Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Hòa Bình

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Hòa Bình

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 58 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 178861

Để trung hòa 50 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

+ Ta có nAmin đơn chức = nHCl = 0,2 mol.

mAmin = 50 × 0,124 = 6,2 gam ⇒ MAmin = 31.

+ Amin đơn chức có dạng: CnH2n+3N

⇒ 14n + 17 = 31 ⇒ n = 1.

⇒ CTPT của X là CH5N

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 178862

Chất phân biệt tinh bột, glixerin, lòng trắng trứng riêng biệt dưới đây?

Xem đáp án

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.

- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam → glixerin.

- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím → lòng trắng trứng (protein).

- Ống nghiệm tác dụng với Cu(OH)2 không có hiện tượng → tính bột.

→ Đáp án B

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 178863

Hãy tìm các chất X, Y, Z, T biết chúng thõa mãn dưới đây?

Xem đáp án

X + Cu(OH)2 → màu tím → X phải là tripeptit trở lên → loại A và D.

Z + Br2 → Kết tủa trắng → Anilin chứ không thể là acrilonitrin → loại C.

→ Đáp án B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 178864

Thuỷ phân 1,0 mol H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH được mấy mol α-amino axit ?

Xem đáp án

Thủy phân hoàn toàn sẽ thu được:

2 mol Alanin, 1 mol Glyxin, 1 mol Phenylalanin và 1 amino axit không phải là α-amino axit

→ Đáp án D

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 178865

X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 và ancol etylic. Đốt 0,3 mol X cần 28 lít O2 (đktc). Cho 28g X và Na dư, thấy thoát ra 11,2 lít khí (đktc). Hãy tính % của ancol etylic trong hỗn hợp X?

Xem đáp án

Quy đổi 28g hỗn hợp X thành: C2H5OH (a mol); C2H2 (b mol); CH2 ( c mol)

( CH2 không phải là 1 chất chỉ là nhóm nên nó chỉ có thành phần khối lượng mà không được tính vào số mol hỗn hợp)

⇒46a + 26b + 14c = 28 (1)

Khi cho X qua bình đựng Na dư, ancol bị giữ lại phản ứng và sinh ra 0,5mol H2 và hỗn hợp ankin không phản ứng thoát ra

⇒0,5a + b = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol (2)

Ta có trong 0,3 mol hỗn hợp X có: ka mol C2H5OH; kb mol C2H2 và kc mol CH2 (k là tỉ lệ khối lượng của 0,3 mol X với 28g X)

⇒k(a+b) = 0,3 mol

Viết phương trình đốt cháy ta có n O2 = k(3a + 2,5b + 1,5c) = 0,125 mol

(3a + 2,5b + 1,5c) : (a + b) = 0,125 : 0,3   (3)

Từ (1)(2)(3) ⇒a = 0,2 mol; b = 0,4 mol; c = 0,6 mol

%m ancol = (0,2.46/28).100% = 32,86%

⇒ Đáp án A

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 178866

Đốt 81,24 gam X gồm 0,07 mol peptit A (cấu tạo từ 2 aminoaxit trong số Gly, Ala, Val, Glu) và 2 este B, C mạch hở có cùng số liên lết ℼ trong phân tử ( MB > MC; B no, C đơn chức) cần 78,288 lít khí O2 thu được CO2, H2O và 3,136 lít N2. Mặt khác thủy phân X trên cần 570ml NaOH 2M, thu được T chứa 4 muối và 0,29 mol hỗn hợp 2 ancol no Y và Z ( MY = 2,875MX < 150). Dẫn toàn ancol này qua bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng 23,49g. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc, T không chứa HCOONa. Phần trăm khối lượng của C gần nhất với giá trị nào bên dưới đây?

Xem đáp án

Từ điều kiện về phân tử khối của 2 ancol, ta tìm được Y là: C3H5(OH)3 ( a mol), Z là CH3OH (b mol)

Ta có: mbình tăng = mancol – mH2 = 92a + 32b – 1,5a.2 – 0,5b.2 = 89a + 32b = 23,49g

a + b = 0,29 mol

⇒ a = 0,25 mol; b = 0,04 mol

B no và 3 chức nên có 3 liên kết ℼ. Mà B, C có cùng số liên kết ℼ nên C đơn chức và có 2 liên kết ℼ C-C

mX = 16x + 18y + 14z = 81,24 – 0,25.86 – 0,04.40 – 1,14.44 – 0,28.15=3,78

nO2 = 2x + 1,5z = 3,495 – 0,25.9,5 – 0,04.4 – 0,25.0,28 = 0,89

Bảo toàn số mol peptit ta có: x + y = 0,07

⇒ x = 0,28; y = -0,21; c = 0,22

Ta có: 0,22 = 0,07.2 + 0,04.2 ⇒ C là: C4H5COOCH3

%mC = 0,04.112/81,24.1005 = 5,51%

⇒ Đáp án B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 178867

Đun 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần 320 ml NaOH 1M thu được lượng muối khan là sau khi cô cạn là bao nhiêu?

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng

Ta có: nH2O = nNaOH = 0,03 mol

BTKL→ mmuối = mgly + mglu + 40nNaOH – mH2O = 30,68 (g)

→ Đáp án B

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 178868

Cho 3,24 gam X có công thức phân tử C2H8N2O3 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1M thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là bao nhiêu gam.

Xem đáp án

X là C2H5NH3NO3: nX = 0,03 mol; nKOH = 0,05 mol ⇒ KOH dư.

→ Rắn gồm 0,03 mol KNO3 và (0,05 – 0,03 = 0,02) mol KOH dư.

→ m = 0,03.101 + 0,02.56 = 4,15(g)

→ Đáp án D

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 178869

Đun nóng 4,63 gam X gồm các peptit mạch hở có dạng H2NCmHnCOOH với dung dịch KOH dư, thu được 8,19 gam muối. Nếu đốt 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào Ba(OH)2 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. 

Xem đáp án

Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O.

Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.

→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2 

⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).

nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol

Giải hệ có: x = 0,07 mol; y = 0,02 mol.

Bảo toàn nguyên tố Cacbon:

nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol

→ m = 31,52(g) 

→ Đáp án C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 178870

Sắp sếp các chất sau: (1) NH3; (2) KOH; (3) CH3NH2; (4) anilin, theo thứ tự tính bazơ tăng dần:

Xem đáp án

 thứ tự tính bazơ tăng dần: anilin < NH3 < CH3NH2 < KOH

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 178871

Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Phản ứng của amin bậc 2 với HCl dư: R–NH–R' + HCl → R–NH2Cl–R'

có mX = 2,36 gam và mmuối = 3,82 gam ⇒ theo BTKL có mHCl = 1,46 gam

⇒ nX = nHCl = 1,46 ÷ 36,5 = 0,04 mol ⇒ MX = 2,36 ÷ 0,04 = 59

⇒ R + R' = 44 = 15 + 29 ⇒ R và R' là các gốc metyl (CH3) và etyl (C2H5).

⇒ amin X thỏa mãn có tên là etylmetylamin

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 178872

Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?

Xem đáp án

amin X đơn chức dạng

              CxHyN + HCl → CxHy + 1NCl.

⇒ nX = nHCl = 0,08 mol. Lại có 100 gam X 4,72% ⇒ mX dùng = 4,72 gam.

⇒ MX = 4,72 ÷ 0,08 = 59 ứng với công thức của amin X là C3H9N.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 178873

Có 4 phản ứng sau những phản ứng tạo Cu?

(1) Cu2O + Cu2S →

(2) Cu(NO3)2 →

(3) CuO + CO →

(4) CuO + NH3 →

Xem đáp án

(1): 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

(2): Cu(NO3)2 -to→ CuO + 2NO2 + 1/2 O2

(3): CuO + CO -to→ Cu + CO2

(4): 3CuO + 2NH3 -to→ 3Cu + N2 + 3H2O

→ Đáp án B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 178874

Nhóm kim loại khử ion Ag+ trong AgNO3 ?

Xem đáp án

Các kim loại đều khử ion Ag+ trong dung dịch AgNO3

- Đáp án A đúng.

- Đáp án B sai vì Au không khử được Ag+.

- Đáp án C sai vì Na khi cho vào dung dịch AgNO3

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + 2AgNO3 → Ag2O + 2NaNO3 + H2O

- Đáp án D sai vì K khi cho vào dung dịch AgNO3

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2KOH + 2AgNO3 → Ag2O + 2KNO3 + H2O

→ Đáp án A

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 178875

Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch chứa muối nào sau đây và một phần kim loại Cu không tan.

Xem đáp án

Fe, Cu + HNO3 → ddX + NO, NO2 + một phần kim loại Cu không tan.

- Sau phản ứng có một phần Cu không tan → Dung dịch chỉ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Do: Cudư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

→ Đáp án A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 178876

Nêu hiện tượng khi cho NH3 vào dung dịch CuSO4?

Xem đáp án

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

                                             xanh nhạt

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

                              dung dịch xanh đậm

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 178877

Cho sơ đồ CuFeS2 → X → Y → Cu

Hai chất X, Y lần lượt là gì?

Xem đáp án

2CuFeS2 + 4O2 → Cu2S + 2FeO + 3SO2

                                 (X)

2Cu2S + O2 → 2Cu2O + 2SO2

                              (Y)

2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 178878

Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên 

Xem đáp án

Đầu tiên Al phản ứng với AgNO3 trước 

(1) Nếu Al còn dư thì phản ứng với Ni(NO3)2 ; Cu không phản ứng 

(2) Nếu Al hết và AgNO3 dư thì Cu phản ứng với AgNO3, Ni(NO3)2 giừ nguyên. 

X tan 1 phần trong HCl → Chứng tỏ giả thuyết (1) đúng 

→ Y gồm Al3+ ; Ni2+ (có thể ) 

Mà Y phản ứng với NaOH vừa đủ tạo 2 hydroxit → Y phải có Ni2+ 

→ Rắn X gồm Ag, Cu , Ni 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 178879

Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây? 

Xem đáp án

Khi cho Cu vào thì xuất hiện ăn mòn điện hóa 

(2 điện cực khác bản chất là Fe và Cu) 

→ e chuyển về phía cực (+) là Cu 

→ Lượng H+ sẽ chuyển sang bên Cu để thực hiện quá trình 2H+ → H2 

→ có nhiều H2 được tạo ra hơn

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 178880

Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa 

Xem đáp án

Cu dư không có Fe(NO3)→ loại A,D 

Do Cu có thể chưa phản ứng nên muối của Cu có thể không có nên chọn B. 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 178881

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

Xem đáp án

Đáp án C

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với H2SO4 loãng

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 178883

Cho Fe vào H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và m1 gam muối. Mặt khác, cho Fe dư vào H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2?

Xem đáp án

- Cho Fe dư + H2SO4 → m1 gam muối + V lít H2

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

nFe2+ = nH2 = V/22,4 → m1 = mFeSO4 = V/22,4 x 152 gam.

- Cho Fe + H2SO4 đặc, nóng → m2 gam muối + V lít SO2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

nFe2(SO4)3 = 1/3 x nSO2 = 1/3 x V/22,4 mol

→ m2 = mFe2(SO4)3 = 1/3 x V/22,4 x 400 gam

→ m1 > m2

→ Đáp án C

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 178884

Hòa 1 lượng Fe trong dd H2SO4 loãng(1), và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra là mấy?

Xem đáp án

Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe (x mol) trong dung dịch H2SO4 loãng(1) và H2SO4 đặc, nóng (2):

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

→ VH2 = 22,4x lít.

2Fe + 6H2SO4 đ -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

VSO2 = 3/2.x.22,4 = 33,6l

⇒ Thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện (2) gấp rưỡi (1)

→ Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 178885

Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì ta sẽ thu được những muối nào sau đây?

Xem đáp án

Cho một ít bột Fe vào AgNO3 dư:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓

→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3

→ Đáp án C

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 178886

Cho Fe dư vào HNO3 sau phản ứng thu được những chất tan nào ?

Xem đáp án

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

→ Sau phản ứng thu được Fe(NO3)2

→ Đáp án C

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 178887

Nhúng Fe vào FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NOsố trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II)?

Xem đáp án

Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3.

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + AlCl3 → không phản ứng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Fe + NH4NO3 → không phản ứng.

→ Số trường hợp tạo muối Fe(II) là 4.

→ Đáp án D

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 178888

Tính chất vật lí nào không phải là tính chất của Fe kim loại trong số 4 tính chất bên dưới?

Xem đáp án

Sắt là kim loại f

- Có màu trắng, dẻo, dễ rèn → Đáp án B sai.

- Có khối lượng lớn 7,9g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC → kim loại nặng, khó nóng chảy.

- Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

- Có tính nhiễm từ.

→ Đáp án B

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 178889

Kim loại điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO ?

Xem đáp án

Cơ sở của phương pháp nhiệt luyện là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như: C, CO, H2 hoặc kim loại Al, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...

- Đáp án A sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

- Đáp án B sai vì Mg không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

- Đáp án C đúng.

- Đáp án D sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

→ Đáp án C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 178890

Cấu hình electron của Fe2+ với Z = 26?

Xem đáp án

Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+ có cấu hình: 1s22s22p63s23p63d6 → [Ar]3d6

→ Đáp án B

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 178891

Từ FeSO4 và các hóa chất và phương tiện có đủ có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào?

Xem đáp án

Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp:

- Thủy luyện: Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓

- Nhiệt luyện: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

2Fe(OH)2 + 1/2 O2 -to→ Fe2O3 + 2H2O

Fe2O3 + 3CO -to→ 2Fe + 3CO2

- Điện phân: 2FeSO4 + 2H2O -dpdd→ Fe + O2 + 2H2SO4

→ Cả 3 phương pháp đều điều chế được Fe từ FeSO4

→ Đáp án D

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 178892

Hóa chất dùng để phân biệt KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4Cl?

Xem đáp án

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẫu thử.

Mẫu thử tạo kết tủa xanh là Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Mẫu thử tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là AlCl3

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Mẫu thử có khí mùi khai bay ra là NH4Cl

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 178894

Chất dùng để phân biệt CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSOlà gì?

Xem đáp án

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẩu thử.

- Mẩu thử tạo kết tủa màu xanh là CuSO4.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

- Mẩu thử tạo kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ là FeSO4.

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

- Mẩu thử tạo kết tủa xanh rêu, sau đó tan trong kiềm dư là Cr2(SO4)3.

Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 178895

Tìm a biết chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. 

Xem đáp án

∑nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a

∑nOH- = 0,0165. 0,1 + 0,0165. 2. 0,05 = 3,3.10-3 mol

Trung hòa dung dịch thì ∑nH+ = ∑nOH-

0,02. 0,1 + 0,02a = 3,3.10-3 → a = 0,065 mol/l

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 178896

Dùng HCl có thể phân biệt được chất nào trong dãy: NaCl, BaCO3, Na2SO4, Na2S, BaSO4, MgCO3, ZnS.

Xem đáp án

Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử. Hòa tan các bột trên vào dung dịch HCl.

Không tan là BaSO4.

Tan nhanh và có múi trứng thối thoát ra là Na2S.

Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (1)

Tan chậm và có mùi trứng thối thoát ra là H2S

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S (2)

Tan và sủi bọt khí không múi là BaCO3 và MgCO3

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O (3)

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (4)

Hai chất chỉ tan là NaCl và Na2SO4. Lấy từng dung dịch này đổ vào các dung dịch thu được ở (3) và (4) có kết tủa thì đó là dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Còn lại là dung dịch NaCl và MgCl2.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 178897

Chất dùng để phân biệt anion NO3-, CO32- là gì?

Xem đáp án

CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O

Nhận biết được CO32-

3Cu + 2 NO3- + 8H+ → 3Cu2+(màu xanh) + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 178898

Thuốc thử nào dùng để phân biệt CH3COONa, C6H5ONa, Na2CO3 và NaNO3?

Xem đáp án

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử.

- Mẫu nào có hiện tượng sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

- Mẫu nào bị vẩn đục khi lắc là C6H5ONa.

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

- Mẫu có mùi giấm bay ra là CH3COONa.

CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

- Mẫu không có hiện tượng gì là NaNO3.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 178899

Cần mấy ml NaOH 0,25M vào 50 ml hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2 ?

Xem đáp án

nNaOH = nOH = 0,25.V (mol)

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,05. 0,1 + 0,05. 2. 0,05

pH = 2 → [H+] = 10-2 M = 0,01 mol

Ta có: (0,01 - 0,25V)/(0,05 + V) = 10-2

⇒ 0,01 - 0,25.V = 0,01. 0,05 + 0,01 V → 0,26.V = 0,01 - 0,01. 0,05

⇒ V = 0,0365 l = 36,5 ml

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »