Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hoàng Hoa Thám lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hoàng Hoa Thám lần 3

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 69 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 165623

Cho tập hợp M có 30 phần tử. Số tập con gồm 5 phần tử của M là

Xem đáp án

Số tập con gồm 5 phần tử của M chính là số tổ hợp chập 5 của 30 phần tử, nghĩa là bằng \(C_{30}^{5}\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 165625

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-3 \right)\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 165627

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và bảng xét dấu của đạo hàm như sau:

Hỏi hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Từ bảng xét dấu ta thấy \({f}'\left( x \right)\) đổi dấu khi x đi qua điểm \({{x}_{1}}=-2\) và \({{x}_{2}}=3\) nên hàm số có hai điểm cực trị.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 165628

Cho hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+5}\) Khi đó tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây?

Xem đáp án

Ta có: \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+5}=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2-\frac{1}{x}}{1+\frac{5}{x}}=2\) và \(F\left( \frac{\pi }{2} \right)=2\) nên đồ thị hàm số có một tiệm cận ngang là y=2

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 165629

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

Xem đáp án

Đường cong trong hình trên không phải là đồ thị của hàm số bậc ba hoặc hàm số trùng phương, do đó phương án A và B là sai.

Đồ thị hàm số \(y=\frac{x+2}{x+1}\) cắt trục tung tại điểm có tung độ \({{y}_{0}}=2>0\), do đó phương án C sai.

Vậy phương án D đúng.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 165630

Có bao nhiêu giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+3x-3\) với trục Ox?

Xem đáp án

Ta có \({y}'=3{{x}^{2}}+3>0;\forall x\in \mathbb{R}\), hàm số \(y=f\left( x \right)\) luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\)

Bảng biến thiên

Vậy đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+3x-3\) và trục Ox có 1 giao điểm.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 165631

Với \(a,b\) là hai số thực dương khác 1, ta có \({{\log }_{b}}a\) bằng:

Xem đáp án

Với a,b là hai số thực dương khác 1 và theo công thức đổi cơ số: \({{\log }_{b}}a=\frac{1}{{{\log }_{a}}b}.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 165632

Đạo hàm của hàm số \(y={{\log }_{2018}}x\) là

Xem đáp án

Theo công thức tính đạo hàm của \(y={{\log }_{a}}x\to y'=\frac{1}{x\ln a}\)

Vậy \(y={{\log }_{2018}}x\to y'=\frac{1}{x\ln 2018}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 165633

Cho \(a\) là số thực dương. Biểu thức \({{a}^{2}}.\sqrt[3]{a}\) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là

Xem đáp án

\({{a}^{2}}.\sqrt[3]{a}={{a}^{2}}.{{a}^{\frac{1}{3}}}={{a}^{2+\frac{1}{3}}}={{a}^{\frac{7}{3}}}\).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 165634

Tập nghiệm của phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}-x-4}}=\frac{1}{16}\) là

Xem đáp án

Ta có \({{2}^{{{x}^{2}}-x-4}}=\frac{1}{16}\Leftrightarrow {{2}^{{{x}^{2}}-x-4}}={{2}^{-4}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x-4=-4\Leftrightarrow x(x-1)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\ & x=0 \\ \end{align} \right..\)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là \(T=\left\{ 0;1 \right\}\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 165635

Số nghiệm của phương trình \({{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}+x \right)=1\) là

Xem đáp án

Ta có \({{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}+x \right)=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x=2\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x-2=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\ & x=-2 \\ \end{align} \right.\)

Vậy, phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 165636

Giả sử các biểu thức sau đều có nghĩa công thức nào sau đây sai?

Xem đáp án

Theo bảng nguyên hàm ta chọn câu sai là \(\int{\ln }xdx=\frac{1}{x}+c\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 165637

Nguyên hàm của hàm số \(f(x)=\frac{1}{2x+1}\) là

Xem đáp án

Áp dụng hệ quả ta chọn đáp án A.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 165639

Tích phân \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{1}{x+1}\text{d}x}\) có giá trị bằng

Xem đáp án

Ta có: \(I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{1}{x+1}\text{d}x}=\left. \ln \left| x+1 \right| \right|_{0}^{1}=\ln 2-\ln 1=\ln 2\).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 165640

Số phức nào dưới đây là số thuần ảo?

Xem đáp án

Một số phức nếu có phần thực bằng 0 gọi là số thuần ảo, nên chọn B

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 165641

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=1+2i\), \({{z}_{2}}=3-i\). Tìm số phức \(z=\frac{{{z}_{2}}}{{{z}_{1}}}\).

Xem đáp án

Ta có \(z=\frac{{{z}_{2}}}{{{z}_{1}}}\)\(=\frac{3-i}{1+2i}\)\(=\frac{1}{5}-\frac{7}{5}i\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 165642

Điểm M trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn số phức?

Xem đáp án

Dựa vào hình vẽ ta thấy điểm M biểu diễn số phức z có phần thực bằng -2 và phần ảo bằng 1. Vậy số phức z=-2+i.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 165645

Tính thể tích của khối nón có chiều cao bằng 4 và độ dài đường sinh bằng 5.

Xem đáp án

Bán kính của khối nón là \(r=\sqrt{{{l}^{2}}-{{h}^{2}}}=\sqrt{{{5}^{2}}-{{4}^{2}}}=3\)

Thể tích của khối nón là \(V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}.h=\frac{1}{3}.\pi {{.3}^{2}}.4=12\pi \)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 165646

Một khối trụ có chiều cao và bán kính đường tròn đáy cùng bằng R thì có thể tích là

Xem đáp án

Áp dụng công thức thể tích khối trụ ta có: \(V=\pi {{R}^{2}}h=\pi {{R}^{2}}.R=\pi {{R}^{3}}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 165647

Trong không gian\(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( 2;3;-1 \right)\) và \(B\left( 0;-1;1 \right)\). Trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) có tọa độ là

Xem đáp án

Gọi \(I\) trung điểm của \(AB\). Ta có: \(\left\{ \begin{align} & {{x}_{I}}=\frac{{{x}_{A}}+{{x}_{B}}}{2}=1 \\ & {{y}_{I}}=\frac{{{y}_{A}}+{{y}_{B}}}{2}=1 \\ & {{z}_{I}}=\frac{{{z}_{A}}+{{z}_{B}}}{2}=0 \\ \end{align} \right.\Rightarrow I\left( 1;1;0 \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 165648

Cho mặt cầu \(\left( S \right):\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y+2z-3=0\) Tính bán kính R của mặt cầu \(\left( S \right)\)

Xem đáp án

Ta có \(\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y+2z-3=0\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z+1 \right)}^{2}}=9\)

Suy ra mặt cầu \(\left( S \right)\) có bán kính R=3

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 165649

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):x+\left( m+1 \right)y-2z+m=0\) và \(\left( Q \right):2x-y+3=0\), với m là tham số thực. Để \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) vuông góc thì giá trị của m bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right)\): \(\overrightarrow{n}\left( 1;m\text{+1;}-2 \right)\)

Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( Q \right)\): \(\overrightarrow{m}\left( 2;-\text{1;}0 \right)\)

Theo yêu cầu bài toán: \(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{m}=0\Leftrightarrow 2-\left( m+1 \right)=0\Leftrightarrow 2-m-1=0\Leftrightarrow m=1\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 165650

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\left( d \right):\left\{ \begin{align} & x=3+t \\ & y=1-2t \\ & z=2 \\ \end{align} \right.\) Một vectơ chỉ phương của d là

Xem đáp án

Một vectơ chỉ phương của d là \(\overrightarrow{u}=\left( 1;\,-2;\,0 \right)\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 165651

Gieo hai con súc sắc. Xác suất để tổng số chấm trên hai mặt bằng \(11\) là:

Xem đáp án

Số phần tử không gian mẫu:\(n\left( \Omega  \right)=6.6=36\)

Biến cố tổng hai mặt là \(11\): \(A=\left\{ \left( 5;6 \right);\left( 6;5 \right) \right\}\) nên \(n\left( A \right)=2\).

Suy ra \(P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{2}{36}=\frac{1}{18}\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 165652

Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên \(\left( -\infty ;\,+\infty  \right)\)?

Xem đáp án

Loại A và C vì hàm trùng phương và hàm \(y\,=\,\frac{ax+b}{cx+d}\) không nghịch biến trên \(\left( -\infty ;\,+\infty  \right)\).

Loại D vì là hàm bậc 3 có hệ số \(a\,=\,1>0\) không nghịch biến trên \(\left( -\infty ;\,+\infty  \right)\).

Chọn B Kiểm tra lại, xét hàm số \(y\,=\,-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x+1\).

TXĐ \(D\,=\,\mathbb{R}\).

\({y}'\,=\,-3{{x}^{2}}+6x-9\,<0\) với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

Vậy hàm số \(y\,=\,-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x+1\) nghịch biến trên \(\left( -\infty ;\,+\infty  \right)\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 165653

Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y={{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-1\) trên đoạn \(\left[ -1;2 \right]\) lần lượt là M,m. Khi đó giá trị của tích M.m là

Xem đáp án

Ta có \(y'=4{{x}^{3}}+4x\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow x=0\in \left[ -1;2 \right]\) Tính \(y(-1)=2;y(0)=-1;y(2)=23.\)

Do đó \(M=23;m=-1\Rightarrow M.m=-23.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 165654

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-2 \right)\ge -1\)

Xem đáp án

Ta có: \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-2 \right)\ge -1\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x>2 \\ & x-2\le 2 \\ \end{align} \right.\Rightarrow 2<x\le 4\)

Vậy tập nghiệm bất phương trình là \(\left( 2;4 \right]\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 165655

Cho \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}=2\) và \(\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)\text{d}x}=5\), khi đó \(\int\limits_{0}^{1}{\left[ f\left( x \right)+2g\left( x \right) \right]\text{d}x}\) bằng

Xem đáp án

Ta có: \(\int\limits_{0}^{1}{\left[ f\left( x \right)+2g\left( x \right) \right]\text{d}x}=\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}+2\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)\text{d}x}=2+2.5=12\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 165656

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=3-i\) và \({{z}_{2}}=4-i\) Tính môđun của số phức \(z_{1}^{2}+{{\bar{z}}_{2}}\)

Xem đáp án

Ta có: \(z_{1}^{2}+{{\bar{z}}_{2}}\)$={{\left( 3-i \right)}^{2}}+\left( 4+i \right)=12-5i\) nên \(\left| z_{1}^{2}+{{{\bar{z}}}_{2}} \right|=\sqrt{{{12}^{2}}+{{5}^{2}}}=13\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 165657

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, \(SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA=a. Góc giữa đường thẳng SB và \(\left( SAC \right)\) là

Xem đáp án

Gọi I là tâm của hình vuông ABCD

Vì ABCD là hình vuông nên \(BD\bot AC\); Vì \(SA\bot \left( ABCD \right)\) nên \(SA\bot BD\)

Suy ra \(BD\bot \left( SAC \right)\), do đó góc giữa đường thẳng SB và \(\left( SAC \right)\) là góc \(\widehat{BSI}\)

Ta có: \(SB=a\sqrt{2}\); \(BI=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)\(\Rightarrow \sin \widehat{BSI}=\frac{BI}{SB}=\frac{1}{2}\Rightarrow \widehat{BSI}=30{}^\circ \)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 165658

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a và SA vuông góc với mặt đáy. Biết \(SB=a\sqrt{10}\) Gọi I là trung điểm của SC. Khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng:

Xem đáp án

Gọi \(O=AC\cap BD\)

\(OI\text{ // }SA\)

Mà \(SA\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow OI\bot \left( ABCD \right)\)

Vậy \(d\left( I,\left( ABCD \right) \right)=OI=\frac{SA}{2}=\frac{\sqrt{S{{B}^{2}}-A{{B}^{2}}}}{2}=\frac{3a}{2}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 165659

Trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( 2;1;1 \right), B\left( 0;3;-1 \right)\) Mặt cầu \(\left( S \right)\) đường kính AB có phương trình là

Xem đáp án

Tâm I là trung điểm \(AB\Rightarrow I\left( 1;2;0 \right)\) và bán kính \(R=IA=\sqrt{3}\)

Vậy \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=3\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 165660

Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm \(M\left( 3;-1;2 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left( 4;5;-7 \right)\) là:

Xem đáp án

Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm \(M\left( 3;-1;2 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left( 4;5;-7 \right)\) là: \(\left\{ \begin{align} & x=3+4t \\ & y=-1+5t \\ & z=2-7t \\ \end{align} \right.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 165661

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu \({f}'\left( x \right)\) như sau

Hỏi hàm số \(y=f\left( {{x}^{2}}-2x \right)\) có bao nhiêu điểm cực tiểu?

Xem đáp án

Đặt \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-2x \right)\). Ta có \({g}'\left( x \right)=\left( 2x-2 \right){f}'\left( {{x}^{2}}-2x \right)\)

\(g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ {x^2} - 2x = - 2\\ {x^2} - 2x = 1\\ {x^2} - 2x = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ {x^2} - 2x + 2 = 0\\ {x^2} - 2x - 1 = 0\\ {x^2} - 2x - 3 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = 1 \pm \sqrt 2 \\ x = - 1\\ x = 3 \end{array} \right.\)

Trong đó các nghiệm \(-1,\,\,1,\,\,3\) là nghiệm bội lẻ và \(1\pm \sqrt{2}\) là nghiệm bội chẵn. Vì vậy hàm số \({g}'\left( x \right)\) chỉ đổi dấu khi đi qua các nghiệm \(-1,\,\,1,\,\,3\)

Ta có \({g}'\left( 0 \right)=-2{f}'\left( 0 \right)<0\) (do \({f}'\left( 0 \right)>0\)).

Bảng xét dấu \({g}'\left( x \right)\)

Vậy hàm số \(y=f\left( {{x}^{2}}-2x \right)\) có đúng 1 điểm cực tiểu là \(x=1\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 165662

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\). Hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

Bất phương trình \(f\left( x \right)<m-{{e}^{-x}}\) đúng với mọi \(x\in \left( -2;2 \right)\) khi và chỉ khi

Xem đáp án

Ta có: \(f(x)<m-{{e}^{-x}}\,,\,\forall x\in \left( -2;2 \right)\Leftrightarrow f(x)+{{e}^{-x}}<m\,\text{ }\forall x\in \left( -2;2 \right)\text{ (*)}\).

Xét hàm số \(g(x)=f(x)+{{e}^{-x}}\)

Ta có: \({g}'(x)={f}'(x)-{{e}^{-x}}\).

Ta thấy với \(\forall x\in \left( -2;2 \right)\) thì \({f}'(x)<0\), \(-{{e}^{-x}}<0\) nên \({g}'(x)={f}'(x)-{{e}^{-x}}<0\), \(\forall x\in \left( -2;2 \right)\).

Bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên ta có \(m\ge g(-2)\Leftrightarrow m\ge f(-2)+{{e}^{2}}\).

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 165663

Hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left( 0;+\infty  \right)\). Biết rằng tồn tại hằng số a>0 để \(\int\limits_{a}^{x}{\frac{f\left( t \right)}{{{t}^{4}}}}dt=2\sqrt{x}-6, \forall x>0\). Tính tích phân \(\int\limits_{1}^{a}{f\left( x \right)dx}\) là

Xem đáp án

Lấy đạo hàm hai vế biểu thức \(\int\limits_{a}^{x}{\frac{f\left( t \right)}{{{t}^{4}}}}dt=2\sqrt{x}-6\) ta được.

\(\frac{f\left( x \right)}{{{x}^{4}}}=\frac{1}{\sqrt{x}}\Rightarrow f\left( x \right)={{x}^{3}}\sqrt{x}\). Suy ra  \(\int\limits_{a}^{x}{\frac{1}{\sqrt{t}}}dt=2\sqrt{x}-6\Leftrightarrow 2\sqrt{x}-2\sqrt{a}=2\sqrt{x}-6\Leftrightarrow a=\)\)

Vậy \(\int\limits_{1}^{a}{f\left( x \right)dx}=\int\limits_{1}^{9}{{{x}^{3}}\sqrt{x}dx}=\frac{39364}{9}\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 165664

Cho số phức \(z={{\left( \frac{2+6i}{3-i} \right)}^{m}},\,\) m nguyên dương. Có bao nhiêu giá trị \(m\in \left[ 1;50 \right]\) để z là số thuần ảo?

Xem đáp án

Ta có: \(z={{\left( \frac{2+6i}{3-i} \right)}^{m}}={{(2i)}^{m}}={{2}^{m}}.{{i}^{m}}\,\)

z là số thuần ảo khi và chỉ khi \(m=2k+1,\,\,k\in \mathbb{N}\) (do \(z\ne 0;\text{ }\forall m\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)).

Vậy có 25 giá trị m thỏa yêu cầu đề bài.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 165665

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân tại B, AC=a. Biết SA vuông góc với đáy ABC và SB tạo với đáy một góc \({{60}^{\text{o}}}\). Tính thể tích khối chóp S.ABC

Xem đáp án

Do tam giác ABC vuông cân tại B nên ta có \(AB=BC=\frac{a}{\sqrt{2}}\)

Và \(\widehat{\left( SB,\,\left( ABC \right) \right)}=\widehat{\left( SB,\,AB \right)}={{60}^{\text{o}}}\)

Do đó \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.{{S}_{ABC}}.SA=\frac{1}{3}.{{S}_{ABC}}.AB\tan {{60}^{\text{o}}}\) \(=\frac{1}{3}.\frac{1}{2}.\frac{{{a}^{2}}}{2}.\frac{a}{\sqrt{2}}.\sqrt{3}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{24}\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 165666

Một tàu lửa đang chạy với vận tốc 200 m/s thì người lái tàu đạp phanh; từ thời điểm đó, tàu chuyển động chậm dần đều với vận tốc \(v\left( t \right)=200-20t\) m/s. Trong đó t khoảng thời gian tính bằng giây, kể từ lúc bắt đầu đạp phanh. Hỏi từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, tàu còn di chuyển được quãng đường là

Xem đáp án

Lấy mốc thời gian là lúc bắt đầu đạp phanh. Giả sử \({{t}_{0}}\) là thời điểm tàu dừng hẳn.

Khi đó \(v\left( {{t}_{0}} \right)=0\Leftrightarrow 200-20{{t}_{0}}=0\Leftrightarrow {{t}_{0}}=10\text{ }\left( \text{s} \right).\)

Như vậy từ lúc đạp phanh đến lúc tàu dừng hẳn là \(10\text{ }\left( \text{s} \right).\)

Quãng đường tàu di chuyển được trong khoảng thời gian \(10\text{ }\left( \text{s} \right)\) là

\(S=\int\limits_{0}^{10}{\left( 200-20t \right)}=1000\text{ }\,\left( \text{m} \right).\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 165667

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x-2}{3}=\frac{y+1}{1}=\frac{z+5}{-1}\) và mặt phẳng \((P):2x-3y+z-6=0\). Đường thẳng \(\Delta \) nằm trong (P) cắt và vuông góc với d có phương trình

Xem đáp án

Phương trình tham số của \(d:\left\{ \begin{align} & x=2+3t \\ & y=-1+t \\ & z=-5-t \\ \end{align} \right.\)

Tọa độ giao điểm M của d và (P) \(2(2+3t)-3(-1+t)-5-t-6=0\Leftrightarrow t=2\Rightarrow M(8;1;-7)\)

VTCP của \(\Delta \overrightarrow{u}=\left[ \overrightarrow{{{u}_{d}}};\overrightarrow{{{n}_{(P)}}} \right]=(-2;-5;-11)=-1.(2;5;11)\)

\(\Delta \) nằm trong (P) cắt và vuông góc với d suy ra \(\Delta \) đi qua M có VTCP \(\overrightarrow{a}=(2;5;11)\) nên có phương trình: \(\frac{x-8}{2}=\frac{y-1}{5}=\frac{z-7}{11}\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 165668

Cho hàm số bậc bốn \(y=f\left( x \right)\). Đồ thị hình bên dưới là đồ thị của đạo hàm \(f'\left( x \right)\). Hàm số \(g\left( x \right)=f\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2x+2} \right)\) có bao nhiêu điểm cực trị ?

Xem đáp án

Ta có \({g}'\left( x \right)=\frac{x+1}{\sqrt{{{x}^{2}}+2x+2}}{f}'\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2x+2} \right)\)

Suy ra \(g'\left( x \right) = 0\left[ \begin{array}{l} x + 1 = 0\\ f'\left( {\sqrt {{x^2} + 2x + 2} } \right) = 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} x + 1 = 0\\ \sqrt {{x^2} + 2x + 2} = - 1\\ \sqrt {{x^2} + 2x + 2} = 1\\ \sqrt {{x^2} + 2x + 2} = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = - 1 + 2\sqrt 2 \\ x = - 1 - 2\sqrt 2 \end{array} \right.\)

Bảng xét dấu

Từ đó suy ra hàm số \(g\left( x \right)=f\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2x+2} \right)\) có 3 điểm cực trị.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 165669

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của c để tồn tại các số thực \(a,\,\,b>1\) thỏa mãn \({{\log }_{9}}a={{\log }_{12}}b={{\log }_{16}}\frac{5b-a}{c}\). 

Xem đáp án

\({{\log }_{9}}a={{\log }_{12}}b={{\log }_{16}}\frac{5b-a}{c}=t>0\)

Khi đó \(\left\{ \begin{align} & a={{9}^{t}} \\ & b={{12}^{t}} \\ & \frac{5b-a}{c}={{16}^{t}} \\ \end{align} \right.(*)\Rightarrow \frac{a}{b}={{\left( \frac{3}{4} \right)}^{t}}=u\in \left( 0;1 \right)\)

Từ (*) suy ra  \({{5.12}^{t}}-{{9}^{t}}=c{{.16}^{t}}\Leftrightarrow 5{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{t}}-{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{2t}}=c\)

Suy ra  \(c=-{{u}^{2}}+5u=f\left( u \right)\)

Ta có \({f}'\left( u \right)=-2u+5>0\,\,\forall u\in \left( 0;1 \right)\)

Bảng biến thiên của \(f\left( u \right)\) trên \(\left( 0;1 \right)\) là

Để tồn tại \(a,\,\,b\) thỏa mãn yêu cầu bài toán thì phương trình  (*) phải có nghiệm

\(\Leftrightarrow c=f\left( u \right)\) có nghiệm \(u\in \left( 0;1 \right)\)

\(\Leftrightarrow 0<c<4\)

Do \(c\in \mathbb{N}*\) nên \(c\in \left\{ 1;2;3 \right\}\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 165670

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\), đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như trong hình vẽ bên.

Hỏi phương trình \(f\left( x \right)=0\) có tất cả bao nhiêu nghiệm biết \(f\left( a \right)>0\)?

Xem đáp án

Mặt khác                                                                                                                                          

\(\int\limits_{a}^{b}{{f}'\left( x \right)\text{d}x}>\int\limits_{b}^{c}{{f}'\left( x \right)\text{d}x}\Rightarrow \left. f\left( x \right) \right|_{a}^{b}>-\left. f\left( x \right) \right|_{b}^{c}\Leftrightarrow f\left( b \right)-f\left( a \right)>-f\left( c \right)+f\left( b \right)\Leftrightarrow f\left( a \right)<f\left( c \right)\)

Mà \(f\left( a \right)>0\) nên phương trình vô nghiệm.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 165671

Cho số phức z thỏa \(\left| z \right|=1\). Gọi m, M lần lượt là giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=\left| {{z}^{5}}+{{{\bar{z}}}^{3}}+6z \right|-2\left| {{z}^{4}}+1 \right|\). Tính M-m.

Xem đáp án

Vì \(\left| z \right|=1\) và \(z.\bar{z}={{\left| z \right|}^{2}}\) nên ta có \(\bar{z}=\frac{1}{z}\).

Từ đó, \(P=\left| {{z}^{5}}+{{{\bar{z}}}^{3}}+6z \right|-2\left| {{z}^{4}}+1 \right|=\left| z \right|\left| {{z}^{4}}+{{{\bar{z}}}^{4}}+6 \right|-2\left| {{z}^{4}}+1 \right|=\left| {{z}^{4}}+{{{\bar{z}}}^{4}}+6 \right|-2\left| {{z}^{4}}+1 \right|\)

Đặt \({{z}^{4}}=x+iy\), với \(x,\,y\in \mathbb{R}\). Do \(\left| z \right|=1\) nên \(\left| {{z}^{4}} \right|=\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}=1\) và \(-1\le x,\,y\le 1\)

Khi đó \(P=\left| x+iy+x-iy+6 \right|-2\left| x+iy+1 \right|=\left| 2x+6 \right|-2\sqrt{{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}\)

\(=2x+6-2\sqrt{2x+2}={{\left( \sqrt{2x+2}-1 \right)}^{2}}+3\)

Do đó \(P\ge 3\) Lại có \(-1\le x\le 1\Rightarrow 0\le \sqrt{2x+2}\le 2\Rightarrow -1\le \sqrt{2x+2}-1\le 1\Rightarrow P\le 4\)

Vậy M=4 khi \({{z}^{4}}=\pm 1\) và m=3 khi \({{z}^{4}}=-\frac{1}{2}\pm \frac{\sqrt{3}}{2}\text{i}\). Suy ra \(M-m=1\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 165672

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho ba điểm \(A\left( 0;1;1 \right)\), \(B\left( 3;0;-1 \right)\), \(C\left( 0;21;-19 \right)\) và mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z-1 \right)}^{2}}=1\). Gọi điểm \(M\left( a;b;c \right)\) là điểm thuộc mặt cầu \(\left( S \right)\) sao cho biểu thức \(T=3M{{A}^{2}}+2M{{B}^{2}}+M{{C}^{2}}\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \(S=a+b+c\).

Xem đáp án

Gọi điểm \(K\left( x;y;z \right)\) sao cho \(3\overrightarrow{KA}+2\overrightarrow{KB}+\overrightarrow{KC}=\overrightarrow{0}\).

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {KA} = \left( { - x;1 - y;1 - z} \right)\\ \overrightarrow {KB} = \left( {3 - x; - y; - 1 - z} \right)\\ \overrightarrow {KC} = \left( { - x;21 - y; - 19 - z} \right) \end{array} \right.\).

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3x + 2\left( {3 - x} \right) - x = 0\\ 3\left( {1 - y} \right) - 2y + 21 - y = 0\\ 3\left( {1 - z} \right) - 2\left( {1 + z} \right) - 19 - z = 0 \end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 4\\ z = - 3 \end{array} \right. \Rightarrow K\left( {1;4; - 3} \right)\)

Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l} 3M{A^2} = 3{\left( {\overrightarrow {MK} + \overrightarrow {KA} } \right)^2} = 3M{K^2} + 6\overrightarrow {MK} .\overrightarrow {KA} + 3K{A^2}\\ 2M{B^2} = 2{\left( {\overrightarrow {MK} + \overrightarrow {KB} } \right)^2} = 2M{K^2} + 4\overrightarrow {MK} .\overrightarrow {KB} + 2K{B^2}\\ M{C^2} = {\left( {\overrightarrow {MK} + \overrightarrow {KC} } \right)^2} = M{K^2} + 2\overrightarrow {MK} .\overrightarrow {KC} + 2K{C^2} \end{array} \right.\).

\(\Rightarrow T=3M{{A}^{2}}+2M{{B}^{2}}+M{{C}^{2}}=5M{{K}^{2}}+2\overrightarrow{MK}\left( 3\overrightarrow{KA}+2\overrightarrow{KB}+\overrightarrow{KC} \right)+\left( 3K{{A}^{2}}+2K{{B}^{2}}+K{{C}^{2}} \right)\)

\(=5M{{K}^{2}}+\underbrace{\left( 3K{{A}^{2}}+2K{{B}^{2}}+K{{C}^{2}} \right)}_{const}\). Do đó \({{T}_{\min }}\) khi và chỉ khi \(M{{K}_{\min }}\).

Suy ra \(M=IK\cap \left( S \right)\) và đồng thời M nằm giữa I và K.

Ta có \(\overrightarrow{IK}=\left( 0;3;-4 \right)\Rightarrow IK:\left\{ \begin{align} & x=1 \\ & y=1+3t \\ & z=1-4t \\ \end{align} \right.\). Suy ra toạ độ điểm M thoả mãn:

\({{\left( 3t \right)}^{2}}+{{\left( 4t \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow t=\pm \frac{1}{5}\). Vì M nằm giữa I và K nên \(t=\frac{1}{5}\) và \(M\left( 1;\frac{8}{5};\frac{1}{5} \right)\)

Vậy \(S=a+b+c=1+\frac{8}{5}+\frac{1}{5}=\frac{14}{5}\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »