Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc lần 3

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc lần 3

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 66 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 175581

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(A\left( { - 1;0;0} \right),\,B\left( {0;0;2} \right),\,C\left( {0; - 3;0} \right)\). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC

Xem đáp án

Tứ diện OABC OA, OB, OC đôi một vuông góc.

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của ABOC.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
OC \bot OA\\
OC \bot OB
\end{array} \right. \Rightarrow OC \bot \left( {OAB} \right)\).

Qua M dựng đường thẳng song song với OC, qua N dựng đường thẳng

song song với OM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại I.

\(\Delta OAB\) vuông tại \(O \Rightarrow M\) là tâm đường tròn ngoại tiếp

\(\Delta OAB \Rightarrow IO = IA = IB.\) 

\(I \in IN \Rightarrow IO = IC \Rightarrow IO = IA = IB = IC \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp

O.ABC.

Ta có: \(OA = 1,OB = 2,OC = 3 \Rightarrow OM = \frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}\sqrt {{1^2} + {2^2}}  = \frac{{\sqrt 5 }}{2}.\) 

\(R = OI = \sqrt {I{M^2} + O{M^2}}  = \sqrt {\frac{9}{4} + \frac{5}{4}}  = \frac{{\sqrt {14} }}{2}.\) 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 175582

Cho cấp số cộng \((u_n)\) có \(u_1=11\) và công sai d = 4. Hãy tính \(u_{99}\). 

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{u_1} = 11;d = 4\\
 \Rightarrow {u_{99}} = {u_1} + \left( {99 - 1} \right).d = 11 + 98.4 = 403
\end{array}\) 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 175583

Tìm a để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\,\,\,khi\,\,\,x \ne 1\\
a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x = 1
\end{array} \right.\,\,\) liên tục tại điểm \(x_0=1\) 

Xem đáp án

Hàm số \(y=f(x)\) liên tục tại \(x = 1 \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = f\left( 1 \right) = a\) 

\( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}} = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{x - 1}} = a \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x + 1} \right) = a \Leftrightarrow 2 = a\frac{{ - b \pm \sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}\) 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 175584

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A B. Biết \(SA \bot \left( {ABCD} \right),\) \(AB = BC = a,\,\,AD = 2a,\,\,SA = a\sqrt 2 \). Gọi E là trung điểm của AD. Tính bán kính mặt cầu đi qua các điểm A, B, C, D, E.

Xem đáp án

Xét tứ giác ABCE có \(AE//BC,AE = BC = a \Rightarrow ABCE\) là hình bình hành.

Lại có \(\angle BAE = {90^0}\left( {gt} \right),AC = BC \Rightarrow ABCE\) là hình vuông cạnh a.

Suy ra bán kính đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCE là \({R_d} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\) 

Sử dụng công thức tính nhanh bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCE là: \(R = \sqrt {\frac{{S{A^2}}}{4} + R_d^2}  = \sqrt {\frac{{2{a^2}}}{4} + \frac{{2{a^2}}}{4}}  = a\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 175585

Gọi \(x_0\) là nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình \(3{\sin ^2}x + 2\sin x\cos x - {\cos ^2}x = 0\). Chọn khẳng định đúng?

Xem đáp án

Phương trình: \(3{\sin ^2}x + 2\sin x.cosx - {\cos ^2}x = 0\,\,\left( * \right)\) 

\( + )\,\,\cos x = 0 \Rightarrow {\sin ^2}x = 1\) không phải là nghiệm của phương trình (*)

\( + )\,\,\cos x \ne 0\). Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
3{\sin ^2}x + 2\sin x.cosx - {\cos ^2}x = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \\
 \Leftrightarrow 3\frac{{xi{n^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} + 2\frac{{\sin x}}{{cosx}} - 1 = 0
\end{array}\\
\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow 3.{\tan ^2}x + 2\tan x - 1 = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\tan x =  - 1}\\
{\tan x = \frac{1}{3}}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x =  - \frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z}\\
{x = arc\tan \frac{1}{3} + k\pi ,k \in Z}
\end{array}} \right.
\end{array}
\end{array}\)

Nghiệm nguyên dương nhỏ nhất của phương trình là \(x = \arctan \frac{1}{3} \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right).\) 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 175586

Hàm số \(y = {x^4} - {x^3} - x + 2019\) có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Hàm số \(y = {x^4} - {x^3} - x + 2019\) có bao nhiêu điểm cực trị?

\(\begin{array}{l}
y' = 4{x^3} - 3{x^2} - 1 \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 3{x^2} - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\\
y'' = 12{x^2} - 6x \Rightarrow y''\left( 1 \right) = 12 - 6 = 6 > 0
\end{array}\) 

\( \Rightarrow x = 1\) là điểm cực tiểu của hàm số.

Vậy đồ thị hàm số có 1 điểm cực trị.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 175587

Giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{x + 3}}\) trên đoạn [- 2;3] bằng  

Xem đáp án

Hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{x + 3}}\) xác định trên đoạn [- 2;3] 

Ta có:

\(f'\left( x \right) = \frac{{1.3 - 0.1}}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}} = \frac{3}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \left[ { - 2;3} \right] \Rightarrow \) Hàm số luôn đồng biến trên đoạn [- 2;3] 

Suy ra GTLN của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{x + 3}}\) trên đoạn [- 2;3] là: \(f\left( 3 \right) = \frac{3}{{3 + 3}} = \frac{1}{2}\) 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 175588

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định và liên tục trên R, có bảng biến thiên như sau:

Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên của hàm số ta thấy: Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\), hàm số nghịch biến trên (- 1;1) 

Do đó chỉ có đáp án B đúng vì \(\left( { - \infty ; - 2} \right) \subset \left( { - \infty ; - 1} \right) \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right).\)    

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 175589

Hàm số \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 1\) có đồ thị nào trong các đồ thị dưới đây?

Xem đáp án

Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y =  - \infty  \Rightarrow \) Loại các đáp án A và D.

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(\left( {0; - 1} \right) \Rightarrow \) Loại đáp án C.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 175590

Gọi n là số nguyên dương sao cho \(\frac{1}{{{{\log }_3}x}} + \frac{1}{{{{\log }_{{3^2}}}x}} + \frac{1}{{{{\log }_{{3^3}}}x}} + ... + \frac{1}{{{{\log }_{{3^n}}}x}} = \frac{{190}}{{{{\log }_3}x}}\) đúng với mọi x dương, \(x \ne 1\). Tìm giá trị của biểu thức \(P = 2n + 3.\)  

Xem đáp án

Với \(\forall x > 0,x \ne 1\) ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{{{{\log }_3}x}} + \frac{1}{{{{\log }_{{3^2}}}x}} + \frac{1}{{{{\log }_{{3^3}}}x}} + ... + \frac{1}{{{{\log }_{{3^n}}}x}} = \frac{{190}}{{{{\log }_3}x}}\\
 \Leftrightarrow {\log _x}3 + {\log _x}{3^2} + ... + {\log _x}{3^n} = 190.{\log _x}3\\
 \Leftrightarrow {\log _x}\left( {{{3.3}^2}{{.3}^3}{{...3}^n}} \right) = 190.{\log _x}3\\
 \Leftrightarrow {\log _x}{3^{1 + 2 + 3 + ... + n}} = 190.{\log _x}3\\
 \Leftrightarrow \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} = 190 \Leftrightarrow n\left( {n + 1} \right) = 380 \Leftrightarrow n = 19\\
 \Rightarrow P = 2n + 3 = 2.19 + 3 = 41
\end{array}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 175591

Có bao nhiêu số hạng trong khai triển nhị thức \({\left( {2x - 3} \right)^{2018}}\) thành đa thức

Xem đáp án

Ta có: \({\left( {2x - 3} \right)^{2018}} = \sum\limits_{k = 0}^{2018} {C_{2018}^k{{\left( {2x} \right)}^k}.{{\left( { - 3} \right)}^{2018 - k}}} \), do đó khai triển trên có 2019 số hạng.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 175592

Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C' có thể tích bằng V. Tính thể tích khối đa diện ABCB'C'.   

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
{V_{ABCA'B'}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - {V_{A.A'B'C'}} = {V_{ABC.A'B'C'}} - \frac{1}{3}{V_{ABC.A'B'C'}}\\
 = \frac{2}{3}{V_{ABC.A'B'C'}} = \frac{2}{3}V
\end{array}\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 175593

Một người gửi tiết kiệm số tiền 80 000 000 đồng với lãi suất là 6,9%/năm. Biết rằng tiền lãi hàng năm được nhập vào tiền gốc, hỏi sau đúng 5 năm người đó có rút được cả gốc và lãi số tiền gần với con số nào dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng công thức lãi kép \({A_n} = A{\left( {1 + r} \right)^n}\) trong đó:

A: tiền gốc.

r: lãi suất.

n: thời gian gửi tiết kiệm.

Cách giải:

Ta có \({A_5} = 80.{\left( {1 + 6,9\% } \right)^5} = 111,68\) (triệu đồng).

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 175594

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên R có đồ thị của hàm số \(y=f'(x)\) như hình vẽ. Hỏi hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Ta có BXD của \(f'(x)\) như sau:

 

Dựa vào BXD ta có:

Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right),\left( {1;2} \right)\) và đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right).\) 

Dựa vào đồ thị của hàm số \(y=f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right) \Rightarrow y = f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right).\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 175595

Cho tứ diện ABCD có hai mặt ABCABD là các tam giác đều. Tính góc giữa hai đường thẳng ABCD.

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm của AB  ta có:

\(\Delta ABC\) đều \( \Rightarrow CM \bot AB.\) 

\(\Delta ABD\) đều \( \Rightarrow DM \bot AB.\) 

\( \Rightarrow AB \bot \left( {MCD} \right) \Rightarrow AB \bot CD \Rightarrow \angle \left( {AB;CD} \right) = {90^0}.\) 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 175596

Cho \(\int {2x{{\left( {3x - 2} \right)}^6}dx = A{{\left( {3x - 2} \right)}^8} + B{{\left( {3x - 2} \right)}^7} + C} \) với \(A,B,C \in R\). Tính giá trị của biểu thức 12A + 7B.  

Xem đáp án

\(I = \int {2x{{\left( {3x - 2} \right)}^6}dx} \) 

Đặt \(3x - 2 = t \Rightarrow x = \frac{{t + 2}}{3} \Rightarrow dx = \frac{1}{3}dt.\) 

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow I = \int {\frac{2}{9}\left( {t + 2} \right){t^6}dt = } \frac{2}{9}\int {\left( {{t^7} + 2{t^6}} \right)dt = \frac{2}{9}\left( {\frac{{{t^8}}}{8} + \frac{{2{t^7}}}{7}} \right) + C = \frac{1}{{36}}{t^8} + \frac{4}{{63}}{t^7} + C.} \\
 \Rightarrow I = \frac{1}{{36}}{\left( {3x - 2} \right)^8} + \frac{4}{{63}}{\left( {3x - 2} \right)^7} + C.\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
A = \frac{1}{{36}}\\
B = \frac{4}{{63}}
\end{array} \right. \Rightarrow 12A + 7B = 12.\frac{1}{{36}} + 7.\frac{4}{{63}} = \frac{7}{9}.
\end{array}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 175597

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{{1 + {a^2}}}} \right)^{2x + 1}} > 1\) (với a là tham số, \(a \ne 0\)) là

Xem đáp án

Ta có: \(0 < \frac{1}{{1 + {a^2}}} < 1;\,\,\forall a \ne 0.\) 

\( \Rightarrow {\left( {\frac{1}{{1 + {a^2}}}} \right)^{2x + 1}} > 1 \Leftrightarrow 2x + 1 < 0 \Leftrightarrow x <  - \frac{1}{2}.\) 

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{2}.} \right)\) 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 175598

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đạt cực đại tại điểm nào trong các điểm sau đây?

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta thấy hàm số đạt cực đại tại x = 2 và đạt cực tiểu tại x = 4  

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 175599

Tìm tập nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} + 2x}} = 1\).

Xem đáp án

\({3^{{x^2} + 2x}} = 1 \Leftrightarrow {3^{{x^2} + 2x}} = {3^0} \Leftrightarrow {x^2} + 2x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x =  - 2
\end{array} \right.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ {0; - 2} \right\}.\) 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 175600

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  - 3\overrightarrow k \). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow a \).   

Xem đáp án

\(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  - 3\overrightarrow k  \Rightarrow \overrightarrow a  = \left( { - 1;2; - 3} \right).\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 175601

Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên tập xác định của nó?

Xem đáp án

+) Đáp án A: Ta có: \(a = \sqrt 3  > 1 \Rightarrow \) hàm số đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

+) Đáp án B: Ta có: \(0 < a = \frac{\pi }{4} < 1 \Rightarrow \) hàm số nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 175602

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác cân tại A, \(AB = AC = a,\,\,BAC = {120^0}\). Tam giác SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm của AB.

\(\Delta SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với \(\left( {ABC} \right) \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)\).

 \(\Delta SAB\) đều cạnh \(a \Rightarrow SH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\) 

\(\begin{array}{l}
{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin \angle A = \frac{1}{2}{a^2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\\
 \Rightarrow {V_{SABC}} = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SH = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^3}}}{8}.
\end{array}\) 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 175603

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m trên đoạn \(\left[ { - 2018;2018} \right]\) để hàm số \(y = \ln \left( {{x^2} - 2x - m + 1} \right)\) có tập xác định R.          

Xem đáp án

Hàm số \(y = \ln \left( {{x^2} - 2x - m + 1} \right)\) xác định trên \(R \Leftrightarrow {x^2} - 2x - m + 1 > 0\,\,\,\forall x \in R\) 

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a > 0\\
\Delta ' < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
1 > 0\,\,\,\,\forall m\\
1 + m - 1 < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow m < 0\) 

Mà \(\left\{ \begin{array}{l}
m \in Z\\
m \in \left[ { - 2018;2018} \right]
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \in Z\\
m \in \left[ { - 2018;0} \right)
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = \left\{ { - 2018; - 2017;...; - 1} \right\}.\) 

Vậy có 2018 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 175604

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) trên R như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) cắt trục Ox tại 1 điểm qua điểm đó hàm số \(y=f'(x)\) đổi dấu từ âm sang dương nên điểm đó là điểm cực tiểu của hàm số \(y=f(x)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 175605

Cho hình trụ có thiết diện đi qua trục là một hình vuông có cạnh bằng 4a. Diện tích xung quanh của hình trụ là

Xem đáp án

Hình trụ có thiết diện đi qua trục là hình vuông có cạnh bằng \(4a \Rightarrow 2R = h = 4a \Rightarrow R = 2a\) với R, h lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của hình trụ.

\( \Rightarrow {S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi .2a.4a = 16\pi {a^2}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 175606

Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

Xem đáp án

Hình chóp tứ giác đều có 4 mặt phẳng đối xứng \(\left( {SAC} \right),\left( {SBD} \right),\left( {SEG} \right),\left( {SFH} \right)\) như hình vẽ với F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 175607

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên như sau

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào BBT ta thấy hàm số đạt cực đại tại x = 1, giá trị cực đại \(y_{CD}=2\) và đạt cực tiểu tại x = 3, giá trị cực tiểu \(y_{CT}=-1\) 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 175608

Tìm nguyên hàm của hàm số \(y = {x^2} - 3x + \frac{1}{x}.\) 

Xem đáp án

\(I = \int {\left( {{x^2} - 3x + \frac{1}{x}} \right)dx = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{{3{x^2}}}{2} + \ln \left| x \right| + C.} \)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 175609

Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn [0;10] và \(\int_0^{10} {f\left( x \right)dx = 7} \) và \(\int_2^6 {f\left( x \right)dx = 3} \). Tính \(P = \int_0^2 {f\left( x \right)dx + \int_6^{10} {f\left( x \right)dx} } .\)  

Xem đáp án

Ta có \(\int_0^{10} {f\left( x \right)dx = \int_0^2 {f\left( x \right)dx + \int_2^6 {f\left( x \right)dx + \int_6^{10} {f\left( x \right)dx} } } } \)

\( \Rightarrow P = \int_0^2 {f\left( x \right)dx + \int_0^{10} {f\left( x \right)dx = \int_0^{10} {f\left( x \right)dx - \int_2^6 {f\left( x \right)dx = 7 - 3 = 4.} } } } \)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 175610

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y =  - {x^3} - 3{x^2} + m\) trên đoạn [- 1;1] bằng 0.

Xem đáp án

TXĐ: D = R

Ta có: \(y' =  - 3{x^2} - 6x \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0 \in \left[ { - 1;1} \right]\\
x =  - 2 \notin \left[ { - 1;1} \right]
\end{array} \right.\) 

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y\left( 0 \right) = m\\
y\left( { - 1} \right) = m - 2\\
y\left( 1 \right) = m - 4
\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {Min}\limits_{\left[ { - 1;1} \right]}  = m - 4 = 0 \Leftrightarrow m = 4.\) 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 175611

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ. Hỏi đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( {\left| x \right|} \right)} \right|\) có tất cả bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số có dạng: \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) 

Đồ thị hàm số đi qua các điểm \(\left( {2; - 1} \right),\left( { - 1;3} \right),\left( {1; - 1} \right),\left( {2;3} \right)\) 

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 1 =  - 8a + 4b - 2c + d\\
3 =  - a + b - c + d\\
 - 1 = a + b + c + d\\
3 = 8a + 4b + 2c + d
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
b = 0\\
c =  - 3\\
d = 1
\end{array} \right. \Rightarrow y = {x^3} - 3x + 1.\) 

Khi đó ta có đồ thị hàm số \(y = \left| {\left| {{x^3}} \right| - 3\left| x \right| + 1} \right|\) như hình vẽ sau.

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy hàm số có 7 điểm cực trị.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 175612

Biết F(x) là nguyên hàm của hàm số \(1f\left( x \right) = \frac{{x - \cos x}}{{{x^2}}}\). Hỏi đồ thị của hàm số \(y=F(x)\) có bao nhiêu điểm cực trị? 

Xem đáp án

Ta có: \(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)dx \Rightarrow F'\left( x \right) = f\left( x \right)} \) 

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow F'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \frac{{x - \cos x}}{{{x^2}}} = 0\,\,\left( {x \ne 0} \right)\\
 \Leftrightarrow g\left( x \right) = x - \cos x = 0
\end{array}\) 

Xét hàm số \(g\left( x \right) = x - \cos x\) ta có \(g'\left( x \right) = 1 + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x \ge \,\,\forall x \in R\).

Do đó hàm số \(g(x)\) đồng biến trên \(R \Rightarrow \) Phương trình \(g(x)=0\) có nghiệm duy nhất.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 175613

Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 sao cho số đó chia hết cho 15?

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên cần lập có dạng \(\overline {abcd} \,\,\,\,\left( {a,b,c,d \in \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}} \right)\).

Số cần lập chia hết cho 15 nên nó chia hết cho 3 và 5.

Số cần lập chia hết cho 5 nên ta có: \(d = 5 \Rightarrow d\) có 1 cách chọn.

\( \Rightarrow \) Số cần tìm có dạng: \(\overline {abc5} \).

Số cần lập chia hết cho 3 nên \(\left( {a + b + c + 5} \right) \vdots 3\).

Chọn a có 9 cách chọn, chọn b có 9 cách chọn.

+) Nếu \(\left( {a + b + 5} \right) \vdots 3 \Rightarrow c \in \left\{ {3;6;9} \right\} \Rightarrow c\) có 3 cách chọn.

+) Nếu \(\left( {a + b + 5} \right)\) chia cho 3 dư 1 \( \Rightarrow c \in \left\{ {2;5;8} \right\} \Rightarrow c\)

+) Nếu \(\left( {a + b + 5} \right)\) chia cho 2 dư 2 \( \Rightarrow c \in \left\{ {1;4;7} \right\} \Rightarrow c\) có 3 cách chọn

\( \Rightarrow\) Có 3 cách chọn c.

Như vậy có: 9.9.3.1 = 243 cách chọn.

