Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Kim Liên- Hà Nội lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 21 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 193197

Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu... X là 

Xem đáp án

Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu... X là Ag. 

Đáp án B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 193198

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

Xem đáp án

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại từ nhôm trở về trước.

VD: K, Na, Mg…

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 193199

Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?

Xem đáp án

Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn

Đáp án D

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 193200

Thuỷ phân hoàn toàn vinyl propionat trong dung dịch KOH (vừa đủ) tạo thành sản phẩm gồm 

Xem đáp án

Thuỷ phân hoàn toàn vinyl propionat trong dung dịch KOH (vừa đủ) tạo thành sản phẩm gồm C2H5COOK và CH3CHO. 

Đáp án C

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 193201

Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra? 

Xem đáp án

A. Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + 2Na2CO3 + 2H2O.

B. Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O.

C. Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O.

D. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O.

⇒ chọn D.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 193202

Công thức phân tử của đimetylamin là 

Xem đáp án

Công thức phân tử của đimetylamin là C2H7N. 

Đáp án B

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 193204

Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

Xem đáp án

CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3 → Cu(OH)2 , Fe(OH)3 → Fe(OH)3

Do KOH dư  → kết tủa Zn(OH)2 , Al(OH)3 tan hết

Zn(OH)2  + 2KOH →  K2ZnO2  + 2H2O

Al(OH)3 + KOH → KAlO2  + 2H2O

Cu(OH)2 tạo phức với dung dịch NH3 → chất rắn chỉ còn Fe(OH)3

Cu(OH)2  +  4NH3  → [Cu(NH3)4](OH)2

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 193205

Loại vật liệu polime có hình sợi, dài và mảnh với độ bền nhất định được gọi là 

Xem đáp án

Loại vật liệu polime có hình sợi, dài và mảnh với độ bền nhất định được gọi là tơ.

Đáp án D

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 193206

Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là

Xem đáp án

Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là Cr(OH)3

Đáp án C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 193207

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Cho xenlulozơ vào dung dịch I2 thấy xuất hiện màu xanh tím → Sai

Đáp án C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 193208

Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là 

Xem đáp án

Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là NH3.

Đáp án A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 193209

Cho 6 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

nMg = 6 : 24 = 0,25 mol; nCuSO4 = 0,2.1 = 0,2 mol

PTHH: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Bđ:      0,25        0,2                               (mol)

Pư:      0,2 ←     0,2      ← 0,2 ←  0,2 (mol)

Sau:    0,05          0              0,2        0,2 (mol)

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: 0,2 mol Cu và 0,05 mol Mg dư

→ mrắn = 0,2.64 + 0,05.24 = 14 gam

Đáp án A

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 193210

Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là 

Xem đáp án

Ta có: 2nH2 = nH+ + nOH- ⇒ nOH- = 0,05 mol và 2nBa + nNa = 0,3 mol ⇒ nNa = nBa = 0,1 mol

Kết tủa gồm Cu(OH)2 (0,025 mol) và BaSO4 (0,1 mol)

⇒ m kết tủa = 25,75 (g)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 193212

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N. Cho 17,8 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 18,8 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Xem đáp án

Có nXX = nmuối = 17,8 : 89 = 0,2 mol

→Mmuối = 94 ( CH2=CHCOONa)

Vậy công thức cấu tạo của X là CH2=CHCOONH4.

Đáp án B.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 193213

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là

Xem đáp án

nAg = 25,92 : 108 = 0,24 mol

Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc.

Glucozo → 2Ag

0,12 ← 0,24 (mol)

→ nGlucozo = 0,12 mol

→nSaccarozo = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol

Khi đốt cacbohidrat ta luôn có:

nO2 = nCO2 = 6nGlu + 12nSac = 6.0,12 + 12.0,08 = 1,68 mol

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 193214

Mô hình thí nghiệm sau đây ứng với phương pháp tách chất nào sau đây? 

Xem đáp án

Phản ứng kết tinh → Đáp án C

 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 193215

Cho các phương trình hóa học:

(1) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

(2) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

(3) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

4) H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.

Các phương trình có cùng phương trình ion thu gọn là 

Xem đáp án

Các phương trình ion rút gọn tương ứng

(1) OH- + H+ → H2O

(2) Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O

(3) H+ + OH- → H2O

(4) H2S + 2OH- → S2- + 2H2O

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 193224

Este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 (2)

(2) X2 + H2 → X3 

(3) X1 + H2SO4 → Y + Na2SO4

(4) 2Z + O2 → 2X

Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai? 

Xem đáp án

C. Sai, Trong Y có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn số nguyên tử hidro.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 193227

Hỗn hợp X chứa Mg, Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 3,5% khối lượng. Đun nóng m gam X với 0,448 lít khí CO một thời gian thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 16. Hoà tan hết Y trong dung dịch chứa 1,3 mol HNO3, thu được dung dịch T chứa 84,72 gam muối và 2,688 lít hỗn hợp khí G chứa NO và N2. Biết G có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 89/6. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đặt nNO = a; nN2 = b

⇒ nG = a + b = 0,12 mol; mG = 30a + 28b = 0,12 × \(\dfrac{{89}}{3}\)

⇒ giải hệ có: a = 0,1 mol; b = 0,02 mol

Trong Z, đặt nCO = c; nCO2 = d.

⇒ nCO ban đầu = c + d = 0,02 mol

mZ = 28c + 44d = 0,02 × 32

⇒ giải hệ có:

c = 0,015 mol; d = 0,005 mol

Đặt nO/X = x; nNH4+ = y 

⇒ m = \(\dfrac{{3200x}}{7}\)

⇒ mKL/X = \(\dfrac{{3088x}}{7}\)

nO/Y = (x – 0,005) mol ⇒ nH+ = 2.(x – 0,005) + 10y + 0,64 = 1,3 mol.

Bảo toàn Nitơ: nNO3/muối = (1,16 – y) mol

⇒ mmuối = \(\dfrac{{3088x}}{7}\) + 18y + 62.(1,16 – y) = 84,72 gam.

⇒ giải hệ có: x = 0,035 mol; y = 0,06 mol

⇒ m = 16 gam

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 193229

Điện phân dung dịch chứa 11,7 gam NaCl và x gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 25,5 gam. Cho thanh Mg (dư) vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh Mg tăng 9,18 gam và thoát ra 0,56 lít khí NO, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

A. Sai, Dung dịch X không chứa NaOH.

B. Sai, Giá trị của x là 103,4 gam.

C. Sai, Khối lượng Mg phản ứng là 10,02 gam.

D. Đúng, Dung dịch muối thu được là Mg(NO3)2, NH4NO3 ⇒ m = 63,39 gam.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 193230

Nung nóng hỗn hợp chứa các chất rắn có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thổi luồng khí CO (dư) qua chất rắn Z, nung nóng thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

A. Sai, Nhỏ dung dịch HCl vào Y, không có khí thoát ra.

C. Sai, Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thất xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan nếu dùng HCl dư.

D. Sai, Hỗn hợp rắn X chứa ba oxit kim loại.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 193231

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.

B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.

C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng.

D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 193232

Cho từ từ từng giọt dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 và b mol Na2SO4. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (n mol) được biểu diễn theo đồ thị bên.

Giá trị tỉ lệ a : b tương ứng là 

Xem đáp án

Tại nBa(OH)2 = 0,3 mol : có 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3 (cực đại) ⇒ nOH- = 3nAl3+ ⇒ a = 0,1

Tại nBa(OH)2 = 0,55 mol: BaSO4 đạt cực đại và Al(OH)3 vừa tan hết ⇒nSO42- = nBa2+ = 0,55 ⇒ b = 0,15

Vậy a : b = 2 : 5

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 193234

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100ml Dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20ml dung dịch HCl 1M để trung hoàn lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chú ý: H2O + este → axit + ancol

→ quy X gồm 0,04 mol axit T + 0,05 mol ancol ROH (với R < 29) – x mol H2O.

Mtrung bình ancol < 46 nên rõ chắc chắn có CH3OH (M = 32) rồi → 2 ancol thuộc đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.

Lại từ Mtrung bình 2 ancol < 46 → 32 + Mancol kia < 92 → Mancol kia < 60

→ ancol kia là C2H6O (M = 46).

Chặn: 0,05 × 1 < ∑nC ancol < 0,05 × 2

→ 2,25 < số C axit < 3,5

→ T là CH2(COOH)2 (axit malonic).

→ Yêu cầu m gam muối khan gồm 0,04 mol CH2(COONa)2 + 0,02 mol NaCl

→ m = 7,09 gam. Chọn B. 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 193235

Nung nóng 1,26 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín đến khới lượng không đổi thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp 2,7 mol HCl và 0,38 mol HNO3 đun nhẹ thu được dung dịch A và 7,168 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Y còn tính khử nên Z không chứa O2

→ Z gồm CO2 (0,12) và NO2 (0,48)

→ FeCO3 (0,12), Fe(NO3)2 (0,24) và Mg (0,9)

Quy đổi Y thành Mg (0,9), Fe (0,36), O (0,6

→ Bảo toàn O)

B gồm NO (a), N2O (b), đặt nNH4+ = c

nB = a + b = 0,32 (1)

A + AgNO3 thoát khí NO (0,02) nên A chứa H+ dư (0,08) và A không chứa NO3-.

Bảo toàn N → a + 2b + c = 0,38 (2)

nH+ phản ứng = 2,7 + 0,38 – 0,08 = 4a + 10b + 10c + 0,6.2 (3)

Từ (1)(2)(3) → a = 0,3; b = 0,02; c = 0,04

Bảo toàn Cl → nAgCl = 2,7

Bảo toàn electron:

2nMg + 3nFe = 2nO + 3a + 8b + 8c + 0,02.3 + nAg

→ nAg = 0,24

→ m↓ = mAgCl + mAg = 413,37

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »