Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Trần Quang Khải
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học - Trường THPT Trần Quang Khải
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
56 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27g Ag
- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:
Xét phần 1. nAg = 27 : 108 = 0,25 mol → n glucozo = 0,125 mol
Xét phần 2 cũng có n glucozo = 0,125 mol => n ancol = 0,125 . 2 = 0,25 mol
→ V rượu = 0,25 . 46 : 0,8 = 14,375 ml
Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozo biết H = 95%. Khối lượng bạc bám trên gương là
Theo bài ra số mol bạc cần dùng là: 5,4 : 180 = 0,03 mol
Vậy, theo lý thuyết lượng bạc bám trên gương sẽ là 0,06 mol. Tuy nhiên hiệu suất H = 95% nên khối lượng bạc thực tế bám trên gương là: 0,06.95%.108 = 6,156 gam
Gluxit nào tạo ra khi thủy phân tinh bột nhờ men amylaza là gì?
Áp dụng kiến thức sinh học hoặc sách giáo khoa hóa, enzim amylaza trong nước bọt thủy phân tinh bột tạo ra đường mantozo
Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:
1- Saccarozơ và dd glucozơ
2- Saccarozơ và mantozơ
3- Saccarozơ , mantozơ và anđêhit axetic .
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trong mỗi nhóm?
Có thể dùng Cu(OH)2 /NaOH
+) Nhóm 1: Chất tạo kết tủa gạch (Cu2O) khi đun nóng với thuốc thử là glucozo
+) Nhóm 2: Chất tạo kết tủa đỏ gạch (Cu2O) khi đun nóng với thuốc thử là mantozo
+) Nhóm 3:
- Chất hòa tan được Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường là saccarozo và mantozo → Nhận biết được andehit axetic
- Sau đó nhận biết như hai nhóm trên
Đường saccarozơ hay còn gọi là đường mía thuộc loại saccarit nào:
Đường saccarozo tạo bởi 2 monosaccarit (α - glucose và β - frutose) nên là một đisaccarit
Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án C
Khi thủy phân mantozo thì Mantozo → 2 glucozo
Sau phản ứng có mantozo và glucozo do phản ứng có hiệu suất đều tham gia phản ứng với
AgNO3 tạo Ag với : mantozo → 2Ag và glucozo → 2 Ag
Suy ra nAg = 0,03.2 + 0,24.2 = 0,54 mol → m = 58,32g
Đun 18 gam glucozo với bao nhiêu gam AgNO3 thì thu được bao nhiêu gam Ag tách ra?
C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
nAg = 2nglucozo = (2.18)/180 = 0,2 (mol)
⇒ mAg = 0,2. 108 = 21,6g
→ Đáp án C
Tìm CTĐGN của X bên dưới đây biết khi đốt 16,2g cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước?
Ta có: mC = (13,44/22,4). 12 = 7,2 (gam)
mH = (9/18). 2 = 1 (gam)
Và mO = 16,2 – (7,2 + 1) = 8g
Lập tỉ lệ: x : y : z = 7,2/12 : 1/1 : 8/16 = 1,2 : 2 : 1 = 6 : 10 : 5
Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n
→ Đáp án A
Phát biểu sai trong 4 phát biểu về xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc.
(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
Phản ứng của xenlulozo và glyxerol với HNO3/H2SO4 là phản ứng nitrat hóa tạo sản phẩm nitrat. Phản ứng của phenol với toluen với HNO3/H2SO4 là phản ứng thế nitro ,tạo sản phẩm nitro
⇒ Đáp án 3, 4 sai
→ Đáp án C
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lực bazơ : CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2
→ (C6H5)2NH có lực bazơ yếu nhất.
Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là gì?
Amin đơn chức nên có 1 nhóm –NH2; no, mạch hở nên có CT: CnH2n+1NH2 : CnH2n+3N
Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.
(1) dung dịch H2SO4, (3) dung dịch Br2.
Cho anilin vào các dung dịch: HCl, Br2, H2SO4, C2H5OH, NaOH, CH3COOH. Số trường hợp có phản ứng là
Các chất phản ứng với anilin là: HCl, Br2, H2SO4, CH3COOH.
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại dạng lỏng?
Hg tồn tại dạng lỏng ở điều kiện thường
Cho kim loại X vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thấy tan một phần. Kim loại X là
X là Ba:
Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + CuSO4 dư —> BaSO4 + Cu(OH)2
Y gồm BaSO4 và Cu(OH)2. Chỉ có Cu(OH)2 tan trong HCl dư:
Cu(OH)2 + HCl —> CuCl2 + H2O
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là
Ta có:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,1 0,15
mAl = 27.0,1 = 2,7 gam
Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1 mol khí SO2 và 1 mol muối sunfat. Chất X và Y là
nSO2 = 1 —> ne = 2
Phân tử X, Y nhường tương ứng x, y electron. Bảo toàn electron —> x + y = 2
—> x = y = 1 là nghiệm duy nhất: Fe3O4, FeO hoặc FeO và Fe(OH)2
Sản phẩm có 1 mol Fe2(SO4)3 —> Chọn cặp FeO, Fe(OH)2.
Thuốc thử có thể sử dụng để phân biệt trực tiếp dung dịch Na2CO3 và dung dịch NaHCO3 đựng trong các bình mất nhãn là
Dùng dung dịch BaCl2 ở nhiệt độ thường để nhận biết: Chỉ Na2CO3 tạo kết tủa, NaHCO3 không phản ứng
Na2CO3 + BaCl2 —> BaCO3 + 2NaCl
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch K2Cr2O7, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch K2Cr2O7, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là: dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
Cr2O72- + 2OH- —> 2CrO42- + H2O
(da cam)………………….(vàng)
Este X có công thức cấu tạo là CH3-COO-CH2-CH2-COO-CH3. Thủy phân X trong dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm hữu cơ thu được gồm
CH3-COO-CH2-CH2-COO-CH3 + 2NaOH —> CH3COONa + HO-CH2-CH2-COONa + CH3OH
—> Sản phẩm gồm hai muối và một ancol.
Chất X ở điều kiện thường tồn tại ở dạng tinh thể không màu và tan nhiều trong nước. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng gương. Chất X là
X là saccarozơ:
C12H22O11 + H2O —> C6H12O6 + C6H12O6
Các sản phẩm glucozơ, fructozơ đều tráng gương.
Thủy phân hoàn toàn 16,2 gam xenlulozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2Ag
162…………………………………108.2
16,2…………………………………m
—> mAg = 16,2.2.108/162 = 21,6 gam
Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và trimetylamin, thu được CO2, H2O và 4,48 lít khí N2. Cho 16,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
nHCl = nN = 2nN2 = 0,4
—> m muối = mX + mHCl = 31,2 gam
Cho các phương trình hóa học sau:
(1) X + NaOH → Y + Z
(2) Y + 2HCl → T + NaCl
Chất X có thể là
(2) —> T chứa 1Cl —> Y chứa 1N
—> Chọn X là H2N-CH2-COO-CH2-CH3.
H2N-CH2-COO-CH2-CH3 + NaOH —> H2N-CH2-COONa + C2H5OH
H2N-CH2-COONa + 2HCl —> ClH3N-CH2-COOH + NaCl
Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Cu trong dung dịch HNO3 đun nóng, thu được hỗn hợp X gồm hai khí và dung dịch Y (không chứa NH4+). Thêm 0,2 mol O2 vào X, thu được 0,5 mol hỗn hợp Z chứa hai khí. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chỉ chứa muối nitrat. Số mol HNO3 đã phản ứng là
Z + NaOH chỉ chứa muối duy nhất:
4NO2 + O2 + 4NaOH —> 4NaNO3 + 2H2O
—> Z gồm NO2 (0,4) và O2 (0,1)
Bảo toàn electron: 2nCu = 4nO2 ban đầu
—> nCu(NO3)2 = nCu = 0,4
Bảo toàn N —> nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + nNO2 = 1,2
Cho 14,6 gam hỗn hợp gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch Y chứa NaHCO3 1M và BaCl2 0,5M vào X đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì cần 600 ml dung dịch Y, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
nNaHCO3 = 0,6; nBaCl2 = 0,3
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na (a), Ba (b), O (c)
—> 23a + 137b + 16c = 14,6 (1)
nH2 = 0,05, bảo toàn electron:
a + 2b = 2c + 0,05.2 (2)
Sau khi tạo kết tủa lớn nhất thì dung dịch còn lại Na+ (a + 0,6), Cl- (0,6) —> Phải có thêm ion âm để bảo toàn điện tích.
TH1: Có thêm CO32- (0,5a)
—> nBaCO3 = b + 0,3 = 0,6 – 0,5a (3)
(1)(2)(3) —> Vô nghiệm
TH2: Có thêm HCO3- (a)
—> nBaCO3 = b + 0,3 = 0,6 – a (4)
(1)(2)(4) —> a = 0,25; b = 0,05; c = 0,125
—> nBaCO3 = b + 0,3 = 0,35
—> mBaCO3 = 68,95 gam
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(H2PO4)2.
(c) Đun nóng nước có tính cứng toàn phần.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) BaCl2 + KHSO4 —> KCl + HCl + BaSO4
(b) NaOH dư + Ca(H2PO4)2 —> Ca3(PO4)2 + Na3PO4 + H2O
(c) M2+ + HCO3- —> MCO3 + CO2 + H2O
(d) Không phản ứng
(e) NH3 + H2O + AlCl3 —> Al(OH)3 + NH4Cl
Trong một loại chất béo chứa các triglixerit và các axit béo tự do. Cho 100 gam chất béo đó tác dụng vừa đủ với 320 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và m gam muối của các axit béo. Giá trị của m là
nNaOH = 0,32, nC3H5(OH)3 = 0,1
—> nH2O = nNaOH trung hòa axit = 0,32 – 0,1.3 = 0,02
Bảo toàn khối lượng:
m chất béo + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
—> m muối = 103,24
Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất béo nặng hơn nước và không tan trong nước.
(b) Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat luôn thu được số mol H2O bằng số mol CO2.
(c) Axit glutamic là chất lưỡng tính.
(d) Phân tử tripeptit Ala-Gly-Lys chứa 4 nguyên tử oxi.
(e) Tơ visco và tơ nitron đều là các tơ hóa học.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, chất béo nhẹ hơn nước
(b) Sai, ví dụ C12H22O11 tạo 12CO2 + 11H2O
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng
Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Y gồm các đieste mạch hở tạo bởi các ancol no, hai chức và các axit cacboxylic không no, đơn chức, thu được b mol CO2 và c mol H2O. Mặt khác, cho a mol Y tác dụng với dung dịch Br2 dư thì có x mol Br2 đã phản ứng. Mối quan hệ giữa x với a, b, c là
a mol Y + x mol H2 —> a mol E gồm các chất dạng CnH2n-2O4
Đốt E có nE = nCO2 – nH2O
⇔ a = b – (c + x)
—> x = b – c – a
Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở và một hiđrocacbon cần vừa đủ 0,18 mol O2, thu được hỗn hợp Y gồm H2O, 0,11 mol CO2 và 0,01 mol N2. Mặt khác, cho 9,4 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối amoni. Giá trị của m là
Bảo toàn O —> nH2O = 0,14
Bảo toàn khối lượng —> mX = 1,88
nCxH2x+3N = 2nN2 = 0,02 —> nCyH2y+2-2k = 0,04
—> nH2O – nCO2 = 1,5nCxH2x+3N + (1 – k)nCyH2y+2-2k
—> k = 1
nCO2 = 0,02x + 0,04y = 0,11
Với x > 1 và y ≥ 2 —> x = 1,5; y = 2 là nghiệm duy nhất.
nCxH2x+4NCl = 0,02 —> mCxH2x+4NCl = 1,49
Từ 1,88 gam X tạo 1,49 gam muối amoni
—> Từ 9,4 gam X tạo 7,45 gam muối amoni.
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều no, mạch hở và đều được tổng hợp từ ancol và axit cacboxylic (MX < MY < MZ < 180). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E bằng O2, thu được 0,5 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 29,6 gam E bằng dung dịch NaOH đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được hỗn hợp hai ancol và 33,8 gam hỗn hợp muối. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là
MX < MY < MZ < 180 —> Các este không quá 3 chức. Do tạo 2 ancol nên quy đổi E thành HCOOCH3 (a), (COOCH3)2 (b), (HCOO)3C3H5 (c) và CH2 (d)
nE = a + b + c = 0,15 (1)
nCO2 = 2a + 4b + 6c + d = 0,5 (2)
nH2O = 2a + 3b + 4c + d = 0,4 (3)
(2) —> nO = 2a + 4b + 6c = 0,5 – d
—> mE = mC + mH + mO = 14,8 – 16d
m muối / mE = (68a + 134b + 68.3c) / (14,8 – 16d) = 33,8/29,6 (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,075; b = 0,05; c = 0,025; d = 0
Vậy E gồm HCOOCH3 (a), (COOCH3)2 (b), (HCOO)3C3H5 (c)
—> %X = 30,41%
Hòa tan hết m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, Mg và FeCO3 vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,286 mol H2SO4, thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2 và 0,02 mol H2) có khối lượng 2,056 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,514 mol NaOH, thu được 18,616 gam kết tủa và 0,01 mol khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Z + NaOH thu được dung dịch Na2SO4 (0,286)
Bảo toàn Na —> nNaNO3 = 0,058
nNH4+ = nNH3 = 0,01
—> nOH- trong ↓ = 0,514 – 0,01 = 0,504
—> m(Mg,Fe) = 18,616 – 0,504.17 = 10,048
Khí gồm CO2 (a), NO (b), N2 (c) và H2 (0,02)
nY = a + b + c + 0,02 = 0,08
mY = 44a + 30b + 28c + 0,02.2 = 2,056
Bảo toàn N —> b + 2c + 0,01 = 0,058
—> a = 0,016; b = 0,04; c = 0,004
nH+ = 0,286.2 = 4nNO + 12nN2 + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO
—> nO = 0,112
—> mX = m(Mg,Fe) + mCO2 + mO = 12,544
nFeCO3 = a = 0,016 —> %FeCO3 = 14,80%
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau :
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ, rồi để yên.
Cho các phát biểu sau :
(a) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(b) Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra.
(c) Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(d) Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(e) Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa.
(f) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, mỡ lợn hay dầu dừa đều là chất béo nên đều tạo xà phòng.
(b) Đúng, phản ứng thủy phân nên cần sự có mặt của H2O. Khi đun nóng nước cạn dần nên cần thêm liên tục.
(c) Đúng
(d) Đúng, dung dịch NaCl bão hòa có 2 tác dụng: tăng khối lượng riêng hỗn hợp và hạn chế xà phòng hòa tan.
(e) Sai, nếu dùng CaCl2 sẽ kết tủa, ví dụ (C17H35COO)2Ca.
(f) Sai, chất rắn màu trắng nổi lên là xà phòng, glyxerol tan tốt, nằm phía dưới.
Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Khối lượng của A là:
8Al + 3Fe3O4 -to→ 9Fe + 4Al2O3
Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi.
nO (trong Al2O3) = 0,96/16 =0,06 mol
nAl2O3 = 1/3. nO = 0,06/3 = 0,02 mol
Theo phản ứng: nFe = 9/4. nAl2O3 = (9/4). 0,02 = 0,045 mol
Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư:
Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Al (0,02) + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 (0,03)
Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g)
→ Đáp án D
Cho tối đa bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 58,14g Al2(SO4)3 để thu được 23,4g kết tủa.
Số mol Al3+ = 0,34 mol.
Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.
+ TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol.
→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin
+ TH2: Al3+ hết → tạo
→ Số mol OH- = 3. 0,3 + 4. 0,04 = 1,06 mol
→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax
→ Đáp án A
Bỏ hỗn hợp Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 :2 vào nước dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và bao nhiêu gam chất rắn không tan.
Đáp án B
Pư 2 có Al dư → nH2 (2 pư) = 2nNa = 0,4 → nNa =0,2 mol
→ nAl =0,4 mol → rắn là 0,2 mol Al → m =5,4g
Công thức hóa học của Crom(III) hidroxit là
Công thức hóa học của Crom(III) hidroxit là Cr(OH)3.
Cho các nhận xét sau
(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 đến dưới 2%.
(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.N
(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO
(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.
Số nhận xét đúng là mấy?
(1) Đúng
(2) Sai vì gang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiêm từ 2% đến 5%
(3) Đúng
(4) Sai
Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
Sơ đố:
2Fe(NO3)3 → 2Fe(OH)3 → Fe2O3
0,3 0,15
m = 0,15.160 = 24,0 gam