Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội- lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội- lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
22 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?
Đáp án C
2FeS + 10HNO3 → Fe2(SO4)3 + 10NO + H2SO4 + 4H2O
Cho các kim loại Zn, Ag, Cu, Fe tác dụng với dung dịch chứa Fe3+. Số kim loại phản ứng được là:
Các kim loại phản ứng là Zn, Cu, Fe.
Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch axit axetic nồng độ khoảng 5%. Công thức cấu tạo tủa axit axetic là:
Công thức của giấm ăn là CH3COOH
Cho một thanh Al vào 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/lít. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh Al tăng 13,8 gam. Giá trị của x là:
13,8 = 0,5x.64 - \(27.\frac{{0,5x.2}}{3} \to x = 0,6\)
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là:
Do các ancol không phản ứng với NaOH.
Nên Chọn A
Cho a mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 46 gam glixerol. Giá trị của a là:
a = 46 : 92 = 0,05 mol
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X thu được 0,45 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của ancol X là:
Từ số mol CO2 và H2O ta xác định được X (C3H8O)
Số đồng phân của ancol X: CH3CH2CH2OH, CH3CH(OH)CH3
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
\(m = \frac{{17,6}}{{88}}(15 + 44 + 23) = 16,4gam\)
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2HxOy, khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 62. Có tối đa mấy chất X mà khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa?
X có công thức C2HxOy → MX = 24 + x + 16y < 62 → x + 16y <38 → y\( \le \)2
+ Nếu y = 1, x = 4 → X dạng C2H4O có CH3CHO ( andehit axetic) thỏa mãn.
+ Nếu y = 2, x = 2 → X dạng C2H2O2 có (CHO)2 ( andehit oxalic); x = 4 → X có dạng C2H4O2 có HCOOCH3 và OH-CH2CHO thỏa mãn.
Theo đó, có 4 chất hữu cơ mạch hở, bền ở điều kiện thường thỏa mãn.
Khí thải công nghiệp và các động cơ ôtô, xe máy... là nguyên nhân chủ yêu gây ra mưa axit. Thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:
Các thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là SO2, NO, NO2
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H4O2. X có thể tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với Na giải phóng H2, nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. Công thức cấu tạo của X là:
Không tác dụng với NaOH: HO-CH2-CHO và HO-CH=CH-OH (loại B và C)
Có phản ứng tráng Ag: HO-CH2-CHO
Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ.
Chọn đáp án B
Dung dịch X làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch Y không làm quỳ tím đổi màu. Trộn X vả Y thu được kết tủa. X, Y lần lượt là:
Trộn X và Y thu được kết tủa → Loại đáp án A, D
Dung dịch NaOH và K2SO4 đều có tính bazo
Y không làm đổi màu quỳ tím → Loại C do dung dịch Ba(NO3)2 trung tính
Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là:
\({C_M} = \frac{{10,8}}{{108}}:2:0,5 = 0,1M\)
Hỗn hợp Y gồm metan, etilen, propin và vinylaxetilen có tỷ khối với hiđro bằng 16,4. Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lít (đktc) hỗn hợp Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được lượng kết tủa nặng:
Y: CxH4 → x = 2,4 → \(mBaC{O_3} = 197.2,4.0,08 = 37,824gam\)
Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t0) thu được sản phẩm là:
CH2=CH-CHO + H2 → CH3CH2CH2OH
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch gồm các chất tan:
Fe + Ag+ → Fe2+ + Ag
Ag+ dư tiếp tục phản ứng với Fe2+
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
⇒ Dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.
Tiến hành phản ứng khử oxit kim loại X thành kim loại bằng khí CO dư theo sơ đồ như hình vẽ:
Oxit X là ?
Ở nhiệt độ cao, khí CO, H2 có thể khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Vậy oxit X là CuO
Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa?
Trong trường hợp này Fe và C đã tạo thành 2 điện cực có nối với nhau và có môi trường điện li là không khí ẩm.
⇒ Xảy ra quá trình oxi hóa khử giống như trong pin điện.
⇒ Ăn mòn điện hóa.
Chất nào sau đây không tan trong nước?
Xenlulozo không tan được trong nước
Trong các kim loại sau: K, Fe, Ba và Mg. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
Dựa vào dãy điện hóa của kim loại.
Cho các phát biểu sau về ăn mòn hóa học:
(1) Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện một chiều.
(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hóa học.
(3) Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng ăn mòn điện hóa.
(4) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng là: (1) và (4).
Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu, Fe tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
\(\frac{{3,33 - 2,13}}{{16}}.2 = x + 2x.2 \to x = 0,03(l) = 30ml\)
Các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
C, D - Loại vì Mg điều chế bằng điện phân nóng chảy muối
A - Loại vì Al chỉ điện phân nóng chảy Al2O3 (không điện phân nóng chảy AlCl3 vì thăng hoa)
Cho hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi tác dụng vừa hết với 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe tạo ra hỗn hợp Y gồm muối clorua và oxit. Hòa tan hoàn toàn Y cần 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích khí Cl2 trong X là:
\(\left\{ \begin{array}{l} Mg:0,{08^{mol}}\\ Al:0,{08^m}^{ol} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} M{g^2}^ + :0,{08^m}^{ol}\\ F{e^{2 + }}:{a^{mol}}\\ F{e^{3 + }}:{b^{mol}} \end{array} \right.\) \( \to \left\{ \begin{array}{l} a + b = 0,08\\ 108a + 143,5(0,16 + 2a + 3b) = 56,69 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} a = 0,02\\ b = 0,06 \end{array} \right.\)
Bảo toàn Cl: \(^{}nC{l_2} = 0,{07^{mol}}\)
Bảo toàn electron: \(n{O_2} = 0,{06^{mol}}\)
⇒ %V Cl2 = 53,85%
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của bông là xenlulozo.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng là: (a), (c), (d), (e), (g).
Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn Z. Giá trị của x là:
2,58 - 1,68 = 0, 01.108 + 0,1x.64 - 56(0, 01: 2 + 0,1x) → x = 0,125
Hỗn hợp G gồm glyxin và axit glutamic. Cho 3,69 gam hỗn hợp G vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glyxin và axit glutamic trong hỗn hợp G lần lượt là:
\(\left\{ \begin{array}{l} Gly:{x^{mol}}\\ Glu:{y^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 75x + 147y = 3,69\\ x + 2y = 0,1 - 0,05 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x - 0,01\\ y = 0,02 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} \% {m_{Gly}} = 20,33\% \\ \% {m_{Glu}} = 79,67\% \end{array} \right.\)
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung AgNO3 rắn.
(2) Đun nóng C với H2SO4 đặc.
(3) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(4) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(5) Hòa tan NaHCO3 trong dung dịch NaOH.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:
Các thí nghiệm tạo ra chất khí là: (1), (2), (3), (4).
Khi tiến hành đồng trùng hợp buta - 1,3 - đien và stiren thu được một loại polime A là cao su Buna – S. Đem đốt một mẫu A, thấy số mol O2 phản ứng bằng 1,325 lần số mol CO2 sinh ra. Nếu cho 19,95 gam A tác dụng hết với dung dịch brom thì có bao nhiêu gam brom tham gia phản ứng?
[(-CH2-CH=CH-CH2-)(-CH(C6H5)-CH2-)n] + (5,5 + 10n)O2 → (4+8n)CO2
→ 5,5 + 10n = 1,325 (4 + 8n) → \(n = \frac{1}{3}\)
→ ncao su = 0,225 mol → mBr2 = 36 gam
Cho dãy các chất: metyl axetat, viny axetat, anlyl axetat, phenyl axetat, etyl fomat, metyl acrylat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
Các chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: metyl axetat, anlyl axetat, etyl fomat, metyl acrylat, tripanmitin.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(3) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng.
(4) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(5) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí).
(6) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
Các thí nghiệm thu được kim loại là: (2), (3), (4), (5), (6).
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N2O3. Cho 11 gam X tác dụng với dung dịch chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và đụng dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là ?
NH4-CO3-NH3CH3 (0,1 mol) + NaOH (0,3 mol) → \(\left\{ \begin{array}{l} N{a_2}C{O_3}:0,{1^{mol}}\\ NaOH:0,{1^{mol}} \end{array} \right. \to m = 14,6gam\)
Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình vẽ:
Giá trị của x là:
+ Tại a mol CO2: \({n_{ \downarrow \max }} = {n_{C{O_2}}} = {n_{Ca{{(OH)}_2}}} = 0,{1^{mol}}\)
+ Tại (a+0,5) mol CO2: \({n_{NaOH}} = 0,{5^{mol}}\)
+ Tại x mol CO2: x = a + 0,5 + 0,1 - 0,06 = 0,64
Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây ?
Dồn chất: \(X\left\{ \begin{array}{l} {C_2}{H_3}NO:0,{075^{mol}}\\ C{H_2}:{x^{mol}}\\ {H_2}O:{y^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} C{O_2}:0,15 + x\\ {H_2}O:0,1125 + x + y \end{array} \right.\)cho tác dụng với 0,14 mol Ba(OH)2 →\(\left\{ \begin{array}{l} BaC{O_3}:{z^{mol}}\\ Ba{(HC{O_3})_2}:0,14 - z \end{array} \right.\)
\( \to z + 2(0,14 - z) = 0,15 + x \to z = 0,13 - x\)
- \(11,865 = 44(0,15 + x) + 18(0,1125 + x + y) - 197z \to 259x + 18y = 28,85\)
- \(3 < \overline N < 5 \to \left\{ \begin{array}{l} y = 0,015 \to x = \frac{{1429}}{{12950}} \to m = 6,0899\\ y = 0,025 \to x = \frac{{142}}{{1296}} \to m = 6,2601 \end{array} \right. \to 6,0899 < m < 6,260\)
Hòa tan hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m (gam) chắt rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
\(\left\{ \begin{array}{l} Fe:0,{05^{mol}}\\ Cu:0,{025^{mol}} \end{array} \right.\)
Áp dụng bảo toàn electron ta có: \({n_{Ag}} = 0,05.3 + 0,025,2 - 3{\textstyle{{0,05 + 0,2} \over 4}} = 0,{0125^{mol}}\)
\(\left\{ \begin{array}{l} Ag:0,{0125^{mol}}\\ AgCl:0,{2^m}^{ol} \end{array} \right. \to m = 30,05gam\)
X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). T là este tạo bởi X, Y với một ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toản 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây là sai?
- \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,{115^{mol}} \to {n_Z} = {n_T}\)
Áp dụng BTKL → \({n_O} = 0,{1^{mol}}\)
- \({n_{KOH}} = 0,{04^{mol}} \to \left\{ \begin{array}{l} {n_{COO}} = 0,{04^{mol}}\\ {n_{OH}} = 0,{02^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {n_{X + Y}} = 0,{02^{mol}}\\ {n_Z} = {n_T} = 0,{1^{mol}} \end{array} \right.\)
\(\to \left\{ \begin{array}{l} X:HCOOH\\ Y:C{H_3}COOH\\ Z:{C_3}{H_8}{O_2}\\ T:HCOO{C_3}{H_6}OOCC{H_3} \end{array} \right.\)
Hỗn hợp X gồm propan, etylen glicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etylen glicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
Dồn chất: \(X\left\{ \begin{array}{l} C{H_2}:{x^{mol}}\\ {H_2}O:{y^{mol}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 14x + 18y = 5,444\\ 44x + 18(x + y) = 16,58 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,232\\ y = 0,122 \end{array} \right. \to m = 45,704gam\)
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là:
Ta có: \(\frac{{20,4}}{{102}}.6:4 = 0,3 \to \)dung dịch sau điện phân không chứa H+
\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{O{H^ - }}} = 0,2.2 = 0,{4^{mol}}\\ {n_{C{l_2}}} = 0,{3^{mol}} \to {n_e} = 0,{6^{mol}} \end{array} \right. \to {n_{Cu}} = (0,6 - 0,4):2 = 0,{1^{mol}} \to m = 51,1gam\)
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị gần đúng nhất của m là:
- \(\left\{ \begin{array}{l} CO:0,{03^{mol}}\\ C{O_2}:0,{03^{mol}} \end{array} \right. \to {n_{O(Y)}} = \frac{{0,25m}}{{16}} - 0,03\)
- Áp dụng BTKL: \(3,08m = 0,75m + 62\left[ {2\left( {\frac{{0,25m}}{{16}} - 0,03} \right) + 3.0,04} \right] \to m = 9,478gam\)