Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Tĩnh Gia 2 lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Tĩnh Gia 2 lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
41 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chất nào sau đây thuộc polisaccarit ?
Tinh bột là polisaccarit
Đáp án C
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
Có 2 đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat).
Chọn đáp án D.
Đun nóng este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được muối natri và ancol metylic.Tên gọi của X là ?
Khi thủy phân bằng NaOH: có MR’ < MNa → Este có dạng RCOOCH3
→ X có tên gọi: Metyl…..
Đáp án cần chọn là: B
Khi thuỷ phân chất béo ta luôn thu được
Khi thuỷ phân chất béo ta luôn thu được glixerol.
Đáp án B
Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam este đơn chức X thu được 11,76 lít khí CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Công thức phân tử của X là ?
nCO2 = nH2O = 0,525
Este dạng CnH2nO2 (0,525/n mol)
Meste = 14n +32 = 12,95n/0,525 ⇒ n = 3: C3H6O2
Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ nilon-6,6.
Đáp án D
Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất
Đáp án D
Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 với xúc tác Ni, t0 đều tạo thành sobitol (C6H14O6)
CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH
Số liên kết peptit trong hợp chất pentapeptit là
Chọn đáp án D
Cứ n mắt xích thì có n-1 liên kết
Mà pentapeptit có 5 mắt xích → có 4 liên kết peptit
Cho 4,2 gam kim loại Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít khí ở (đktc). Giá trị V là?
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
nMg = 4,2 : 24 = 0,175 mol
→ VH2 = 0,175.22,4 = 3,92 lít
Cho m gam kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là?
nNO = 0,2
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO
⇒ nCu = 0,3
⇒ mCu = 19,2 gam
Cho các chất: etyl axetat, etanol, glyxin, phenol, phenylamoniclorua, phenyl axetat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là?
Các chất tác dụng với NaOH: etyl axetat, glyxin, phenol, phenylamoniclorua, phenyl axetat.
Các phản ứng tương ứng:
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa+C2H5OH
NH2-CH2-COOH + NaOH → NH2-CH2-COONa+H2O
C6H50H + NaOH → C6H5ONa+H2O
C6H5NH3CI + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa+C6H5ONa + H2O
Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
Glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
Đáp án B
Chất có tính bazơ mạnh nhất là
Chất có tính bazơ mạnh nhất là KOH.
Đáp án A
Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi?
Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi 1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ.
Đáp án A
Câu ca dao: " Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Nói về hiện tượng nào sau đây ?
Phản ứng của O2 và N2 sau đó biến thành đạm nitrat.
Đáp án C
Phân tử khối trung bình của PVC là 906250. Hệ số polime hoá của PVC là ?
PVC là (C2H3Cl)n
⇒ n = 906250/62,5 = 14500
Amin X có công thức phân tử C2H7N. Số đồng phân của X là ?
Gồm CH3CH2NH2 và CH3NHCH3
Hợp chất không làm đổi màu giấy quì ẩm là
Hợp chất không làm đổi màu giấy quì ẩm là H2NCH2COOH.
Đáp án D
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2).
Đáp án D
Kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là
Kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là Ba
Đáp án C
X là amin chứa vòng benzen có công thức phân tử là C7H9N. Khi X tác dụng với HCl cho hợp chất có dạng R-NH3Cl. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên ?
X+ HCl → Muối dạng RNH3Cl nên X là amin bậc 1
Cấu tạo của X: C6H5-CH2-NH2 và CH3-C6H4-NH2 (o, m, p)
Aminoaxit A có khả năng tác dụng với H2SO4 trong dung dịch loãng theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Nếu lấy 1 lượng A cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,25M thì thu được dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B thì cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn A bằng lượng vừa đủ O2 thì thấy VO2 : VCO2 : VH2O = 3,5 : 4 : 3 (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là ?
nA: nH2SO4 = 2:1 → A có 1NH2
nA = nHCl = 0,025 -> nNaOH = 3nA + nHCl → A có 3 nhóm COOH.
Đốt A cần nO2 = 3,5 và tạo ra nCO2 = 4 và nH2O = 3
A dạng CxHyO6N, bảo toàn 0 → nA = 2/3
x = nCO2/nA = 6
y = 2nH2O/nA = 9
→ A là C6H9O6N
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình dưới đây. Tính C% của chất tan trong dung dịch sau phản ứng khi nCO2 = 1,2 mol?
Kết tủa cực đại khi nCO2 = 0,8 → nCa(OH)2 = 0,8
Khi nCO2 = 1,2 thì nCaCO3 = 0,4 và nCa(HCO3)2 = 0,4
mdd = mCO2 + mddCa(OH)2 - mCaCO3 = 212,8
C%Ca(HCO3)2 = 30,45%
Cho 0,15 mol một este X vào 60 gam dung dịch NaOH 12,5% đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn (các chất bay hơi không đáng kể). Dung dịch thu được có khối lượng 72,9 gam. Cô cạn dung dịch thu được 15,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là ?
mX = 72,9 - 60 = 12,9 → MX = 86: C4H602
nNaOH = 60.12,5%/40 = 0,1875
→ Chất rắn gồm RCOONa (0,15) và NaOH dư (0,0375)
m rån = 15,6 → R=27: CH2=CH- → X là CH2=CH-C00-CH3.
Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau.
- Dung dịch X làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
- Dung dịch Z không làm đổi màu quỳ tím.
- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước Br2.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là ?
- Dung dịch X làm quỳ tím chuyển thành màu xanh → X là metylamin.
- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2 → Y là lòng trắng trứng.
- Dung dịch Z không làm đổi màu quỳ tím → Z là alanin hoặc anilin.
- Dung dịch Itạo kết tủa trắng với nước Br2 → Z là alanin, I là anilin.
Lên men 36 gam glucozơ tạo thành ancol etylic (hiệu suất 90%). Lượng khí sinh ra hấp thụ vào 260 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X (chỉ có nước bay hơi) thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
nC6H1206 = 0,2 → nCO2 = 0,2.2.90% = 0,36
nNaOH = 0,52 → Sản phẩm gồm Na2CO3 (0,16) và NaHCO3 (0,2)
⇒ m muối = 33,76 gam
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?
Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin thì quỳ tím hóa xanh → đúng
→ Đáp án D
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2, 18 gam H2O và 3,36 lít N2 (các khí đo ở đktc). Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là ?
nO2 = 1,15; nH2O = 1; nN2 = 0,15 và nM = 0,25
Bảo toàn 0: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nCO2 = 0,65 mM = mC + mH + mN = 14
M gồm C2H5NH2 (1 mol) và C3HyNz (1 mol)
nM = u + v = 0,25
nCO2 = 2u + 3v = 0,65
→ u = 0,1 và v = 0,15
⇒ %C2H5NH2 = 32,14%
Trong phòng thí nghiệm một số chất khí có thể được điều chế bằng cách cho dung dịch axit thích hợp tác dụng với muối rắn tương ứng.
Sơ đồ điều chế ở trên được sử dụng điều chế khí nào sau đây là tốt nhất?
SO2 và HCl tan trong H2O nên không dùng phương pháp đẩy H2O để thu khí.
Điều chế Cl2 thường phải thông qua hệ thống lọc (lọc HCl và hơi ẩm) vì tạp chất ảnh hưởng đến tính chất của Cl2.
Vậy sơ đồ trên phù hợp nhất để điều chế khí CO2.
Hỗn hợp A gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hết 10,53 gam A trong môi trường axit thu được dung dịch B. Trung hòa hết axit trong B rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Phần trăm khối lượng của glucozơ trong A là.
Đặt a, b là số mol glucozơ và saccarozơ
mA = 180a + 342b = 10,53
nAg = 2a + 4b = 0,12
⇒ a = 0,03 và b = 0,015
⇒ %Glucozơ = 51,286
Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ ( 0,3 mol); Mg2+ (0,2 mol); NH4+ (0,5 mol); H+ ( 0,4 mol); Cl- (0,2 mol); SO42- (0,15 mol); NO3- (0,5 mol); CO32- (0,3 mol). Một trong hai dung dịch trên chứa các ion là ?
Mg2+, H+ không thể tồn tại cùng CO32- → Mg2+, H+ ở 1 dung dịch, CO32- ở dung dịch còn lại.
nMg2+ = 0,2 và nH+ = 0,4 → Phải ghép thêm NO3- (0,5), SO42- (0,15) để bảo toàn điện tích.
→ Dung dịch còn lại chứa K+, NH4+, CO32-, Cl-
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có CTPT CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH thu được V lít hỗn hợp khí Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z. Nếu cho dung dịch HCl vào dung dịch Z thì có 0,896 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là ?
X+ NaOH → Y gồm 3 khí
→ Các chất trong X gồm CH3NH3N03 (x mol) và C2H5NH3-CO3-NH4 (y mol) → mX = 94x + 124y = 6,84.
nCO2 = y = 0,04 → x = 0,02
Khí Y gồm CH3NH2 (0,02 mol); C2H5NH2 (0,04 mol); NH3 (0,04 mol) nHCl = nY = 0,1
→ m muối = mx + mHCl = 6,75
Từ hợp chất hữu cơ X thực hiện sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol).
a. X + 2NaOH → X1 + X2 + X3.
b. X1 + CuO → X4 + Cu + H2O.
c. X4 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → X5 + 4NH4NO3 + 4Ag.
d. X2 + 2KOH → X6 + K2CO3 + Na2CO3.
e. X6 + O2 → X4 + H2O.
g. X3 → CH2 = CH2 + H2O.
Phân tử khối của X là ?
(g)→ X3 là C2H5OH
(b)→ X1 là ancol đơn chức.
(c)→ X4 là HCHO, X5 là (NH4)2CO3; X1 là CH3OH
(e)→ X6 là CH4
(d) → X2 là CH2(COONa)2
(a) → X là CH3-OOC-CH2-COO-C2H5
MX = 146
Cho các phản ứng sau.
a. Zn + HCl →
b. KClO3 →
c. NaHCO3 + KOH →
d. Fe3O4 + CO (dư) →
e. HOCH2CH2CHO + AgNO3 + NH3 + H2O →
f. MnO2 + HCl →
g. CH3NH2 + AlCl3 + H2O →
h. NaNO2 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) →
Số phản ứng mà sản phẩm có tạo thành đơn chất là ?
a. Zn + HCI → ZnCl2 + H2
b. KClO3 → KCl + O2
c. NaHCO3 + KOH → Na2CO3 + K2CO3 + H2O
d. Fe3O4 + CO (dư) → Fe + CO2
e. HOCH2CH2CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → HOCH2CH2COONH4 + Ag + NH4NO3
f. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
g. CH3NH2 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + CH3NH3CI
h. NaNO2 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → NaNO3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M và giá trị V lần lượt là ?
nCuO = a và nM0 = 2a
TH1: MO có bị H2 khử, B gồm Cu (a) và M (2a).
nHNO3 = 0,1 → nNO=0,025
Bảo toàn electron: 2a + 2.2a = 0,025.3→ a = 0,0125
→ mA = 0,0125.80 +0,0125.2.(M +16) = 2,4
→M = 40: Ca (Loại vì Cao không bị khử)
TH2: MO không bị H2 khử, B gồm Cu (a) và MO (2a).
→ nNO = 2a/3
nH+ = 4nNO + 2nO → 0,1 = 4.2a/3 + 2.2a
→ a = 0,015
→ mA = 0,015.80 +0,015.2.(M + 16) = 2,4
→ M = 24: Mg ; VNO = 0,224 lít
Có các phát biểu sau :
a. Muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở (chất tạo độ xốp).
b. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nitơ dưới dạng ion NO3- và NH4+ .
c. Các dung dịch chất điện li dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các electron tự do.
d. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
e. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói.
f. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng dung dịch Br2.
g. Anđehit vừa thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
h. Dung dịch CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn dung dịch C2H5OH.
i. Khi đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức, mạch hở, có 1 liên kết C=C ta luôn thu được nCO2 = nH2O.
k. Các ancol đa chức đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là ?
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Sai, dung dịch điện ly dẫn điện là do có ion chuyển động tự do.
(d) Đúng
(e) Sai, xenlulozơ trinitrat chỉ để sản xuất thuốc sủng
(f) Đúng, nếu Br2 dư thì kết tủa của phenol chuyển sang màu vàng.
(g) Đúng
(h) Đúng
(i) Sai, CnH2n+1N nên nH2O > nCO2
(k) Sai, phải có ít nhất 2OH kề nhau mới hòa tan Cu(OH)2
Hỗn hợp A gồm 0,24 mol FeO; 0,2 mol Mg và 0,1 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol H2SO4 loãng và 1,1 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1,2M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là.
Dung dịch Y chứa Mg2+ (0,2), Fe2+ (0,24), Al3+ (0,2), SO42- (0,3), CI(1,1), bảo toàn điện tích→ nH+ dư = 0,22.
nBa(OH)2 = 0,2V và nNaOH = 1,2V→ nBa2+ = 0,2V và nOH- = 1,6V
Tại thời điểm BaSO4 max thì 0,2V = 0,3 → V = 1,5→ nOH- = 2,4 > nH+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 4nAl3+
nên Al(OH)3 đã tan trở lại hết.
Kết tủa gồm BaSO4 (0,3), Mg(OH)2 (0,2), Fe(OH)2 (0,24)
Nung ngoài không khí → m rắn = 97,1
Tại thời điểm Al(OH)3 max→ nOH- = 1,6V = nH+ + 2nMg2+ +2nFe2+ + 3nAl3+ → V = 17/16
Kết tủa gồm BaSO4 (0,2V), Mg(OH)2 (0,2), Fe(OH)2 (0,24), Al(OH)3 (0,2)
Nung ngoài không khí→ m rắn = 86,9125 < 97,1: Loại.
Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều mạch hở có tổng số nguyên tử O là 14 và số mol của X chiếm 50% số mol của hỗn hợp E. Đốt cháy m gam hỗn hợp E cần dùng 25,704 lít O2 (đktc) sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 60,93 gam, đồng thời có một khí duy nhất thoát ra. Mặt khác, đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 0,36 mol muối của A và 0,09 mol muối của B (A, B là hai α- aminoaxit no, mạch hở phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2). Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.
Quy đổi E thành C2H3ON (0,36 + 0,09 = 0,45), CH2 (a) và H2O (b)
nO2 = 0,45.2,25 + 1,5a = 1,1475
mCO2 + mH20 = 44(0,45.2 + a) + 18(0,45.1,5 + a + b) = 60,93
→ a = 0,09 và b = 0,2
m muối = 0,36M1 + 0,09M2 = 0,45.57 + 14a + 0,45.40
→ 4M1 + M2 = 499
→ M1 = 97 (GlyNa) và M2 = 111 (AlaNa) là nghiệm duy nhất.
Tổng số 0 = 14 → Tổng số N = 11
Số N trung bình = 0,45/b = 2,25 → X là đipeptit.
Đặt k là số N trung bình của Y và Z.
nX = ny + n2 = 0,1 (1)
→ nN = 0,1.2 +0,1.k = 0,45
→ k = 2,5
→ Y cũng là đipeptit.
Từ tổng N→ Z là hentapeptit.
nN = 2nX + 2nY + 7nZ = 0,45 (2) (102)
→ nX = 0,1; Y = 0,09 và nz = 0,01
nGly = 0,36 và nAla = 0,09 → Chỉ có Y chứa 1Ala, X và Z chỉ chứa Gly.
X là Gly-Gly; Y là Gly-Ala và Z là (Gly)7
→ %Z = 13,67%
A, B là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử A, B chứa không quá 2 liên kết π và MA < MB). C là este tạo bởi A, B và etylenglicol. Đốt cháy 8,4 gam hỗn hợp X chứa A, B, C cần dùng 4,032 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 0,75 mol X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 140,4 gam Ag. Nếu đun nóng 8,4 gam X với 160 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa muối Y và Z (MY < MZ). (Biết trong phản ứng giữa X với dung dịch AgNO3/NH3 không xảy ra phản ứng thủy phân este). Tỉ lệ khối lượng của Y và Z gần nhất với giá trị nào sau đây ?
nNaOH = 0,16 và nO2 = 0,18
Đốt X→ nCO2 = u và nH2O = v
Bảo toàn khối lượng: 44u + 18v = 8,4 + 0,18.32
Bảo toàn 0: 2u + y= 0,16.2 + 0,18.2
→ u = 0,24 và y = 0,2
nAg = 1,3 → nAg/nX = 26/15
X gồm HCOOH (a mol), CnH2n+2-2kO2 (b mol) và HCOO-C2H4CnH2n+1-2kO2 (c mol)
nNaOH = a + b + 20 = 0,16 (1)
nAg/nX = (2a + 2c)/(a + b + c) = 26/15
→2a - 13b + 20 = 0 (2)
Nếu k = 1→ c = u - y = 0,04 (3)
(1)(2)(3) → a = 0,064; b = 0,016; C = 0,04
nCO2 = 0,064 +0,016n +0,04(n + 3) = 0,24
→ n = 1: Loại, vì A là HCOOH nên B không thể tiếp tục là HCOOH
Nếu k = 2→ b+ 2 = u - v = 0,04 (4)
(1)(2)(4) → a = 0,12; b = 0,02; C = 0,01
nCO2 = 0,12 +0,02n + 0,01(n + 3) = 0,24
→ n = 3
Vậy X gồm HCOOH (0,12), CH2=CH-COOH (0,02) và HCOO-C2H4OOC-CH=CH2 (0,01)
Y là HCOONa (0,13)
Z là CH2=CH-COONa (0,03)
→ mY/mZ= 3,135
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí B (dB/H2 = 19,5). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Khí R gồm NO2 (0,06) và 02 (0,06)
M gồm NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2
→ nCu(NO3)2 + Mg(NO3)2 = nNO2/2 = 0,03 và nNaNO3 = 0,09.
Bảo toàn Na thì đây cũng là số mol NaNO3 ban đầu.
nBaSO4 = 0,04 → Dung dịch Y chứa: Na+ (0,09), SO42- (0,04), Cu2+ và Mg2+ (tổng 0,03).
Bảo toàn điện tích → nNO3- = 0,07
Bảo toàn N→ nNO2 = nNaNO3 - nNO3 = 0,02 nZ = 0,03 → nSO2 = 0,01
Đặt nH2SO4 = nH2O = x
Bảo toàn khối lượng:
m + 0,09.85 +98x = 4m + 0,02.46 + 0,01.64 + 18x
Bảo toàn 0: 30%m/16 +0,09.3 + 4x = 0,04.4 +0,07.3 +0,03.2 + x
Giải hệ được:
m = 2,959
x = 0,035