Vậy có 243 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 175614

Cho hình trụ có đáy là hai đường tròn tâm O và O', bán kinh đáy bằng chiều cao và bằng 2a. Trên đường tròn đáy có tâm O lấy điểm A, trên đường tròn tâm O' lấy điểm B. Đặt \(\alpha \) là góc giữa AB và đáy. Tính \(\tan \alpha \) khi thể tích khối tứ diện OO'AB đạt giá trị lớn nhất.

Xem đáp án

Lấy điểm \(A' \in \left( {O'} \right),B' \in \left( O \right)\) sao cho AA', BB' song song với trục OO'.

Khi đó ta có lăng trụ đứng OAB'.O'A'B.

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{V_{OO'AB}} = {V_{OAB'.O'A'B}} - {V_{A.O'A'B}} - {V_{B.OAB'}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {V_{OAB'.O'A'B}} - \frac{1}{3}{V_{OAB'.O'A'B}} - \frac{1}{3}{V_{OAB'.O'A'B}} = \frac{1}{3}{V_{OAB'.O'A'B}}\\
 \Rightarrow {V_{OO'AB}} = \frac{1}{3}.AA'.{S_{\Delta OAB'}} = \frac{1}{6}AA'.OA.OB.\sin \angle AOB'\\
 = \frac{1}{6}.2a.2a.2a.\sin \angle AOB' = \frac{1}{6}.8{a^3}\sin \angle AOB' = \frac{{4{a^3}}}{3}\sin \angle AOB'
\end{array}\) 

Do đó để \({V_{OO'AB}}\) lớn nhất \( \Leftrightarrow \sin \angle AOB' = 1 \Leftrightarrow \angle AOB' = {90^0} \Leftrightarrow OA \bot OB'\).

\( \Rightarrow O'A' \bot O'B \Rightarrow \Delta O'A'B\) vuông tại \(O' \Rightarrow A'B = O'A'\sqrt 2  = 2a\sqrt 2 \).

Ta có

\(\begin{array}{l}
AA' \bot \left( {O'A'B} \right) \Rightarrow \angle \left( {AB;\left( {O'A'B} \right)} \right) = \angle ABA' = \alpha \\
 \Rightarrow \tan \alpha  = \frac{{AA'}}{{A'B}} = \frac{{2a}}{{2a\sqrt 2 }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}
\end{array}\)   

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 175615

Tìm số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{4\sqrt {3x + 1}  - 3x - 5}}\).

Xem đáp án

TXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}
3x + 1 \ge 0\\
4\sqrt {3x + 1}  - 3x - 5 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge  - \frac{1}{3}\\
3x + 1 - 4\sqrt {3x + 1}  + 4 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge  - \frac{1}{3}\\
{\left( {\sqrt {3x + 1}  - 2} \right)^2} \ne 0
\end{array} \right.\)  

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge  - \frac{1}{3}\\
\sqrt {3x + 1}  - 2 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge  - \frac{1}{3}\\
3x + 1 \ne 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge  - \frac{1}{3}\\
x \ne 1
\end{array} \right.\) 

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x - 1}}{{4\sqrt {3x + 1}  - 3x - 5}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x - 1}}{{ - {{\left( {\sqrt {3x + 1}  - 2} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {3x + 1}  + 2} \right)}}{{ - {{\left( {\sqrt {3x + 1}  - 2} \right)}^2}\left( {\sqrt {3x + 1}  + 2} \right)}}\\
 = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {1 - x} \right)\left( {\sqrt {3x + 1}  + 2} \right)}}{{3\left( {\sqrt {3x + 1}  - 2} \right)\left( {1 - x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {3x + 1}  + 2}}{{3\left( {\sqrt {3x + 1}  - 2} \right)}} =  + \infty 
\end{array}\) 

\( \Rightarrow x = 1\) là đường TCĐ của đồ thị hàm số.

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{x - 1}}{{4\sqrt {3x + 1}  - 3x - 5}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{1 - \frac{1}{x}}}{{4\sqrt {\frac{3}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}}  - 3 - \frac{5}{x}}} =  - \frac{1}{3}\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{x - 1}}{{4\sqrt {3x + 1}  - 3x - 5}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{1 - \frac{1}{x}}}{{ - 4\sqrt {\frac{3}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}}  - 3 - \frac{5}{x}}} =  - \frac{1}{3}
\end{array}\)                                     

\( \Rightarrow y =  - \frac{1}{3}\) là đường TCN của đồ thị hàm số.

Vậy đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 175616

Cho hình chóp S.ABC có đáy \(\Delta ABC\) vuông cân ở B, \(AC = a\sqrt 2 ,SA \bot \left( {ABC} \right),SA = a\). Gọi G là trọng tâm của \(\Delta SBC\), mp \(\left( \alpha  \right)\) đi qua AG và song song với BC chia khối chóp thành hai phần. Gọi V là thể tích của khối đa diện không chứa đỉnh S. Tính V.  

Xem đáp án

Trong (SBC) qua G kẻ \(MN//BC\left( {M \in SB,N \in SC} \right)\). Khi đó mặt phẳng đi qua AG và song song với BC chính là mặt phẳng (AMN). Mặt phẳng này chia khối chóp thành 2 khối S.AMN và AMNBC.

Gọi H là trung điểm của BC.

Vì \(MN//BC \Rightarrow \) Theo định lí Ta-lét ta có: \(\frac{{SM}}{{SB}} = \frac{{SN}}{{SC}} = \frac{2}{3}\left( { = \frac{{SG}}{{SH}}} \right)\) 

\(\frac{{{V_{S.AMN}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SM}}{{SB}}.\frac{{SN}}{{SC}} = \frac{2}{3}.\frac{2}{3} = \frac{4}{9} \Rightarrow {V_{S.AMN}} = \frac{4}{9}{V_{S.ABC}}\) 

Mà \({V_{S.AMN}} + {V_{AMNBC}} = {V_{S.ABC}} \Rightarrow {V_{AMNBC}} = \frac{5}{9}{V_{S.ABC}} = V\) 

Ta có \(\Delta ABC\) vuông cân tại \(B \Rightarrow AB = BC = \frac{{AC}}{{\sqrt 2 }} = a \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}{a^2}\) 

\( \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}a.\frac{1}{2}{a^2} = \frac{{{a^3}}}{6}\) 

Vậy \(V = \frac{5}{9}.\frac{{{a^3}}}{6} = \frac{{5{a^3}}}{{54}}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 175617

Cho hình chóp S.ABC có các cạnh \(SA = BC = 3;\,\,SB = AC = 4;\,\,SC = AB = 2\sqrt 5 \) . Tính thể tích khối chóp S.ABC.

Xem đáp án

Đặt \(SA = SB = a,SB = AC = b,SC = AB = c\).

Dựng hình chóp S.A'B'C' sao cho A, B, C lần lượt là trung điểm của B'C', C'A', A'B'.

Dễ thấy \(\Delta ABC\) đồng dạng với \(\Delta A'B'C'\) theo tỉ số \(\frac{1}{2} \Rightarrow \frac{{{S_{\Delta ABC}}}}{{{S_{\Delta A'B'C'}}}} = \frac{1}{4} \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \frac{1}{4}{V_{S.A'B'C'}}\).

Ta có AB, BC, CA là các đường trung bình của tam giác A'B'C'

\( \Rightarrow A'B' = 2AB = 2c;\,B'C' = 2BC = 2a;\,A'C' = 2AC = 2b\).

\( \Rightarrow \Delta SA'B',\Delta SB'C',\Delta SC'A'\) là các tam giác vuông tại S (Tam giác

có trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy)

\( \Rightarrow SA',SB',SC'\) đôi một vuông góc

\({V_{S.A'B'C'}} = \frac{1}{6}SA'.SB'.SC' \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \frac{1}{{24}}SA'.SB'.SC'\) 

Áp dụng định lí Pytago ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
SA{'^2} + SB{'^2} = 4{c^2}\\
SB{'^2} + SC{'^2} = 4{a^2}\\
SA{'^2} + SC{'^2} = 4{b^2}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
SA{'^2} = 2\left( {{b^2} + {c^2} - {a^2}} \right)\\
SB{'^2} = 2\left( {{a^2} + {c^2} - {b^2}} \right)\\
SC{'^2} = 2\left( {{a^2} + {b^2} - {c^2}} \right)
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \frac{1}{{24}}.\sqrt {8\left( {{b^2} + {c^2} - {a^2}} \right)\left( {{a^2} + {c^2} - {b^2}} \right)\left( {{a^2} + {b^2} - {c^2}} \right)} \\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \frac{1}{{6\sqrt 2 }}\sqrt {\left( {{b^2} + {c^2} - {a^2}} \right)\left( {{a^2} + {c^2} - {b^2}} \right)\left( {{a^2} + {b^2} - {c^2}} \right)} 
\end{array}\) 

Thay \(a = 3,b = 4,c = 2\sqrt 5  \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \frac{{\sqrt {390} }}{4}.\)    

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 175618

Trong không gian Oxyz, lấy điểm C trên tia Oz sao cho OC = 1. Trên hai tia Ox, Oy lần lượt lấy hai điểm A, B thay đổi sao cho OA+OB = OC. Tìm giá trị nhỏ nhất của bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện O.ABC?

Xem đáp án

Giả sử \(A\left( {a;0;0} \right),\,\,B\left( {0;b;0} \right) \Rightarrow OA = \left| a \right|,OB = \left| b \right|\).

Tứ diện OABCOA, OB, OC đôi một vuông góc.

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của ABOC.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
OC \bot OA\\
OC \bot OB
\end{array} \right. \Rightarrow OC \bot \left( {OAB} \right)\) 

Qua M dựng đường thẳng song song với OC, qua N dựng đường thẳng

 song song với OM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại I.

\(\Delta OAB\) vuông tại \(O \Rightarrow M\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta OAB \Rightarrow IO = IA = IB\).

\(I \in IN \Rightarrow IO = IC \Rightarrow IO = IA = IB = IC \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp O.ABC

Ta có \(OM = \frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}\sqrt {{a^2} + {b^2}} \) 

\(\begin{array}{l}
R = OI = \sqrt {I{M^2} + O{M^2}}  = \sqrt {\frac{{{c^2}}}{4} + \frac{{{a^2} + {b^2}}}{4}}  = \frac{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}{2}\frac{{\sqrt {{a^2} + \left( {1 - {a^2}} \right) + 1} }}{2} = \frac{{\sqrt {2{a^2} - 2a + 2} }}{2}\\
\,\,\,\, = \frac{{\sqrt {2\left( {{a^2} - a + 1} \right)} }}{2} = \frac{{\sqrt {2\left( {{a^2} - 2.a.\frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{3}{4}} \right)} }}{2} = \frac{{\sqrt {2{{\left( {a - \frac{1}{2}} \right)}^2} + \frac{3}{2}} }}{2} \ge \frac{{\sqrt 6 }}{4}
\end{array}\) 

Vậy \({R_{\min }} = \frac{{\sqrt 6 }}{4} \Leftrightarrow a = \frac{1}{2} \Rightarrow b = \frac{1}{2}\).  

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 175619

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại \(A,AB = 1cm,AC = \sqrt 3 cm\). Tam giác SAB, SAC lần lượt vuông tại BC. Khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC có thể tích bằng \(\frac{{5\sqrt 5 }}{6}c{m^3}\). Tính khoảng cách từ C tới (SAB).  

Xem đáp án

Gọi I là trung điểm của SA.

Tam giác SAB, SAC vuông tại \(B,C \Rightarrow IS = IA = IB = IC \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABC.   

Gọi H là trung điểm của BC. Vì \(\Delta ABC\) vuông tại \(A \Rightarrow H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

\( \Rightarrow IH \bot \left( {ABC} \right)\).

Gọi R là bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABC. Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{{5\sqrt 5 \pi }}{6} \Leftrightarrow {R^3} = \frac{{5\sqrt 5 }}{8} = \frac{{\sqrt {125} }}{8} \Leftrightarrow R = \frac{{\sqrt 5 }}{2}\\
 \Rightarrow IS = IA = IB = IC = \frac{{\sqrt 5 }}{2}
\end{array}\)  

Xét tam giác vuông ABC có: \(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}}  = 2 \Rightarrow AH = 1\) 

Xét tam giác vuông IAH có: \(IH = \sqrt {I{A^2} - A{H^2}}  = \sqrt {\frac{5}{4} - 1}  = \frac{1}{2}\) 

\(\begin{array}{l}
{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}.1.\sqrt 3  = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\\
 \Rightarrow {V_{I.ABC}} = \frac{1}{3}IH.{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2}
\end{array}\) 

Ta có:

\(\begin{array}{l}
SI \cap \left( {ABC} \right) = A \Rightarrow \frac{{d\left( {S;\left( {ABC} \right)} \right)}}{{d\left( {I;\left( {ABC} \right)} \right)}} = \frac{{SA}}{{IA}} = 2\\
 \Rightarrow \frac{{{V_{S.ABC}}}}{{{V_{S.IBC}}}} = 2 \Rightarrow {V_{S.ABC}} = 2{V_{I.ABC}} = 2.\frac{{\sqrt 3 }}{{12}} = \frac{{\sqrt 3 }}{6}
\end{array}\) 

Xét tam giác vuông SAB có \(IB = \frac{{\sqrt 5 }}{2} \Rightarrow SA = 2IB = \sqrt 5  \Rightarrow SB = \sqrt {S{A^2} - A{B^2}}  = 2\) 

\( \Rightarrow {S_{\Delta SAB}} = \frac{1}{2}.1.2 = 1\) 

Ta có \({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}d\left( {C;\left( {SAB} \right)} \right).{S_{\Delta SAB}} \Rightarrow d\left( {C;\left( {SAB} \right)} \right) = \frac{{3{V_{S.ABC}}}}{{{S_{\Delta SAB}}}} = \frac{{3.\frac{{\sqrt 3 }}{6}}}{1} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 175620

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm liên tục trên đoạn [0;1] và thỏa mãn \(f(0)=0\). Biết \(\int_0^1 {{f^2}\left( x \right)dx = \frac{9}{2}} \) và \(\int_0^1 {f'\left( x \right)\cos \frac{{\pi x}}{2}dx = \frac{{3\pi }}{4}} \). Tích phân \(\int_0^1 {f\left( x \right)dx} \) bằng. 

Xem đáp án

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}
u = \cos \frac{{\pi x}}{2}\\
dv = f'\left( x \right)dx
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
du =  - \frac{\pi }{2}\sin \frac{{\pi x}}{2}dx\\
v = f\left( x \right)
\end{array} \right.\) 

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow \int_0^1 {f'\left( x \right)\cos \frac{{\pi x}}{2}dx = \cos } \frac{{\pi x}}{2}f\left( x \right)\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right. + \frac{\pi }{2}\int_0^1 {f\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2}dx} \\
 = f\left( 1 \right).cos\frac{\pi }{2} - f\left( 0 \right)\cos 0 + \frac{\pi }{2}\int_0^1 {f\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2}dx} \\
 = \frac{\pi }{2}\int_0^1 {f\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2}dx = \frac{{3\pi }}{4} \Rightarrow \int_0^1 {f\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2}dx = \frac{3}{2}} } 
\end{array}\) 

Xét tích phân \(\int_0^1 {{{\left[ {f\left( x \right) + k\sin \frac{{\pi x}}{2}} \right]}^2}dx = 0} \) 

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \int_0^1 {\left[ {{f^2}\left( x \right) + 2kf\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2} + {k^2}{{\sin }^2}\frac{{\pi x}}{2}} \right]dx = 0} \\
 \Leftrightarrow \int_0^1 {{f^2}\left( x \right)dx + 2k\int_0^1 {f\left( x \right)\sin \frac{{\pi x}}{2} + {k^2}\int_0^1 {{{\sin }^2}\frac{{\pi x}}{2}dx = 0} } } \\
 \Leftrightarrow \frac{9}{2} + 2k\frac{3}{2} + \frac{1}{2}{k^2} = 0 \Leftrightarrow k =  - 3
\end{array}\)

Khi đó ta có \(\int_0^1 {{{\left[ {f\left( x \right) - 3\sin \frac{{\pi x}}{2}} \right]}^2}dx = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) - 3\sin \frac{{\pi x}}{2} = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = 3\sin \frac{{\pi x}}{2}} \) 

Vậy \(\int_0^1 {f\left( x \right)dx = 3\int_0^1 {\sin \frac{{\pi x}}{2}dx =  - 3\frac{{\cos \frac{{\pi x}}{2}}}{{\frac{\pi }{2}}}\left| \begin{array}{l}
^1\\
\\
_0
\end{array} \right.} }  = \frac{{ - 6}}{\pi }\cos \frac{{\pi x}}{2}\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right. =  - \frac{6}{\pi }\left( {\cos \frac{\pi }{2} - \cos 0} \right) = \frac{6}{\pi }\) 

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 175621

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({e^{3m}} + {e^m} = 2\left( {x + \sqrt {1 - {x^2}} } \right)\left( {1 + x\sqrt {1 - {x^2}} } \right)\) có nghiệm.   

Xem đáp án

ĐKXĐ: \(1 - {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow  - 1 \le x \le 1.\) 

Đặt \(x + \sqrt {1 - {x^2}}  = t\) ta có \({t^2} = {x^2} + 1 - {x^2} + 2x\sqrt {1 - {x^2}}  = 1 + 2x\sqrt {1 - {x^2}}  \Rightarrow x\sqrt {1 - {x^2}}  = \frac{{{t^2} - 1}}{2}\).

Ta có: \(t\left( x \right) = x + \sqrt {1 - {x^2}} ,x \in \left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow t'\left( x \right) = 1 - \frac{x}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = \frac{{\sqrt {1 - {x^2}}  - x}}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = 0\) 

\( \Leftrightarrow \sqrt {1 - {x^2}}  = x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 0\\
1 - {x^2} = {x^2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 0\\
{x^2} = \frac{1}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)  

Từ BBT ta có: \(t \in \left[ { - 1;\sqrt 2 } \right]\).

Khi đó phương trình trở thành: \({e^m} + {e^{3m}} = 2t\left( {1 + \frac{{{t^2} - 1}}{2}} \right) = t\left( {{t^2} + 1} \right) = {t^3} + t\,\,\left( * \right)\)  

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^3} + t\) ta có \(f'\left( t \right) = 3{t^2} + 1 > 0\,\,\forall t \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(R \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1;\sqrt 2 } \right)\).

Từ \(\left( * \right) \Rightarrow f\left( {{e^m}} \right) = f\left( t \right) \Leftrightarrow {e^m} = t \Leftrightarrow m = \ln t \Rightarrow m \in \left( {0;\ln \sqrt 2 } \right) = \left( {0;\frac{1}{2}\ln 2} \right)\) .

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 175622

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm cấp hai trên R. Biết \(f'\left( 0 \right) = 3,f'\left( 2 \right) =  - 2018\) và bảng xét dấu của \(f''(x)\) như sau:

Hàm số \(y = f\left( {x + 2017} \right) + 2018x\) đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm \(x_0\) thuộc khoảng nào sau đây?   

Xem đáp án

Ta có: \(y' = f'\left( {x + 2017} \right) + 2018 = 0\)

Từ BXD của \(f''(x)\) ta suy ra BBT của \(f'(x)\) như sau:

Từ BBT ta có: \(f'\left( {x + 2017} \right) =  - 2018 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x + 2017 = 2\\
x + 2017 = a < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} =  - 2015\\
{x_2} <  - 2017
\end{array} \right.\)

Từ đó ta suy ra BBT của hàm số \(f'\left( {x + 2017} \right) + 2018\) như sau:

Tịnh tiến đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) lên trên 2018 đơn vị.

Tịnh tiến đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) sang trái 2017 đơn vị.

Suy ra BBT của hàm số \(y = f\left( {x + 2017} \right) + 2018x\)

Vậy hàm số đạt GTNN tại \({x_2} <  - 2017\).

 

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 175623

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc khoảng \(\left( { - 2019;2019} \right)\) để hàm số \(y = {\sin ^3}x - 3{\cos ^2}x - m\sin x - 1\) đồng biến trên đoạn \(\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]\).

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
\sin x = t;\,\,\,x \in \left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right] \Rightarrow t \in \left[ {0;1} \right];\,\,\cos x \in \left[ {0;1} \right]\\
y = {\sin ^3}x - 3\left( {1 - {{\sin }^2}x} \right) - m\sin x - 1 = {t^3} + 3{t^2} - mt - 4\\
f'(t) = \cos x\left( {2{t^2} + 3t - m} \right) \ge 0\\
 \Rightarrow \min \left( {3{t^2} + 3t} \right) \ge m\forall t \in \left[ {o;1} \right]\\
 \Rightarrow m \le 0
\end{array}\)

Vậy có 2019 giá trị nguyên thỏa mãn.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 175624

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 4 chữ số. Tính xác suất để số được chọn có dạng \(\overline {abcd} \), trong đó \(1 \le a \le b \le c \le d \le 9\).  

Xem đáp án

Không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right) = {9.10^3} = 9000\).

Gọi A là biến cố: “số được chọn có dạng \(\overline {abcd} \), trong đó \(1 \le a \le b \le c \le d \le 9\)”

TH1: \(1 \le a < b < c < d \le 9\) 

Chọn ngẫu nhiêu 4 số trong các số từ 1 đến 9 có \(C_9^4 = 126\) cách.

Có duy nhất một cách xếp các chữ số \(a, b, c, d\) theo thứ tự tăng dần, do đó trường hợp này có 126 số thỏa mãn.

TH2: \(1 \le a = b < c < d \le 9\). Số cần tìm có dạng \(\overline {aacd} \).

Chọn ngẫu nhiên 3 số trong các số từ 1 đến 9 có \(C_9^3 = 84\) cách.

Có duy nhất một cách xếp các chữ số \(a, c, d\) theo thứ tự tăng dần, do đó trường hợp này có 84 số thỏa mãn.

Tương tự như vậy, các trường hợp \(1 \le a < b = c < d \le 9,1 \le a < b < c = d \le 9\), mỗi trường hợp cũng có 84 số thỏa mãn.

TH3: \(1 \le a = b = c < d \le 9\). Số cần tìm có dạng \(\overline {aaad} \).

Chọn ngẫu nhiên 2 số trong các số từ 1 đến 9 có \(C_9^2=36\) cách.

Có duy nhất một cách xếp các chữ số \(a, d\) theo thứ tự tăng dần, do đó trường hợp này có 36 số thỏa mãn.

Tương tự như vậy, các trường hợp \(1 \le a = b < c = d \le 9,1 \le a < b = c = d \le 9\) mỗi trường hợp cũng có 36 số thỏa mãn.

TH4: \(1 \le a = b = c = d \le 9\). Số cần tìm có dạng \(\overline {aaaa} \). Có 9 số thỏa mãn.

\( \Rightarrow n\left( A \right) = 126 + 3.84 + 3.36 + 9 = 495\).

Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{495}}{{9000}} = 0,055\). 

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 175625

Xét các số thực dương x, y thỏa mãn \({\log _{\frac{1}{2}}}x + {\log _{\frac{1}{2}}}y \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right)\). Tìm giá trị nhỏ nhất \(P_{min}\) của biểu thức \(P = x + 3y\). 

Xem đáp án

Theo bài ra ta có:

\({\log _{\frac{1}{2}}}x + {\log _{\frac{1}{2}}}y \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right) \Leftrightarrow {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {xy} \right) \le {\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + {y^2}} \right) \Leftrightarrow xy \ge x + {y^2}\)

\( \Leftrightarrow x\left( {y - 1} \right) \ge {y^2} > 0\). Mà \(x > 0 \Rightarrow y - 1 > 0 \Leftrightarrow y > 1\).

\(x \ge \frac{{{y^2}}}{{y - 1}}\). Khi đó ta có \(P = x + 3y \ge \frac{{{y^2}}}{{y - 1}} + 3y\) với y > 1.

Xét hàm số \(f\left( y \right) = \frac{{{y^2}}}{{y - 1}} + 3y\) với y > 1 ta có:

\(f'\left( y \right) = \frac{{2y\left( {y - 1} \right) - {y^2}}}{{{{\left( {y - 1} \right)}^2}}} + 3 = \frac{{{y^2} - 2y + 3{y^2} - 6y + 3}}{{{{\left( {y - 1} \right)}^2}}} = \frac{{4{y^2} - 8y + 3}}{{{{\left( {y - 1} \right)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
y = \frac{3}{2}\\
y = \frac{1}{2}
\end{array} \right.\) 

BBT:

Từ BBT ta thấy \(\mathop {\min }\limits_{y > 1} f\left( y \right) = f\left( {\frac{3}{2}} \right) = 9\).

Vậy \(P \ge 9\) hay \({P_{\min }} = 9\).      

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 175626

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R thỏa mãn \(f\left( {2x} \right) = 3f\left( x \right),\,\forall x \in R\). Biết rằng \(\int_0^1 {f\left( x \right)dx = 1} \). Tính tích phân \(I = \int_1^2 {f\left( x \right)dx} \).  

Xem đáp án

Ta có: \(I = \int_1^2 {f\left( x \right)dx = \int_0^2 {f\left( x \right)dx - \int_0^1 {f\left( x \right)dx = \int_0^2 {f\left( x \right)dx - 1 = J - 1} } } } \) 

Ta có: \(\int_0^1 {f\left( x \right)dx = \frac{1}{3}\int_0^1 {3f\left( x \right)dx = } } \frac{1}{3}\int_0^1 {f\left( {2x} \right)dx = 1 \Leftrightarrow \int_0^1 {f\left( {2x} \right)dx = 3} } \) 

Đặt \(t = 2x \Rightarrow dt = 2dx\). Đổi cận: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 0 \Rightarrow t = 0\\
x = 1 \Rightarrow t = 2
\end{array} \right.\) 

\( \Rightarrow \int_0^1 {f\left( {2x} \right)dx = \int_0^2 {f\left( t \right)dt = \int_0^2 {f\left( x \right)dx = 3 \Rightarrow J = 3} } } \) 

Vậy \(I = \int_1^2 {f\left( x \right)dx = 3 - 1 = 2} \).

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 175627

Tìm tập S tất cả các giá trị thực của tham số m để tồn tại duy nhất cặp số (x;y) thỏa mãn \({\log _{{x^2} + {y^2} + 2}}\left( {4x + 4y - 6 + {m^2}} \right) \ge 1\) và \({x^2} + {y^2} + 2x - 4y + 1 = 0\).

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
{\log _{{x^2} + {y^2} + 2}}\left( {4x + 4y - 6 + {m^2}} \right) \ge 1 = {\log _{{x^2} + {y^2} + 2}}\left( {{x^2} + {y^2} + 2} \right)\\
 \Leftrightarrow 4x + 4y - 6 + {m^2} \ge {x^2} + {y^2} + 2\,\,\left( {Do\,\,{x^2} + {y^2} + 2 > 1} \right)\\
 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 4x - 4y - {m^2} + 8 \le 0\,\,\,\left( 1 \right)
\end{array}\) 

Ta có \({a^2} + {b^2} - c = 4 + 4 + {m^2} - 8 = {m^2}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\) 

TH1: \(m = 0 \Rightarrow \left( 1 \right):{x^2} + {y^2} - 4x - 4y + 8 = 0 \Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 2\\
y = 2
\end{array} \right.\) 

Cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;2} \right)\) không thỏa mãn điều kiện (2).

TH2: \(m \ne 0 \Rightarrow {m^2} > 0 \Rightarrow \) Tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn (1) là hình tròn \((C_1)\) (kể cả biên) tâm \(I_1(2;2)\) bán kính \(R_1=m\).

Tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn (2) là đường tròn \((C_2)\) tâm \(I_2(-1;2)\) bán kính \({R_2} = \sqrt {1 + 4 - 1}  = 2\).

Để tồn tại duy nhất cặp số (x;y) thỏa mãn 2 điều kiện (1) và (2) Xảy ra 2 trường hợp sau:

TH1: \((C_1), (C_2)\) tiếp xúc ngoài \( \Leftrightarrow {I_1}{I_2} = {R_1} + {R_2} \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( { - 1 - 2} \right)}^2} + {{\left( {2 - 2} \right)}^2}}  = m + 2\) 

\( \Leftrightarrow 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = 1\,\,\left( {tm} \right)\).

TH2: \((C_1), (C_2)\) tiếp xúc trong và \({R_1} < {R_2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{I_1}{I_2} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\\
m < 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3 = \left| {m - 2} \right|\\
m < 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
m = 5\\
m =  - 1
\end{array} \right.\\
m < 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow m =  - 1\,\,\,\left( {tm} \right)\) 

 Vậy \(S = \left\{ { \pm 1} \right\}\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 175628

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a thuộc khoảng (0;2019) để \(\lim \sqrt {\frac{{{9^n} + {3^{n + 1}}}}{{{5^n} + {9^{n + a}}}}}  \le \frac{1}{{2187}}\)?

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}
\lim \sqrt {\frac{{{9^n} + {3^{n + 1}}}}{{{5^n} + {9^{n + a}}}}}  = \lim \sqrt {\frac{{{9^n} + {{3.3}^n}}}{{{5^n} + {9^n}{{.9}^a}}}}  = \lim \sqrt {\frac{{1 + 3.{{\left( {\frac{3}{9}} \right)}^n}}}{{{{\left( {\frac{5}{9}} \right)}^n} + {9^a}}}}  = \frac{1}{{{3^a}}}\\
 \Rightarrow \frac{1}{{{3^a}}} \le \frac{1}{{2187}} = \frac{1}{{{3^7}}} \Leftrightarrow {3^a} \ge {3^7} \Leftrightarrow a \ge 7
\end{array}\) 

Kết hợp điều kiện đề bài \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a \in \left[ {7;2019} \right)\\
a \in Z
\end{array} \right. \Rightarrow a \in \left\{ {7;8;9;...;2018} \right\}\).

Vậy có \(2018 - 7 + 1 = 2012\) giá trị của a thỏa mãn.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 175629

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng ACSB

Xem đáp án

Ta có \(SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow AB\) là hình chiếu của SB lên (ABC).

\(\angle \left( {SB;\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {SB;AB} \right) = \angle SBA = {60^0}\).

Dựng hình bình hành ACBD.

Ta có

\(BD//AC \Rightarrow \left( {SBD} \right)//AC \Rightarrow d\left( {AC;SB} \right) = d\left( {AC;\left( {SBD} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SBD} \right)} \right)\).

 Do tam giác ABC đều \( \Rightarrow AC = CB = AB = a\).

Mà \(AC = BD;CB = AD \Rightarrow AB = AD = BD = a \Rightarrow \Delta ABD\) đều cạnh a.

Gọi M là trung điểm của \(BD \Rightarrow AM \bot BD\) và \(AM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
BD \bot AM\\
BD \bot SA\left( {SA \bot \left( {ABCD} \right)} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow BD \bot \left( {SAM} \right)\).

Trong (SAM) kẻ \(AH \bot SM \Rightarrow AH \bot BD\left( {BD \bot \left( {SAM} \right)} \right) \Rightarrow AH \bot \left( {SBD} \right)\).

\( \Rightarrow d\left( {A;\left( {SBD} \right)} \right) = AH \Rightarrow d\left( {AC;SB} \right) = AH\).

Xét tam giác vuông SAB ta có \(SA = AB.\tan {60^0} = a\sqrt 3 \).

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông SAM ta có: \(AH = \frac{{SA.AM}}{{\sqrt {S{A^2} + A{M^2}} }} = \frac{{a\sqrt 3 .\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{\sqrt {3{a^2} + \frac{{3{a^2}}}{4}} }} = \frac{{a\sqrt {15} }}{5}.\)     

Vậy \(d\left( {AC;SB} \right) = \frac{{a\sqrt {15} }}{5}.\)   

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 175630

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị là đường cong trong hình vẽ dưới. Đặt \(g\left( x \right) = f\left[ {f\left( x \right)} \right]\). Tìm số nghiệm của phương trình \(g'(x)=0\).   

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số \(y=f(x)\) ta thấy hàm số có hai điểm cực trị là x = 0 và \(x = a \in \left( {2;3} \right)\).

Do đó \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = a \in \left( {2;3} \right)
\end{array} \right.\)

Ta có: \(g'\left( x \right) = f'\left( {f\left( x \right)} \right).f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
f'\left( {f\left( x \right)} \right) = 0\\
f'\left( x \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
f\left( x \right) = 0\,\,\,\,\left( 1 \right)\\
f\left( x \right) = a \in \left( {2;3} \right)\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\\
f'\left( x \right) = 0\,\,\,\,\left( 3 \right)
\end{array} \right.\)

Dựa vào đồ thị hàm số ta có:

Phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}
{x_1} \in \left( { - 1;0} \right)\\
{x_2} = 1\\
{x_3} \in \left( {3;4} \right)
\end{array} \right.\)  

Phương trình (2) có 3 nghiệm phân biệt khác 3 nghiệm của phương trình (1).

Phương trình (3) có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = a \in \left( {2;3} \right)
\end{array} \right.\) 

6 nghiệm này hoàn toàn phân biệt.

Vậy phương trình \(g'(x)=0\) có 6 nghiệm phân biệt.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »