Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Phạm Ngũ Lão lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 18 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 192797

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là

Xem đáp án

- Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 và AlCl3 phản ứng xảy ra lần lượt theo thứ tự:

H + + OH- → H2O

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Theo đồ thị ta thấy: nH+ = 2a = 0,8 → a = 0,4.

Phương trình tạo kết tủa: nNaOH = 2a + 3nAl(OH)3 (ứng với quá trình kết tủa tăng dần) và nNaOH = 2a + 4nAlCl3 - nAl(OH)3 (ứng với quá trình đã hòa tan kết tủa)

→ 2,8 = 0,8 + 4nAlCl3 - 0,4 → nAlCl3 = b = 0,6 → a:b = 2:3. 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 192798

Cho các mệnh đề sau:

(1) Nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ .

(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch K2CO3.

(3) Phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.

(4) Làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl.

(5) Dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời.

Số mệnh đề đúng là

Xem đáp án

Mệnh đề đúng là (1), (2), (3), (5)

(1) Nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ .

(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch K2CO3. Nước cứng toàn phần gồm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Dung dịch Na2CO3 cũng được dùng làm mềm nước cứng

M2+ + CO32- → MCO3

(3) Phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng. Đun sôi nước cứng tạm thời tạo kết tủa, nước cứng vĩnh cửu không tạo kết tủa:

M2+ + 2HCO3- → MCO3↓ + CO2 + H2O

(4) Làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl.

M(HCO3)2 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O nên HCl không làm giảm tính cứng của nước

(5) Dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời.

M(HCO3)2 + 2NaOH → Na2CO3 + MCO3 + H2O (M là Ca, Mg). 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 192799

Thủy phân hoàn toàn 0,1mol este X bằng NaOH, thu được muối của axit cacboxylic và 6,2 gam ancol Z. Muối thu được có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là: 

Xem đáp án

- Muối thu được có phản ứng tráng bạc → phải có muối của axit fomic HCOONa → loại D.

- Ancol Z thu được có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 → Z có chứa ít nhất 2 nhóm OH liền kề → loại A.

- Nhận thấy: nZ = neste = 0,1 → MZ = 62 → Z là CH2OH – CH2OH → chọn C.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 192800

Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag.

- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete.

Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng

Xem đáp án

Xét 1 phần ⇒ mhỗn hợp anđehit = 20,8 ÷ 2 = 10,4(g).

GIẢ SỬ không chứa HCHO ⇒ nhỗn hợp = nAg ÷ 2 = 0,5 mol.

⇒ Mtrung bình hỗn hợp = 10,4 ÷ 0,5 = 20,8 ⇒ loại

⇒ hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO với số mol là 0,2 và 0,1.

X gồm 0,2 mol CH3OH (Y) và 0,1 mol C2H5OH (Z).

Đặt hiệu suất tạo ete của Z = x ⇒ nZ phản ứng = 0,1x mol.

nY phản ứng = 0,2 × 0,5 = 0,1 mol

2 ancol → 1 ete + 1H2O.

⇒ nH2O = nancol phản ứng ÷ 2 = (0,05 + 0,05x) mol.

Bảo toàn khối lượng: 32.0,1 + 46.0,1x = 4,52 + 18.(0,05 + 0,05x)

⇒ x = 0,6 = 60% ⇒ chọn B.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 192801

Một bình kín chỉ chứa các chất sau : axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với hiđro là 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y ở đktc. Khí Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,55 mol Br2. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đặt nHC≡CH = x; nCH2=CHC≡CH = y; nCH3CH2C≡CH = z.

Bảo toàn khối lượng:

mX = 0,5 × 26 + 0,4 × 52 + 0,65 × 2 = 35,1(g) ⇒ nX = 35,1 ÷ 39 = 0,9 mol.

nπ mất đi = ntr – ns = (0,5 + 0,4 + 0,65) – 0,9 = 0,65 mol.

Bảo toàn liên kết π:

(0,5 × 2 + 0,4 × 3) – 0,65 = 2x + 3y + 2z + 0,55 

 x + y + z = 0,9 – 0,45.

nAgNO3 = 2x + y + z = 0,7 mol

⇒ giải hệ có: x = 0,25 mol; y = z = 0,1 mol.

↓ gồm 0,25 mol AgC≡CAg; 0,1 mol CH2=CHC≡CAg và 0,1 mol CH3CH2C≡CAg.

⇒ m = 0,25 × 240 + 0,1 × 159 + 0,1 × 161 = 92(g)

⇒ chọn B.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 192802

Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit adipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thấy xuất hiện kết tủa. Cho 23,8 gam hỗn hợp X tác dụng với 300ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: 

Xem đáp án

- Công thức các chất: axit acrylic C3H4O2; axit adipic C6H10O4; axit propanoic C3H6O2; glixerol C3H8O3. Vì số mol axit propanoic và axit acrylic bằng nhau nên thay 2 chất này bằng chất mới có công thức C3H5O2.

- Gọi số mol các chất: C6H10O4; C3H5O2 và C3H8O3 có trong 23,8 gam hỗn hợp lần lượt là x, y và z

→ 146x + 73y + 92z = 13,36 = 73(2x + y) + 92z = 23,8 (1).

- Đốt cháy hỗn hợp X → nCO2 = 6x + 3y + 3z. Hấp thụ CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 theo bài ta có các phản ứng:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (vì có kết tủa và đun dung dịch lại thu được kết tủa nữa)

nCO2 = nBaCO3 + 2(nBa(OH)2 - nBaCO3) = 0,9 → 6x + 3y + 3z = 0,9 → 3(2x + y) + 3z = 0,9  (2)

Giải hệ (1) và (2) → 2x + y = 0,2 và z = 0,1.

- Cho X tác dụng với KOH chỉ có C6H10O4 và C3H5O2 phản ứng:

nKOH phản ứng = 2x + y = 0,2 mol = nH2O

→ chất rắn thu được gồm 2 muối và 0,1 mol KOH dư

→ mrắn = maxit + mKOH – mH2O  = (23,8 – 92.0,1) + 0,1.56 – 0,2.18 = 16,6 gam

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 192803

Ứng dụng không đúng của crom là: 

Xem đáp án

Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không → Sai

Đáp án C

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 192804

Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác: 

Xem đáp án

- Khả năng dẫn điện giảm theo trật tự: Ag > Cu > Au > Al > Fe…

- Khả năng dẫn nhiệt giảm theo trật tự: Ag > Cu > Al > Fe… 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 192805

So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại 

Xem đáp án

So với các nguyên tử phi kim cùng chu kì, các nguyên tử kim loại thường có bán kính lớn hơn, có ít e lớp ngoài cùng hơn và dễ nhường e hơn. Do lực liên kết giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng của kim loại nhỏ hơn phi kim nên kim loại dễ mất e hơn → năng lượng ion hóa nhỏ hơn.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 192806

Tỉ lệ về số nguyên tử của hai đồng vị A và B trong tự nhiên của nguyên tố X là 27: 23. Đồng vị A có 35 proton và 44 nơtron, đồng vị B có nhiều hơn đồng vị A 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 

Xem đáp án

X có 35p, đồng vị thứ nhất có 44n

⇒ Số khối của đồng vị thứ nhất: X1 = 44 + 35 = 79

Đồng vị thứ 2 nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2n

⇒ Số khối của đồng vị thứ 2: X2 = 81

⇒ Số khối trung bình \(\overline M = \dfrac{{27.79 + 23.81}}{{27 + 23}} = 79,92\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 192807

Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ 

Xem đáp án

- Phản ứng bài cho có dạng thu gọn:

Cu   +   2Fe3+ →   Cu2+    +    2Fe2+

(khử)   (oxi hóa)      (oxi hóa)    (khử)

- Phản ứng oxi hóa khử tạo ra sản phẩm có tính oxi hóa yếu hơn và tính khử yếu hơn các chất ban đầu. 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 192808

Trộn V1 lít dung dịch axit có pH = 5 với V2 lít dung dịch bazơ có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 6. Tỉ lệ V1: V2 bằng 

Xem đáp án

V1 dung dịch axit mạnh có pH = 5 → nH+ = 10-5. V1 mol

V2 dung dịch kiềm mạnh có pH = 9 → nOH- = 10-5. V2 mol

H+ + OH- → H2O

Sau khi trộn dung dịch có pH = 6→ chứng tỏ axit còn dư→ nH+ dư = 10-6. (V1 + V2) mol

Có 10-6. (V1 + V2 )= 10-5. V1 - 10-5. V2 → V1: V2 = 11: 9

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 192809

Nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 0,138 nm và 65 g/mol. Biết Zn chỉ chiếm 72,5% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng (g/cm3 ) của tinh thể Zn là 

Xem đáp án

r = 1,38\(A^0\)= 1,38 . \(10^{-8}\)cm

Khối lượng riêng của kẽm:

\(r=\sqrt[3]{\dfrac{3Ma}{4\pi DN}}\) ⇔ 1,38 . \(10^{-8}\)= \(\sqrt[3]{\dfrac{3.65.100\%}{4.\pi.D.6,023.10^{23}}}\)

⇔ \(\left(1,38.10^{-8}\right)^3\) = \(\dfrac{3.65.100\%}{4.\pi.D.6,023.10^{23}}\)

⇔ D ≃ 9,803 (g/\(cm^3\))

Vậy khối lượng riêng của kẽm là 9,803g/\(cm^3\)

Khối lượng riêng đúng của kẽm :

\(D_{thực}=D.\dfrac{72,5}{100}\)= 9,803 . \(\dfrac{72,5}{100}\)≃ 7,107 (g/\(cm^3\))

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 192810

Trong các polime sau, polime nào không thuộc loại tổng hợp? 

Xem đáp án

Tơ xenlulozơ axetat là tơ nhân tạo hay bán tổng hợp.

Đáp án B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 192811

Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Ta có: nNaHCO3 = nCOO- = nCO2 = 0,5  → nO(X) = 0,5.2 = 1mol → mO(X) = 16 gam.

nH2O = 0,8 mol  → mH(X) = 1,6 gam → mC(X) = 29,6 – 16 – 1,6 = 12 gam 

→ nC(X) = 1 mol = nCO2 → mCO2 = 44 gam

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 192812

Cấu hình electron đúng là: 

Xem đáp án

Cấu hình electron đúng là 26Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5 

Đáp án D

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 192813

Công thức tổng quát của xeton không no, mạch hở, hai chức, có chứa một liên kết ba trong phân tử là: 

Xem đáp án

CTPT của xeton là CnH2n +2 – 2kOx, với k là độ bất bão hòa của phân tử xeton. Vì xeton hai chức nên x = 2, xeton không no có một liên kết C≡C, mạch hở nên k = 2 + 2 = 4 → CTPT xeton là CnH2n-6O2

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 192814

Nitơ và photpho là hai phi kim thuộc nhóm VA, nhận xét nào sau đây đúng: 

Xem đáp án

Không chọn A, B, C vì nitơ chỉ có hóa trị cao nhất là IV trong hợp chất; ở điều kiện thường phân tử N2 có liên kết ba nên bền hơn phân tử photpho chỉ có liên kết đơn; NH3 bền hơn PH3.

Chọn D vì H3PO4 chứa P+5 bền nên không có tính oxi hóa như HNO3

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 192817

Oxi hóa hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn bằng oxi dư thu được 12,8 gam hỗn hợp oxit Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được lượng muối khan là:

Xem đáp án

Al, Mg, Zn + O2  → Các oxit

Theo bảo toàn khối lượng ta có:

mO2 = moxit - mkim loại = 12,8 - 7,2 = 5,6 gam  → nO2 = 0,175 mol

→ nO = 2.nO2 = 0,35 mol

Khi cho các oxit kim loại + HCl thì bản chất là:

O2 -  + 2H +  → H2O

Ta có: nH + = 2.nO2 - = 2.0,35 = 0,7 mol  

→ nH2SO4 = ½.nH + = 0,35 mol = nSO4(2 -)

Khi cô cạn dung dịch T thu được muối sunfat.

Ta có: mmuối sunfat = mkim loại + mSO4(2 -) = 7,2  + 96. 0,35 = 40,8 gam

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 192818

Cho các chất: CH2 = CH – CH = CH2; CH3 – CH2 – CH = C(CH3)2; CH3 – CH = CH – CH = CH2; CH3 – CH = CH2; CH3 – CH = CH – COOH. Số chất có đồng phân hình học là:

Xem đáp án

Các chất muốn có đồng phân hình học phải chứa liên kết đôi và mỗi nguyên tử C ở liên kết đôi phải gắn với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau nên chỉ có CH3 – CH = CH – CH = CH2; CH3 – CH = CH2; CH3 – CH = CH – COOH có đồng phân hình học.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 192819

Trộn 2,7 gam Al với 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,064 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là:

Xem đáp án

Ta thấy, trong cả quá trình thì chỉ có Al và Fe3O4 thay đổi số oxi hóa

\( \Rightarrow 3n_{Al} + n_{Fe_3O_4}=n_{NO_2} \Rightarrow n_{Fe_3O_4}=0,06 \)

\( \Rightarrow m_{Fe_2O_3}=20-0,06.232=6,08 \Rightarrow \% m_{Fe_2O_3}=20,4 \% \)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 192820

Dãy gồm các kim loại được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng là: 

Xem đáp án

Điện phân nóng chảy thường dùng để điều chế kim loại từ Al về đầu dãy điện hóa.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 192821

Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 

Xem đáp án

Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là HBr (t0 ), Na, CuO (t0 ), CH3COOH (xúc tác). 

Đáp án A

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 192822

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp hai muối nitrat, thu được chất rắn X. Nếu cho X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thì thấy X tan một phần. Hai muối nitrat đó là 

Xem đáp án

Các phương trình phản ứng xảy ra:

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

2Au(NO3)3 →  2Au + 6NO2 + 3O2

2KNO3 →  2KNO2 + O2

4Fe(NO3)2 →  2Fe2O3 + 8NO2 + O2

4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

2Cu(NO3)2 →  2CuO + 4NO2 + O2

Chất rắn X tan một phần trong dd HCl dư → trong X có kim loại yếu (đứng sau H2), chất còn lại là oxit hoặc muối nitrit. 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 192824

Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lit dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08 gam chất rắn. Khối lượng magie trong hỗn hợp ban đầu là: 

Xem đáp án

Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg

→ nMg= 9,86/24 = 0,4108 mol.

Giả sử hỗn hợp chỉ có Zn → nZn=9,86/65 = 0,1517 mol.

Nhận thấy nH2SO4 = 0,43 mol > 0,4108

→ H2SO4 sẽ dư và 2 kim loại tan hết.

Đặt nMg = a và nZn = b mol.

Giả sử kết tủa Zn(OH)2 bị tan hết → kết tủa bao gồm BaSO4và Mg(OH)2.

\(\left\{ \begin{array}{l}24a + 65b = 9,86\\40a + 0,06 \times 233 = 26,08\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,3025\\b = 0,04\end{array} \right.\)

→ mMg = 0,3025x24 = 7,26 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 192825

Một hợp chất hữu cơ X có thành phần khối lượng của C, H, Cl lần lượt là 14,28%, 1,19% và 84,53%. Số đồng phân cấu tạo của X là

Xem đáp án

Giả sử mX = 100g → m= 14,28g, m= 1,19g, mCl = 84,53g

→ n= 1,19 mol, n= 1,19 mol, nCl = 2,38 mol

→ n: n: nCl = 1 : 1 : 2 → Công thức nguyên là (CHCl2)n.

→ CTPT là C2H2Cl4

Có 2 đồng phân đó là: CCl3–CH2Cl VÀ CHCl2–CHCl2

→ Chọn A

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 192826

Cho các chất là O2, SO2, H2O2, CO2, ZnS, S, H2SO4, FeCl2. Các chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là

Xem đáp án

Các chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa phải chứa nguyên tố vừa có khả năng tăng số oxi hóa; vừa có khả năng giảm số oxi hóa. FeCl2, S, SO2, H2O2 các chất này đều có thể bị khử về chất có số oxi hóa thấp hơn hoặc bị oxi hóa về chất có số oxi hóa cao hơn

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 192827

Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam hỗn hợp chất X gồm muối natri của hai axit cacboxylic no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 1,59 gam Na2CO3 và hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O. Công thức phân tử của hai muối trong hỗn hợp X và khối lượng hỗn hợp Y là

Xem đáp án

Công thức muối natri của 2 axit cacboxylic no đơn chức có dạng CnH2n-1O2Na.

nhhX = 2nNa2CO2 = 0,03 mol

→ Mtb hhX = 2,6/0,03 = 86,67

→ Chỉ có thể là A hoặc C.

Đặt nCH3COONa = a và nC2H5COONa = b

Ta có hệ.

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,03\\82a + 96b = 2,6\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,02\\b = 0,01\end{array} \right.\)

Cách nhanh dành cho các bạn thuận tay:

Vì muối của axit cacboxylic no đơn chức mạch hở nên khi đốt sẽ thu được nCO2 = nH2O

Mà nCO2 = ∑nC – nNa2CO3 = (0,02×2 + 0,01x3) - 0,015 = 0,055 mol

→ mCO2 + mH2O = 0,055×(44+18) = 3,41 gam → Chọn A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 192828

Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH và NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án

Các đồng phân: CH3COOH (1);  HCOOCH3 (2) và HOCH2CHO (3) 

+ Tác dụng với Na: (1), (3)

+ Tác dụng NaOH: (1), (2)

+ Tác dụng NaHCO3: (1)

Như vậy có 5 phản ứng.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 192829

Thủy phân 0,01 mol este của một ancol đa chức với một axit đơn chức cần 1,2 gam NaOH. Mặt khác khi thủy phân 4,36 gam este đó thì cần 2,4 gam NaOH và thu được 4,92 gam muối. Công thức của este là 

Xem đáp án

Đầu tiên ta nhận thấy nEste = 0,01 pứ vừa đủ với nNaOH = 0,03 mol

→ Este 3 chức tạo từ ancol 3 chức và axit đơn chức.

4,36 gam este pứ vừa đủ với 0,06 mol NaOH → nEste=nNaOH/3 = 0,02

→ MEste=4,36/0,02 = 218

Mà este 3 chức tạo từ ancol 3 chức và axit đơn chức có dạng là (RCOO)2C3H5.

→ 3×(R+44)+41=218

→ R=15 → R là gốc –CH3

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 192830

Tìm tên gọi đúng ứng với cấu tạo sau:

Xem đáp án

Vị trí 2 nhánh trên vòng benzen có thể được nêu bằng số hoặc bằng các từ o-; m- hoặc p-.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 192831

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số trieste tối đa được tạo ra là

Xem đáp án

Tính dựa vào công thức trieste tối đa tạo ra từ n axit béo khác nhau.

Số trieste = \(\dfrac{{{3^2} \times (n + 1)}}{2}\), với n = 3 

→ Số trieste tối đa tạo được = 18

→ Chọn B

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 192833

Đốt cháy hoàn toàn amin X, bậc I có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom thu được 3,08 gam CO2, 0,81 gam H2O và 112 ml N2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là 

Xem đáp án

nC : nH : nN = nCO2 : 2nH2O : 2nN2 = 0,07 : 0,09 : 0,01 = 7 : 9 : 1

Theo các đáp án thì X là amin đơn chức → CTPT của X: C7H9N

Vì X đơn chức, bậc 1, có phản ứng tạo kết tủa với dung dịch Br2 nên có nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với vòng benzen

→ CTCT: CH3C6H4NH2

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 192834

Điều nào sau đây không đúng khi nói về xenlulozơ: 

Xem đáp án

Dùng để sản xuất tơ enang → Sai

Đáp án C

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 192835

Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozơ được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

N phản ứng của glucozơ và fructozơ + Cu(OH)2/OH-, t0C thuộc phần giảm tải 2018.

Giải như sau: thủy phân saccarozơ thu được fructozơ và glucozơ

Sau đó: trong môi trường kiềm OH-:

fructozơ ⇄ glucozơ.

Mà glucozơ có tính chất của nhóm chức andehit với Cu(OH)2/OH- đun nóng:

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Có 0,2 mol saccarozơ → tạo 0,2 mol fructozơ + 0,2 mol glucozơ ⇄ 0,4 mol glucozơ

Từ tỉ lệ phản ứng với Cu(OH)2/OH- có

nCu2O = ∑nglucozo = 0,4 mol 

m = mCu2O = 0,4.144 = 57,6 gam

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 192836

Hỗn hợp X gồm hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng có khối lượng 30,4 gam. Chia X thành hai phần bằng nhau. -

Phần (1): Cho tác dụng với K dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).

- Phần (2): Tách nước hoàn toàn ở 1700C, xúc tác H2SO4 đặc thu được một anken. Lượng anken này làm mất màu dung dịch chứa 32 gam Br2.

Hai ancol trên là: 

Xem đáp án

- Ở đây qua bốn đáp án ta có được ancol thuộc dãy đồng đẳng no đơn chức.

- Xét phần 1: Cho tác dụng với K thu được 3,36 lit H2 từ đây ta có nancol = 2nH2 = 0,3 mol

- Xét phần 2: khi tách nước chỉ thu được một anken nên trong X sẽ chứa CH3OH. Ancol còn lại là ROH.

- Anken này làm mất màu 32 g brom → nROH = nanken = 0,2(mol)

nCH3OH = 0,1mol → mCH3OH = 3,2g

mROH = 12g → M = 60 → ROH: C3H7OH

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »