Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Âu Cơ
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Âu Cơ
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
22 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
(b) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(c) Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
(d) Muối mono natri của axit glutamic được dùng làm mì chính.
(e) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm bị thủy phân thành glucozơ.
(g) Khi bị ong đốt, để giảm đau nhức có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các phát biểu đúng là:
(a) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
(c) Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
(d) Muối mono natri của axit glutamic được dùng làm mì chính.
(e) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm bị thủy phân thành glucozơ.
(g) Khi bị ong đốt, để giảm đau nhức có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho kim loại Be vào nước .
(c) Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội.
(d)NO2 tác dụng với nước có mặt oxi.
(e) Clo tác dụng sữa vôi (30oC ).
(g) Lấy thanh Fe ngâm trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, rồi lấy ra cho tiếp vào dung dịch HCl loãng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là 4
. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Đáp án C
Axit focmic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Glixerol tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 → tạo dung dịch có màu xanh lam.
Anđehit axetic tác dụng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng → kết tủa Ag trắng sáng.
Phenol tác dụng với dung dịch nước brom Þ sau phản ứng tạo kết tủa trắng.
Phương pháp điều chế kim loại kiềm?
Phương pháp điều chế kim loại kiềm: điện phân nóng chảy
Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là
Chất độc này còn được gọi là đioxin
Phân đạm ure có công thức hóa học là gì?
Phân đạm ure có công thức hóa học là (NH2)2CO.
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
Một mẫu nước có chứa các ion \(C{a^{2 + }},M{g^{2 + }},HCO_3^ - ,C{l^ - },SO_4^{2 - }\) Chất được dùng để làm mềm mẫu nước trên là
Chất được dùng để làm mềm mẫu nước trên là Na2CO3.
Chất phản ứng được với tất cả các chất trong dãy Na, Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 là
Chất phản ứng được với tất cả các chất trong dãy Na, Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 là glucozơ
Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion người ta có thể dùng
Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion người ta có thể dùng Ca(OH)2
Trong các chất sau: etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất có phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime là
Chất có phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime là stiren
Trong phản ứng: \(F{\text{e}} + C{u^{2 + }}\xrightarrow{{}}F{{\text{e}}^{2 + }} + Cu\) Chất bị oxi hóa là
Trong phản ứng: \(F{\text{e}} + C{u^{2 + }}\xrightarrow{{}}F{{\text{e}}^{2 + }} + Cu\) Chất bị oxi hóa là Fe
Công thức tổng quát của hiđrocacbon X bất kì có dạng \({C_n}{H_{2n + 2 - 2k}}\) là
X là ankan.
Thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit thu được
Thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit thu được C2H5COOH, CH3CHO
Saccarozơ có công thức phân tử là gì?
Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11
Phản ứng nào sau đây không đúng?
Phản ứng không đúng: \(2F{\text{e}} + 3{I_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2F{\text{e}}{I_3}\)
Số đipeptit có thể tạo thành từ phân tử glyxin và phân tử alanin là bao nhiêu?
Số đipeptit có thể tạo thành từ phân tử glyxin và phân tử alanin là 4
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
Trường hợp không xảy ra phản ứng: \(Ni + M{g^{2 + }}.\)
Cho các chất: axit propionic (X); axit axetic (Y); ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Đây gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là T, Z, Y, X.
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl axetat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Chọn B.
Axit acrylic (C3H4O2), vinyl axetat (C4H6O2), metyl acrylat (C4H6O2) và axit oleic (C18H34O2).
Đặt CT chung cho hỗn hợp là CnH2n-2O2.
PTPƯ: \({C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}\xrightarrow{{ + {O_2}}}\;nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\)
Theo pt:\({n_{C{O_2}}} = n.{n_{{C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}}} \Rightarrow \frac{{3,42}}{{14n + 30}}.n = 0,18 \Rightarrow n = 6\) : C6H10O2 \(\Rightarrow {n_{{H_2}O}} = 0,15\;mol\)
Vậy mdd giảm =\({m_{CaC{O_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}) = 7,38\;(g)\)
Phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Chất có thể dùng làm sạch được chất cặn đó là
Phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Chất có thể dùng làm sạch được chất cặn đó là CH3COOH
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
(2) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Đốt HgS trong không khí.
(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(6) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
(1) Zn + 2FeCl3 dư → ZnCl2 + 2FeCl2
(2) H2 dư + CuO→ Cu + H2O
(3) 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
(4) HgS + O2→ Hg + SO2
(5) 2Na + CuSO4 + 2H2O → Na2SO4 + Cu(OH)2¯ + H2
(6) CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2O2 (điện phân dung dịch)
Phát biểu nào sau đây là sai?
Phát biểu sai: Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước
Amino axit X \({C_n}{H_m}{O_2}N\)no, mạch hở, có công thức . Biểu thức liên hệ giữa m và n là
m = 2n+1
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là
Chọn A.
Chất tác dụng với Ba(HCO3)2 là NaOH, NaHSO4, HCl, K2CO3, H2SO4 trong đó có 4 phản ứng tạo kết tủa trừ HCl.
Lập dụng cụ như hình vẽ thì có thể dùng để thu được sản phẩm của thí nghiệm nào trong số ba thí nghiệm sau:
(1) Điều chế CH3COOC2H5 từ ancol etylic và axit axetic.
(2) Điều chế CH3COOH từ CH3COONa và H2SO4.
(3) Điều chế but-2-en từ butan-2-ol.
Chọn B.
(1) Đúng, Thí nghiệm trên được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ este trong phòng thí nghiệm.
CH3COOH + C2H5OH ⇔CH3COOC2H5 + H2O.
Dung dịch X gồm CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc, chất hữu cơ Y chủ yếu là CH3COOC2H5.
(2) Sai, CH3COONa ở trạng thái rắn.
(3) Sai, But-2-en hoá lỏng ở nhiệt độ thấp hơn 0oC (ứng với nhiệt độ của nước đá).
Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phản ứng hóa học sau:
Cho biết khí cân bằng tỉ lệ mol giữa Y và NaOH trong (2) là 1 : 2. Công thức phân tử của X là
: Chọn D.
Từ (3) suy ra Z là CH3COONH4
Từ (4) suy ra E là CH3COONa
Từ (5) suy ra T là CH4
Từ (2) suy ra Y là CH2(COONa)2
Vậy từ (1) suy ra X là CH2=CH-OOC-CH2-COO-C6H5 Þ Công thức phân tử của X là C11H12O4
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X (CH4, C2H4, C3H4, C4H4) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình Ca(OH)2 sau phản ứng tăng lên
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4 có dạng tổng quát CxH4 với MX = 34 Þ x = 2,5
Sản phẩm cháy gồm \(\left\{ \begin{gathered} {n_{C{O_2}}} = 0,1.2,5 = 0,25\;mol \hfill \\ {n_{{H_2}O}} = 0,1.2 = 0,2\;mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
mbình tăng = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 14,6\;(g)\)
Cho các polime sau: (1) poli(metyl matacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat). Số polime có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
Chọn A.
Polime có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là (3), (4), (5).
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3; số chất tác dụng được với dung dịch X là
Chọn D.
Dung dịch X gồm BaCl2 và Ba(OH)2
Chất tác dụng với X là Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, NaHCO3.
Amino axit thiên nhiên X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
Công thức của X là H2N-CH(CH3)-COOH
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là 270 gam
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là
Chọn B.
Hỗn hợp khí gồm H2 (0,1 mol) và CO2 (0,3 mol)
Ta có: \({n_{N{a_2}S{O_4}}} = 1,2\;mol \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 1,2\;mol \Rightarrow {m_{dd\;{H_2}S{O_4}}} = \frac{{1,2.98}}{{0,4}} = 294\;(g)\) và mdd Y = \(\frac{{170,4}}{{0,51449}} = 331,2\;(g)\)
Theo BTKL: m + 294 = 13,4 + 331,2 Þ m = 50,6 (g)
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixerol triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
Chọn C.
Hỗn hợp este X + NaOH →hỗn hợp muối + ancol + H2O
Khi cho Y tác dụng với Na dư thì: \({n_{ - OH(trong{\text{ ancol)}}}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,5\,mol\)
Khi đốt cháy hỗn hợp X thì \({n_{O(trong\,X)}} = \frac{{{m_X} - 12{n_{C{O_2}}} - 2{n_{{H_2}O}}}}{{16}} = 1,2\,mol \Rightarrow {n_{ - COO}} = \frac{{{n_O}}}{2} = 0,6\,mol\)
Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì:
Áp dung bảo toàn khối lượng ta có: \({n_{ - {C_6}{H_5}}} = {n_{ - COO}} - {n_{ - OH(trong{\text{ ancol)}}}} = 0,1\,mol\)
(với \({n_{{H_2}O}} = {n_{ - {C_6}{H_5}}} = 0,1\,mol\,;{n_{NaOH}} = {n_{ - COO}} + {n_{{C_6}{H_5}}} = 0,7\,mol\) )
Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn D.
X, Y, Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit đơn, no, mạch hở.
Khi đốt cháy thì: nX = nY = nZ = \({n_{{N_2}}} - ({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}) \Rightarrow {n_{{N_2}}} = 0,32\)
\(\Rightarrow {n_N}:{n_{peptit}} = 0,64:0,16 = 4:1\) ⇒ X, Y, Z đều là tetrapeptit.
Khi cho E tác dụng với NaOH thì: nNaOH = 4(nX + nY + nZ) = nAla + nVal và = nX + nY + nZ
BTKL: mE + mNaOH = mmuối + ⇒ nX + nY + nZ = 0,22 ⇒ nX + nY = 0,06
Ta có: 111nAla + 139nVal = 101,04 ⇒ nAla = 0,76; nVal = 0,12 mol.
Vì nVal < nE ⇒ Val không có ở tất cả 3 peptit ⇒ Z không có Val.
Có: nVal = 2(nX + nY) ⇒ Số mắt xích Val trung bình trong X và Y là 2.
Vì MX > MY ⇒ số mắt xích Val trong X lớn hơn
+ X có 3 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,03 = nY (loại) vì nX < nY
+ X có 4 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,02 mol; nY = 0,04 mol (thoả) ⇒ %mX = 11,86%.
Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng). Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,02 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, lấy chất rắn khan nung nóng chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn A.
Từ %mO = 41,12% Þ nO = 0,04 mol Þ nAl = 0,06 mol
X gồm Al2O3; Fe và Al dư nên khi tác dụng với HNO3 có thể có NH4+ và có cả Fe2+, Fe3+.
Quy đổi X gồm Al (0,06 mol), Fe (0,03 mol) và O (0,04 mol) ta có:
\({n_{{H^ + }}} = 4{n_{NO}} + 2{n_O} + 10{n_{N{H_4}^ + }} \Rightarrow {n_{N{H_4}^ + }} = 0,0154\;mol\)
\(\left\{ \begin{gathered} \xrightarrow{{BT:\;e}}2x + 3y + 0,06.3 = 0,08 + 0,02.3 + 0,0154.8 \hfill \\ x + y = 0,03 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} x = {6,8.10^{ - 3}} \hfill \\ y = 0,0232 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
(với x, y là số mol của Fe2+, Fe3+)
Khi nhiệt phân hoàn toàn muối, ta có: mmuối = moxit + mkhí và hơi (oxit kim loại gồm Al2O3, Fe2O3)
mkhí và hơi = 0,06.213 + 6,8.10-3.180 + 0,0232.242 + 0,0154.80 – 0,03.102 – 0,015.160 = 15,39 (g)
Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chọn C.
Kết tủa ở phần 1 là Fe(OH)3: 0,05 mol Þ Lượng H+ dư là 0,2 – 0,05.3 = 0,05 mol (trong 1 phần)
Đặt x, y là số mol Fe và Fe3O4 Þ 56x + 232y = 10,24 (1)
Theo BT e: 3x + y = 0,1.3 + a (2)
mà pư = 4.0,1 + 2a + 2nO = 0,7 – 0,05.2 Þ 0,1.4 + 2a + 2.4y = 0,6 (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: x = 0,1 ; y = 0,02 ; a = 0,02
Khi cho tác dụng với Ba(OH)2 dư ở phần 2 thu được kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,5.(x + 3y) = 0,08 mol và BaSO4: 0,1 mol Þ m = 20,21 (g)
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 11,84 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn D.
Kết tủa thu được gồm AgCl: 0,52 mol (tính từ BT Cl) và Ag: 0,12 mol (tính từ khối lượng)
Vì Y chứa 2 kim loại là Cu, Fe nên dung dịch X chứa Mg2+, Fe2+ (0,12 mol) và Cl- (0,52 mol)
Theo BTĐT suy ra Mg2+: 0,14 mol
Theo BTKL của kim loại: m + 0,16.56 + 0,02.64 = 0,14.24 + 0,12.56 + 11,84 Þ m = 11,68 (g)
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành màu hồng