Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
20 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu... X là
Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu... X là Ag.
Đáp án B
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại từ nhôm trở về trước.
VD: K, Na, Mg…
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn
Đáp án D
Thuỷ phân hoàn toàn vinyl propionat trong dung dịch KOH (vừa đủ) tạo thành sản phẩm gồm
Thuỷ phân hoàn toàn vinyl propionat trong dung dịch KOH (vừa đủ) tạo thành sản phẩm gồm C2H5COOK và CH3CHO.
Đáp án C
Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + 2Na2CO3 + 2H2O.
B. Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O.
C. Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O.
D. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O.
⇒ chọn D.
Công thức phân tử của đimetylamin là
Công thức phân tử của đimetylamin là C2H7N.
Đáp án B
Hợp chất X (hay còn gọi là corindon) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kỹ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia lade…. Hợp chất X là
Hợp chất X là Al2O3.
Đáp án C
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3 → Cu(OH)2 , Fe(OH)3 → Fe(OH)3
Do KOH dư → kết tủa Zn(OH)2 , Al(OH)3 tan hết
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Cu(OH)2 tạo phức với dung dịch NH3 → chất rắn chỉ còn Fe(OH)3
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Loại vật liệu polime có hình sợi, dài và mảnh với độ bền nhất định được gọi là
Loại vật liệu polime có hình sợi, dài và mảnh với độ bền nhất định được gọi là tơ.
Đáp án D
Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là
Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là Cr(OH)3.
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây sai?
Cho xenlulozơ vào dung dịch I2 thấy xuất hiện màu xanh tím → Sai
Đáp án C
Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là
Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là NH3.
Đáp án A
Cho 6 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
nMg = 6 : 24 = 0,25 mol; nCuSO4 = 0,2.1 = 0,2 mol
PTHH: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Bđ: 0,25 0,2 (mol)
Pư: 0,2 ← 0,2 ← 0,2 ← 0,2 (mol)
Sau: 0,05 0 0,2 0,2 (mol)
Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: 0,2 mol Cu và 0,05 mol Mg dư
→ mrắn = 0,2.64 + 0,05.24 = 14 gam
Đáp án A
Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
Ta có: 2nH2 = nH+ + nOH- ⇒ nOH- = 0,05 mol và 2nBa + nNa = 0,3 mol ⇒ nNa = nBa = 0,1 mol
Kết tủa gồm Cu(OH)2 (0,025 mol) và BaSO4 (0,1 mol)
⇒ m kết tủa = 25,75 (g)
Cho dãy các chất: axit acrylic, phenyl axetat, anlyl axetat, meylamoni axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
Chất thoả mãn là phenyl axetat, anlyl axetat, etyl fomat, tripanmitin
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N. Cho 17,8 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 18,8 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Có nXX = nmuối = 17,8 : 89 = 0,2 mol
→Mmuối = 94 ( CH2=CHCOONa)
Vậy công thức cấu tạo của X là CH2=CHCOONH4.
Đáp án B.
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là
nAg = 25,92 : 108 = 0,24 mol
Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc.
Glucozo → 2Ag
0,12 ← 0,24 (mol)
→ nGlucozo = 0,12 mol
→nSaccarozo = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol
Khi đốt cacbohidrat ta luôn có:
nO2 = nCO2 = 6nGlu + 12nSac = 6.0,12 + 12.0,08 = 1,68 mol
Mô hình thí nghiệm sau đây ứng với phương pháp tách chất nào sau đây?
Phản ứng kết tinh → Đáp án C
Cho các phương trình hóa học:
(1) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
(2) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
(3) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
4) H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
Các phương trình có cùng phương trình ion thu gọn là
Các phương trình ion rút gọn tương ứng
(1) OH- + H+ → H2O
(2) Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O
(3) H+ + OH- → H2O
(4) H2S + 2OH- → S2- + 2H2O
Lên men glucozơ (25 – 30oC) thu được hai chất X và Y. Từ chất X điều chế ra axit axetic bằng phương pháp lên men giấm. Cho chất Y tác dụng với chất Z thu được đạm ure. Hai chất X và Z là
Hai chất X và Z là CO2 và N2.
Đáp án D
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng thanh sắt vào nước.
(c) Nhúng thanh bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch KOH.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
Thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là (a), (d).
X là este đơn chức, mạch hở, phân tử có 4 nguyên tử cacbon và chứa một loại nhóm chức. Hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần dùng a mol H2 (Ni, to ). Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là
X có CTPT là C4H6O2. Số đồng phân của X thoả mãn là HCOOCH=CHCH3; HCOOCH2CH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CH2; CH2=CH-COOCH3.
Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và NaOH. Số chất tác dụng được với dung dịch FeCl3 là
Chất tác dụng được với dung dịch FeCl3 là KI, Al, Cu, AgNO3, NaOH.
Cho các chất sau: vinyl clorua, isopren, acrilonitrin, caprolactam và metyl metacrylat. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là
Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là vinyl clorua, metyl metacrylat.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(b) Tơ visco được chế tạo từ xenlulozơ.
(c) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
(d) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm xanh quỳ tím.
(e) Nhiệt độ sôi của triolein cao hơn nhiệt độ sôi của tristrearin.
(g) Dung dịch formol dùng để bảo quản thực phẩm (thịt, cá…).
Số phát biểu sai là
(d) Sai, Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(e) Sai, Nhiệt độ sôi của triolein thấp hơn nhiệt độ sôi của tristrearin.
(g) Sai, Dung dịch formol không được sử dụng để bảo quản thực phẩm vì tính độc hại của nó.
Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Ta có: nR2CO3 = nCO2 : 2 = 0,1 mol → 0,1.(2MR + 60) + 0,1.84 = 18 → MR = 18: NH4+
Khi nung 9 gam X gồm (NH4)2CO3: 0,05 mol và NaHCO3 : 0,05 mol
→ Na2CO3 : 0,025 mol → m = 2,65 (g)
Đốt cháy hoàn toàn 54,36 gam hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và các chất béo tạo bởi hai axit đó, thu được a mol CO2 và (a - 0,12) mol H2O. Mặt khác, 54,36 gam X tác dụng vừa hết với 0,2 mol KOH trong dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Ứng dụng độ bất bão hoà: nCO2 = nH2O = 2nc.béo ⇒ nc.béo = 0,06 mol
Khi cho X tác dụng với KOH thì: naxit béo = nH2O = 0,2 – 0,06.3 = 0,02 mol
BTKL: mX + mKOH = mY + mH2O
mY = 59,68 (g)
Este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 (2)
(2) X2 + H2 → X3
(3) X1 + H2SO4 → Y + Na2SO4
(4) 2Z + O2 → 2X
Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?
C. Sai, Trong Y có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn số nguyên tử hidro.
Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Hỗn hợp gồm Al2O3 và Na (1 : 2) cho vào nước dư.
(b) Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư.
(c) Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư.
(d) Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư.
(e) Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư.
Số thí nghiệm mà hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là
(a) 1 mol Al2O3 hoà tan tối đa với 2 mol NaOH ⇒ dung dịch trong suốt.
(b) 1 mol Fe2(SO4)3 tác dụng tối đa với 1 mol Cu ⇒ dung dịch trong suốt.
(c) Xuất hiện kết tủa BaSO4.
(d) (pư vừa đủ) ⇒ dung dịch trong suốt.
(e) Xuất hiện kết BaCO3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.
(b) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.
(c) CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
(d) Có thể dùng dung dịch NaOH làm mềm nước cứng tạm thời.
(e) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.
(g) Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 4: 1) tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư
Số phát biểu đúng là
(b) Sai, Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ không tuân theo quy luật
Hỗn hợp X chứa Mg, Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 3,5% khối lượng. Đun nóng m gam X với 0,448 lít khí CO một thời gian thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 16. Hoà tan hết Y trong dung dịch chứa 1,3 mol HNO3, thu được dung dịch T chứa 84,72 gam muối và 2,688 lít hỗn hợp khí G chứa NO và N2. Biết G có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 89/6. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
Đặt nNO = a; nN2 = b
⇒ nG = a + b = 0,12 mol; mG = 30a + 28b = 0,12 × \(\dfrac{{89}}{3}\)
⇒ giải hệ có: a = 0,1 mol; b = 0,02 mol
Trong Z, đặt nCO = c; nCO2 = d.
⇒ nCO ban đầu = c + d = 0,02 mol
mZ = 28c + 44d = 0,02 × 32
⇒ giải hệ có:
c = 0,015 mol; d = 0,005 mol
Đặt nO/X = x; nNH4+ = y
⇒ m = \(\dfrac{{3200x}}{7}\)
⇒ mKL/X = \(\dfrac{{3088x}}{7}\)
nO/Y = (x – 0,005) mol ⇒ nH+ = 2.(x – 0,005) + 10y + 0,64 = 1,3 mol.
Bảo toàn Nitơ: nNO3–/muối = (1,16 – y) mol
⇒ mmuối = \(\dfrac{{3088x}}{7}\) + 18y + 62.(1,16 – y) = 84,72 gam.
⇒ giải hệ có: x = 0,035 mol; y = 0,06 mol
⇒ m = 16 gam
Cho 6,03 gam hỗn hợp gồm etanal và axetilen tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 41,4 gam kết tủa. Cho toàn bộ lượng kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
CH3CHO: x mol và C2H2: y mol
Ta có: 44x+ 26y = 6,03 x 0,075 và 216x + 240y = 41,4
→ x = 0,075 và y = 0,105
Khi cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được: m = 46,335 gam
Điện phân dung dịch chứa 11,7 gam NaCl và x gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 25,5 gam. Cho thanh Mg (dư) vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh Mg tăng 9,18 gam và thoát ra 0,56 lít khí NO, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, Dung dịch X không chứa NaOH.
B. Sai, Giá trị của x là 103,4 gam.
C. Sai, Khối lượng Mg phản ứng là 10,02 gam.
D. Đúng, Dung dịch muối thu được là Mg(NO3)2, NH4NO3 ⇒ m = 63,39 gam.
Nung nóng hỗn hợp chứa các chất rắn có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thổi luồng khí CO (dư) qua chất rắn Z, nung nóng thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sai, Nhỏ dung dịch HCl vào Y, không có khí thoát ra.
C. Sai, Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thất xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan nếu dùng HCl dư.
D. Sai, Hỗn hợp rắn X chứa ba oxit kim loại.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam.
Cho từ từ từng giọt dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 và b mol Na2SO4. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (n mol) được biểu diễn theo đồ thị bên.
Giá trị tỉ lệ a : b tương ứng là
Tại nBa(OH)2 = 0,3 mol : có 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3 (cực đại) ⇒ nOH- = 3nAl3+ ⇒ a = 0,1
Tại nBa(OH)2 = 0,55 mol: BaSO4 đạt cực đại và Al(OH)3 vừa tan hết ⇒nSO42- = nBa2+ = 0,55 ⇒ b = 0,15
Vậy a : b = 2 : 5
Cho 1,792 lít khí O2 (đktc) tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba, thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít khí H2 (đktc). Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít khí CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Bảo toàn nguyên tố Ba: nBa = n↓ = 0,2 mol.
+ Bảo toàn electron và bảo toàn điện tích:
nOH = 4nO2 + 2nH2 = 0,6 mol
⇒ T = \(\dfrac{{{n_{OH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\) = 1,33
⇒ tạo CO32– và HCO3–.
Ta có công thức: nCO32– = nOH– – nCO2 = 0,15 mol < 0,2 mol
⇒ n↓ = nCO32– = 0,15 mol
⇒ m = 29,55(g) ⇒ Chọn B.
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100ml Dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20ml dung dịch HCl 1M để trung hoàn lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
Chú ý: H2O + este → axit + ancol
→ quy X gồm 0,04 mol axit T + 0,05 mol ancol ROH (với R < 29) – x mol H2O.
Mtrung bình ancol < 46 nên rõ chắc chắn có CH3OH (M = 32) rồi → 2 ancol thuộc đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.
Lại từ Mtrung bình 2 ancol < 46 → 32 + Mancol kia < 92 → Mancol kia < 60
→ ancol kia là C2H6O (M = 46).
Chặn: 0,05 × 1 < ∑nC ancol < 0,05 × 2
→ 2,25 < số C axit < 3,5
→ T là CH2(COOH)2 (axit malonic).
→ Yêu cầu m gam muối khan gồm 0,04 mol CH2(COONa)2 + 0,02 mol NaCl
→ m = 7,09 gam. Chọn B.
Nung nóng 1,26 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín đến khới lượng không đổi thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp 2,7 mol HCl và 0,38 mol HNO3 đun nhẹ thu được dung dịch A và 7,168 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Y còn tính khử nên Z không chứa O2
→ Z gồm CO2 (0,12) và NO2 (0,48)
→ FeCO3 (0,12), Fe(NO3)2 (0,24) và Mg (0,9)
Quy đổi Y thành Mg (0,9), Fe (0,36), O (0,6
→ Bảo toàn O)
B gồm NO (a), N2O (b), đặt nNH4+ = c
nB = a + b = 0,32 (1)
A + AgNO3 thoát khí NO (0,02) nên A chứa H+ dư (0,08) và A không chứa NO3-.
Bảo toàn N → a + 2b + c = 0,38 (2)
nH+ phản ứng = 2,7 + 0,38 – 0,08 = 4a + 10b + 10c + 0,6.2 (3)
Từ (1)(2)(3) → a = 0,3; b = 0,02; c = 0,04
Bảo toàn Cl → nAgCl = 2,7
Bảo toàn electron:
2nMg + 3nFe = 2nO + 3a + 8b + 8c + 0,02.3 + nAg
→ nAg = 0,24
→ m↓ = mAgCl + mAg = 413,37
Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
Y là CH2=CHCOOH3NCH(CH3)COOCH3 và Z là C2H5NH3OOCCH2COOH3NCH3.
⇒ G gồm CH2=CHCOONa (0,2 mol), H2NCH(CH3)COONa (0,2 mol) và CH2(COONa)2 (0,1 mol).
⇒ m muối có PTK nhỏ nhất = mCH2=CHCOONa = 18,8 gam
⇒ chọn B.