2 là 8. Thể tích của Z ở điều kiện tiêu chuẩn là:
BT \(\pi\) : mX = mY = mb tăng +mZ ⇒ mZ = 4,04 (g) ⇒ VZ = 5,656 (l)
Cho sơ đồ sau:
Biết hiệu suất các phản ứng lần lượt là 70% và 100%. Khối lượng dung dịch H2SO4 70% tối thiểu cần dùng để điều chế được 468 gam Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ trên là:
Phương trình: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4
4H3PO4 + Ca3(PO4)2 → 3Ca(H2PO4)2
Ta có: \({n_{{H_3}P{O_4}}} = {n_{Ca{{({H_2}P{O_4})}_2}}} = \frac{4}{3}.\frac{{468}}{{234}} = \frac{8}{3}mol\) \(\Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{3}{2}{n_{{H_3}P{O_4}}}.\frac{{100}}{{70}} = \frac{{40}}{7}mol\)
\(\ \Rightarrow {m_{dd}}_{{H_2}S{O_4}} = {m_{{H_2}S{O_4}}}.70\% = 800(g)\)
Đốt cháy hoàn toàn 15,84 gam hỗn hợp hai este CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
M 2 chất bằng nhau nên tổng số mol = 0,18.
nCO2=0,18×4=0,72
nH2O=0,18×4=0,72
m bình tăng = 44,64
Cho các phản ứng sau:
C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Cho các phản ứng sau:
C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?
C2H5OOC - [CH2]4- COOH(X) + n2NaOH → NaOOC -[CH2]4 -COONa(X1) + C2H5OH(X2) + H2O
NaOOC - [CH2]4 - COONa(X1) + H2SO4 → HOOC- [CH2]4 - COOH(X3)
HOOC- [CH2]4 -COOH(X3) + NH2 - [CH2]6 - NH2 (X4 ) → (-NH - [CH2]6 -NHCO- [CH2]4- CO- )n
B. Sai, Nhiệt độ nóng chảy của X3 thấp hơn X1.
C. Sai, Dung dịch X4 làm quỳ tím chuyển màu xanh.
D. Sai, Nhiệt độ sôi của X2 thấp hơn axit axetic.
Điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong 8492 giây. Ở anot thu được 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thu được NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam rắn không tan. Giá trị của m là:
+ Ta có: ne = 0,44 mol. Tại anot có khí Cl2 (x mol) và O2 (y mol) thoát ra với x + y = 0,15 (1) và áp dụng bảo toàn electron ta lại có: 2x+ 4y = 0,44 (2). Từ (1), (2) ta tính được: x = 0,08 mol và y = 0,07 mol
+ Xét dung dịch trước khi điện phân có nNaCl = 2nCl2 = 0,16 mol ⇒ nCu(NO3)2 = 0,2 mol
+ Khi đó tại catot có khí H2 thoát ra với nOH- = 2nH2 = ne - 2nCu(NO3)2 = 0,04 mol.
+ Dung dịch sau khi điện phân gồm HNO3 (0,24 mol), NaNO3 (0,16 mol).
+ Ta có: nNO = 0,25nH+ = 0,06 mol. Áp dụng bảo toàn electron → nFe pứ = 1,5nNO = 0,09 mol
mà m – 0,09.56 = 0,8m → m = 25,2 (g)
Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hỗn hợp E gồm este X: CnH2n-2O2 và axit Y: CmH2m-4O4 (m ≥ 4 và n ≥ 4).
Khi đốt cháy E: nCO2 - nH2O = nX + 2nY = nO(E)/2 ⇒ nO(E) = 0,22 mol; nCOO= 0,11 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mE = mC+ mH+ mO = 9,32g
Trong 46,6 gam E có: nCOO = 5.0,11 = 0,55 mol ⇒ a + 2b = 0,55 (1) và nNaOH = 0,6 mol ⇒ nNaOH dư = 0,05 mol ⇒ Khối lượng H2O trong dung dịch là 176 gam.
Trong Z gồm \(\left\{ \begin{array}{l} C{H_3}OH:{a^{mol}}\\ {H_2}O:{(2b + 9,78)^{mol}} \end{array} \right.\)
⇒ mbình tăng = mCH3OH+ mH2O- mH2 = 32a + 36b = 13,4 (2)
Từ (1), (2) suy ra a = 0,25; b = 0,15.
Trong 9,32 gam E có: nX = 0,05 mol ; nY = 0,03 mol.
Áp dụng bảo toán nguyên tố C: 0,05n + 0,03m = 0,43 ⇒ n = 5; m = 6
⇒ X là C5H8O2: 0,05 mol và C6H8O4: 0,03 mol ⇒ %mY = 46,35%
Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO và Cu(NO3)2 cần dùng vừa đủ 430 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được hỗn hợp khí Y gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2; dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa (không chứa muối Fe3+). Cô cạn Z, thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
- Khi cho 21,5 gam X tác dụng với 0,43 mol H2SO4 thì:
BTKL: \({n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_X} + 98{n_{{H_2}S{O_4}}} - 30{n_{NO}} - 2{n_{{H_2}}} - {m_Z}}}{{18}} = 0,{26^{mol}}\)
BTNT.H: \({n_{N{H_4}^ + }} = \frac{{2{n_{{H_2}S{O_4}}} - 2{n_H}_{_2O} - 2{n_{{H_2}}}}}{4} = 0,{02^{mol}}\)\( \Rightarrow {n_{Cu{{(N{O_3})}_2}}} = \frac{{{n_{N{H_4}^ + }} + {n_{NO}}}}{2} = 0,{04^{mol}}\)
Ta có: nO(trong X) = nFeO = \(\frac{{2{n_{{H_2}S{O_4}}} - 10{n_{N{H_4}^ + }} - 4{n_{NO}} - 2{n_{{H_2}}}}}{2}\)
Trong X có: \(\left\{ \begin{array}{l} 3{n_{Al}} + 2{n_{Zn}} = 3{n_{NO}} + 2{n_{{H_2}}} + 8{n_{N{H_4}^ + }} = 0,6\\ 27{n_{Al}} + 65{n_{Zn}} = {m_X} - 72{n_{FeO}} - 188{n_{Cu{{(N{O_3})}_2}}} = 8,22 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{Al}} = 0,{16^{mol}}\\ {n_{Zn}} = 0,{06^{mol}} \end{array} \right.\)
⇒ %mAl = 20,09%
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 1 muối là:
(a) Cu dư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3.
(c) Na2CO3 dư + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3.
(d) Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2.
(e) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
(g) CO2 dư + NaAlO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3.
Thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 1 muối là (b), (g).
Cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và BaCl2. Khối lượng kết tủa (y gam) phụ thuộc vào số mol H2SO4 (x mol) theo đồ thị như hình vẽ sau:
Khối lượng kết tủa cực đại là:
Tại nH2SO4 = a mol và mBaSO4 + mAl(OH)3 = 38,9 ⇒ 233.a + 2a.78 = 38,9 ⇒ a = 0,1
⇒ n NaAlO2 = 2a = 0,2mol.
Tại nH2SO4 = 2nNaAlO2 = 2b - 0,1 ⇒ b = 0, 25 mà nBaCl2 = b = 0,25 mol
Tại n H2SO4 = 2nNaAlO2 - 1,5nAl(OH)3 = b ⇒ nAl(OH)3 = 0,1mol ⇒ mkết tủa = 66,05 (g).
Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào V ml dung dịch chứa AgNO3 x (mol/l) và Cu(NO3)2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ x : y là?
Dung dịch X gồm Mg2+ (a mol), Al3+ (b mol), Cu2+ (c mol) và NO3–.
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} 2a + 4b + 2c = {n_{NaOH}} = 0,46\\ 40a + 80b = 7,6\\ 24a + 27b = 3,72 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,11\\ b = 0,04\\ c = 0,04 \end{array} \right.\)
Áp dụng BTDT ⇒ \(2a + 3b + 2c = {n_{N{O_3}^ - }} \Rightarrow {n_{A{g^ + }}} + 2{n_{Cu}}_{{{^2}^ + }} = 0,42\)
Chất rắn Y gồm Ag và Cu ⇒ 108nAg+ + 64(nCu2+ - 0,04) = 20
Giải hệ ta suy ra tỉ lệ x : y = 0,12 : 0,15 = 4 : 5
Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức E với 30 ml dung dịch 28% (d = 1,2 g/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm. Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn X và 4,6 gam ancol Y. Đốt cháy X, thu được 12,42 gam muối cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp khí cacbonic và hơi nước. Tên của E là:
Ta có: \({m_{MOH}} = d.V.28\% = 10,08(g)\)và \({m_{{M_2}C{O_3}}} = 12,42(g) \Rightarrow \frac{{M + 17}}{{0,5.(2M + 60)}} = \frac{{36}}{{12,42}} \Rightarrow M = 39(K)\)
Mà \({n_E} = {n_Y} \Rightarrow {M_Y} = 46({C_2}{H_5}OH)\)
Giả sử E là etyl axetat \(\Rightarrow {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 8,26(g)\). Thỏa mãn.
Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y đều mạch hở, có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1 và có tổng số liên kết peptit nhỏ hơn 8. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,48 mol muối Gly và 0,08 mol muối Ala. Giá trị của m là:
- Khi gộp X, Y với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1 thì: 4X + Y → X4Y1 + 4H2O (1)
+ Từ: nGly : nAla = 0,48 : 0,08 = 6 :1 thì: X4Y1 + (7k - 1)H2O → 6kGly + kAla (2)
- Giả sử tổng số liên kết peptit bằng 8 ta có:
\(\sum {} \)số mắt xích(min) < \(\sum {} \)số mắt xích của X4Y1 < \(\sum {} \)số mắt xích(max) → 10 < 7k < 40 ⇒ k = 2, 3, 4, 5.
+ Với k = 2 ⇒ n(Gly)6(Ala)1 = nX4Y1 = \(\frac{{nGly}}{{12}} = \frac{{nAla}}{2} = 0,{04^{mol}} \to \left\{ \begin{array}{l} {n_X} = 4{n_{{X_4}{Y_1}}} = 0,{16^{mol}}\\ {n_Y} = {n_X}_{_4{Y_1}} = 0,{04^{mol}} \end{array} \right.\)
- Ta có: mE = mX4Y1 + 4nH2O (1) = mGly + mAla - 18nH2O (2) + 18nH2O (1) = 36,64 (g)
Đun nóng 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan có khối lượng là:
X có công thức cấu tạo là (CH3NH3)2CO3
Chất rắn thu được là K2CO3 (0,075 mol) và KOH dư (0,05 mol) ⇒ mrắn = 13,15 (g).