Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Phạm Thành Trung
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Phạm Thành Trung
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
18 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Thép không gỉ (inox) là hợp kim của Fe với nguyên tố nào sau đây?
Đáp án A
Cần phân biệt rõ inox, tôn, sắt tây, gang hoặc thép: Fe-Cr: inox; Fe-Zn: tôn; Fe-Sn: sắt tây; Fe-C: gang hoặc thép.
Nguyên tố nào sau đây thường có hàm lượng cao ở ven đường quốc lộ?
Đáp án D
Trước đây trong xăng dầu, người ta thường pha một lượng tetraetyl chì \(Pb{{\left( {{C}_{2}}{{H}_{5}} \right)}_{4}}\) để tăng chỉ số octan. Khi đốt cháy xăng trong động cơ ôtô, xe máy, chất này thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chì dưới dạng chì oxit PbO (độc hại với sức khỏe con người). Ven đường quốc lộ, mật độ xe lưu thông nhiều, lượng chì thải ra môi trường và tích tụ lớn.
Hàm lượng Pb đặc biệt cao đột biến trong các cây xanh trồng ven đường quốc lộ là do cây đã hấp thụ Pb trong khói xăng dầu do các phương tiện cơ giới thải ra. Ở Việt Nam, hiện nay đã cấm sử dụng xăng pha chì trên phạm vi toàn quốc.
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tan trong nước?
Đáp án C
Na tan trong nước giải phóng khí \({{H}_{2}}\) theo phương trình: \(Na+{{H}_{2}}O\to NaOH\text{ }+\text{ }\frac{1}{2}{{H}_{2}}\)
Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây?
Đáp án A
Glyxin là tên gọi của: \({{H}_{2}}NC{{H}_{2}}COOH\). .
Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được?
Đáp án B
Vinyl axetat \(\left( C{{H}_{3}}COOCH=C{{H}_{2}} \right)\) thuỷ phân trong môi trường axit tạo \(C{{H}_{3}}COOH\] và \[C{{H}_{2}}=CHOH\) (không bền). \(C{{H}_{2}}=CH-OH\to C{{H}_{3}}CHO\)
Công thức nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ giữa \(\left[ {{H}^{+}} \right]\) và độ pH trong dung dịch?
Đáp án C
\(\left[ {{H}^{+}} \right]={{10}^{-pH}}\) hay \(pH=-\lg \left[ {{H}^{+}} \right]\).
Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?
Đáp án D
Trong công thức cấu tạo của Ankađien liên hợp, 2 nối đôi cách nhau 1 nối đơn.
Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức nào sau đây?
Đáp án A
Cacbohidrat nhất thiết phải chứa nhóm chức ancol trong phân tử.
Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách nào dưới đây?
Đáp án D
A. Sai, \(AlC{{l}_{3}}\) dễ thăng hoa, không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy được.
B. Sai, do Al bị điện phân sau nước.
C. Sai, cho Na vào dung dịch \(AlC{{l}_{3}}\) sẽ tạo \(Al{{\left( OH \right)}_{3}}\)
D. Đúng, phương trình phản ứng: \(2A{{l}_{2}}{{O}_{3}}\to 4Al+3{{O}_{2}}\)
Cho các hợp kim: Fe - Cu; Fe - C; Zn - Fe; Mg - Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là?
Đáp án B
Trong ăn mòn điện hóa, kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước. Fe bị ăn mòn khi Fe là anot : Fe-Cu; Fe-C.
Lấy cùng 1 mol các kim loại Mg, Al, Zn, Fe cho tác dụng với dung dịch \({{H}_{2}}S{{O}_{4}}\) loãng dư. Kim loại nào giải phóng lượng khí \({{H}_{2}}\) nhiều nhất ở cùng điều kiện?
Đáp án D
Khi phản ứng với \({{H}^{+}}\)
1 mol Al → 1,5 mol \({{H}_{2}}\)
1 mol (Zn, Mg, Fe) → 1 mol \({{H}_{2}}\)
Cho dãy các chất: \(NaHC{{O}_{3}},\text{ }N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},\text{ }Ca{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}},\text{ }FeC{{l}_{3}},\text{ }AlC{{l}_{3}}\). Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là?
Đáp án A
Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH là: \(NaHC{{O}_{3}},\text{ }Ca{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}},\text{ }FeC{{l}_{3}},\text{ }AlC{{l}_{3}}\)
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: \(NaCl,\text{ }N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},\text{ }N{{a}_{2}}S{{O}_{4}},\text{ }BaC{{O}_{3}},\text{ }BaS{{O}_{4}}\). Chỉ dùng nước và khí cacbonic có thể nhận biết được mấy chất ?
Đáp án A
Khi tác dụng với nước, các muối trên chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Tan trong nước: \(NaCl,\text{ }N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},\text{ }N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\).
Nhóm 2: Tạo kết tủa trắng: \(BaC{{O}_{3}},\text{ }BaS{{O}_{4}}\).
Sục \(C{{O}_{2}}\] vào 2 lọ đựng chất rắn không tan trong nhóm 2. Lọ chứa \(BaC{{O}_{3}}\), kết tủa bị hòa tan. Lọ chứa \(BaS{{O}_{4}}\) không có hiện tượng gì xảy ra.
\(BaC{{O}_{3}}\downarrow +\text{ }C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\to Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}\)
Dùng \(Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}\) vừa thu được cho tác dụng với các lọ mất nhãn trong nhóm 1, sau đó sục khí \(C{{O}_{2}}\) vào và quan sát hiện tượng:
Không có hiện tượng gì: NaCl
Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa bị hòa tan: \(N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\)
\(N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}+\text{ }Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}\to BaC{{O}_{3}}\downarrow \text{ }+\text{ }2NaHC{{O}_{3}}\)
\(BaC{{O}_{3}}\downarrow +\text{ }C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\to Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}\)
Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa không bị hòa tan: \(N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\)
\(N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\text{ }+\text{ }Ba{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}\to BaS{{O}_{4}}\downarrow \text{ }+\text{ }2NaHC{{O}_{3}}\)
Dung dịch X chứa các ion sau: \(B{{a}^{2+}},C{{a}^{2+}},M{{g}^{2+}},{{K}^{+}},{{H}^{+}},C{{l}^{-}}\). Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm cation mới vào, ta có thể cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch nào sau đây?
Đáp án D
Cần chú ý đến cụm từ “tách được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch” và “không đưa thêm ion mới vào”.
Ion có thể được tách ra khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa hoặc khí.
A. Loại, tạo 2 kết tủa \(BaS{{O}_{4}}\) và \(CaS{{O}_{4}}\) chỉ tách được 2 cation là: \(B{{a}^{2+}}\) và \(C{{a}^{2+}}\)
B. Loại, do đưa thêm ion mới \(N{{a}^{+}}\) vào dung dịch
C. Loại, gốc \(C{{l}^{-}}\) khi kết hợp với các cation trong X đều tạo các muối tan không tách được ion nào ra khỏi dung dịch X
D. Đúng, do tạo được 3 kết tủa là \(BaC{{O}_{3}},\text{ }CaC{{O}_{3}},\text{ }MgC{{O}_{3}}\) và giải phóng khí \(C{{O}_{2}}\) tách được 4 cation: \(B{{a}^{2+}},C{{a}^{2+}},M{{g}^{2+}},{{H}^{+}}\)
Lên men rượu dung dịch chứa 225 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là?
Đáp án C
Phương trình phản ứng :
\({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\to 2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+2C{{O}_{2}}\)
\({{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{92}{46}=2\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=1\text{ }mol\)
Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là : \(H=\frac{1.180}{225}.100%=80%\)
Khi clo hóa PVC ta thu được tơ clorin chứa 66,18% clo về khối lượng. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
Đáp án B
Giả sử có k mắt xích thế với 1 phân tử Clo
\({C_{2k}}{H_{3k}}C{l_k} + C{l_2} \to {C_{2k}}{H_{3k - 1}}C{l_{k + 1}} + HCl\)
\(\% {m_{Cl}} = \frac{{35,5\left( {k + 1} \right)}}{{62,5k + 34,5}}.100\% \leftrightarrow 0,6618\left( {62,5k + 34,5} \right) = 35,5\left( {k + 1} \right) \Rightarrow k \sim 2\).
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A. Sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
B. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic.
C. Sai, tơ visco và tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo).
D. Đúng, sợi bông và tơ tằm là polime thiên nhiên.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 muối \(KN{{O}_{3}}\) và \(Cu{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}\), rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào nước dư, thấy có 0,56 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng \(KN{{O}_{3}}\) trong X là
Đáp án B
Phương trình phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau:
\(2KN{O_3}{\rm{ }} \to {\rm{ }}2KN{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\) (1)
0,05 0,025
\(2Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to 2CuO + 4N{O_2} + {O_2}\) (2)
\(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\) (3)
Toàn bộ khí sinh ra ở phản ứng (2) hấp thụ vừa đủ với nước để sinh ra HNO3 ở phản ứng (3). Khí thoát ra là khí O2 sinh ra ở phản ứng (1).
Từ (1) ta có: \({n_{KN{O_3}}} = 2{n_{{O_2}}} = 2.0,025 = 0,05\left( {mol} \right) \to {m_{KN{O_3}}} = 0,05.101 = 5,05\left( {gam} \right)\).
Ghi nhớ: Khi làm bài tập về phản ứng nhiệt phân muối nitrat, cần chú ý rằng độ bền nhiệt của các muối nitrat phụ thuộc vào bản chất cation kim loại tạo muối.
Cho các hợp chất sau:
(a) \(HOC{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}OH\)
(b) \(HOC{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}OH\)
(c) \(HOC{{H}_{2}}-CH\left( OH \right)-C{{H}_{2}}OH\)
(d) \(C{{H}_{3}}-CH\left( OH \right)-C{{H}_{2}}OH\)
(e) \(C{{H}_{3}}-C{{H}_{2}}OH\)
(f) \(C{{H}_{3}}-O-C{{H}_{2}}C{{H}_{3}}\)
Các chất đều tác dụng được với \(Na,\text{ }Cu{{\left( OH \right)}_{2}}\) là:
Đáp án C
Ancol cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Tác dụng được với Na: Cần có nguyên tử Hiđro linh động
- Tác dụng được với \(Cu{{\left( OH \right)}_{2}}\): Là ancol đa chức và có các nhóm -OH liền kề nhau.
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là?
Đáp án D
Thứ tự tăng dần t sôi của các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử tương đương nhau:
Hidrocacbon < Andehit < Ancol < Axit cacboxylic
t sôi tăng theo chiều tăng phân tử khối: \(HCOOH\text{ }\left( 46 \right)<C{{H}_{3}}COOH\text{ }\left( 60 \right)\).
Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X, thu được 0,22 gam \(C{{O}_{2}}\) và 0,09 gam \({{H}_{2}}O\). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là?
Đáp án D
\(0,11\text{ }gam\text{ }este\text{ }X\left( C,H,O \right)\text{ }\to \text{ }0,005\text{ }mol\text{ }C{{O}_{2}}\text{ }+\text{ }0,005\text{ }mol\text{ }{{H}_{2}}O\).
Suy ra trong X, \({{n}_{O/X}}=0,0025\text{ }mol\to C:H:O=2:4:1\) → X là este no, đơn chức, mạch hở. \(\left( do\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{C{{O}_{2}}}} \right)\)
Công thức phân tử của X là \({{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}\). Có 4 đồng phân cấu tạo phù hợp của X là:
\(HCOOC{{H}_{2}}C{{H}_{2}}C{{H}_{3}}\left( 1 \right);\text{ }HCOOCH{{\left( C{{H}_{3}} \right)}_{2}}\left( 2 \right);\text{ }C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}\left( 3 \right);\text{ }{{C}_{2}}{{H}_{5}}COOC{{H}_{3}}\left( 4 \right)\)
Cho 0,1 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho KOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là?
Coi axit glutamic và HCl chưa phản ứng với nhau:
\(\left\{ \begin{align} & {{H}_{2}}N{{C}_{3}}{{H}_{5}}{{\left( COOH \right)}_{2}}:0,1\left( mol \right) \\ & HCl:0,3\left( mol \right) \\ \end{align} \right.\)
Khi cho \[X+KOH\] dư ta có: \({{n}_{KOH}}=2{{n}_{{{H}_{2}}N{{C}_{3}}{{H}_{5}}{{\left( COOH \right)}_{2}}}}+{{n}_{HCl}}=2.0,1+0,3=0,5\left( mol \right)\)
Cho 5,15 gam a - aminoaxit X chứa một nhóm \(-N{{H}_{2}}\) tác dụng với axit HCl (dư), thu được 6,975 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?
Đáp án A
Ta có phản ứng:
\({\left( {HOOC} \right)_x}RN{H_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}HCl \to {\left( {HOOC} \right)_x}RN{H_3}Cl\)
Áp dụng bảo toàn khối lượng:
\({m_{HCl}} = {m_{{\rm{muo\'a i}}}} - {m_X} = 6,975 - 5,15 = 1,825\left( {gam} \right) \to {n_{HCl}} = 0,05 = {n_X} \to {M_X} = 103\).
Vậy: \({M_X} = {M_R} + 16 + 45x = 103 \to {M_R} = 87 - 45x\left( * \right)\)
Biện luận (*) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ {M_R} = 42\left( {{C_3}{H_6}} \right) \end{array} \right.\) (thỏa mãn) → X là: \(C{H_3}C{H_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH\).
Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được \(C{{O}_{2}}\), hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí \(C{{O}_{2}}\) là 1,68 lít (đktc). Công thức phân tử của A là (biết \({{M}_{A}}<100\))?
Đáp án B
Ta có:
\({{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{1,68}{22,4}=0,075mol\Rightarrow {{m}_{C}}=0,9gam\Rightarrow %C=\frac{0,9}{2,225}.100=40,45%\)
Do đó: \(\% O = \left( {100 - 40,45 - 15,73 - 7,86} \right)\% = 35,96\% \)
\({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{40,45}{12}:\frac{7,86}{1}:\frac{35,96}{16}:\frac{15,73}{14}=3,37:7,86:2,2475:1,124=3:7:2:1\)
→ Công thức đơn giản nhất của A là \({{C}_{3}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\)
Đặt công thức phân tử của A là \[{{\left( {{C}_{3}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N \right)}_{n}}\]. Theo giả thiết ta có:
\[\left( 12.3+7+16.2+14 \right)n<100\Rightarrow n<1,12\Rightarrow n=1\].
Vậy công thức phân tử của A là \[{{C}_{3}}{{H}_{7}}{{O}_{2}}N\].
Cho 11,8 gam amin no, đơn chức X, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 19,1 gam muối khan. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng amin trên bằng lượng không khí vừa đủ thì thu được V (lít) khí \({{N}_{2}}\) (đktc). Giá trị của V là?
Đáp án D
Áp dụng tăng giảm khối lượng:
\({n_X} = \frac{{19,1 - 11,8}}{{36,5}} = 0,2mol \to {M_X} = 59\left( {{C_3}{H_9}N} \right)\)
\({C_3}{H_9}N{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{{21}}{4}{O_2}{\rm{ }} \to {\rm{ }}3C{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{9}{2}{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{1}{2}{N_2}\)
Theo phản ứng: \({n_{{O_2}}} = 0,2.\frac{{21}}{4} = 1,05\)
\( \to {n_{{N_2}}} = {n_{{N_2}\left( {pu} \right)}} + {n_{{N_2}\left( {kk} \right)}} = 0,1 + 4,2 = 4,3\left( {mol} \right) \to {V_{{N_2}}} = 96,32\left( l \right)\).
Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí \(C{{O}_{2}}\) (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và \(Ca{{\left( OH \right)}_{2}}\) 0,0125M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
Đáp án D
Theo đầu bài ta có:
\({n_{C{O_2}}} = 0,03{\rm{ }}mol,{\rm{ }}{n_{O{H^ - }}} = 0,05{\rm{ }}mol,{\rm{ }}{n_{C{a^{2 + }}}} = 0,0125{\rm{ }}mol\).
Nhận xét: \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,05}}{{0,03}} = \frac{5}{3} \Rightarrow 1 < T < 2\) → Phản ứng tạo ra muối \(CO_3^{2 - }\) và \(HCO_3^ - \).
Phương trình phản ứng:
\(C{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}2O{H^ - }{\rm{ }} \to {\rm{ }}CO_3^{2 - }{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\) (1)
\({\rm{ }}x{\rm{ }} \to {\rm{ }}2x{\rm{ }} \to {\rm{ }}x\left( {mol} \right)\)
\(C{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}O{H^ - }{\rm{ }} \to {\rm{ }}HCO_3^ - \) (2)
\(y{\rm{ }} \to {\rm{ }}y{\rm{ }} \to {\rm{ }}y\left( {mol} \right)\)
Từ (1), (2) và giả thiết ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,03\\ 2x + y = 0,05 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,02\\ y = 0,01 \end{array} \right.\)
So sánh số mol ta thấy \({n_{CO_3^{2 - }}} > {n_{C{a^{2 + }}}}\) → Lượng kết tủa sinh ra theo ion \(C{a^{2 + }}\).
\(C{a^{2 + }}{\rm{ }} + {\rm{ }}CO_3^{2 - }{\rm{ }} \to {\rm{ }}CaC{O_3}\) (3)
\(0,0125{\rm{ }} \to {\rm{ }}0,0125{\rm{ }} \to {\rm{ }}0,0125\left( {mol} \right)\)
Vậy \({m_{CaC{O_3}}} = 0,0125.100 = 1,25{\rm{ }}gam\).
Đáp án C
Phương trình phản ứng đúng là:
\(2Cr + 3C{l_2} \to 2CrC{l_3}\)
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A. Sai: \(Al{{\left( OH \right)}_{3}}\) không có tính khử vì số oxi hóa của Al trong \(Al{{\left( OH \right)}_{3}}\) đã cao nhất.
B. Sai: Fe, Cu có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
c. Đúng: \(2Cr{{O}_{3}}+\text{ }2N{{H}_{3}}\text{ }\to \text{ }C{{r}_{2}}{{\text{O}}_{3}}\text{ }+\text{ }{{N}_{2}}\text{ }+\text{ }3{{H}_{2}}O\)
D. Sai: Chỉ có \(C{{O}_{2}}\) là oxit axit, CO là oxit trung tính (oxit không tạo muối) - không tác dụng với nước, axit, bazơ ở điều kiện thường.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(Cr + HCl{\rm{ }}\left( l \right) \to \left( X \right) + C{l_2},t^\circ \to \left( M \right) + B{r_2} + KOH \to \left( Z \right) + {H_2}S{O_4}\left( l \right) \to \left( T \right)FeS{O_4} + {H_2}S{O_4} \to \left( Y \right)\)
T và Y lần lượt là?
Có các phương trình:
1) \(Cr+2HC{{l}_{\left( l \right)}}\to CrC{{l}_{2}}\left( X \right)+{{H}_{2}}\)
2) \(2CrC{{l}_{2}}+C{{l}_{2}}\to 2CrC{{l}_{3}}\left( Y \right)\)
3) \(2CrC{{l}_{3}}+3B{{r}_{2}}+16KOH\to 2{{K}_{2}}Cr{{O}_{4}}\left( Z \right)+6KBr+6KCl+8{{H}_{2}}O\)
4) \(2{{K}_{2}}Cr{{O}_{4}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to {{K}_{2}}C{{r}_{2}}{{O}_{7}}\left( T \right)+{{K}_{2}}S{{O}_{4}}+{{H}_{2}}O\)
5) \(6FeS{{O}_{4}}+{{K}_{2}}C{{r}_{2}}{{O}_{7}}+7{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to 3F{{e}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}+C{{r}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}\left( M \right)+{{K}_{2}}S{{O}_{4}}+7{{H}_{2}}O\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
A. Sai: Trong pin điện hóa, anot là cực âm, catot là nơi xảy ra sự khử.
B. Sai: Trong bình điện phân, anot là cực dương, nơi xảy ra sự oxi hóa.
C. Đúng: Trong pin và bình điện phân, anot là nơi xảy ra sự oxi hóa, catot là nơi xảy ra sự khử.
D. Sai: Các điện cực trong pin và bình điện phân giống nhau về bản chất, khác nhau về dấu.
Cho phản ứng của sắt (Fe) với oxi (\({{O}_{2}}\)) như hình vẽ dưới đây. Trong số các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?
(1) Sản phẩm của phản ứng là \(F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\).
(2) Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa.
(3) Nước trong bình có vai trò là chất xúc tác để cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
(4) Mẩu than gỗ có tác dụng làm mồi vì khi than cháy, tỏa ra nhiệt lượng đủ lớn để phản ứng giữa Fe và \({{O}_{2}}\) xảy ra (có thể thay mẩu than bằng que diêm).
(5) Cần làm sạch và uốn sợi dây thép thành hình lò xo để tăng diện tích tiếp xúc, phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Đáp án C
(1) Sai: Sản phẩm của phản ứng là \(F{{e}_{3}}{{O}_{4}}\).
(2) Đúng.
(3) Sai: Do phản ứng tỏa nhiệt mạnh, nước được dùng để truyền nhiệt, tránh vỡ bình.
(4) Đúng.
(5) Đúng.
X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin, fructozơ và phenol. Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau:
Đáp án D
Xét chất Z ta có: Glucozơ và anilin không phản ứng với NaOH → Loại B và C, còn lại A và D.
Xét chất Y ta có: Anilin phản ứng được với nước \(B{{r}_{2}}\) → Loại A → Đáp án đúng là D.
Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.
(2) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(3) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: \({{\left( {{C}_{17}}{{H}_{33}}COO \right)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}},\text{ }{{\left( {{C}_{17}}{{H}_{35}}COO \right)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}\).
(4) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
(5) Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(6) Este \(C{{H}_{2}}=C\left( C{{H}_{3}} \right)-COO-C{{H}_{2}}-C{{H}_{3}}\) có tên gọi là etyl metacrylat.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án A
(1) Sai, mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo no.
(2) Sai, phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(3) Sai, tristearin là \({{\left( {{C}_{17}}{{H}_{35}}COO \right)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}\) và triolein là \({{\left( {{C}_{17}}{{H}_{33}}COO \right)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}\).
(4) Đúng, etyl fomat \(cơ\left( HCOO{{C}_{2}}{{H}_{5}} \right)\) có phản ứng tráng bạc.
(5) Đúng, isoamyl axetat \(\left( C{{H}_{3}}COO{{\left( C{{H}_{2}} \right)}_{2}}CH{{\left( C{{H}_{3}} \right)}_{2}} \right)\) có mùi chuối chín.
(6) Đúng, este \(C{{H}_{2}}=C\left( C{{H}_{3}} \right)-COO-C{{H}_{2}}-C{{H}_{3}}\) có tên gọi là etyl metacrylat.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch \(F{{e}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}\) dư
(b) Sục khí \(C{{l}_{2}}\) vào dung dịch \(FeC{{l}_{2}}\)
(c) Dẫn khí \({{H}_{2}}\) dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch \(CuS{{O}_{4}}\) dư
(e) Nhiệt phân \(AgN{{O}_{3}}\)
(f) Điện phân nóng chảy \(A{{l}_{2}}{{O}_{3}}\)
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là?
Đáp án C
Phương trình xảy ra:
(a) \(Mg + F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \to MgS{O_4} + 2FeS{O_4}\) (1)
\(Mg + FeS{O_4} \to MgS{O_4} + Fe\) (2)
+ Nếu cho Mg tác dụng với \(F{{e}^{3+}}\) dư thì chỉ dừng lại ở phản ứng (1) khi đó sản phẩm sẽ không có kim loại.
+ Nếu cho Mg dư tác dụng với \(F{{e}^{3+}}\) thì xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) khi đó sản phẩm thu được có chứa kim loại.
(b) \(C{l_2} + 2FeC{l_2} \to 2FeC{l_3}\)
(c) \({H_2} + CuO \to Cu + {H_2}O\) → sản phẩm có kim loại
(d)
\(\begin{array}{l}
2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\\
2NaOH + CuS{O_4} \to Cu{\left( {OH} \right)_2} + N{a_2}S{O_4}
\end{array}\)
(e) \(AgN{O_3} \to Ag + N{O_2} + \frac{1}{2}{O_2}\) → sản phẩm có kim loại
(f) \(2A{l_2}{O_3} \to 4Al + 3{O_2}\) → sản phẩm có kim loại
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm \(N{{a}_{2}}O,\text{ }K,\text{ }{{K}_{2}}O,\text{ }Ba,\text{ }BaO\) (trong đó oxi chiếm 8% khối lượng hỗn hợp) vào nước dư, thu được dung dịch Y và 1,792 lít \({{H}_{2}}\) (đktc). Dung dịch Y có khả năng hòa tan tối đa 8,64 gam Al. Giá trị của m là?
\( \Rightarrow BTe:\frac{{0,08m}}{{16}}.2 + 0,08.2 = 0,32 \Rightarrow m = 16\left( {gam} \right)\)
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và 2,28 gam \(C{{r}_{2}}{{O}_{3}}\) (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,008 lít \({{H}_{2}}\) (đktc). Còn nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là?
Nếu Al không dư, \(C{r_2}{O_3}\) dư \( \to {n_{Cr}} < 0,03{\rm{ }}mol{\rm{ }}\left( Y \right)\)
\( \to {n_{{H_2}}} = {n_{Cr}} < 0,03{\rm{ }}mol < {n_{{H_2}}}\) (đề bài) \( = 0,045{\rm{ }}mol\) (vì Cr + HCl loãng → \(CrC{l_2}\))
→ Chứng tỏ Y phải có Al dư và 0,03 mol Cr.
Như vậy \(Y\left\{ \begin{array}{l} Al:0,01{\rm{ }}mol\\ A{l_2}{O_3}:0,015{\rm{ }}mol\\ Cr:0,03{\rm{ }}mol \end{array} \right. \to {n_{NaOH}} = 0,04{\rm{ }}mol\).
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn, dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai muối NaCl và \(CuS{{O}_{4}}\) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Đồ thị dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa thời gian điện phân và tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực?
Giá trị của m là?
Đáp án B
Thứ tự oxi hóa trên anot là: \(C{l^ - } > {H_2}O\); thứ tự khử trên catot là: \(C{u^{2 + }} > {H_2}O\).
Độ dốc đồ thị: Đoạn \(\left( 2 \right) > \left( 3 \right) > \left( 1 \right)\):
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{NaCl}} = 2{n_{C{l_2}{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\left( 2 \right)}} = 0,4\left( {mol} \right)\\ {n_{CuS{O_4}}} = {n_{Cu}} = {n_{C{l_2}\left( 1 \right)}} = 0,1\left( {mol} \right) \end{array} \right. \Rightarrow m = \underbrace {{m_{CuS{O_4}}}}_{0,1.160} + \underbrace {{m_{NaCl}}}_{0,4.58,5} = 39,4\left( {gam} \right)\)
Hỗn hợp X gồm một este đơn chức mạch hở và ba este nhị chức, mạch hở, không phân nhánh là đồng phân của nhau. Đun nóng 11,88 gam X với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho toàn bộ lượng ancol Z vào bình Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với CaO rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hidrocacbon duy nhất. Mặt khác đốt cháy 11,88 gam X cần 14,784 lít \({{O}_{2}}\) (đktc), thu được 25,08 gam \(C{{O}_{2}}\). Este nào sau đây có mặt trong hỗn hợp X?
Đáp án C
Theo đầu bài: Vì Z là ancol đơn chức → Loại A (do xà phòng hóa tạo andehit) → nhìn đáp án cũng đoán ancol Z là \({C_2}{H_5}OH\).
\({n_{{O_2}}} = \frac{{14,784}}{{22,4}} = 0,66\left( {mol} \right);{\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = \frac{{25,08}}{{44}} = 0,57\left( {mol} \right)\)
Áp dụng bảo toàn khối lượng, ta được:
\({m_{{H_2}O}} = 11,88 + 0,66.32 - 25,08 = 7,92\left( {gam} \right);{\rm{ }}{n_{{H_2}O}} = \frac{{7,92}}{{18}} = 0,44\left( {mol} \right)\)
Áp dụng bảo toàn nguyên tố O, ta được \({n_{O/X}} = 0,44 + 0,57.2 - 0,66.2 = 0,26{\rm{ }}mol\)
→ số mol nhóm \( - COO - = \frac{{0,26}}{2} = 0,13{\rm{ }}mol\)
Gọi công thức ancol đơn chức Z là ROH; công thức trung bình của 4 este là \(\overline R {\left( {COOR} \right)_{\overline n }}\)
\(\begin{array}{l} \overline R {\left( {COOR} \right)_{\overline n }} + \overline n {\rm{ }}NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}\overline R {\left( {COONa} \right)_{\overline n }}{\rm{ }} + {\rm{ }}\overline n {\rm{ }}ROH\\ \to {n_{ROH}} = {n_{NaOH}} = {n_{ - COO - }} = 0,13{\rm{ }}mol\\ 2ROH{\rm{ }} + {\rm{ }}2Na \to 2RONa{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow \\ 0,13{\rm{ }}0,065\left( {mol} \right) \end{array}\)
\(\begin{array}{l} \to {m_{binh\,Na\,tang}} = {m_{ROH}} - {m_{{H_2}}} \to {m_{ROH}} = 5,85 + 0,065.2 = 5,98\left( {gam} \right)\\ \to R + 17 = 46 \to R = 29\left( {{C_2}{H_5}} \right) \end{array}\)
\({N_{NaOHbd}} = 0,2.1,5 = 0,3\left( {mol} \right)\) ; (chú ý sẽ có NaOH dư từ phản ứng xà phòng hóa)
\(\begin{array}{l} \to {n_{NaOH/Y}} = 0,3 - 0,13 = 0,17{\rm{ }}mol\\ \overline R {\left( {COONa} \right)_{\overline n }}{\rm{ }} + {\rm{ }}\overline n {\rm{ }}NaOH \to {\rm{ }}\overline R {H_{\overline n }}{\rm{ }} + {\rm{ }}\overline n {\rm{ }}N{a_2}C{O_3}\\ {\rm{ }}0,09{\rm{ }} \leftarrow {\rm{ }}0,17{\rm{ }}0,09\left( {mol} \right) \end{array}\)
Gọi công thức ba este hai chức là \({C_n}{H_m}{\left( {COO{C_2}{H_5}} \right)_2}:x\left( {mol} \right)\) và công thức este đơn chức là \({C_n}{H_{m + 1}}COO{C_2}{H_5}:y\left( {mol} \right)\).
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,09\\ 2x + y = 0,13 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,04\\ y = 0,05 \end{array} \right.\\ \to BT{\rm{ }}C:0,04\left( {n + 6} \right) + 0,05\left( {n + 3} \right) = 0,57 = nC{O_2} \to n = 2\\ \to BT{\rm{ }}H:0,02\left( {m + 10} \right) + 0,025\left( {m + 6} \right) = 0,44 = n{H_2}O \to m = 2 \end{array}\)
→ CTPT, CTCT este đơn chức là: \({C_5}{H_8}{O_2}\left( {C{H_2} = CH - COO{C_2}{H_5}} \right)\)
→ CTPT, CTCT của ba este hai chức là: \({C_8}{H_{12}}{O_4}\)
Cho hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức \({{C}_{x}}{{H}_{y}}{{N}_{5}}{{O}_{6}}\) và hợp chất hữu cơ B có công thức phân tử là \({{C}_{4}}{{H}_{9}}N{{O}_{2}}\). Đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được \({{N}_{2}}\) và 96,975 gam hỗn hợp \(C{{O}_{2}}\) và \({{H}_{2}}O\). Mặt khác, nếu lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Giá trị a : b gần nhất với?
Đáp án D
Từ số nguyên tử N trong peptit A, ta có thể suy luận ra A là pentapeptit và B (thuỷ phân ra ancol) là \({H_2}N - C{H_2} - COO - {C_2}{H_5}\)
Với thí nghiệm 2:
\(\left\{ \begin{array}{l} {n_A} = x\left( {mol} \right)\\ {n_B} = y\left( {mol} \right) \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,09\\ 5x + y = 0,21 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} x = 0,03\left( {mol} \right)\\ y = 0,06\left( {mol} \right) \end{array} \right.\)
Với thí nghiệm 1:
\(41,325\left\{ \begin{array}{l} {C_4}{H_9}N{O_2}:2t\\ {C_x}{H_y}{N_5}{O_6}:t \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} m = 41,325 + 4t.18\\ X \to {C_n}{H_{2n + 1}}N{O_2}:7t\left( {mol} \right) \end{array} \right.\)
\( \to \left\{ \begin{array}{l} 7t\left( {14n + 47} \right) = 41,325 + 18,4t\\ \to \left\{ \begin{array}{l} C{O_2}:7.nt\\ {H_2}O:\frac{{2n + 1}}{2}.7t \end{array} \right. \to 7nt.44 + \left( {2n + 1} \right).7t.9 = 96,975 + 4.18t \end{array} \right.\)
\(\to \left\{ \begin{array}{l} nt = 0,225\\ t = 0,075 \end{array} \right. \to n = 3\). Vậy ở thí nghiệm sau \(16,53\left\{ \begin{array}{l} {C_4}{H_9}N{O_2}:0,06\\ {C_x}{H_y}{N_5}{O_6}:0,03 \end{array} \right.\)
\(\to {M_A} = 345 \to Gly - Gly - Ala - Ala - Ala \to \frac{a}{b} = \frac{{0,06 + 0,03.2}}{{0,03.3}} = \frac{4}{3}\)
Gần giá trị ở đáp án D nhất.
Nung hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 34,72% khối lượng) trong không khí một thời gian, thu được 6,17 gam hỗn hợp rắn Y gồm các kim loại và oxit tương ứng. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch A chứa 0,36 mol \(KHS{{O}_{4}}\|) và 0,04 mol \(KN{{O}_{3}}\). Sau phản ứng, thu được dung dịch B chỉ chứa 56,05 gam muối sunfat trung hòa (không làm mất màu thuốc tím) và thoát ra 336 ml hỗn hợp khí Z chứa các hợp chất của nitơ có \({{d}_{Z/{{H}_{2}}}}=20\). Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với 170 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
· \(BTKL:{m_Y} + {m_A} = {m_B} + {m_Z} + {m_{{H_2}O}} \to {m_{{H_2}O}} = 2,52\left( {gam} \right) \to {n_{{H_2}O}} = 0,14\left( {mol} \right)\)
· \(BT{\rm{ }}H:{n_{KHS{O_4}}} = 4{n_{NH_4^ + }} + 2{n_{{H_2}O}} \to {n_{NH_4^ + }} = \frac{{0,36 - 2.0,14}}{4} = 0,02\left( {mol} \right)\)
· \(BT{\rm{ }}N:{n_{N\left( Z \right)}} = {n_{KN{O_3}}} - {n_{NH_4^ + }} = 0,02\left( {mol} \right);{m_Z} = {m_{N\left( Z \right)}} + {m_{O\left( Z \right)}} = 0,6\left( {gam} \right)\)
\( \to {m_{O\left( Z \right)}} = 0,32\left( {gam} \right) \to {n_{O\left( Z \right)}} = 0,02\left( {mol} \right)\)
· \(BT{\rm{ }}O:{n_{O\left( Y \right)}} + 3{n_{KN{O_3}}} = {n_{O\left( Z \right)}} + {n_{{H_2}O}} \to {n_{O\left( Y \right)}} = 0,04\left( {mol} \right)\)
· \({m_{KL\left( X \right)}} = {m_Y} - {m_{O\left( Y \right)}} = 6,17 - 0,04.16 = 5,53\left( {gam} \right)\) (1)
Do Cu chiếm 34,72% về khối lượng trong X \(\to {m_{Cu}} = 1,92\left( {gam} \right) \to {n_{Cu}} = 0,03\left( {mol} \right)\)
\(BTe:{n_{e\left( {KL} \right)}} = 2{n_{SO_4^{2 - }}} - {n_{{K^ + }}} - {n_{NH_4^ + }} = 2.0,36 - 0,4 - 0,02 = 0,3\left( {mol} \right)\) (2)
Từ (1), (2): \(\left\{ \begin{array}{l} 56a + 27b + \underbrace {1,92}_{{m_{Ca}}} = 5,53\\ 3a + 3b + \underbrace {0,03.2}_{{n_{e\left( {Cu} \right)}}} = 0,3 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} a = 0,05 = {n_{Fe}}\\ b = 0,03 = {n_{Al}} \end{array} \right.\)
B + NaOH → lượng OH- dùng để kết hợp các cation \(\left( {C{u^{2 + }},F{e^{3 + }},A{l^{3 + }},NH_4^ + } \right)\) là:
\({n_{O{H^ - }}} = \underbrace {0,03.3}_{{n_{A{l^{3 + }}}}} + \underbrace {0,05.3}_{{n_{F{e^{3 + }}}}} + \underbrace {0,03.2}_{{n_{C{u^{2 + }}}}} + \underbrace {0,02}_{{n_{NH_4^ + }}} = 0,32\left( {mol} \right) \to {n_{O{H^ - }{\rm{do }}}} = \underbrace {0,34}_{{\rm{ban dau}}} - \underbrace {0,32}_{\left( {{\rm{pu}}} \right)} = 0,02\left( {mol} \right)\)
0,02 mol OH- dư hòa tan \(Al{\left( {OH} \right)_3} \to Al\left( {OH} \right)_4^ - \to {n_{Al{{\left( {OH} \right)}_3}{\rm{ du}}}} = 0,03 - 0,02 = 0,01\left( {mol} \right)\)
\(\Rightarrow {m_{{\rm{ket tua}}}} = \underbrace {{m_{Fe{{\left( {OH} \right)}_3}}}}_{0,05.107} + \underbrace {{m_{Cu{{\left( {OH} \right)}_2}}}}_{0,03.98} + \underbrace {{m_{Al{{\left( {OH} \right)}_{3{\rm{ }}\left( {{\rm{du }}} \right)}}}}}_{0,01.78} = 9,07\left( {gam} \right)\).