Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Hồ Xuân Hương

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Hồ Xuân Hương

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 29 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 179021

Phát biểu nào sau đây không đúng về Cr, Pb, CuO, Ag ?

Xem đáp án

B sai do PbCl2 ít an bao ngoài Pb làm cho Pb không tiếp xúc được axit dẫn đến phản dừng lại ngay

→ Đáp án B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 179022

Từ FeSO4 và các hóa chất và phương tiện có đủ có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào?

Xem đáp án

Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp:

- Thủy luyện: Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓

- Nhiệt luyện: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

2Fe(OH)2 + 1/2 O2 -to→ Fe2O3 + 2H2O

Fe2O3 + 3CO -to→ 2Fe + 3CO2

- Điện phân: 2FeSO4 + 2H2O -dpdd→ Fe + O2 + 2H2SO4

→ Cả 3 phương pháp đều điều chế được Fe từ FeSO4

→ Đáp án D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 179023

Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt dùng để chế la bàn?

Xem đáp án

Kim nam châm là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá. Người ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm thì thanh kim loại cũng có đặc tính như đá nam châm, nghĩa là có khuynh hướng chỉ về một phía tương đối cố định.

Và từ tính được truyền nhận như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 11.

→ Nhờ tính nhiễm từ mà sắt được dùng để chế la bàn.

→ Đáp án D

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 179024

X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với HCl (dư) thu được Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với NaOH (loãng, dư) thu được số kết tủa là gì?

Xem đáp án

Do thu được cả kết tủa nên Cu còn dư sau phản ứng với Fe3+

Như vậy, trong dung dịch Y có FeCl2, ZnCl2 và CuCl2

Cho phản ứng với NaOH thì kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Cu(OH)2

→ Đáp án A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 179025

Nêu hiện tượng khi cho lượng dư FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4?

Xem đáp án

10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 8H2O + K2SO4.

Chú ý muối Fe2(SO4)3 và FeCl3 có màu vàng

→ Đáp án A

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 179026

Ngâm đinh sắt sạch trong 200 ml dd CuSO4 với nồng độ bao nhiêu để sau phản ứng khối lượng đinh sắt tăng 8 gam. 

Xem đáp án

Gọi số mol Fe phản ứng là x mol.

→ mtăng = 64x – 56x = 8 → x = 1 mol

→ nCuSO4 = x = 1 mol → CM(CuSO4) = 1/0,2 = 5M

→ Đáp án C

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 179027

Số kim loại tác dụng với H2SO4 loãng trong dãy Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag?

Xem đáp án

Kim loại đứng trước H trong dãy điện hoá tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng: Fe, Al, Mg, Zn.

→ Đáp án D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 179028

Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Cr(OH)3 →X →Y → Z → T . Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là 

Xem đáp án

Chất Z và T lần lượt là K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3.         

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 179029

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

(a) Zn có thể tác dụng với các dung dịch HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH;

(b) những đồ vật bằng Zn không bị han rỉ, không bị oxi hóa trong không khí và trong nước;

(c) có thể dùng Zn để đẩy Au ra khỏi phức xianua [Au(CN)2]- (phương pháp khai thác vàng);

(d) Zn không thể đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4

(e) không tồn tại hợp chất ZnCO3

Xem đáp án

Có các phát biểu về kẽm:

- Zn có thể tác dụng với các dung dịch HCl, HNO3 đặc, nguội, NaOH.

- Zn không bị han rỉ, không bị oxi hóa trong không khí và trong nước vì trên bề mặt kẽm có màng oxit hoặc cacbonat bazơ bảo vệ.

- Zn có thể đẩy Au ra khỏi phức xianua [Au(CN)2]- (phương pháp khai thác vàng).

- Zn có thể đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4.

- ZnCO3 tồn tại ở dạng rắn, không tồn tại ở dạng dung dịch.

→ Có 3 phát biểu đúng là (a), (b), (c)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 179030

Tranh cổ vẽ bằng bột chì thường có màu đen, có thể dùng chất nào dưới đây để phục hồi bức tranh?

Xem đáp án

- Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chì (thành phần chính là muối bazơ 2PbCO3.Pb(OH)2). Khi để lâu bột chì tác dụng với H2S trong không khí tạo PbS màu đen.

2PbCO3.Pb(OH)2 + 3H2S → 3PbS + 2CO2 + 4H2O

- Có thể dùng H2O2 để phục hồi bức tranh này, vì PbS màu đen biến thành PbSO4 thành màu trắng theo phản ứng:

PbS + 4H2O2 → PbSO4 + 4H2O2.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 179032

Tìm V biết cho 3,24 gam Ag bằng V ml dung dịch HNO3 0,7M thu được khí NO duy nhất và V ml dung dịch X trong đó nồng độ mol của HNO3 dư bằng nồng độ mol của AgNO3.

Xem đáp án

0,03 mol Ag + V ml AgNO3 0,7M → NO↑

CM AgNO3 = CM HNO3 dư

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

nHNO3 phản ứng = 0,03 : 3 x 4 = 0,04 mol.

Vì V không thay đổi nên nHNO3 dư = nAgNO3 = 0,03 mol

→ ∑nHNO3 = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol

→ VHNO3 = 0,07 : 0,7 = 0,1 lít = 100 ml

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 179033

Cho 1 gam một mẫu quặng chứa Au vào hỗn hợp cường thủy có dư, sau khi vàng hòa tan hoàn toàn thấy tiêu tốn 0,002 mol HNO3. Khối lượng Zn tối thiểu cần dùng để thu hồi lượng Au?

Xem đáp án

Bản chất của phản ứng là quá trình oxi hóa, khử:

N+5 + 3e → N+2

Zn → Zn+2 + 2e

Au + nước cường toan thì N trong HNO3 chuyển hết về NO → nNO = 0,002 mol.

Theo bảo toàn e: 3 x nNO = 2 x nZn → nZn = 0,002 x 3/2 = 0,003 mol

→ mZn = 0,003 x 65 = 0,195 gam

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 179034

Cho 0,05 mol Au vào nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO sản phẩm khử duy nhất lần lượt là bao nhiêu?

Xem đáp án

Au + 3HCl + HNO3 → AuCl3 + NO + 2H2O

⇒ nNO = 0,05 mol; nHCl = 3. 0,05 = 0,15 mol

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 179036

Điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 với phương pháp điện phân ở anot xảy ra quá trình nào sau đây?

Xem đáp án

Điện phân ZnSO4

- Anot: oxi hóa nước: 2H2O → 4H+ + O2 +4e

- Catot: khử Zn2+: Zn2+ + 2e → Zn

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 179037

Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được bao nhiêu gam kim loại?

Xem đáp án

Bảo toàn nguyên tố Cu : nCu = nCuO = 0,4 mol

→ mCu = 0,4 . 64 = 25,6 gam

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 179040

Tìm m biết cho m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 vào HNO3 thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. 

Xem đáp án

Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m

m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe

→ mFe pư = 0,25m

nNO + nNO2 = 0,25 mol

Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol

→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2

2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1

→ m = 50,4 gam

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 179041

Đổ 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối?

Xem đáp án

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12      0,32       0,12

0,12      0,32       0,08       0,12

0            0             0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 179042

Tính %Cu trong X biết cho 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu vào H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat?

Xem đáp án

Quy đổi X thành Fe (a mol), Cu (b mol) và O (c mol)

mX = 56a + 64b + 16c = 2,44 g

Bảo toàn electron: 3a + 2b = 2c + 0,0225.2

mmuối = 400. a/2 + 160b = 6,6 g

→ a = 0,025; b = 0,01; c = 0,025

→ mCu = 0,64 mol → %mCu = 26,23%

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 179043

Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây biết điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. 

Xem đáp án

ne = (I.t)/F = 0,2 mol

nCl- = nNaCl = 0,12 mol

2Cl- → Cl2 + 2e

0,12       0,06    0,12

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

             0,02       0,08

→ n khí tổng = 0,08 mol

→ V = 1,792 lít

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 179044

19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được bao nhiêu gam kim loại?

Xem đáp án

Gọi x là số mol của Zn thì số mol của Cu là 2x:

65x + 64.2x = 19,3 g

→ x = 0,1mol → nZn=0,1; nCu=0,2; nFe =0,4.

Vì số mol Fe3+ lớn hơn số mol của Cu và Zn nên để đơn giản ta làm như sau:

Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+

             0,1      0,2

Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+

0,2    0,2

Nên số mol Cu dư là 0,1 mol → m = 6,40 g

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 179045

Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) đimetylamin, (4) metylamin. Dãy sắp xếp các dung dịch theo chiều pH tăng dần là

Xem đáp án

Dãy sắp xếp các dung dịch theo chiều pH tăng dần là (2), (1), (4), (3)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 179046

Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol gồm: NH(1), CH3NH2 (2), NaOH (3), NH4Cl (4). Thứ tự tăng dần độ pH của các dung dịch trên là:

Xem đáp án

Nhận thấy lực bazơ tăng dần theo thứ tự (4) < (1) < (2) < (3) → pH cũng tăng dần theo chiều (4) < (1) < (2) < (3).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 179047

Dung dịch các muối NH4Cl (1), C6H5NH3Cl (2), (CH3)2NH2Cl (3), CH3NH3Cl (4) có giá trị pH sắp xếp theo chiều tăng dần là:

Xem đáp án

Axit càng mạnh thì pH càng nhỏ → giá trị của pH: (2)< (1) < (4) < (3). 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 179048

M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được bao nhiêu gam muối sau đây?

Xem đáp án

Gọi công thức M là GlyAla(Lys)x

⇒ CTPT C5+6xH10+12xO3+xN2+2x

Ta có ⇒ x = 1,5

GlyAla(Lys)1,5 + 5HCl + 2,5H2O → GlyHCl + AlaHCl + Lys(HCl)2

⇒ nHCl = 0,5 mol, nH2O = 0,4 mol.

⇒ mmuoi = mM + mHCl + mH2O = 90,48 g

→ Đáp án B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 179050

Cho m gam M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T tác dụng với NaOH vừa đủ được Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt Q bằng oxi vừa đủ rồi cho sp vào Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị m gần nhất với đáp án nào bên dưới đây?

Xem đáp án

nQ = 2nN2 = 0,075

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: ∑nCO2 (trong M) = nCO2 (trong Q) + nNa2CO3 = 0,24

⇒ nO2 (trong Q) = 1,5.∑nC - (3nQ.nQ)/4 = 0,30375

Mà nO2 (trong Q) = nCO2 (trong M)

Bảo toàn khối lượng:

mM = 44CO2 + 18nH2O - 32nO2 = 5,985 gam.

→ Đáp án A

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 179051

X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam A gồm X, Y có tỉ lệ mol 4 : 3 với KOH thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x

⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol

nH2O = ∑npeptit = 7x.

Bảo toàn khối lượng:

302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x

→ x = 0,08 mol.

m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)

→ Đáp án A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 179052

X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt  0,1 mol X bằng O2 vừa đủ được CO2, H2O và Ncó tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng với NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch được lượng mấy muối khan?

Xem đáp án

0,1 mol X3 cần 0,05 mol H2O để chuyển thành 0,15 mol đipeptit X2

Khi đó, đốt 0,15 mol X2 thu được 40,5 + 0,05.18 – 0,15.28 = 37,2 gam (CO2 + H2O) cùng số mol

→ nCO2 = nH2O = 37,2 : 62 = 0,6 mol

→ số Cdipeptit X2 = 4 → α-amino axit là Gly C2H5NO2.

→ Thủy phân 0,15 mol Y6 ⇔ 0,9 mol Y1 là C2H5NO2 cần 0,9 mol NaOH

→ 0,9 mol muối C2H4NO2Na và lấy dư 0,18 mol NaOH

→ mrắn = 0,9.(75 + 22) + 0,18.40 = 94,5 gam.

→ Đáp án C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 179053

Đốt 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl là bao nhiêu bên dưới đây?

Xem đáp án

Cọi CTPT của amin là CnH2n+2+kNk (Amin chứa k nguyên tử N)

⇒ Khi đốt 1 mol amin, tạo ra nCO2 = n, nH2O = n + 1 + k/2; nN2 = k/2

Do đó: 0,1.(n + n + 1 + k/2 + k/2) = 0,5 ⇔ 2n + k = 4 ⇒ n = 1; k = 2

⇒ Amin là NH2­CH2­NH2

Với 4,6 g amin, nCH2(NH2)2 = 0,1 mol ⇒ nHCl = 0,2 mol

→ Đáp án A

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 179054

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. đúng vì các protein đơn giản được tạo thành từ các α-amino axit.
B. đúng. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng như gạch cua, lòng trắng trứng.
C. sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure.
D. đúng vì liên kết peptit CO–NH kém bền trong cả môi trường axit, bazơ. 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 179055

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với

Xem đáp án

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với Cu(OH)2

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 179056

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng:

Xem đáp án

Lòng trắng trứng có protein với nhiều axit amin tạo thành (lớn hơn 2)

⇒ có phản ứng màu biure → màu tím

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 179057

Cho glixerol (glixerin) tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH thì số loại trieste được tạo ra tối đa là:

Xem đáp án

Vì có 2 loại glixerit đơn giản và 4 loại phức tạo gồm glixerit có hai gốc axit R1 và 1 gốc axit R2; loại gồm hai gốc axit R2 và một gốc axit R1 (trong mỗi loại này gồm hai loại khác nhau là hai gốc axit giống nhau ở kế cận nhau và hai gốc axit giống nhau không kế cận nhau).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 179058

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

Xem đáp án

((C17H35COO)3C3H5) + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 179059

Đốt 16,1 gam Na trong bình chứa đầy khí Othu được bao nhiêu gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Na2O, Na2O2 và Na dư. Hòa tan hết toàn bộ lượng Y trên vào nước nóng, sinh ra 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Z, có tỉ khối so với He là 3?

Xem đáp án

Z gồm H2, O2. mZ = 4.3.0,225 = 2,7 g

Gọi a, b lần lượt là số mol H2, O2

Ta có hệ :

a + b = 0,225 (1)

2a + 32b = 2,7 (2)

⇒ a = 0,15 , b = 0,075

⇒ nNa còn = 0,7 - (x + y)

⇒ nO2 = 0,25x = 0,075 mol ⇒ x = 0,3 mol

⇒ nH2 = 0,35 - 0,5(x + y) = 0,15 ⇒ y = 0,1 mol

⇒ m = mNa2O2 + mNa2O + mNa dư = 78.0,15 + 62.0,05 + 23.0,3 = 21,7 g

→ Đáp án B

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 179060

Trộn 5,4 gam Al với 17,4 gam Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là mấy?

Xem đáp án

nAl = 0,2 mol; nFe3O4 = 0,075 mol; nH2 = 0,24 mol

Phản ứng xảy ra không hoàn toàn: 8Al (x) + 3Fe3O4 → 4Al2O3 (0,5x) + 9Fe

Hòa tan chất rắn (Fe, Al dư) vào H2SO4 ⇒ H2

BT e ta có: 2.nFe + 3.nAl = 2.nH2

⇒ 9/8.x.2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 → x = 0,16 mol → Hphản ứng = 0,16/0,2 = 80%

BT e ⇒ nH+phản ứng = 2.nFe + 3.nAl + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol

→ nH2SO4 phản ứng = 1,08/2 = 0,54mol

→ Đáp án D

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »