Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Vĩnh Phúc lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
29 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
NaCl là chất điện li mạnh
Đáp án B
Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
Dùng Ca(OH)2 để kết tủa hết các kim loại nặng
Hg2+ + 2OH- → Hg(OH)2↓
Pb2+ + 2OH- → Pb(OH)2↓
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nC6H12O6 = 0,1 mol → nAg = 0,2 mol → mAg = 21,6 gam
Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, mạch hở?
CH5N là amin no, đơn chứa, mạch hở
Đáp án A
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là Glucozơ.
Đáp án D
Chất nào sau đây là amin bậc 2?
CH3-NH-CH3 là amin bậc 2
Đáp án C
Etyl axetat không tác dụng với
Etyl axetat không tác dụng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
Đáp án D
Một axit no A có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Công thức phân tử của axit A là
CTPT : (C2H3O2)n hay C2nH3nO2n
→ Số chức axit = n
→ k >= n
k = (2n.2 + 2 - 3n)/2 >= n
→ n <= 2
Do số H chẵn nên không lấy nghiệm n= 1. Vậy n = 2 → X là C4H6O4
Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
Có 3 CTCT thỏa mãn là CH2(OCOC17H33)-CH(OCOC17H35)-CH2(C15H31),
CH2(OCOC17H33)-CH(OCOC15H31)-CH2(C17H35),
CH2(OCOC17H35)-CH(OCOC17H33)-CH2(C15H31)
→ Chọn B.
Etyl axetat có công thức là
Etyl axetat có công thức là CH3COOC2H5.
Đáp án A
Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là:
Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là ancol etylic
Đáp án B
Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
nCH3COOC2H5 = 0,1, nNaOH = 0,15
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Chất rắn gồm CH3COONa (0,1) và NaOH dư (0,05)
m rắn = 10,20 gam
Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là :
Tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na là các đồng phân este:
HCOO-CH2-CH2-CH3
HCOO-CH(CH3)2
CH3-COO-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH3.
Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
Nhiên liệu cho động cơ đốt trong không phải ứng dụng của glucozơ.
Đáp án C
Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic.
Đáp án B
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
Ta có dãy sắp xếp nhiệt độ sôi: Ete < Este < Anđehit/Xeton < Ancol < Phenol < Axit cacboxylic.
Mặt khác CH3COOH có nguyên tử H linh động nhất nên nhiệt độ sôi cao nhất
⇒ Chọn C.
Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là CH3NH2.
Đáp án D
Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là:
Số chất thuộc loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ → Chọn B.
Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là:
Trong quả chuối xanh chứa nhiều tinh bột, khi nhỏ iot lên trên bề mặt lát cắt sẽ làm iot chuyển thành màu xanh.
Đáp án C.
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 10,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
X có dạng RCOOC2H5
RCOOC2H5 + NaOH → RCOONa + C2H5OH
Chất rắn gồm RCOONa (0,1) và NaOH dư (0,035)
m rắn = 0,1.(R + 67) + 0,035.40 = 10,8
R = 27: C2H3
Vậy X là C2H3COOC2H5
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
BTNT(O): nX = 0,06 mol
BTKL cho phản ứng cháy: a = 53,16
BTKL cho phản ứng xà phòng hóa:
b = a + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 54,84 gam
Cho 5 lít dung dịch HNO3 68% (D = 1,4 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m kg thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị gần với m nhất là
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
nHNO3 = 5000.1,4.68%/63 = 680/9 mol
→ nC6H7O2(ONO2)3 = 680/27 mol
→ mC6H7O2(ONO2)3 = 297.90%.680/27 = 6732 gam
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z, T lần lượt là Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin.
Đáp án B
Chất có phần trăm khối lượng nitơ cao nhất
Cả 4 chất trong các đáp án đều có cùng số N (=2)
→ Chất nào M nhỏ nhất thì %N cao nhất
MVal-Ala = 117 + 89 - 18 = 188
MGly-Gly = 75 + 75 - 18 = 132
MGly-Ala = 75 + 89 - 18 = 146
MLys = 146
→ Gly-Gly có %N cao nhất
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
nCaCO3 = 0,5 mol
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
nCa(HCO3)2 = nNaOH = 0,1
BTNT(C): nCO2 tổng = 0,7 mol
→ nTinh bột = 1/2nCO2 = 0,35 mol
H= 75% → m = 0,35.162/75% = 75,6
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
nCa(OH)2 = b = nCaCO3 max = 0,25 mol
Khi kết tủa bị hòa tan hoàn toàn thì dung dịch chứa NaHCO3 (a) và Ca(HCO3)2 (b)
nCO2 = a + 2b = 0,7
→ a = 0,2
Vậy a : b = 4 : 5
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu biurê với Cu(OH)2/OH-.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
(a), (b), (c), (g)
Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
nX = nHCl = (m muối - mX)/36,5 = 0,2 mol
MX = 59: C3H9N
Các công thức cấu tạo của X:
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-CH2-NH-CH3
(CH3)3N
Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
nH2O = 0,28 mol
nCO2 = 0,16 mol
n amin = (nH2O - nCO2)/1,5 = 0,08
nM > 0,08
Số C = nCO2/nM < 0,16/0,08 = 2
Do este nhiều hơn 2C nên 2 amin có C trung bình nhỏ hơn 2 → CH5N và C2H7N
Vậy MX = 31
Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ: (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH. Để điều chế 10 lít ancol etylic 46° cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là
VC2H5OH = 10.46% = 4,6 lít
mC2H5OH = 4,6.0,8 = 3,68 (kg)
nC2H5OH = 0,08 kmol
mC6H10O5 = 0,04.162/80% = 8,1 kg
m gạo = 8,1/75% = 10,8 kg
Thủy phân hoàn toàn oligopeptit X có phân tử khối 601 đvC chỉ thu được glyxin và alanin. Có bao nhiêu mắt xích glyxin và alanin trong oligopeptit trên?
X có dạng (Gly)x(Ala)y
MX = 75x + 89y -18.(x + y -1) = 601
57x + 71y = 583
x = 4 và y = 5 là nghiệm duy nhất.
Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm đó là:
Nhìn hình vẽ thí nghiệm, ta rút ra được:
– Thu khí X bằng phương pháp đẩy không khí.
– Bình được úp ngược ⇒ X nhẹ hơn không khí ⇒ MX < 29.
Xét các đáp án:
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
⇒ khí thu được là CO2 (M = 44) ⇒ không thỏa.
B. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O.
⇒ khí thu được là SO2 (M = 64) ⇒ không thỏa.
C. Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑.
⇒ khí thu được là H2 (M = 2) ⇒ thỏa ⇒ chọn C.
D. K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O.
⇒ khí thu được là Cl2 (M = 71) ⇒ không thỏa.
Có bao nhiêu peptit có công thức phân tử C6H12O3N2?
Các peptit thỏa mãn:
NH2-CH2-CONH-CH(C2H5)-COOH
NH2CH(C2H5)-CONH-CH2-COOH
NH2-CH2-CONH-C(CH3)2-COOH
NH2-C(CH3)2-CONH-CH2-COOH
NH2-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)-COOH
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. → a đúng
Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit → b đúng
Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều có tính chất của ancol đa chức → hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam → c đúng
Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, thu được 2 loại monosaccarit → d sai
Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag → e đúng
Saccarozơ không tác dụng với H2 → g sai
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
nH2O = nKHSO4/2 = 0,16
BTKL: mX = 19,6 gam
nH+ = 4nNO + 2nO → nO = 0,08
→ nFe3O4 = nO/4 = 0,02
Phần dungt dịch muối sau phản ứng chứa Fe2+ (a), Fe3+ (b), K+ (0,32), SO42- (0,32) và NO3- (c)
BTDT: 2a + 3b + 0,32 = 0,32.2 + c
m muối = 56.(a + b) + 39.0,32 + 96.0,32 + 62c = 59,04
nNaOH = 2a + 3b = 0,44
Giải hệ: a = 0,01; b = 0,14; c = 0,12
BTNT(N): nNO3- ban đầu = c + nNO = 0,16
nFe(NO3)2 = 0,08 mol
mFe = mX - mFe(NO3)2 - mFe3O4 = 0,56
→ % Fe = 2,86%
Hòa tan hết m gam hỗn hợp Fe, Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư KNO3, thu được dung dịch Y và 168 ml khí NO (đktc). Nhỏ dung dịch HNO3 loãng, dư vào dung dịch Y thì thấy thoát ra thêm 56 ml khí NO (đktc) nữa. Cũng lượng dung dịch X ở trên, cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 5,6 gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là
Đặt a, b là số mol Fe, Mg
BT electron: a = 3nNO tổng = 0,03
m kết tủa = 90a + 58b = 5,6
b = 0,05
Vậy m = 2,88 gam
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
nCO2 = 0,32 → nC = 0,32
nH2O = 0,16 → nH = 0,32
BTKL: m = 5,44
→ nO = 0,08
→ C : H : O = 4 ; 4: 1
Do E đơn chức nên E là C8H8O2
nE = 0,04 và nNaOH = 0,07
Trong E có 1 este của phenol (0,03 mol) và 1 este của ancol (0,01 mol)
BTKL: mAncol = mE + mNaOH - mT - mH2O = 1,08
nAncol = 0,01 → M ancol = 108 : C6H5CH2OH
Xà phòng hóa E chỉ thu được 3 muối và ancol trên nên E chứa:
HCOO-CH2-C6H5 (0,01)
CH3COOC6H5 (0,03)
Vậy T chứa: HCOONa (0,01); CH3COONa (0,03) và C6H5ONa (0,03)
→ mRCOONa = 3,14 gam
Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt ch|y hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của anđehit fomic bằng số mol của anđehit axetic) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O2, sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là ?
X gồm CH2O, C2H4O, C2H4O2, C4H8O2 và CnH2n-2O4 (n ≥ 2).
nCH2O = nC2H4O2 ⇒ CH2O + C2H4O2 = C3H6O2 = 3C2O
C4H8O2 = 2C2H4O
⇒ quy X về CH2O, C2H4O và CnH2n-2O4 (n ≥ 2).
29 gam X + 0,975 mol O2 → 1 mol CO2 + ? H2O
Bảo toàn khối lượng nH2O = 0,9 mol.
Ta có: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC với k là độ bất bão hòa của HCHC.
Áp dụng: nCO2 – nH2O = naxit = 0,1 mol.
Bảo toàn Oxi: nCH2O + nC2H4O = 0,55 mol.
⇒ n < (1 – 0,55) ÷ 0,1 = 4,5
⇒ n = 2; 3; 4.
Trong 43,5 gam X thì chứa 0,1 × 43,5 ÷ 29 = 0,15 mol axit.
Do chỉ có axit phản ứng với NaHCO3
→ nNaHCO3 dư = 0,4 – 0,15 × 2 = 0,1 mol.
n = 2 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol (COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3
⇒ m = 28,5 gam.
n = 3 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol CH2(COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3
⇒ m = 30,6 gam.
n = 4 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol C2H4(COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3
⇒ m = 32,7 gam.
Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
Nếu X có OH- dư: X gồm K+, OH-, CO32-. Khi cho từ từ X vào H+ thì
nH+ = nOH- phản ứng + 2nCO2 → nH+ > 0,24, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+.
Vậy X không có OH- dư.
Trong 100ml dung dịch X chứa CO32- (a mol); HCO3- (b mol) và K+.
nBaCO3 = a + b = 0,2 (1)
Với HCl, đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- phản ứng với u/v = a/b
nHCL = 2u + v = 0,15
nCO2 = u + v = 0,12
→ u = 0,03 và v = 0,09
Vậy a/b = u/v = 1/3 → 3a - b = 0 (2)
Từ (1)(2) → a = 0,05 và b = 0,15
→ Trong 200ml X chứa CO32- (0,1); HCO3- (0,3) → K+ (0,5)
BTNT(K): x + 2y = 0,5 (3)
BTNT(C): y + 0,2 = 0,1 + 0,3 (4)
Từ (3)(4) → x = 0,1 và y = 0,2
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong
hỗn hợp E là:
Dễ thấy Z là ancol 2 chức ⇒ nZ = nH2 = 0,26 mol.
Bảo toàn khối lượng:
mZ = mbình tăng + mH2 = 19,24 + 0,26 × 2 = 19,76(g) ⇒ MZ = 19,76 ÷ 0,26 = 76 (C3H8O2).
Do T mạch hở ⇒ X và Y là axit đơn chức
⇒ nmuối X = nmuối Y = nNaOH ÷ 2 = 0,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố Natri: nNa2CO3 = 0,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nCO2 = 0,6 mol.
Gọi số C trong gốc hidrocacbon của 2 muối là x và y (x \( \ne \) y; x, y \( \in \) N).
⇒ 0,2x + 0,2y = 0,2 + 0,6.
Giải phương trình nghiệm nguyên: x = 1; y = 3.
⇒ 1 muối là HCOONa.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: Hmuối còn lại = 3 ⇒ CH2=CHCOONa.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 2,7(g) ⇒ ∑nX,Y = nH2O = 0,15 mol ⇒ nT = 0,125 mol.
T là (HCOO)(C2H3COO)C3H6
%mT = 0,125 × 158 ÷ 38,86 × 100% = 50,82% ⇒ chọn D