Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 32 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 183062

Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:

Xem đáp án

Để trung hòa hết axit béo tự do trong loại chất béo trên cần:

mKOH = 200.7 = 1400 mg = 1,4 gam

⇒ nNaOH = nKOH = 1,4/56 = 0,025 mol

⇒ nH2O = 0,025 mol

Đặt nC3H5(OH)3 = x mol ⇒ nNaOH tham gia xà phòng hóa = 3x mol

Bảo toàn khối lượng:

200 + 40(3x + 0,025) = 207,55 + 92x + 0,025.18

⇒ x = 0,25

⇒ nNaOH = 3x + 0,025 = 0,775 mol

⇒ mNaOH =0,775. 40 = 31 gam

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 183063

Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

Xem đáp án

nCH3COOC2H5 = 0,1mol; nNaOH = 0,04 mol

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

nCH3COONa = nNaOH = 0,04 mol

Chất rắn chỉ có CH3COONa (0,04mol)

⇒ mrắn = 0,04 . 82 = 3,28 gam

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 183065

cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng andehit fomic

(1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm

(2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70 0C trong vài phút

(4) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

Xem đáp án

Thứ tự tiến hành đúng là (4), (2), (1), (3)

(4) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

(2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết

(1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70 0C trong vài phút

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 183066

Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol ?

Xem đáp án

Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là etyl fomat (1), triolein (3), metyl acrylat (4)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 183067

Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?

Xem đáp án

Dãy đều gồm các chất điện li mạnh là: NaCl, HCl,NaOH.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 183070

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Tên gọi của X là

Xem đáp án

nX =0,02(mol)

X có CTPT CnH2n+3O2N nên X thuộc dạng muối của axit cacboxylic với gốc amoni  hoặc amin.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

MX + mNaOH =mmuối + mkhí + mnước

→ 1,82 + 0,02.40 = 1,64 + mkhí + 0,02.18

→ mkhí = 0,62g → Mkhí = 31

X là CH3COONH3CH3

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 183072

Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Gọi CTTQ của este là R-COO-R’

Khi cho este tác dụng với NaOH tạo ra ancol etylic nên R’ là C2H5-

Theo đề bài:

nNaOH = CM.V = 2.0,135 = 0,27 mol

Và neste = 0,2 mol mà este đơn chức nên NaOH dư và có mặt trong chất rắn khan sau phản ứng, chất rắn còn lại là muối RCOONa.

Ta có: nNaOH dư = 0,27 - 0,2 = 0,07 mol

 mNaOH dư = 0,07.40 = 2,8 g

mRCOONa = 19,2 – 2,8 = 16,4 g

Mà nRCOONa = 0,2 mol 

 MRCOONa = 16,4/0,2 = 82 g/mol

 R = 15 = CH3-

Vậy CT của X là: CH3-COO-C2H5

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 183074

Tên gọi nào dưới đây không phải là của C6H5NH2?

Xem đáp án

Tên gọi  không phải là của C6H5NH2 là benzylamin

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 183075

Chất có nhiều trong quả chuối xanh là gì?

Xem đáp án

Tinh bột có nhiều trong quả chuối xanh

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 183076

Hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng bạc là gì?

Xem đáp án

Hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng bạc là etanal

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 183078

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là gì?

Xem đáp án

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 183079

Phenol có công thức phân tử là gì?

Xem đáp án

Phenol có công thức phân tử là C6H5OH

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 183081

Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào?

Xem đáp án

Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với H2 (Ni, to).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 183082

Amin nào ít tan trong nước ?

Xem đáp án

Amin nào ít tan trong nước là anilin

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 183083

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?

Xem đáp án

Ancol etylic có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH (C2H5OH)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 183084

Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

Xem đáp án

Dung dịch muối ăn có khả năng dẫn điện

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 183085

Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?

Xem đáp án

CH3COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 183086

Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc gì?

Xem đáp án

Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc β-glucozơ

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 183087

Cacbohiđrat nào sau đây có độ ngọt cao nhất?

Xem đáp án

Cacbohiđrat  có độ ngọt cao nhất là fructozơ

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 183088

Phi kim X là chất rắn màu vàng ở nhiệt độ thường. X là chất nào?

Xem đáp án

Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng ở nhiệt độ thường

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 183089

Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X ?

Xem đáp án

Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. X có tên gọi là metyl propionat.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 183090

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

Xem đáp án

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là C17H35COONa 

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 183093

Hiđrocacbon có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch ở nhiệt độ thường là?

Xem đáp án

Hiđrocacbon có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch ở nhiệt độ thường là stiren 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 183096

Xem đáp án

Đáp án C

Từ đáp án đặt công thức chung của X là (RCOO)2R1R2.

R(COO)2R1R2 + 2 KOH → 2 R(COOK)2 + R1OH + R2OH.

nKOH phản ứng = 11,2/56 - 0,04 = 0,16 mol.

nmột ancol = 0,16/2 = 0,08 mol.

MR1OH + MR2OH = MR1 + MR2 + 17 .2 = 7,36/0,08 = 92

→ 2 ancol là CH3OH và C3H7OH.

mR(COOK)2 = 18,34 - mKCl = 18,34 - 0,04 .74,5 = 15,36 gam

MR(COOK)2 = M+ 2. 83 = 15,36/0,08 = 192.

MR = 26 ⇒ R là: -CH=CH-

→ X là: CH3OOCCH=CHCOOC3H7.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 183097

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy đáp án khi thủy phân đều tạo ancol no, đơn chức

→ nancol = nH2O - nCO2 = 0,3 - 0,2 = 0,1 mol

→ Số C = 0,2/0,1 = 2 → ancol là C2H5OH (loại B,C)

Ta có nNaOH = nmuối = 0,3 mol → Mmuối = 82 (CH3COONa)

Vậy X là CH3COOH : 0,2 mol và Y là CHCOOC2H5: 0,1 mol

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 183098

Thực hiện phản ứng xà phòng hóa giữa 0,1 mol một este đơn chức X với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được 8,8 gam ancol và dung dịch chứa 12,2 gam chất tan. Este X có tên gọi là :

Xem đáp án

Giả sử X có dạng RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

MR’OH = 8,8/0,1 = 88

 ⇒ ancol là C5H11OH

Mmuối = (12,2 – 0,1.40)/0,1 = 82

 ⇒ CT muối: CH3COONa

⇒ Axit: CH3COOH ⇒ X là: CH3COOC5H11

⇒ Đáp án C

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 183099

X là đồng phân của alanin. Đun nóng X với dung dịch NaOH tạo muối natri của axit cacboxylic Y và khí Z. Biết Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm, khi cháy tạo sản phẩm không làm đục nước vôi trong. Vậy Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

X là C3H7NO2

X + NaOH → Muối cacboxylat + Khí Z làm xanh quỳ ẩm

→ X là CH2=CH-COONH4

Y là CH2=CH-COOH và Z là NH3

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 183100

Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ar]3d54s2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì nào và nhóm nào?

Xem đáp án

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIB. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »