Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Chuyên Hưng Yên lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Chuyên Hưng Yên lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
32 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Đáp án D
Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
m = 26,8 + 0,3(35,5 - 61) = 19,15 gam
Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là Amilopectin.
Đáp án D
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hidrocacbonat chuyển thành muối cacbonat không tan
→ Nước cứng có tính cứng tạm thời
→ Trong nước cứng này có hòa tan các chất Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
→ Đáp án đúng là đáp án B
Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
V = (17,68/884).3.22,4 = 1,344 (l)
Xà phòng hóa hoàn toàn CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Đáp án C
Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là
Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là CH2=CHCOOC2H5.
Đáp án D
Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Fructozơ có phản ứng tráng bạc
Đáp án A
Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
BTKL: mHCl = 17,52 gam
⇒ nHCl = 0,48 mol ⇒ V = 320 ml
⇒ chọn D.
Chất nào sau đây là amin thơm?
Anilin là amin thơm
Đáp án B
Nilon-6,6 có phân tử khối là 27346 đvC. Hệ số polime hóa của nilon-6,6 là
n = 27346 / 226 = 121
Kim loại nào sau đây tan mạnh trong nước ở nhiệt độ thường?
Na tan mạnh trong nước ở nhiệt độ thường
Đáp án C
Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ 0,9%
Đáp án A
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên
Đáp án D
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 .
Đáp án B
Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta mạ vào mặt ngoài của ống thép bằng kim loại gì?
Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta mạ vào mặt ngoài của ống thép bằng kẽm
Đáp án C
Thạch cao sống là tên gọi của chất nào sau đây?
Thạch cao sống là tên gọi của CaSO4.2H2O.
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây sai?
Anilin tác dụng với brôm tạo thành kết tủa vàng → Sai
Đáp án B
Dung dịch nào sau đây tác dụng với kim loại Cu?
HNO3 loãng tác dụng được với kim loại Cu
Đáp án B
Ở nhiệt độ thường dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
Ở nhiệt độ thường dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với Na2CO3.
Đáp án C
Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os
Đáp án C
Amino axit mà muối của nó dùng để sản xuất bột ngọt là
Amino axit mà muối của nó dùng để sản xuất bột ngọt là Axit glutamic.
Đáp án D
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Triolein không tác dụng với kim loại Na.
Đáp án A
Chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
Lysin làm đổi màu quỳ tím thành xanh
Đáp án D
Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (có số nguyên tử cacbon trong phân tử tương ứng là 5, 7, 11); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 268,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn một phần cần vừa đủ 7,17 mol O2. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được Na2CO3, N2, 2,58 mol CO2 và 2,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
Quy E về C2H3NO, CH2, H2O và HCOOC2H5 với số mol x, y, z và t.
⇒ mE = 57x + 14y + 18z + 74t = 134,16 gam; nO2 = 2,25x + 1,5y + 3,5t = 7,17 mol.
G gồm C2H4NO2Na (x mol), CH2 (y mol) và HCOONa (t mol)
⇒ nH2O = 2x + y + 0,5t = 2,8 mol.
Bảo toàn Cacbon: nCO2 = 1,5x + y + 0,5t = 2,58 mol ⇒ giải hệ có:
x = 0,44 mol; y = 1,32 mol; z = 0,1 mol; t = 1,2 mol.
GIẢ SỬ không ghép CH2 cho este ⇒ CH2 peptit = 13,2 ⇒ phải có peptit ghép ÍT NHẤT 14CH2.
⇒ số C > 14 ⇒ loại ⇒ ghép 1CH2 cho este (CH3COOC2H5) ⇒ dư 0,12 mol CH2.
Dễ thấy X là GlyAla, lại có ktb = 4,4 ⇒ phải có peptit chứa ít nhất 5 mắt xích.
⇒ Z là Gly4Ala ⇒ Y là GlyVal
Đặt số mol 3 peptit lần lượt là a, b, c ⇒ a + b + c = 0,1.
2a + 2b + 5c = 0,44; a + 3b + c = 0,12
⇒ giải hệ có: a = b = 0,01 mol; c = 0,08 mol
⇒ %mY = 1,3% ⇒ chọn B.
Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất vơi giá trị nào sau đây?
Quy M về C2H3NO, CH2, H2O ⇒ nH2O = nM = 0,03 mol.
Bảo toàn nguyên tố nitơ: nC2H3NO = 2nN2 = 2 × 0,0375 = 0,075 mol.
Đặt nCH2 = x mol ⇒ Q gồm 0,075 mol C2H4NO2Na và x mol CH2.
⇒ đốt cho nCO2 = (0,1125 + x) mol và nH2O = (0,15 + x) mol.
⇒ mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇔ 44 × (0,1125 + x) + 18 × (0,15 + x) = 13,23 gam
⇒ x = 0,09 mol ⇒ m = 0,075 × 57 + 0,09 × 14 + 0,03 × 18 = 6,075 gam.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết SO2 làn sản phẩm khử duy nhất của S+6 , các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
BTNT(Al): nAl = 0,11 mol
BT electron: nO = 0,135 mol
mFe = 20,76 - 0,155.96 = 5,88 gam → m = 8,04 gam
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol). Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x + y là
Ta có: x = t + 0,02 - t = 0,02 và 1,5x + 3y = 0,21
→ y = 0,06 → x + y = 0,08
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 là
Al và Fe
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
nX = 0,3 mol; nKOH vừa đủ = 0,5 mol ⇒ X có một este của phenol
Y no, đơn chức, mạch hở có phản ứng tráng bạc mà ≠ HCOOK ⇒ là anđehit CnH2nO.
⇒ Hỗn hợp X gồm 0,1 mol este loại I (tạo Y) + 0,2 mol este của phenol.
giải đốt 0,1 mol CnH2nO cần 0,25 mol O2 → CO2 + H2O.
bảo toàn O có nCO2 = nH2O = (0,1 + 0,25 × 2) ÷ 3 = 0,2 mol ⇒ Y là CH3CHO.
thủy phân: X + 0,5 mol KOH → 53 gam muối + 0,1 mol CH3CHO + 0,2 mol H2O.
⇒ Theo BTKL có mX = 53 + 0,1 × 44 + 0,2 × 18 – 0,5 × 56 = 33,0 gam
Cho các mệnh đề sau:
(1) Phản ứng giữa axit axetic và ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat.
Số mệnh đề đúng là
(2), (4), (5).
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư.
(f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
(a), (d), (e), (f).
Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là
đốt X dạng H2NCxHy(COO)t + O2 → a mol CO2 + b mol H2O + N2.
amino axit có 1 nhóm NH2 mà đốt cho nH2O > nCO2
⇒ chỉ có thể là amino axit no, hở có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 ⇒ t = 1 và y = 2x.
quy đổi quá trình: 0,2 mol X + 0,4 mol KOH + 0,3 mol NaOH + ? mol HCl → 75,25 gam muối + H2O.
Phản ứng: OH– + H+ → H2O
⇒ nH2O = ∑(nNaOH + nKOH) = 0,7 mol.
HCl ngoài trung hòa kiềm còn phản ứng: –NH2 + HCl → –NH3Cl
∑nHCl = 0,7 + 0,2 = 0,9 mol.
⇒ BTKL có mX = 0,7 × 18 + 75,25 – 0,9 × 36,5 – 0,4 × 56 – 0,3 × 40 = 20,6 gam.
⇒ MX = 20,6 ÷ 0,2 = 103 ⇒ cấu tạo của X là H2NC3H6COOH.
⇒ đốt 12,36 gam X ⇔ 0,12 mol H2NC3H6COOH → 0,12 × 9 ÷ 2 = 0,54 mol H2O.
Vậy b = 0,54
Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
Saccarozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala.
Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là
Khi cho hỗn hợp trên vào CuCl2 thì phản ứng theo thứ tự:
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
→ rắn thu được có 3 kim loại nên 3 kim loại này là Ag, Cu, Zn dư
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X: Axit glutamic
Y: tinh bột
Z: glucozơ
T: Anilin
Từ hai muối X, Y thực hiện các phản ứng sau:
(1) X → X1 + CO2
(2) X1 + H2O → X2
(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O
(4) X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
– Nhìn 4 đáp án ⇒ X là muối cacbonat của kiềm thổ ⇒ X1 là oxit bazơ.
– Lại có X1 phản ứng với H2O ⇒ loại C
X2 là bazơ.
– X2 tác dụng với Y theo 2 tỉ lệ ⇒ Y là muối axit của axit yếu
⇒ chọn B
Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 2,92 gam chất tan. Phần trăm khối lượng Al có trong X là
X + H2O → Chất tan + H2
Bảo toàn khối lượng → nH2O = 0,06
Bảo toàn H → nOH- = 0,02
Phần chất tan chứa Na+, K+, Ca2+, OH-, AlO2- (Tách thành Al và O)
→ nO = (2,92 – 1,94 – 0,02.17)/16 = 0,04
→ nAl = 0,02 → %Al = 27,84%
Cho các chất sau: caprolactam, phenol, toluen, metyl acrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
caprolactam, metyl acrylat, isopren
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Quy hỗn hợp thành Fe2O3, FeO và CuO với số mol lần lượt là a b và c.
Ta có sơ đồ phản ứng: \(\underbrace {X\left\{ \begin{array}{l}F{e_2}{O_3}:a\\FeO:b\\CuO:c\end{array} \right.}_{27,2g} + \underbrace {HCl}_{0,9(mol)} \to Y\left\{ \begin{array}{l}FeC{l_3}:0,08\\CuC{l_2}:c\\HC{l_{du}}:\\FeC{l_2}:b\end{array} \right. + \underbrace {{H_2}O}_{3a + b + c}\)
Khi điện phân dung dịch Y đến khi catot thoát khí ⇒ FeCl3 và CuCl2 đã bị điện phân hết.
⇒ mGiảm = nFeCl3×35,5 + nCuCl2×135 = 13,64 gam ⇒ nCuCl2 = 0,08 mol.
⇒ Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{160a + 72b + 80c = 27,2 }}\\{\rm{2a = 0,08}}\\{\rm{c = 0,08}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}FeC{l_3}:0,08\\FeC{l_2}:0,2\\CuC{l_2}:0,08\end{array} \right.\)
Bảo toàn Clo ⇒ nHCl dư = 0,1 mol.
Tóm lại sau điện phân dung dịch chứa: nFeCl2 = 0,28 mol và nHCl = 0,1 mol.
Cho dung dịch sau điện phân + AgNO3 ⇒ 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → Fe3+ + NO + 2H2O.
⇒ nFe2+ bị mất đi = 0,1 × 3 ÷ 4 = 0,075 mol ⇒ nFe2+ còn lại = 0,28 – 0,075 = 0,205 mol.
⇒ nAg = nFe2+ = 0,205 mol
nAgCl = nCl– = 0,28×2 + 0,1 = mol.
⇒ m↓ = mAg + mAgCl = 0,205×108 + 0,66×143,5 = 116,85