Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Trãi lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Trãi lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 64 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 165823

Số cách chọn 5 học sinh trong một lớp có 25 học sinh nam và 16 học sinh nữ là

Xem đáp án

Chọn 5 học sinh trong lớp có 41 học sinh là tổ hợp chập 5 của 41 phần tử nên số cách chọn là \(C_{41}^{5}\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 165825

Cho hàm số \(y=h\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số nghịch biến trên khoảng (-1;1)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 165826

Cho hàm số \(y=h\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình sau

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại x = 4

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 165827

Cho hàm số \(y=g\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Khi đó số điểm cực trị của hàm số \(y=g\left( x \right)\) là

Xem đáp án

Do hàm số xác định trên \(\mathbb{R}\) và có biểu thức đạo hàm đổi dấu ba lần tại \({{x}_{1}}; {{x}_{2}}; {{x}_{3}}\) nên hàm số \(y=g\left( x \right)\) có ba điểm cực trị.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 165828

Tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{{ - 2x - 1}}{{x - 1}}\) có phương trình lần lượt là

Xem đáp án

Ta có: \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{-2x-1}{x-1}=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{-2-\frac{1}{x}}{1-\frac{1}{x}}=-2\) và \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{-2x-1}{x-1}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{-2-\frac{1}{x}}{1-\frac{1}{x}}=-2\).

Suy ra, đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là y=-2.

Ta có: \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{-2x-1}{x-1}=-\infty \) và \(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{-2x-1}{x-1}=+\infty \).

Suy ra, đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là x=1.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 165829

Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị ta thấy hàm số đã cho là hàm bậc ba \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) có hệ số a>0. Đồng thời phương trình \({y}'=0\) có nghiệm \({{x}_{1}}=0\) và nghiệm \({{x}_{2}}>0\).

Do đó, ta có hàm số thỏa mãn là \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 165830

Đồ thị hàm số \(y=-4{{x}^{4}}-5{{x}^{2}}\) cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm : \(-4{{x}^{4}}-5{{x}^{2}}=0\Leftrightarrow -{{x}^{2}}\left( 4{{x}^{2}}+5 \right)=0\Rightarrow x=0\)

Vậy đồ thị hàm số \(y=-4{{x}^{4}}-5{{x}^{2}}\) cắt trục hoành tại một điểm.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 165831

Cho a là số thực dương khác 2. Tính \(I={{\log }_{\frac{a}{2}}}\left( \frac{{{a}^{2}}}{4} \right)\).

Xem đáp án

\(I = {\log _{\frac{a}{2}}}\left( {\frac{{{a^2}}}{4}} \right) = {\log _{\frac{a}{2}}}{\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = 2{\log _{\frac{a}{2}}}\left( {\frac{a}{2}} \right) = 2\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 165832

Đạo hàm của hàm số \(y={{2021}^{x}}\) là:

Xem đáp án

Áp dụng công thức: \({{\left( {{a}^{x}} \right)}^{\prime }}={{a}^{x}}.\ln a\). Ta có \({y}'={{2021}^{x}}.\ln 2021\).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 165833

Cho biểu thức \(P=\sqrt[4]{{{x}^{5}}}\), với x>0. Mệnh đề nào dưới đây là mệnh đề đúng?

Xem đáp án

Ta có: \(P=\sqrt[4]{{{x}^{5}}}={{x}^{\frac{5}{4}}}\).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 165834

Tìm tập nghiệm S của phương trình \({{2}^{x+1}}=8\).

Xem đáp án

Ta có \({{2}^{x+1}}=8\Leftrightarrow {{2}^{x+1}}={{2}^{3}}\Leftrightarrow x+1=3\Leftrightarrow x=2\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 165835

Nghiệm của phương trình \({{\log }_{2}}\left( 2x-2 \right)=3\) là

Xem đáp án

ĐKXĐ: x>1.

Ta có: \({{\log }_{2}}\left( 2x-2 \right)=3\Leftrightarrow 2x-2=8\Leftrightarrow x=5\) (thỏa mãn).

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm x=5.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 165836

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=3{{x}^{2}}+2x+5\) là

Xem đáp án

\(F\left( x \right) = \int {\left( {3{x^2} + 2x + 5} \right)} \,dx = {x^3} + {x^2} + 5x + C\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 165837

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=\cos \left( 2-3x \right)\).

Xem đáp án

Áp dụng công thức ta có:

\(\int{\cos \left( 2-3x \right)\text{d}x=-\frac{1}{3}\sin \left( 2-3x \right)+C}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 165838

Cho \(\int\limits_{a}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}=17\) và \(\int\limits_{b}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}=-11\) với a<b<c. Tính \(I=\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)\text{d}x}\).

Xem đáp án

Với a<b<c ta có: \(\int\limits_{a}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}=\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)\text{d}x}+\int\limits_{b}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}\).

\(\Rightarrow I=\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)\text{d}x}=\int\limits_{a}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}-\int\limits_{b}^{c}{f\left( x \right)\text{d}x}=17+11=28\).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 165839

Tính tích phân \(I=\int\limits_{-1}^{1}{(4{{x}^{3}}-3)\text{d}x}\).

Xem đáp án

\(I = \int\limits_{ - 1}^1 {(4{x^3} - 3){\rm{d}}x}  = \left. {\left( {{x^4} - 3x} \right)} \right|_{ - 1}^1 =  - 6\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 165840

Số phức liên hợp của số phức \(w=1-2i\) là

Xem đáp án

Số phức liên hợp của số phức \(w=1-2i\) là \(\overline w  = 1 + 2i\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 165841

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=2+3i, {{z}_{2}}=-4-5i\). Số phức \(z={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\) là

Xem đáp án

\(z = {z_1} + {z_2} = 2 + 3i - 4 - 5i =  - 2 - 2i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 165842

Cho số phức \(w=2-3i\). Điểm biểu diễn số phức liên hợp của w có tọa độ là

Xem đáp án

Vì \(z=2-3i\Rightarrow \overline{z}=2+3i\). Vậy điểm biểu diễn của \(\overline{z}\) có tọa độ là \(\left( 2;3 \right)\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 165844

Tính thể tích V của khối lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\), biết BB'=2m.

Xem đáp án

Thể tích khối lập phương: \(V = {2^3} = 8{m^3}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 165845

Công thức tính thể tích V của khối trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là:

Xem đáp án

Thể tích khối trụ: \(V = \pi {r^2}h.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 165847

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 5;3;4 \right)\) và \(B\left( 3;1;0 \right).\) Tìm tọa độ điểm I biết A đối xứng với B qua I.

Xem đáp án

Do A đối xứng với B qua I nên I là trung điểm của A và B

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2}\\ {y_I} = \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2}\\ {z_I} = \frac{{{z_A} + {z_B}}}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_I} = \frac{{5 + 3}}{2}\\ {y_I} = \frac{{3 + 1}}{2}\\ {z_I} = \frac{{4 + 0}}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_I} = 4\\ {y_I} = 2\\ {z_I} = 2 \end{array} \right.\)

Vậy \(I\left( 4;2;2 \right).\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 165848

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tâm và bán kính của mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+4x-2y+6z+5=0\) là

Xem đáp án

Mặt cầu \(\left( S \right)\) có phương trình dạng: \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2ax-2by-2cz+d=0,\,\,\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-d>0 \right)\)

Ta có 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} { - 2a = 4}\\ { - 2b = - 2}\\ { - 2c = 6}\\ {d = 5} \end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {a = - 2}\\ {b = 1}\\ {c = - 3}\\ {d = 5} \end{array}} \right.} \right.\)

Vậy mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\left( -2;1;-3 \right)\) và bán kính \(R=\sqrt{{{(-2)}^{2}}+{{1}^{2}}+{{(-3)}^{2}}-5}=3\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 165849

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{align} & x=1+t \\ & y=1+t \\ & z=1+2t \\ \end{align} \right.\). Điểm nào sau đây thuộc \(\Delta \)

Xem đáp án

Xét điểm \(M\left( 2;2;3 \right)\) ta có: \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} 2 = 1 + t\\ 2 = 1 + t\\ 3 = 1 + 2t \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} t = 1\\ t = 1\\ t = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow t = 1 \Rightarrow M \in \Delta \)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 165850

Một véctơ pháp tuyến của mặt phẳng \(x+2y+3z+4=0\) là?

Xem đáp án

Vectơ pháp tuyến của \(x+2y+3z+4=0\) là \(\overrightarrow{n}\left( 1;2;3 \right)\).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 165851

Chọn ngẫu nhiên 2 số trong 10 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được hai số có tích là một số chẵn là:

Xem đáp án

10 số nguyên dương đầu tiên là: \(1;2;3;4;5;6;7;8;9;10\)

Số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right)=C_{10}^{2}=45\)

Gọi A là biến cố “Chọn được hai số có tích là một số chẵn”.

Số cách chọn 2 số lẻ từ 5 số lẻ là: \(C_{5}^{2}\) cách.

Suy ra: \(n(A)=C_{10}^{2}-C_{5}^{2}=35\)

Xác suất để chọn được hai số có tích là một số chẵn là:

\(P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{35}{45}=\frac{7}{9}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 165852

Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

Xem đáp án

Ta có: \({y}'=-3{{x}^{2}}+2x-1<0,\,\forall \,x\in \mathbb{R}\)

Vậy hàm số luôn nghịch biến trên ℝ.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 165853

Gọi \(M,\,m\) lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{x+1}{2x-1}\) trên đoạn \(\left[ -2;\,0 \right]\). Giá trị biểu thức 5M+m bằng:

Xem đáp án

Hàm số \(y=\frac{x+1}{2x-1}\) xác định và liên tục trên đoạn \(\left[ -2;\,0 \right]\)

Ta có \({y}'=\frac{-3}{{{\left( 2x-1 \right)}^{2}}}<0,\,\forall x\ne \frac{1}{2}\)

Vậy hàm số luôn nghịch biến trên đoạn \(\left[ -2;\,0 \right]\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} M = \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;0} \right]} y = y\left( { - 2} \right) = \frac{1}{5}\\ m = \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;0} \right]} y = y\left( 0 \right) = - 1 \end{array} \right.\)

Khi đó: 5M+m=0.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 165854

Tập nghiệm S của bất phương trình \({{\left( \frac{1}{2} \right)}^{{{x}^{2}}-4x}}<8\) là:

Xem đáp án

Ta có \({{\left( \frac{1}{2} \right)}^{{{x}^{2}}-4x}}<8\Leftrightarrow {{\left( \frac{1}{2} \right)}^{{{x}^{2}}-4x}}<{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{-3}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x>-3\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x+3>0\) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x<1 \\ x>3 \\ \end{matrix} \right. \)

Vậy \(S=\left( -\infty ;1 \right)\cup \left( 3;+\infty\right)\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 165855

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)\text{d}x=-3}, \int\limits_{2}^{5}{f\left( x \right)\text{d}x=5}\) và \(\int\limits_{1}^{5}{g\left( x \right)\text{d}x=6}\). Tính tích phân \(I=\int\limits_{1}^{5}{\left[ 2.f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]\text{d}x}\).

Xem đáp án

Ta có \(\int\limits_{1}^{5}{f\left( x \right)\text{d}x=}\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)\text{ }}dx+\int\limits_{2}^{5}{f\left( x \right)dx}=-3+5=2\)

\(I=\int\limits_{1}^{5}{\left[ 2.f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]\text{d}x}=2\int\limits_{1}^{5}{f\left( x \right)\text{d}x}-\int\limits_{1}^{5}{g\left( x \right)\text{d}x}=-2\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 165856

Tính môđun số phức nghịch đảo của số phức \(z={{\left( 1-2i \right)}^{2}}\)

Xem đáp án

Ta có z=-3-4i.

Suy ra \(\frac{1}{z}=\frac{1}{-3-4i}=-\frac{3}{25}+\frac{4}{25}i\)

Nên \(\left| \frac{1}{z} \right|=\sqrt{{{\left( \frac{-3}{25} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{4}{25} \right)}^{2}}}=\frac{1}{5}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 165857

Cho hình lăng trụ đều \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có cạnh đáy bằng a, cạnh bên bằng \(a\sqrt{3}\). Góc giữa đường thẳng \({B}'C\) với mặt phẳng đáy bằng

Xem đáp án

Góc giữa đường thẳng \({B}'C\) với mặt phẳng đáy \(\left( ABC \right)\) là \(\widehat{{B}'CB}\)

\(\tan \widehat{{B}'CB}=\frac{{B}'B}{BC}=\frac{\sqrt{3}a}{a}=\sqrt{3}\Rightarrow \widehat{{B}'CB}=60{}^\circ \)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 165858

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có độ dài cạnh đáy bằng 3 và độ dài cạnh bên bằng \(2\sqrt{3}\) (tham khảo hình bên). Khoảng cách từ S đến mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng

Xem đáp án

- Gọi O là tâm của tam giác đều ABC

Vì S.ABC là hình chóp tam giác đều \(\Rightarrow O\) là hình chiếu vuông góc của S trên \(\left( ABC \right)\Rightarrow d\left( S,\left( ABC \right) \right)=SO\)

- Xét tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 ta có: \(AD=\frac{3\sqrt{3}}{2}\Rightarrow AO=\frac{2}{3}AD=\frac{2}{3}.\frac{3\sqrt{3}}{2}=\sqrt{3}\)

Xét tam giác SOA vuông tại O có: \(S{{O}^{2}}=S{{A}^{2}}-A{{O}^{2}}={{\left( 2\sqrt{3} \right)}^{2}}-{{\left( \sqrt{3} \right)}^{2}}=9\Rightarrow SO=3\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 165859

Trong không gian Oxyz, mặt cầu tâm có tâm là \(I\left( 2;2;2 \right)\) và đi qua điểm \(M\left( 6;5;2 \right)\) có phương trình là:

Xem đáp án

- Vì M thuộc mặt cầu tâm I nên bán kính mặt cầu là

\(R=IM=\sqrt{{{\left( 6-2 \right)}^{2}}+{{\left( 5-2 \right)}^{2}}+{{\left( 2-2 \right)}^{2}}}=5\)

- Mặt cầu có tâm I, bán kính R=5 có phương trình là: \({{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=25\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 165860

Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và điểm \(B\left( 1;2;3 \right)\) có phương trình tham số là:

Xem đáp án

- Vì \(O,B\in d\Rightarrow \) Đường thẳng d nhận \(\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 1;2;3 \right)\) là một vectơ chỉ phương.

- Đường thẳng d đi qua điểm \(O\left( 0;0;0 \right)\) và có VTCP \(\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 1;2;3 \right)\) nên đường thẳng d có phương trình tham số là: \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 2t\\ z = 3t \end{array} \right.\,\,\,\,\left( {t \in R} \right)\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 165861

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) có đồ thị \(y={f}'\left( x \right)\) cho như hình dưới đây.

Đặt \(g\left( x \right)=2f\left( x \right)-{{\left( x+1 \right)}^{2}}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng.

Xem đáp án

Ta có \(g\left( x \right)=2f\left( x \right)-{{\left( x+1 \right)}^{2}}\)

\(\Rightarrow {g}'\left( x \right)=2{f}'\left( x \right)-\left( 2x+2 \right)=0\Leftrightarrow {f}'\left( x \right)=x+1\).

Dựa vào đồ thị ta thấy: trên khoảng \(\left( -3;3 \right)\) đồ thị của hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) và đường thẳng y=x+1 cắt nhau tại điểm duy nhất có hoành độ là x=1.

Ta có bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên ta có: Trên khoảng \(\left( -3;3 \right)\) hàm số \(y=g\left( x \right)\) đạt GTLN tại x=1.

Vậy \(\underset{\left[ -3;3 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=g\left( 1 \right)\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 165862

Có bao nhiêu số nguyên dương x sao cho ứng với mỗi x có không quá 10 số nguyên y thỏa mãn \(\left( {{3}^{y+3}}-3 \right)\left( {{3}^{y}}-x \right)>0\,\,?\)

Xem đáp án

\(\left( {{3}^{y+3}}-3 \right)\left( {{3}^{y}}-x \right)>0\,\,\) với \(\left\{ \begin{align} & x\in {{\mathbb{Z}}^{+}} \\ & y\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right.\)

Trường hợp 1:\(\left\{ \begin{array}{l} {3^{y + 3}} - 3 < 0\\ {3^y} - x > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y + 3 < 1\\ y > {\log _3}x \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y < - 2\\ y > {\log _3}x \end{array} \right.\)

Theo yêu cầu bài toán, một x có không quá 10 số nguyên y, mà y<-2

\(\Rightarrow -13<{{\log }_{3}}x\le -3\)

\(\Leftrightarrow {{3}^{-13}}<x\le {{3}^{-3}}.\) Mà x nguyên dương \(\Rightarrow \) Không tồn tại x thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Trường hợp 2: \(\left\{ \begin{array}{l} {3^{y + 3}} - 3 > 0\\ {3^y} - x < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y + 3 > 1\\ y < {\log _3}x \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y > - 2\\ y < {\log _3}x \end{array} \right.\)

Theo yêu cầu bài toán, một x có không quá 10 số nguyên y, mà y>-2

\(\begin{align} & \Rightarrow -1\le {{\log }_{3}}x\le 9 \\ & \Leftrightarrow 0<x\le {{3}^{9}}=19683 \\ \end{align}\)

Vì x nguyên dương \(\Rightarrow x\in \left\{ 1;...;19683 \right\}\Rightarrow \) Có 19683 giá trị.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 165863

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=1, y=g\left( x \right)=\left| x \right|\). Giá trị \(I=\int\limits_{-1}^{2}{\min \left\{ f\left( x \right);g\left( x \right) \right\}}\text{d}x\)

Xem đáp án

Xét bất phương trình \( \left| x \right|>1\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x>1 \\ & x<-1 \\ \end{align} \right.\)

Vậy \(\min \left\{ 1;\left| x \right| \right\}=1\) khi 1<x hoặc x<-1

\(\min \left\{ 1;\left| x \right| \right\}=\left| x \right|\) khi -1<x<1

Xét \(I=\int\limits_{-1}^{2}{\min \left\{ f\left( x \right);g\left( x \right) \right\}}\text{d}x=\int\limits_{-1}^{2}{\min \left\{ 1;\left| x \right| \right\}}\text{d}x=\int\limits_{-1}^{1}{\min \left\{ 1;\left| x \right| \right\}}\text{d}x+\int\limits_{1}^{2}{\min \left\{ 1;\left| x \right| \right\}}\text{d}x\)

\(I=\int\limits_{-1}^{1}{\left| x \right|}\text{d}x+\int\limits_{1}^{2}{\text{d}x}=\int\limits_{-1}^{0}{-x}\text{d}x+\int\limits_{0}^{1}{x}\text{d}x+\int\limits_{1}^{2}{\text{d}x}=\left. \frac{-{{x}^{2}}}{2} \right|_{-1}^{0}+\left. \frac{{{x}^{2}}}{2} \right|_{0}^{1}+\left. x \right|_{1}^{2}=2.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 165864

Có tất cả bao nhiêu số phức z mà phần thực và phần ảo của nó trái dấu đồng thời thỏa mãn \(\left| z+\overline{z} \right|+\left| z-\overline{z} \right|=4\) và \(\left| z-2-2i \right|=3\sqrt{2}.\)

Xem đáp án

Gọi điểm \(M\left( x;y \right)\) là điểm trên mp tọa độ Oxy biểu diễn số phức \(z=x+yi\,\,(x,y\in \mathbb{R})\Rightarrow \overline{z}=x-yi\)

\(\left| z+\overline{z} \right|+\left| z-\overline{z} \right|=4\Leftrightarrow \left| 2x \right|+\left| 2yi \right|=2\Leftrightarrow \left| x \right|+\left| y \right|=2\).

Khi đó tập hợp điểm \(M\left( x;y \right)\) biểu diễn số phức z là hai cạnh đối \(AD,\,BC\) của hình vuông ABCD độ dài cạnh bằng \(2\sqrt{2}\) và tâm là gốc tọa độ O

\(\left| z-2-2i \right|=3\sqrt{2}\Leftrightarrow {{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=18\). Tập hợp điểm \(M\left( x;y \right)\) biểu diễn số phức z là đường tròn tâm \(I\left( 2\,;\,2 \right),\,R=3\sqrt{2}\)

Vậy có 2 điểm biểu diễn M, P thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 165865

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có \(AB=a,\,BC=a\sqrt{3}\). Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\). Tính thể tích V của khối khóp S.ABC.

Xem đáp án

Gọi K là trung điểm của đoạn AB. Vì \(\Delta SAB\) là tam giác đều nên \(SK\bot AB\)

\(\left( SAB \right)\bot \left( ABC \right)\) theo giao tuyến AB.

\(SK\bot \left( ABC \right)\Rightarrow {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SK.{{S}_{\Delta ABC}}\)

\(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB=a,\,BC=a\sqrt{3}\Rightarrow AC=\sqrt{B{{C}^{2}}-A{{B}^{2}}}=a\sqrt{2}\)

\({{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}a.a\sqrt{2}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}\)

\(\Delta SAB\) là tam giác đều \(\Rightarrow SK=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)

\({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SK.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{12}\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 165866

Ông An cần làm một đồ trang trí như hình vẽ. Phần dưới là một phần của khối cầu bán kính \(20\ cm\) làm bằng gỗ đặc, bán kính của đường tròn phần chỏm cầu bằng \(10\ cm\). Phần phía trên làm bằng lớp vỏ kính trong suốt. Biết giá tiền của \(1\ {{m}^{2}}\) kính như trên là 1.500.000 đồng, giá triền của \(1\ {{m}^{3}}\) gỗ là 100.000.000 đồng. Hỏi số tiền (làm tròn đến hàng nghìn) mà ông An mua vật liệu để làm đồ trang trí là bao nhiêu.

Xem đáp án

Bán kính mặt cầu là R=20 cm; bán kính đường tròn phần chỏm cầu là r=10cm.

Theo hình vẽ ta có \(\sin \alpha =\frac{10}{20}=\frac{1}{2}\Rightarrow \alpha ={{30}^{0}}\).

Diện tích phần làm kính là: \(S=\frac{360-2.30}{360}.4\pi {{.20}^{2}}=\frac{4000\pi }{3}\left( c{{m}^{2}} \right)\).

Xét hình nón đỉnh là tâm mặt cầu, hình tròn đáy có bán kính bằng \(r=10\ cm\ ;\ l=R=20\ cm\Rightarrow h=\sqrt{{{20}^{2}}-{{10}^{2}}}=10\sqrt{3}cm\)

Thể tích phần chỏm cầu bằng

\({{V}_{c\hom cau}}=\frac{2.30}{360}.\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}-\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}.h =\frac{16000\pi }{9}-\frac{1000\pi \sqrt{3}}{3}\ \left( c{{m}^{3}} \right)\)

Vậy số tiền ông An cần mua vật liệu là: \(\frac{4000\pi }{3}.150+\left( \frac{16000\pi }{9}-\frac{1000\pi \sqrt{3}}{3} \right).100\approx 1.005.000\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 165867

Trong không gian Oxyz, cho ba đường thẳng \(d:\frac{x}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z+1}{-2},{{\Delta }_{1}}:\frac{x-3}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z-1}{1},{{\Delta }_{2}}:\frac{x-1}{1}=\frac{y-2}{2}=\frac{z}{1}\). Đường thẳng \(\Delta \) vuông góc với d đồng thời cắt \({{\Delta }_{1}},{{\Delta }_{2}}\) tương ứng tại H,K sao cho \(HK=\sqrt{27}\). Phương trình của đường thẳng \(\Delta \) là

Xem đáp án

\(H\in {{\Delta }_{1}}\Leftrightarrow H\left( 3+2t;t;1+t \right), K\in {{\Delta }_{2}}\Leftrightarrow K\left( 1+m;2+2m;m \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{HK}=\left( m-2t-2;2m-t+2;m-t-1 \right)\). Đường thẳng d có một VTCP là \(\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 1;1;-2 \right)\).

\(\Delta \bot d\Leftrightarrow \overrightarrow{{{u}_{d}}}.\overrightarrow{HK}=0\Leftrightarrow m-t+2=0\Leftrightarrow m=t-2\Rightarrow \overrightarrow{HK}=\left( -t-4;t-2;-3 \right).\)

Ta có \(H{{K}^{2}}={{\left( -t-4 \right)}^{2}}+{{\left( t-2 \right)}^{2}}+{{\left( -3 \right)}^{2}}=2{{\left( t+1 \right)}^{2}}+27\ge 27,\forall t\in \mathbb{R}\)

\(HK=\sqrt{27}\Leftrightarrow t=-1,\,\,m=-3.\) Khi đó \(\overrightarrow{HK}=\left( -3;-3;-3 \right)=-3(1;1;1), H(1;-1;0)\).

Phương trình đường thẳng \(\Delta \) là \(\frac{x-1}{1}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{1}\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 165868

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên tập số thực và có \(f\left( -1 \right)=0\). Hàm số \({f}'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ:

Hàm số \(g(x)=\left| 2f\left( x-1 \right)-{{x}^{2}} \right|\) đồng biến trên khoảng nào?

Xem đáp án

+ Ta xét hàm số \(h(x)=2f\left( x-1 \right)-{{x}^{2}}\), có \({h}'(x)=2{f}'\left( x-1 \right)-2x=2\left[ {f}'\left( x-1 \right)-\left( x-1+1 \right) \right]\)

+ Đặt u=x-1 thì có \({h}'(x)=2\left[ {f}'\left( u \right)-\left( u+1 \right) \right]\)

+ Quan sát đồ thị hàm số \(y={f}'\left( u \right)\) và y=u+1

Ta suy ra bảng xét dấu

+ Giải các phương trình \(\left[ \begin{array}{l} x - 1 = - 1\\ x - 1 = 0\\ x - 1 = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = 3 \end{array} \right.\)

Ta có bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên dễ thấy hàm số \(h(x)=2f\left( x-1 \right)-{{x}^{2}}\) và \(g(x)=\left| 2f\left( x-1 \right)-{{x}^{2}} \right|\) cùng đồng biến trên \(\left( 0;3 \right)\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 165869

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in \left( -2020;2020 \right)\) để \(2{{\text{a}}^{\sqrt{{{\log }_{a}}b}}}\text{ - }{{\text{b}}^{\sqrt{{{\log }_{b}}a}}}>m\sqrt{{{\log }_{a}}b}+1\) với a,b là các số thực lớn hơn 1?

Xem đáp án

Đặt \(t=\sqrt{{{\log }_{a}}b}\) vì \(a,b\in \left( 1;+\infty  \right)\) nên t>0. Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l} b = {a^{{t^2}}}\\ \sqrt {{{\log }_b}a} = \frac{1}{t} \end{array} \right..\)

Bất phương trình trở thành \(2{{a}^{t}}-{{\left( {{a}^{{{t}^{2}}}} \right)}^{\frac{1}{t}}}>mt+1\Leftrightarrow {{a}^{t}}>mt+1\). Để bất phương trình \(2{{\text{a}}^{\sqrt{{{\log }_{a}}b}}}\text{ - }{{\text{b}}^{\sqrt{{{\log }_{b}}a}}}>m\sqrt{{{\log }_{a}}b}+1\) đúng với a,b là các số thực lớn hơn 1 thì \(m<\frac{{{a}^{t}}-1}{t}\) với mọi t>0.

Xét hàm \(f\left( t \right)=\frac{{{a}^{t}}-1}{t}\) trên \(\left( 0;+\infty  \right).\) Ta có \({f}'\left( t \right)=\frac{t{{a}^{t}}\ln a-{{a}^{t}}+1}{{{t}^{2}}}.\)

• \(g\left( t \right)=t{{a}^{t}}\ln a-{{a}^{t}}+1\) trên \(\left[ 0;+\infty  \right).\) Đạo hàm \({g}'\left( t \right)=t{{a}^{t}}{{\ln }^{2}}a>0,\forall t>0.\)

• Suy ra \(g\left( t \right)\) đồng biến trên \(\left[ 0;+\infty  \right)\) nên \(g\left( t \right)>g\left( 0 \right)=0,\forall t>0.\)

Suy ra \({f}'\left( t \right)>0,\forall t>0.\) Suy ra hàm số \(f\left( t \right)\) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right).\)

Ta có bảng biến thiên sau

Từ bảng biến thiên suy ra \(m\le \ln a\). Do đúng với mọi a>1 và m là số nguyên thuộc (-2020;2020) nên \(m\in \left\{ -2019;-2018;...0 \right\}\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 165870

Cho hàm số bậc 3 \(f\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) và đường thẳng d: \(g\left( x \right)=mx+n\) có đồ thị như hình vẽ. Nếu phần tô màu đen có diện tích bằng \(\frac{1}{2}\), thì phần gạch chéo có diện tích bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Không mất tính tổng quát, ta tịnh tiến đồ thị sang bên trái 1 đơn vị thì có đồ thị như hình dưới

Ta vẫn gọi đường cong và đường thẳng có phương trình dạng \(f\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\) và \(g\left( x \right)=mx+n\).

+ Quan sát đường thẳng đi qua điểm \(M\left( -2;0 \right)\) và \(N\left( -1;1 \right)\) nên đường thẳng có phương trình y=x+2

+ Quan sát đường cong thấy hai điểm cực trị có hoành độ là -1;1, kết hợp với đạo hàm \({f}'\left( x \right)=3a{{x}^{2}}+2bx+c\) suy ra b=0 và \(c=-3\text{a}\).

+ Quan sát giao điểm đồ thị với \(\text{Oy}\) ta thấy \(\text{d=2}\); vậy \(f\left( x \right)=a{{x}^{3}}-3ax+2\)

+ Từ giả thiết về diện tích phần tô đen ta có \(\int\limits_{-1}^{0}{\left( a{{x}^{3}}-3ax-x \right)}\text{d}x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow a\int\limits_{-1}^{0}{\left( {{x}^{3}}-3x \right)}\text{d}x-\int\limits_{-1}^{0}{x}\text{d}x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{5}{4}.a-\frac{1}{2}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow a=\frac{4}{5}\)

Vậy ta có hai đường có phương trình: \(f\left( x \right)=\frac{4}{5}{{x}^{3}}-\frac{12}{5}x+2\).

+ Diện tích hình gạch chéo bằng \(S=\int\limits_{0}^{1}{\left( \frac{4}{5}{{x}^{3}}-\frac{12}{5}x+2 \right)}\text{d}x=1\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 165871

Xét các số phức \({{z}_{1}},\text{ }{{z}_{2}}\) thỏa \(\left| {{z}_{1}}+1-2i \right|+\left| {{z}_{1}}-3-3i \right|=2\left| {{z}_{2}}-1-\frac{5}{2}i \right|=\sqrt{17}.\) Giá trị lớn nhất của \(P=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|+\left| {{z}_{1}}+2-i \right|\) bằng

Xem đáp án

Đặt \({{z}_{1}}=a+bi,\text{ }{{z}_{2}}=c+di\left( a,b,c,d\in \mathbb{R} \right);\) Gọi \(M\left( a;b \right),\text{ }N\left( c;d \right),\text{ }A\left( -1;2 \right),\text{ }B\left( 3;3 \right)\) lần lượt là điểm biểu diễn các số phức \({{z}_{1}},\text{ }{{z}_{2}},\text{ }-1+2i,\text{ }3+3i\) trong mặt phẳng tọa độ.

\(\left| {{z}_{1}}+1-2i \right|+\left| {{z}_{1}}-3-3i \right|=\sqrt{17}\Leftrightarrow MA+MB=\sqrt{17}=AB\xrightarrow{{}}M\) thuộc đoạn thẳng AB.

\(2\left| {{z}_{2}}-1-\frac{5}{2}i \right|=\sqrt{17}\Leftrightarrow NI=\frac{\sqrt{17}}{2}=\frac{AB}{2}\) với \(I\left( 1;\frac{5}{2} \right).\) Ta thấy I là trung điểm của AB. Suy ra N thuộc đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm I, đường kính AB (như hình bên dưới).

Ta có \(P=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|+\left| {{z}_{1}}+2-i \right|=MN+MD\) với \(D\left( -2;1 \right).\)

Nhận thấy M nằm trên đoạn thẳng AB và \(N\in \left( C \right)\)

\(\Rightarrow MN\le AB=\sqrt{17}\) và \(MD\le \max \left\{ AD,BD \right\}=BD=\sqrt{29}.\)

Suy ra \(P=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|+\left| {{z}_{1}}+2-i \right|=MN+MD\le \sqrt{17}+\sqrt{29}.\) Dấu ''='' xảy ra khi \(\left\{ \begin{align} & M\equiv B \\ & N\equiv A \\ \end{align} \right..\)

Vậy \({{P}_{\text{max}}}=\sqrt{17}+\sqrt{29}.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 165872

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;2;-3 \right),B\left( \frac{3}{2};\frac{3}{2};-\frac{1}{2} \right),C\left( 1;1;4 \right),D\left( 5;3;0 \right).\) Gọi \(\left( {{S}_{1}} \right)\) là mặt cầu tâm A bán kính bằng \(3,\left( {{S}_{2}} \right)\) là mặt cầu tâm B bán kính bằng \(\frac{3}{2}.\) Có bao nhiêu mặt phẳng tiếp xúc với 2 mặt cầu \(\left( {{S}_{1}} \right),\left( {{S}_{2}} \right)\) đồng thời song song với đường thẳng đi qua C và D.

Xem đáp án

Ta tính được \(AB=\frac{3\sqrt{3}}{2},\) lại có \({{R}_{1}}+{{R}_{2}}=3+\frac{3}{2}=\frac{9}{2}\) nên giao tuyến hai mặt cầu là một đường tròn.

Gọi \(I=AB\cap \left( \alpha  \right)\) với \(\left( \alpha  \right)\) là mặt phẳng thỏa mãn bài toán. Hạ BK,AH vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right).\) Khi đó ta có I nằm ngoài AB và B là trung điểm AI vì \({{R}_{2}}=\frac{3}{2}=\frac{1}{2}{{R}_{1}}\xrightarrow{{}}BK=\frac{1}{2}AH.\)

Suy ra \(I\left( 2;1;2 \right).\) Gọi phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):a\left( x-2 \right)+b\left( y-1 \right)+c\left( z-2 \right)=0,\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}>0 \right).\)

Vì \(\left( \alpha  \right)\,\text{//}CD\) mà \(\overrightarrow{CD}=\left( 4;2;-4 \right)\) nên ta có \(2a+b-2c=0\Leftrightarrow b=2c-2a.\)

Khi đó 

\(d\left( {A,\left( \alpha \right)} \right) = 3 \Leftrightarrow \frac{{\left| { - a + b - 5c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }} = 3 \Leftrightarrow {\left( {c + a} \right)^2} = {a^2} + {\left( {2c - 2a} \right)^2} + {c^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} a = 2c \to b = - 2c\\ a = \frac{1}{2}c \to b = c \end{array} \right..\)

Khi đó ta có

Trường hợp 1. \(b=-2c;\,a=2c\Rightarrow \left( \alpha  \right):2c\left( x-2 \right)-2c\left( y-1 \right)+c\left( z-2 \right)=0\Leftrightarrow 2x-2y+z-4=0.\)

Vì \(C\in \left( \alpha  \right)\xrightarrow{{}}\) mặt phẳng 2x-2y+z-4=0 không thỏa.

Trường hợp 2. \(b=c;a=\frac{1}{2}c\Rightarrow \left( \alpha  \right):\frac{1}{2}c\left( x-2 \right)+c\left( y-1 \right)+c\left( z-2 \right)=0\Leftrightarrow x+2y+2z-8=0.\)

Ta thấy \(C,D\notin \left( \alpha  \right)\xrightarrow{{}}x+2y+2z-8=0\) thỏa.

Vậy x+2y+2z-8=0.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »