Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Phú Xuân

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Phú Xuân

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 179341

Thuỷ phân C4H6O2 trong axít được 2 chất hữu cơ đều có phản ứng tráng gương, CTCT của este?

Xem đáp án

C4H6O2 có k = 2 → C4H6O2 là este có chứa 1 liên kết π trong gốc hidrocacbon → Este đó: CH3-CH=CH-OCOH

CH3-CH=CH-OCOH + H2O ⇆ HCOOH + CH3CH2CHO

HCOOH và CH3CH2CHO đều có PƯ tráng gương.

→ Đáp án C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 179342

Để phân biệt vinyl axetat, etyl fomiat, metyl acrylat ta có thể?

Xem đáp án

vinyl axetat (CH3COOCH=CH2), etyl fomiat (HCOOC2H5), metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)

+) Dung dịch Br2 → chỉ có etyl fomiat không phản ứng

+) Dung dịch NaOH

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3CHO + CH3COONa.

CH2=CH-COOCH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3OH.

+) Ag2O/NH3            

CH3CHO có phản ứng tráng bạc.

→ Đáp án B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 179344

Khi xà phòng hóa chất béo thu được sản phẩm là

Xem đáp án

Khi xà phòng hóa chất béo thu được muối axit béo và glixerol

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 179345

Đốt a gam triglixerit X cần 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Hỏi, nếu cho a gam X phản ứng vừa đủ với NaOH, thu được bao nhiêu gam muối. 

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng ⇒ mX= 3,42.44 + 3,18.18 – 4,83.32 = 53,16 gam

Bảo toàn nguyên tố O ⇒6nX + 4,83.2 = 3,42.2 +3,18 ⇒nX = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng ⇒53,16 + 0,06.3.40 = b + 0,06.92 ⇒ b = 54,84

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 179346

Tìm Z biết Z thõa mãn quá trình: Triolein → X → Y → Z

Xem đáp án

(C17H33COO)3C3H5 → (C17H35COO)3C3H5 → C17H35COONa → C17H35COOH (axit stearic).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 179348

Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.

Xem đáp án

Chỉ cần nhớ 1 mol glucozo tráng bạc tạo 2 mol Ag.

Theo bài ra, ta có số mol glucozo là 18 : 180 = 0,1 mol

→ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 179349

Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là gì?

Xem đáp án

Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh vì 2 chất này đều có nhiều nhóm OH gắn vào những nguyên tử C kề nhau trong phân tử.

Đáp án C 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 179350

Gốc Glucozo và gốc Fructozo trong phân tử saccarozo liên kết với nhau qua nguyên tử: 

Xem đáp án

Trong phân tử saccarozo, gốc α-glucozo và gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozo và C2 của fructozo

Đáp án D

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 179351

Thủy phân 3,42g X gồm saccarozơ và mantozơ thu được Y. Biết rằng Y phản ứng với 0,015 mol Br2. Nếu đem 3,42 gam X tác dụng với AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tổng số mol 2 chất trong X là 0,01 mol mà sau khi thủy phân chỉ có 0,015 mol glucozo (phản ứng được với brom).

Gọi số mol mantozo là a, số mol saccarozo là b thì a + b = 0,01 và 2a + b = 0,015 mol

⇒ a = b = 0,005 mol

⇒ lượng bạc thu được là 0,01 mol tức 1,08 gam do chỉ có mantozo phản ứng

→ Đáp án C

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 179353

Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là

Xem đáp án

thứ tự tăng dần lực bazơ là  C6H5NH(anilin), NH3, CH3NH2.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 179354

Cho dãy các chất sau: (1) CH3NH2, (2) (CH3)2NH, (3) C6H5NH2 (anilin), (4) C6H5CH2NH2 (benzylamin). Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của dãy các chất là

Xem đáp án

Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của dãy các chất là (3) < (4) < (1) < (2)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 179355

Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

Xem đáp án

Đáp án D

NH2 – CH2 – COOH + NaOH → NH2 – CH2 – COONa + H2O

0,1                               0,1 mol

→ mmuối = 9,7g

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 179356

Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

Xem đáp án

Đáp án B

C2H5NH2 + HCl →  C2H5NH3Cl

0,1      → 0,1 mol

→ mmuối = 8,15g

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 179357

Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là

Xem đáp án

\({n_{GlyNa}} = {n_{AlaNa}} = {n_{Gly - Ala}} = \frac{{14,6}}{{146}} = 0,1\,mol\)

\(\Rightarrow {m_{muoi}} = 97{n_{GlyNa}} + 111{n_{AlaNa}} = 20,8(gam)\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 179359

Điều chế phenol-fomanđehit (1) và các chất metan (2), benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua (10). Thứ tự thích hợp của chuyển hóa?

Xem đáp án

CH(2) → C2H2 (8) → HCHO (4)

C2H2 (8) → C6H6 (3) → C6H5Cl (10) → C6H5ONa (7) → C6H5OH(5)

HCHO + C6H5OH → nhựa phenol – fomandehit

→ Đáp án B

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 179360

Tơ nguồn gốc xenlulozơ (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat lần lượt là gì?

Xem đáp án

Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là: (2) sợi bông; (3) sợi đay; (5) tơ visco; (7) tơ axetat.

→ Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 179361

Hóa chất điều chế tơ lapsan là những chất nào?

a) Hexametylenđiamin

b) Etylen glicol

c) Hexaetylđiamin

d) Axit malonic

e) Axit ađipic

f) Axit terephtalic

Xem đáp án

HOOC-C6H4-COOH (Axit terephtalic) + nHO-CH2-CH2-OH (Etylen glicol) -to, p, xt → -[-OC-C6H5-CH2CH2-O-]-n (tơ lapsan) + nH2O

→ Đáp án A

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 179362

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

Xem đáp án

 polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 179363

Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

Xem đáp án

Cl-  (cực dương)←  KCl, H2O → K+   (cực âm)

2Cl- → Cl2 + 2e               2H2O + 2e → H+ 2OH

PT điện phân:

2KCl + 2H2O → 2KOH + Cl+ H2

Vậy sản phẩm thu được là KOH, Cl2 , H2.

Đáp án C 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 179364

Dãy nào sau đây gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

Xem đáp án

Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế các kim loại yếu như Ag và Cu.

Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 179365

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

Xem đáp án

Khí CO có thể khử các oxit kim loại sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Vậy ở đây khí CO khử được CuO theo PTHH:

CO  + CuO  → Cu  + CO2

Khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn gồm Cu, Al2O3 và MgO.

Đáp án D

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 179366

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây?

Xem đáp án

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi ta cần chọn chất phản ứng được với Cu và Fe mà không phản ứng với Ag. Chỉ có Fe2(SO4)3 thỏa mãn.

Đáp án B

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 179367

Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SOloãng và lượng nhỏ CuSO4ăn mòn điện hóa

Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4) và H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học

Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SOloãng; ăn mòn hóa học

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 179368

Trong hợp kim Al - Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là 

Xem đáp án

mAl = 9.27 = 243 gam

mMg = 1.24 = 24 gam

m hợp kim = 243 + 24 = 267 gam

→ %mAl = 91% và %mMg = 9%

→ Đáp án C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 179370

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm dung dịch nào sau đây để thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh.

Xem đáp án

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

→ Đáp án C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 179371

Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu thì sẽ xảy ra điều gì?

Xem đáp án

Trong quá trình điện phân xảy ra sự ăn mòn Cu ở anot và sự tái tạo Cu ở catot với tốc độ bằng nhau nên nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi.

→ Đáp án A

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 179372

Xác định nguyên tử R biết cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6

Xem đáp án

- Cấu hình e của R+ là: 1s22s22p6

⇒ cấu hình e của R là: 1s22s22p63s1 ⇒ R là Na.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 179374

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là?

Xem đáp án

Bảo toàn e:

\(\\ 2n_{Cu} = 2n_{SO_{2}} \Rightarrow n_{SO_{2}}= 0,05 \ mol \\ \Rightarrow V_{SO_{2}} = x = 1,12 \ lit\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 179375

Cho KOH vào a mol HCl và x mol ZnSO4 thì được đồ thị hình bên, hãy tính giá trị của x (mol)?

Xem đáp án

Từ đồ thị ⇒ a = 0,25 mol.

Dễ thấy : (0,45 – 0,25) = (0,25 + 4x) – 2,45 ⇒ x = 0,6 mol.

⇒ Đáp án B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 179376

Sục bao nhiêu lít CO2 (đktc) vào 200 ml KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M để ta thu được 11,82 gam kết tủa.

Xem đáp án

Ta có : n Ba2+ = 0,075 mol ; n OH- = 0,25 mol ; n BaCO3 ↓ = 0,06 mol ;

n BaCO3 max = 0,075 mol.

⇒x = 0,06 mol và 0,25 – y = 0,06 ⇒ y = 0,19 mol

⇒ V = 1,344 lít hoặc V = 4,256 lít

⇒ Đáp án D

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 179377

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Ghi nhớ: Để điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm dùng phương pháp điện phân nóng
chảy muối halogen tương ứng của chúng hoặc điện phân nóng chảy oxit kim loại (ứng với
Al)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 179378

Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

Xem đáp án

Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là Fe2O3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 179379

Cho m gam bột Fe vào 800 ml Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và mấy lít khí NO?

Xem đáp án

nCu(NO3)2 = 0,8.0,2 = 0,16 mol

nH2SO4 = 0,8.0,25 = 0,2 mol

Do sau phản ứng còn dư hỗn hợp bột kim loại

⇒ Fe còn dư, Cu2+ hết, muối Fe2+

V = 0,1.22,4 – 2,24 lít

m – (0,15 + 0,16).56 + 0,16.64 = 0,6m

m = 17,8

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 179380

Để m gam Fe trong không khí thu được 3 gam hỗn hợp oxit X. Cho 3 gam X vào 500 ml HNO3 có nồng độ mol/l là bao nhiêu để thu được 0,56 lít khí NO (đktc) duy nhất và dung dịch không chứa NH4 . 

Xem đáp án

Gọi số mol Fe là a, số mol O2 phản ứng là b

Ta có: 56a + 32b = 3 (1)

Bảo toàn e: 3a = 4b + 0,075

Từ (1) và (2) ta có: a= 0,045; b = 0,015

nHNO3 = nNO3- trong muối nitrat + nN(trong sản phẩm khử)

0,5x = 3. 0,045 + 0,025

x = 0,32 mol

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »