Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 62 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 166574

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy y' đổi dấu từ dương sang âm khi đi qua x = 2, do đó hàm số cực đại tại x = 2.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 166575

Nếu \({{\log }_{8}}a+{{\log }_{4}}{{b}^{2}}=5\) và \({{\log }_{4}}{{a}^{2}}+{{\log }_{8}}b=7\) thì giá trị của ab là

Xem đáp án

Điều kiện a > 0,b > 0.

\(\left\{ \begin{array}{l} {\log _8}a + {\log _4}{b^2} = 5\\ {\log _4}{a^2} + {\log _8}b = 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{1}{3}{\log _2}a + {\log _2}b = 5\\ {\log _2}a + \frac{1}{3}{\log _2}b = 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\log _2}a = 6\\ {\log _2}b = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = {2^6}.\\ b = {2^3}. \end{array} \right.\)

Vậy \(ab = {2^9}.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 166576

Đồ thị sau đây là của hàm số nào?

Xem đáp án

Đồ thị có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=+\infty \Rightarrow \) D sai.

Hàm số có các điểm cực trị là \(x=0,x=\pm 1\Rightarrow \) A, B sai.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 166577

Một cấp số cộng gồm 5 số hạng. Hiệu số hạng đầu và số hạng cuối bằng 20. Tìm công sai d của cấp số cộng đã cho

Xem đáp án

Gọi năm số hạng của cấp số cộng đã cho là: \({{u}_{1}};{{u}_{2}};{{u}_{3}};{{u}_{4}};{{u}_{5}}.\)

Theo đề bài ta có: \({{u}_{1}}-{{u}_{5}}=20\Leftrightarrow {{u}_{1}}-\left( {{u}_{1}}+4d \right)=20\Leftrightarrow d=-5.\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 166578

Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;-2;1 \right)\) và mặt phẳng (P): x + 2y + 2z – 1 = 0. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P) bằng

Xem đáp án

Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P) bằng \(d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {1 - 4 + 2 - 1} \right|}}{3} = \frac{2}{3}.\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 166579

Đường cong trong hình vẽ là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Do đồ thị hàm số đi xuống từ trái qua phải nên hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)

Trong bốn hàm số trên chỉ có hàm số \(y={{\left( \frac{1}{2} \right)}^{x}}\) và \(y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{x}}\) có cơ số nhỏ hơn 1 là hàm nghịch biến nhưng đồ thị trên đi qua điểm x=-1;y=3, vậy chỉ có hàm số \(y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{x}}\) thoả mãn.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 166580

Số phức \(z=i-2+2\left( i+1 \right)\) có điểm biểu diễn trong mặt phẳng phức là:

Xem đáp án

\(z = i - 2 + 2\left( {i + 1} \right) = 3i\) có điểm biểu diễn trong mặt phẳng phức là (0;3)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 166581

Cho 2 vectơ \(\overrightarrow{a}=\left( 1;m;-1 \right),\overrightarrow{b}=\left( 2;1;3 \right).\) Tìm giá trị của m để \(\overrightarrow{a}\bot \overrightarrow{b}.\)

Xem đáp án

\(\overrightarrow a  \bot \overrightarrow b  \Leftrightarrow 1.2 + m.1 + \left( { - 1} \right).3 = 0 \Leftrightarrow m = 1.\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 166582

Cho \(\int\limits_{0}^{1}{f}\left( x \right)dx=2\) và \(\int\limits_{0}^{1}{g\left( x \right)}dx=3\), khi đó \(\int\limits_{0}^{1}{\left[ 2f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]dx}\) bằng:

Xem đáp án

\(\int\limits_0^1 {\left[ {2f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx}  = 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx - } 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right)dx}  = 2.2 - 3 = 1.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 166583

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)={{3}^{x}}+{{x}^{2}}\) là

Xem đáp án

\(\int {f\left( x \right)dx}  = \frac{{{3^x}}}{{\ln 3}} + \frac{{{x^3}}}{3} + C.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 166584

Cho hình bát diện đều cạnh 2. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện đó. Khi đó S bằng

Xem đáp án

Hình bát diện đều là hình có 8 mặt và mỗi mặt đều là một tam giác đều.

Diện tích của một mặt là \(\frac{\sqrt{3}}{4}{{.2}^{2}}=\sqrt{3}.\) Như vậy tổng diện tích \(S=8\sqrt{3}.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 166585

Cho tam giác SOA vuông tại O có OA = 3 cm, SA = 5 cm, quay tam giác SOA xung quanh cạnh SO được hình nón. Thể tích của khối nón tương ứng là

Xem đáp án

Theo đề bài hình nón có: \(h=SO=\sqrt{S{{A}^{2}}-A{{O}^{2}}}=4\,\,cm\), r = AO = 3 cm,

l= SA = 5 cm.

Thể tích khối nón cần tìm \(V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h=\frac{1}{3}\pi {{.3}^{2}}.4=12\pi \,\,\left( c{{m}^{3}} \right).\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 166586

Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta :\frac{x}{2}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z}{2}\) và đường thẳng \(d:\frac{x+2}{-1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z+1}{2}.\) Góc giữa d và \(\Delta \) bằng

Xem đáp án

Đường thẳng \(\Delta \) có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}=\left( 2;-1;2 \right)\)

Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{{{u}_{2}}}=\left( -1;2;2 \right)\)

Ta có \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}.\overrightarrow{{{u}_{2}}}=2.\left( -1 \right)+\left( -1 \right).2+2.2=0\Rightarrow \) góc giữa d và \(\Delta \) bằng \({{90}^{0}}.\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 166587

Một lớp có 30 học sinh, số cách chọn 3 học sinh trong lớp để làm lớp trưởng, bí thư đoàn và lớp phó là:

Xem đáp án

Số cách chọn 3 học sinh trong lớp để làm lớp trưởng, bí thư đoàn và lớp phó là: \(A_{30}^3.\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 166588

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y=\frac{mx-6}{x-m+1}\) đồng biến trên mỗi khoảng xác định?

Xem đáp án

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ m-1 \right\}.\)

Ta có \({y}'=\frac{-{{m}^{2}}+m+6}{{{\left( x-m+1 \right)}^{2}}}\), hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định khi và chỉ khi \({y}'>0\)

\(\Leftrightarrow -{{m}^{2}}+m+6>0\Leftrightarrow -2<m<3.\)

Vì \(m\in \mathbb{Z}\Rightarrow m\in \left\{ -1;0;1;2 \right\}.\)

Vậy có 4 giá trị nguyên của tham số m thoả yêu cầu bài toán.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 166589

Cho hàm số \(y=\sqrt{x+\frac{1}{x}}\). Giá trị nhỏ nhất của hàm số trên \((0;\,+\infty )\) bằng

Xem đáp án

+) Áp dụng BĐT Cauchy cho hai số không âm x; \(\frac{1}{x}\) ta được:

\(y=\sqrt{x+\frac{1}{x}}\ge \sqrt{2\sqrt{x\frac{1}{x}}}=\sqrt{2}\), dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(x=\frac{1}{x}\Leftrightarrow x=1.\)

+) Vậy \(\underset{\left( 0;\,+\infty  \right)}{\mathop{Min\,y}}\,=\sqrt{2}=y\left( 1 \right).\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 166590

Phương trình \({{\log }_{2}}\frac{x-2}{\sqrt{x-3}}={{\log }_{3}}\frac{\sqrt{x-3}}{x-2}\) có mấy nghiệm?

Xem đáp án

Ta có

\({\log _2}\frac{{x - 2}}{{\sqrt {x - 3} }} = {\log _3}\frac{{\sqrt {x - 3} }}{{x - 2}} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > 3\\ {\log _2}\left( {x - 2} \right) + {\log _3}\left( {x - 2} \right) = {\log _2}\sqrt {x - 3} + {\log _3}\sqrt {x - 3} \end{array} \right.\left( 1 \right)\)

Xét hàm \(f\left( t \right)={{\log }_{2}}t+{{\log }_{3}}t\) là hàm đồng biến trên khoảng \(\left( 0;+\infty  \right).\)

Khi đó từ hệ phương trình \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x - 2 = \sqrt {x - 3} \\ x > 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x^2} - 5x + 7 = 0\\ x > 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow x = \frac{{5 + \sqrt {21} }}{2}.\)

Vậy phương trình có một nghiệm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 166591

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)=\left( x-1 \right){{\left( x+1 \right)}^{6}}{{\left( x-2 \right)}^{5}}.\) Hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Ta có: \({f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=\pm 1 \\ & x=2 \\ \end{align} \right.\)

Ta có x=-1 là nghiệm bội chẵn

\(\Rightarrow {f}'\left( x \right)\) không đổi dấu khi qua x=-1

x = 1 là nghiệm đơn, x = 2 là nghiệm bội lẻ \(\Rightarrow {f}'\left( x \right)\) sẽ đổi dấu qua x = 1 và x = 2

⇒ Hàm số có 2 điểm cực trị.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 166593

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, BC = 2a. Mặt bên SBC là tam giác vuông cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp S.ABC là

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm BC.

Ta có \(SH\bot \left( ABC \right)\) và \(SH=\frac{1}{2}BC=a.\)

\({{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{2}AH.BC=\frac{1}{2}a.2a={{a}^{2}}.\)

Vậy thể tích khối chóp \({{V}_{SABC}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.a.{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}}{3}.\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 166594

Đồ thị hàm số nào dưới đây nhận đường thẳng x = 1 là đường tiệm cận đứng?

Xem đáp án

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2{x^2} - 5x + 3}}{{{x^2} - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {2x - 3} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2x - 3}}{{x + 1}} = \frac{{ - 1}}{2}\) nên x = 1 không phải tiệm cận đứng của đồ thị hàm số ⇒ loại A.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{{{\left( {\sqrt {x - 1} } \right)}^2}}}{{\sqrt {x - 1} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {\sqrt {x - 1} } \right) = 0\) nên x = 1 không phải tiệm cận đứng của đồ thị hàm số ⇒ loại B.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{3x + 1}}{{x - 1}} = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{3x + 1}}{{x - 1}} = - \infty \) nên x = 1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số ⇒ chọn C.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x - 1}}{{2x + 1}} = 0\) nên x = 1 không phải tiệm cận đứng của đồ thị hàm số ⇒ loại D.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 166595

Tập nghiệm S của bất phương trình \({{3}^{x}}<{{e}^{x}}\) là

Xem đáp án

Ta có:

\({{3}^{x}}<{{e}^{x}}\Leftrightarrow \frac{{{3}^{x}}}{{{e}^{x}}}<1\Leftrightarrow {{\left( \frac{3}{e} \right)}^{x}}<{{\left( \frac{3}{e} \right)}^{0}}\Leftrightarrow x<0\) (do cơ số \(\frac{3}{e}>1\)).

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(S=\left( -\infty ;0 \right).\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 166596

Cho điểm \(M\left( -3;2;4 \right)\), gọi A, B, C lần lượt là hình chiếu của M trên trục Ox, Oy, Oz. Trong các mặt phẳng sau, tìm mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC):

Xem đáp án

Ta có: \(A\left( -3;0;0 \right),B\left( 0;2;0 \right),C\left( 0;0;4 \right).\)

Suy ra phương trình mặt phẳng (ABC) là \(\frac{x}{-3}+\frac{y}{2}+\frac{z}{4}=1\) hay 4x-6y-3z+12=0.

Khi đó, mặt phẳng có phương trình 4x-6y-3z-12=0 song song với (ABC).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 166597

Cho đồ thị các hàm số \(y={{\log }_{a}}x,\,y={{\log }_{b}}x\) như hình vẽ bên dưới. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right)\) nên a>1.

Hàm số \(y={{\log }_{b}}x\) nghịch biến trên \(\left( 0;+\infty  \right)\) nên 0<b<1.

Vậy 0<b<1<a.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 166598

Giả sử khi tính tích phân \(K=\int\limits_{1}^{2}{\frac{x-1}{{{x}^{2}}}{{e}^{x}}dx}\) ta được kết quả là \(\frac{a}{b}.{{e}^{2}}+c.e\) với \(a,b,c\in \mathbb{Z}\) và \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Khi đó tổng S = a + b + c bằng

Xem đáp án

Ta có:

\(K={{\left. \int\limits_{1}^{2}{\frac{{{e}^{x}}.x-{{e}^{x}}}{{{x}^{2}}}dx}=\int\limits_{1}^{2}{\frac{({{e}^{x}}{)}'.x-{x}'.{{e}^{x}}}{{{x}^{2}}}dx=\int\limits_{1}^{2}{{{\left( \frac{{{e}^{x}}}{x} \right)}^{\prime }}dx=\frac{{{e}^{x}}}{x}}} \right|}^{2}}_{1}=\frac{{{e}^{2}}}{2}-e.\)

Vậy S=a+b+c=1+2-1=2.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 166599

Số phức nào sau đây là số đối của số phức z, biết z có phần thực dương thoả mãn \(\left| z \right|=2\) và biểu diễn số phức z thuộc đường thẳng \(y-\sqrt{3}x=0.\)

Xem đáp án

Gọi z=x+yi với x, y thuộc tập số thực, ta có

\(\left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ \sqrt {{x^2} + {y^2}} = 2\\ y - \sqrt 3 x = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ {x^2} + {y^2} = 4\\ y = \sqrt 3 x \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = \sqrt 3 \end{array} \right. \Rightarrow - z = - 1 - \sqrt 3 i.\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 166600

Tìm các số \(x,y\in \mathbb{R}\) thoả mãn \(\left( 1+2y \right)i=\left( 2i-1 \right)x+1+i.\)

Xem đáp án

\(\left( {1 + 2y} \right)i = \left( {2i - 1} \right)x + 1 + i \Leftrightarrow x + \left( {1 + 2y - 2x} \right)i = 1 + i.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ 1 + 2y - 2x = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 1 \end{array} \right..\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 166601

Cho hình vuông ABCD cạnh 8 cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Quay hình vuông ABCD xung quanh MN được hình trụ (T). Diện tích toàn phần của hình trụ (T) là

Xem đáp án

Quay hình vuông ABCD xung quanh MN ta được hình trụ như hình vẽ.

Khi đó

\(r=\frac{AB}{2}=4\,cm,1=h=AD=8\,\,cm.\)

\({{S}_{tp}}=2\pi rh+2\pi {{r}^{2}}=2\pi .4.8+2\pi {{.4}^{2}}=96\pi \,\,\left( c{{m}^{2}} \right).\)

 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 166602

Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z-1 \right)}^{2}}=1\) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x-y-2z+m=0\). Tìm giá trị không âm của tham số m để mặt cầu (S) và mặt phẳng (P) tiếp xúc với nhau.

Xem đáp án

Xét mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z-1 \right)}^{2}}=1\Rightarrow I\left( 2;1;1 \right)\) và bán kính R = 1.

Vì mp (P) tiếp xúc mặt cầu (S) nên \(d\left( {I;\left( P \right)} \right) = R \Leftrightarrow \frac{{\left| {m + 1} \right|}}{3} = 1 \Leftrightarrow \left| {m + 1} \right| = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 2\\ m = - 4 \end{array} \right.\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 166603

Cho tứ diện đều ABCD. Góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng

Xem đáp án

Gọi E là trung điểm của CD do các tam giác \(\Delta \,ACD,\Delta BCD\) đều nên ta có

\(\left\{ \begin{array}{l} AE \bot CD\\ BE \bot CD \end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {ABE} \right) \Rightarrow CD \bot AB.\)

Vậy góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 90o

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 166604

Tìm hệ số của đơn thức \({{a}^{3}}{{b}^{2}}\) trong khai triển nhị thức \({{\left( a+2b \right)}^{5}}.\)

Xem đáp án

\({\left( {a + 2b} \right)^5} = \sum\limits_{k = 0}^5 {C_5^k.{a^k}.{{\left( {2b} \right)}^{5 - k}}}  = \sum\limits_{k = 0}^5 {C_5^k{{.2}^{5 - k}}{a^k}.{b^{5 - k}}} \)

Số hạng chứa \({{a}^{3}}{{b}^{2}}\) tương ứng với giá trị k = 3.

Suy ra hệ số của \({{a}^{3}}{{b}^{2}}\) trong khai triển trên là: \(C_{5}^{3}{{.2}^{2}}=40.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 166605

Cho hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có đồ thị như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

Xem đáp án

Dựa vào hình vẽ ta thấy:

+ Hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) là hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định, suy ra

\({y}'<0\Leftrightarrow ad-bc<0\Leftrightarrow ad<bc\), loại đáp án C.

+ Đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=-\frac{d}{c}>0\Rightarrow cd<0\left( 1 \right)\)

+ Đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=\frac{a}{c}>0\Rightarrow ac>0\left( 2 \right)\)

Từ (1), (2) suy ra ad<0 nên loại đáp án A.

+ Đồ thị hàm số giao với trục Ox tại điểm có hoành độ \(x=-\frac{b}{a}>0\Rightarrow ab<0\left( 3 \right)\)

Từ (2), (3) suy ra bc<0 nên loại đáp án D.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 166606

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho (E) có phương trình \(\frac{{{x}^{2}}}{{{a}^{2}}}+\frac{{{y}^{2}}}{{{b}^{2}}}=1,\,\,\left( a,b>0 \right)\) với ab = 100 và đường tròn \(\left( C \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+4 \right)}^{2}}=10.\) Tỉ số diện tích elip (E) so với diện tích hình tròn (C) là

Xem đáp án

Ta có

\(\frac{{{x}^{2}}}{{{a}^{2}}}+\frac{{{y}^{2}}}{{{b}^{2}}}=1,\left( a,b>0 \right)\Rightarrow y=\frac{b}{a}\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}.\)

Diện tích (E) là \({{S}_{\left( E \right)}}=4\int\limits_{0}^{a}{\frac{b\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}{a}dx}=4\frac{b}{a}\int\limits_{0}^{a}{\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}dx}\)

Đặt \(x=a\sin t,t\in \left[ -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right]\Rightarrow dx=a\operatorname{costdt}.\)

Đổi cận \(x=0\Rightarrow t=0;x=a\Rightarrow t=\frac{\pi }{2}\)

\({{S}_{\left( E \right)}}=4\frac{b}{a}\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{{{a}^{2}}.{{\cos }^{2}}tdt=2ab\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\left( 1+\cos 2t \right)dt}=\pi ab=100\pi }\)

Mà ta có \({{S}_{\left( C \right)}}=\pi .{{R}^{2}}=10\pi .\)

Vậy \(\frac{{{S}_{\left( E \right)}}}{{{S}_{\left( C \right)}}}=\frac{100}{10}=10.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 166607

Một trang chữ của một quyển sách giáo khoa Toán học cần diện tích 384cm2. Biết rằng trang giấy được căn lề trái 2cm, lề phải 2cm, lề trên 3cm, lề dưới là 3cm. Trang sách đạt diện tích nhỏ nhất thì có chiều dài và chiều rộng là:

Xem đáp án

Giả sử chiều dài và chiều rộng của trang sách lần lượt là x, y (điều kiện: x>6;y>4)

Ta có \(xy=4.2.3+\left( y-4 \right).3.2+\left( x-6 \right).2.2+384\)

\(\Leftrightarrow xy=4x+6y+360\ge 2\sqrt{24xy}+360\,\,\,\left( 1 \right)\)

Đặt \(t=\sqrt{xy},t>0.\)

\(\left( 1 \right) \Rightarrow {t^2} - 4\sqrt 6 t - 360 \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t \ge 10\sqrt 6 \\ t \le - 6\sqrt 6 \end{array} \right. \Rightarrow t \ge 10\sqrt 6 \)

Hay \(xy \ge 600.\)

Trang giấy đạt diện tích nhỏ nhất bằng 600 khi \(\left\{ \begin{array}{l} xy = 600\\ 2x = 3y \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 30\\ y = 20 \end{array} \right..\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 166608

Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2\left( {{m}^{2}}+m+2 \right)x+\left( {{m}^{2}}-1 \right)y+\left( m+2 \right)z+{{m}^{2}}+m+1=0\) luôn chứa đường thẳng \(\Delta \) cố định khi m thay đổi. Khoảng cách từ gốc toạ độ đến \(\Delta \) là

Xem đáp án

Ta có: \(2\left( {{m}^{2}}+m+2 \right)x+\left( {{m}^{2}}-1 \right)y+\left( m+2 \right)z+{{m}^{2}}+m+1=0\,\,\forall m\in \mathbb{R}\)

\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}\left( 2x+y+1 \right)+m\left( 2x+z+1 \right)+4x-y+2z+1=0\,\,\forall m\in \mathbb{R}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x + y + 1 = 0\\ 2x + z + 1 = 0\\ 4x - y + 2z + 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x + y + 1 = 0\\ 2x + z + 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y = z\\ 2x + y + 1 = 0 \end{array} \right.\)

Vậy (P) luôn chứa đường thẳng \(\left( \Delta  \right)\) cố định \(\left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{t}{2} - \frac{1}{2}\\ y = t\\ z = t \end{array} \right.,t \in R\)

Đường thẳng \(\Delta \) đi qua \(A\left( -\frac{1}{2};0;0 \right)\) và có vectơ \(\overrightarrow{{{u}_{\Delta }}}=\left( -\frac{1}{2};1;1 \right)\)

Vậy khoảng cách từ gốc toạ độ đến \(\Delta \) là: \(d\left( O;\Delta  \right)=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{OA},\overrightarrow{{{u}_{\Delta }}} \right] \right|}{\left| \overrightarrow{{{u}_{\Delta }}} \right|}=\frac{\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 166609

Kết thúc năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A đạt 2300 USD/1 người/1 năm. Trong hội nghị bàn về các vấn đề tăng trưởng kinh tế, các đại biểu về kinh tế đã đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này vào cuối năm 2035 sẽ đạt mức 10000 USD/ 1 người/ 1 năm (theo giá hiện hành). Hỏi để đạt được mục tiêu đó, trung bình mỗi năm thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A tăng bao nhiêu % (kết quả làm tròn đến số thập phân thứ hai).

Xem đáp án

Giả sử để đạt được mục tiêu đề ra, trung bình mỗi năm thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A tăng x (%).

Cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A là:

\({{S}_{1}}=2300+\frac{x}{100}.2300=2300.\left( 1+\frac{x}{100} \right)\left( USD \right).\)

Cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A là:

\({{S}_{2}}={{S}_{1}}+\frac{x}{100}.{{S}_{1}}=2300.{{\left( 1+\frac{x}{100} \right)}^{2}}\,\,\left( USD \right).\)

Cuối năm 2035, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia A là:

\({{S}_{17}}=2300.{{\left( 1+\frac{x}{100} \right)}^{17}}\left( USD \right).\)

Ta có: \({{S}_{17}}=10000\Leftrightarrow 2300.{{\left( 1+\frac{x}{100} \right)}^{17}}=10000\Leftrightarrow {{\left( 1+\frac{x}{100} \right)}^{17}}=\frac{100}{23}\)

\(\Leftrightarrow 17\log \left( 1+\frac{x}{100} \right)=\log \frac{100}{23}\Leftrightarrow x\approx 9,03.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 166610

Một vật chuyển động trong 6 giờ với vận tốc v (km/h) phụ thuộc vào thời gian t (h) có đồ thị như hình bên dưới. Trong khoảng thời gian 2 giờ từ khi bắt đầu chuyển động, đồ thị là một phần đường Parabol có đỉnh I(3;9) và có trục đối xứng song song với trục tung. Khoảng thời gian còn lại, đồ thị vận tốc là một đường thẳng có hệ số góc bằng \(\frac{1}{4}.\) Tính quãng đường s mà vật di chuyển được trong 6 giờ?

Xem đáp án

+ Vì Parabol đi qua O(0;0) và có toạ độ đỉnh I (3;9) nên thiết lập được phương trình Parabol \(\left( P \right):y=v\left( t \right)=-{{t}^{2}}+6t;\forall t\in \left[ 0;2 \right].\)

+ Sau 2 giờ đầu thì hàm vận tốc có dạng là hàm bậc nhất \(y=\frac{1}{4}t+m\), dựa trên đồ thị ta thấy đi qua điểm có toạ độ (6;9) nên thế vào phương trình hàm số và tìm được \(m=\frac{15}{2}.\)

Nên hàm vận tốc từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 6 là \(y=\frac{1}{4}t+\frac{15}{2};\forall t\in \left[ 2;6 \right].\)

+ Quãng đường vật đi được bằng tổng đoạn đường 2 giờ đầu và đoạn đường 4 giờ sau

\(S={{S}_{1}}+{{S}_{2}}=\int\limits_{0}^{2}{\left( -{{t}^{2}}+6t \right)dt}+\int\limits_{2}^{6}{\left( \frac{1}{4}t+\frac{15}{2} \right)dt}=\frac{130}{3}\left( km \right).\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 166611

Cho số phức \(z\ne 0\) thoả mãn \(z\sqrt{3z\overline{z}+1}=\left| z \right|\left( 2+6iz \right).\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

\(z\sqrt{3z\overline{z}+1}=\left| z \right|\left( 2+6iz \right)\Leftrightarrow z\left( \sqrt{3z\overline{z}+1}-6i\left| z \right| \right)=2\left| z \right|.\)

Ta thấy \(\sqrt{3z\overline{z}+1}-6i\left| z \right|\) là số phức có phần thực là \(\sqrt{3z\overline{z}+1}\) và phần ảo là \(6\left| z \right|.\)

Suy ra \(\left| z \right|\left( \sqrt{3z\overline{z}+1+36{{\left| z \right|}^{2}}} \right)=2\left| z \right|\)

\(\Leftrightarrow 3z\overline{z}+1+36{{\left| z \right|}^{2}}=4\Leftrightarrow 3{{\left| z \right|}^{2}}+1+36{{\left| z \right|}^{2}}=4\Leftrightarrow {{\left| z \right|}^{2}}=\frac{1}{13}\Rightarrow \left| z \right|=\frac{\sqrt{13}}{13}.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 166612

Người ta đặt được vào một hình nón hai khối cầu có bán kính lần lượt là a và 2a sao cho các khối cầu đều tiếp xúc với mặt xung quanh của hình nón, hai khối cầu tiếp xúc với nhau và khối cầu lớn tiếp xúc với đáy của hình nón. Bán kính đáy của hình nón đã cho là

Xem đáp án

Giả sử thiết diện qua trục của hình nón là \(\Delta ABC\) với A là đỉnh nón, BC là đường kính đáy nón, H là tâm đáy O1, O2 lần lượt là tâm của mặt cầu lớn và nhỏ D1, D2 lần lượt là tiếp điểm của AC với (O1) và (O2).

Vì \({{O}_{1}}{{D}_{1}}//{{O}_{2}}{{D}_{2}}\) và \({{O}_{1}}{{D}_{1}}=2{{O}_{2}}{{D}_{2}}\) nên O2 là trung điểm AO1

\(\Rightarrow A{{O}_{1}}=2{{O}_{1}}{{O}_{2}}=2.3a=6a\)

\({{O}_{1}}{{D}_{1}}=2a,AH=A{{O}_{1}}+{{O}_{1}}H=8a.\)

Ta có \(A{{D}_{1}}=\sqrt{AO_{1}^{2}-{{O}_{1}}D_{1}^{2}}=4a\sqrt{2}.\)

Từ \(\Delta A{{O}_{1}}{{D}_{1}}\backsim \Delta ACH\Rightarrow \frac{{{O}_{1}}{{D}_{1}}}{CH}=\frac{A{{D}_{1}}}{AH}\Rightarrow CH=2\sqrt{2}a\Rightarrow r=2\sqrt{2}a.\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 166613

Cho tứ diện ABCD có các tam giác ABC và BCD vuông cân và nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau, AB = AC = DB = DC = 2a. Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (ACD) bằng

Xem đáp án

Gọi H, E lần lượt là trung điểm của BC, AC thì \(DH\bot \left( ABC \right).\)

Ta có \(BA\bot AC,HE//BA\Rightarrow HE\bot CA.\)

Lại có \(AC\bot DH\) nên \(AC\bot \left( DHE \right)\Rightarrow \left( DHE \right)\bot \left( DAC \right).\)

Kẻ \(HK\bot DE\left( K\in DE \right)\Rightarrow HK\bot \left( DAC \right).\)

Tam giác DHE vuông tại H có

\(DH=\frac{1}{2}BC=\frac{1}{2}\sqrt{4{{a}^{2}}+4{{a}^{2}}}=a\sqrt{2},HE=\frac{1}{2}AB=a.\)

Áp dụng công thức \(\frac{1}{H{{K}^{2}}}=\frac{1}{D{{H}^{2}}}+\frac{1}{H{{E}^{2}}}\) ta tính được \(HK=\frac{a\sqrt{6}}{3}.\)

Vì H là trung điểm BC nên \(d\left( B,\left( DAC \right) \right)=2d\left( H,\left( DAC \right) \right)=2HK=\frac{2a\sqrt{6}}{3}.\)

Vậy khoảng cách \(d\left( C,\left( SAB \right) \right)=\frac{3V}{{{S}_{SAB}}}=\frac{3.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{2}}{\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}\sqrt{13}}{4}}=\frac{6a}{\sqrt{13}}=\frac{6\sqrt{13}a}{13}.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 166614

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y=2x+\frac{mx}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}\) có điểm cực trị và tất cả các điểm cực trị thuộc hình nón tâm O, bán kính \(\sqrt{68}\)?

Xem đáp án

\(y=2x+\frac{mx}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}\Rightarrow {y}'=2+\frac{m\sqrt{{{x}^{2}}+2}-\frac{m{{x}^{2}}}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}}{{{x}^{2}}+2}=2+\frac{2m}{\left( {{x}^{2}}+2 \right)\sqrt{{{x}^{2}}+2}}\)

\(\Rightarrow {y}'=0\Leftrightarrow m=-\left( {{x}^{2}}+2 \right)\sqrt{{{x}^{2}}+2}\)

Gọi A (x;y) là điểm cực trị ta có \(y=2x+\frac{mx}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}=2x-x\left( {{x}^{2}}+2 \right)=-{{x}^{3}}\Rightarrow A\left( x;-{{x}^{3}} \right).\)

Yêu cầu bài toán \(\Rightarrow OA\le \sqrt{68}\Leftrightarrow {{x}^{6}}+{{x}^{2}}-68\le 0\Leftrightarrow {{x}^{2}}\le 4\Leftrightarrow -2\le x\le 2\)

\(f\left( x \right)=-\left( {{x}^{2}}+2 \right)\sqrt{{{x}^{2}}+2},x\in \left[ -2;2 \right]\)

\({f}'\left( x \right)=-2x\sqrt{{{x}^{2}}+2}-\left( {{x}^{2}}+2 \right)\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}=\frac{-3{{x}^{3}}-6x}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}}\Rightarrow {f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=0\)

Bảng biến thiên:

Để hàm số có cực trị thoả yêu cầu bài toán thì \(-6\sqrt{6}\le m\le -2\sqrt{2}.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 166615

Bất phương trình \({{\log }_{4}}\left( x+2 \right)+x+3<{{\log }_{2}}\left( \frac{2x+1}{x} \right)+{{\left( 1+\frac{1}{x} \right)}^{2}}+2\sqrt{x+2}\) có tập nghiệm là S. Tập nào sau đây là tập con của S?

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} x + 2 > 0\\ \frac{{2x + 1}}{x} > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 2 < x < - \frac{1}{2}\\ x > 0 \end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\)

Bất phương trình đã cho tương đương với bất phương trình:

\({{\log }_{2}}\sqrt{x+2}+x+2-2\sqrt{x+2}<{{\log }_{2}}\left( 2+\frac{1}{x} \right)+{{\left( 2+\frac{1}{x} \right)}^{2}}-2\left( 2+\frac{1}{x} \right)\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

+) Xét hàm số \(f\left( t \right)={{\log }_{2}}t+{{t}^{2}}-2t\) trên \(\left( 0;+\infty  \right)\)

Ta có \({f}'\left( t \right)=\frac{1}{t\ln 2}+2t-2>\frac{1}{t}+2t-2=t+\frac{{{\left( t-1 \right)}^{2}}}{t}>0,\,\,\forall t>0.\)

Do đó f(t) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right).\)

Suy ra \(\left( 1 \right)\Leftrightarrow f\left( \sqrt{x+2} \right)<f\left( 2+\frac{1}{x} \right)\Leftrightarrow \sqrt{x+2}<2+\frac{1}{x}\,\,\left( 2 \right)\)

+) Vì (*) nên (2) \(\Leftrightarrow x+2<{{\left( 2+\frac{1}{x} \right)}^{2}}\Leftrightarrow x+2<4+\frac{4}{x}+\frac{1}{{{x}^{2}}}\)

\(\Leftrightarrow {{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-4x-1<0\Leftrightarrow x\in \left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( \frac{3-\sqrt{13}}{2};\frac{3+\sqrt{13}}{2} \right)\)

Kết hợp điều kiện (*) ta được \(S=\left( -2;-1 \right)\cup \left( 0;\frac{3+\sqrt{13}}{2} \right).\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 166616

Gọi F(x) là nguyên hàm trên \(\mathbb{R}\) của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{2}}{{e}^{ax}}\left( a\ne 0 \right)\), sao cho \(F\left( \frac{1}{a} \right)=F\left( 0 \right)+1.\) Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

Xem đáp án

\(F\left( x \right) = \int {{x^2}{e^{ax}}dx} .\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = {x^2}\\ dv = {e^{ax}}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = 2xdx\\ v = \frac{1}{a}{e^{ax}} \end{array} \right..\)

\( \Rightarrow F\left( x \right) = \frac{1}{a}{x^2}{e^{ax}} - \frac{2}{a}\int {x{e^{ax}}dx}  = \frac{1}{a}{x^2}{e^{ax}} - \frac{2}{a}.A\,\,\,\left( 1 \right)\)

Xét \(A = \int {x{e^{ax}}dx} .\) Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = x\\ dv = {e^{ax}}dx \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} du = dx\\ v = \frac{1}{a}{e^{ax}} \end{array} \right..\)

\( \Rightarrow A = \frac{1}{a}x{e^{ax}} - \frac{1}{a}\int {{e^{ax}}dx} \,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra \(F\left( x \right)=\frac{1}{a}{{x}^{2}}{{e}^{ax}}-\frac{2}{{{a}^{2}}}x{{e}^{ax}}+\frac{2}{{{a}^{2}}}\int{{{e}^{ax}}dx}=\frac{1}{a}{{x}^{2}}{{e}^{ax}}-\frac{2}{{{a}^{2}}}x{{e}^{ax}}+\frac{2}{{{a}^{3}}}{{e}^{ax}}+C.\)

Mà \(F\left( \frac{1}{a} \right)=F\left( 0 \right)+1\Rightarrow \frac{1}{{{a}^{3}}}e-\frac{2}{{{a}^{3}}}e+\frac{2}{{{a}^{3}}}e+C=\frac{2}{{{a}^{3}}}+1+C\)

\(\Rightarrow {{a}^{3}}=e-2\Rightarrow a=\sqrt[3]{e-2}\Rightarrow 0<a\le 1.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 166617

Cho hai hàm số y = f(x), y = g(x) có đồ thị như sau:

Khi đó tổng số nghiệm của hai phương trình \(f\left( g\left( x \right) \right)=0\) và \(g\left( f\left( x \right) \right)=0\) là

Xem đáp án

Quan sát đồ thị ta thấy

\(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = {x_1}\left( { - 3 < {x_1} < - 2} \right)\\ x = - 1\\ x = {x_2}\left( {1 < {x_2} < 2} \right)\\ x = {x_3}\left( {2 < {x_3} < 3} \right)\\ x = {x_4}\left( {4 < {x_4} < 5} \right) \end{array} \right.\)

Do đó \(f\left( {g\left( x \right)} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} g\left( x \right) = {x_1}\left( 1 \right)\\ g\left( x \right) = - 1\left( 2 \right)\\ g\left( x \right) = {x_2}\left( 3 \right)\\ g\left( x \right) = {x_3}\left( 4 \right)\\ g\left( x \right) = {x_4}\left( 5 \right) \end{array} \right.\)

Phương trình (1) có đúng 1 nghiệm; phương trình (2) có đúng 3 nghiệm; phương trình (3) có đúng 3 nghiệm; phương trình (4) có đúng 3 nghiệm; phương trình (5) có đúng 1 nghiệm. Tất cả các nghiệm trên đều phân biệt nên phương trình f(g(x)) = 0 có đúng 11 nghiệm.

Quan sát đồ thị ta thấy \(g\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = {x_5}\left( { - 2 < {x_5} < - 1} \right)\\ x = {x_6}\left( {0 < {x_6} < 1} \right)\\ x = 3 \end{array} \right.\)

Do đó \(g\left( {f\left( x \right)} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = {x_5}\left( 6 \right)\\ f\left( x \right) = {x_6}\left( 7 \right)\\ f\left( x \right) = 3\left( 8 \right) \end{array} \right.\)

Phương trình (6) có 5 nghiệm; phương trình (7) có 5 nghiệm; phương trình (8) có 1 nghiệm. Tất cả các nghiệm này đều phân biệt nên phương trình (f(g(x)) = 0 có đúng 11 nghiệm.

Vậy tổng số nghiệm của hai phương trình f(g(x)) = 0 và g(f(x)) = 0 là 22 nghiệm.

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 166618

Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho tứ diện ABCD có \(A\left( 0;0;3 \right),B\left( 0;3;0 \right),C\left( 3;0;0 \right),D\left( 3;3;3 \right).\) Hỏi có bao nhiêu điểm \(M\left( x;y;z \right)\) (với x, y, z nguyên) nằm trong tứ diện?

Xem đáp án

Ta có phương trình các mặt phẳng (ABC), (DAB), (DBC), (DAC) lần lượt là

\(x+y+z-3=0,\,\,-x+y+z-3=0,\,\,x+y-z-3=0,\,\,x-y+z-3=0.\)

Nếu M(x;y;z) nằm trong tứ diện thì M, O khác phía so với mặt phẳng (ABC) và cùng phía so với các mặt phẳng còn lại, đồng thời M có toạ độ là những số nguyên dương.

Từ đó toạ độ M thoả mãn \(\left\{ \begin{array}{l} x + y + z - 3 > 0\\ - x + y + z - 3 < 0\\ x - y + z - 3 < 0\\ x + y - z - 3 < 0\\ x,y,z \in {Z^ + } \end{array} \right.\)

Không mất tính tổng quát giả sử \(x\ge y\ge z.\)

Từ \(x+y<3+z\le 3+y\Leftrightarrow x<3\Rightarrow 1\le x,y,z\le 2.\)

Do đó ta có các bộ \(\left( x;y;z \right)\in \left\{ \left( 1;1;2 \right);\left( 1;2;1 \right);\left( 2;1;1 \right);\left( 2;2;2 \right) \right\}\) thoả mãn hệ phương trình trên.

Vậy có tất cả 4 điểm M nằm trong tứ diện.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 166619

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn \(\left[ \frac{1}{2};2 \right]\) và thoả mãn \(f\left( x \right)+2f\left( \frac{1}{x} \right)=3x;\forall x\in {{\mathbb{R}}^{*}}.\) Tính tích phân \(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}dx}.\)

Xem đáp án

Ta có:

\(f\left( x \right)+2f\left( \frac{1}{x} \right)=3x\), chia cả 2 vế cho x ta được \(\frac{f\left( x \right)}{x}+2\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x}=3\)

Lấy tích phân 2 vế

\(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\left[ \frac{f\left( x \right)}{x}+2\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x} \right]dx}=\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{3dx}\)

\(\Leftrightarrow \int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}dx+2\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x}dx}=3x\left| \begin{align} & 2 \\ & \frac{1}{2} \\ \end{align} \right.=\frac{9}{2}}\)

Xét \(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x}dx}\): Đặt \(\frac{1}{x}=t\Rightarrow -\frac{1}{{{x}^{2}}}dx=dt\Rightarrow dx=-\frac{dt}{{{t}^{2}}}.\)

Đổi cận \(\left\{ \begin{align} & x=\frac{1}{2}\Rightarrow t=2 \\ & x=2\Rightarrow t=\frac{1}{2} \\ \end{align} \right..\)

Khi đó \(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x}dx}=-\int\limits_{2}^{\frac{1}{2}}{\frac{t.f\left( t \right)}{{{t}^{2}}}dt}\Rightarrow \int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( \frac{1}{x} \right)}{x}dx}=\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( t \right)}{t}dt=\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}dx.}}\)

Thay vào tích phân ban đầu ta được

\(3\int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}dx}=\frac{9}{2}\Rightarrow \int\limits_{\frac{1}{2}}^{2}{\frac{f\left( x \right)}{x}dx}=\frac{3}{2}.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 166620

Cho số phức z thoả mãn \(\left| z-8 \right|+\left| z+8 \right|=20.\) Gọi m, n lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của \(\left| z \right|.\) Tính P = m + n.

Xem đáp án

Gọi \(z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)\) và \(M\left( x,y \right)\) là điểm biểu diễn của số phức z trong mặt phẳng phức. Xét các điểm \({{F}_{1}}\left( -8;0 \right),{{F}_{2}}\left( 8;0 \right).\)

Ta có: \(M{{F}_{1}}=\sqrt{{{\left( -8-x \right)}^{2}}+{{\left( -y \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( x+8 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}=\left| z+8 \right|.\)

\(M{{F}_{2}}=\sqrt{{{\left( 8-x \right)}^{2}}+{{\left( -y \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( x-8 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}=\left| z-8 \right|.\)

\(\Rightarrow \left| z-8 \right|+\left| z+8 \right|=20\Leftrightarrow \sqrt{{{\left( x+8 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}+\sqrt{{{\left( x-8 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}}=20\Leftrightarrow M{{F}_{1}}+M{{F}_{2}}=20.\)

Do \(M{{F}_{1}}+M{{F}_{2}}\ge {{F}_{1}}{{F}_{2}}\Rightarrow \) Tập hợp điểm M là một elip có dạng \(\frac{{{x}^{2}}}{{{a}^{2}}}+\frac{{{y}^{2}}}{{{b}^{2}}}=1\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2a = 20\\ c = 8 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {a^2} = 100\\ {b^2} = {a^2} - {c^2} = 36 \end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \max \left| z \right| = 10\\ \min \left| z \right| = 6 \end{array} \right. \Rightarrow m + n = 16.\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 166621

Cho lăng trụ tam giác đều \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) cạnh đáy bằng a, chiều cao bằng 3a. Mặt phẳng (P) qua \({B}'\) và vuông góc với \({A}'C\) chia lăng trụ thành hai khối. Biết thể tích của hai khối là V1 và V2 với \({{V}_{1}}<{{V}_{2}}.\) Tỉ số \(\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\) bằng?

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm của \({A}'{C}'\), tam giác \(\Delta {A}'{B}'{C}'\) đều nên \({B}'H\bot {A}'{C}'.\)

Trong \(\left( {A}'{C}'CA \right)\), kẻ \(HE\bot {A}'C, HE\cap {A}'A=I.\)

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} B'H \bot A'C'\\ HI \bot A'C' \end{array} \right. \Rightarrow A'C' \bot \left( {B'HI} \right) \Rightarrow \left( P \right) \equiv \left( {B'HI} \right).\)

\(\Delta A'EH \sim \Delta A'C'C \Rightarrow \frac{{A'E}}{{A'H}} = \frac{{A'C'}}{{A'C}} \Rightarrow A'E = \frac{{A'C'.A'H}}{{A'C}} = \frac{{a\sqrt {10} }}{{20}}.\)

\(\Delta A'IH \sim \Delta A'C'C \Rightarrow \frac{{IH}}{{A'H}} = \frac{{A'C}}{{C'C}} \Rightarrow IH = \frac{{A'C.A'H}}{{C'C}} = \frac{{a\sqrt {10} }}{6}.\)

\({S_{B'HI}} = \frac{1}{2}B'H.HI = \frac{{{a^2}\sqrt {30} }}{{24}} \Rightarrow {V_1} = \frac{1}{3}.{S_{B'HI}}.A'E = \frac{1}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt {30} }}{{24}}.\frac{{a\sqrt {10} }}{{20}} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{144}}.\)

\({V_{ABC.A'B'C'}} = {S_{ABC}}.AA' = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.3a = \frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{4},\,\,{V_2} = \frac{{107}}{{144}}.{a^3}\sqrt 3 \) do đó \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{{107}}.\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 166622

Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z}{2}\) và mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):x-2y+2z-5=0.\) Gọi (P) là mặt phẳng chứa \(\Delta \) và tạo với \(\left( \alpha  \right)\) một góc nhỏ nhất. Phương trình mặt phẳng (P) có dạng \(ax+by+cx+d=0\left( a,b,c,d\in \mathbb{Z};a,b,c,d<5 \right).\) Khi đó tích abcd bằng

Xem đáp án

\(\left( \alpha  \right)\) có vectơ pháp tuyến \[\overrightarrow{n}=\left( 1;-2;2 \right).\)

\(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z}{2}\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \[2x-y-1=0;y-z-1=0.\)

(P) là mặt phẳng chứa \(\Delta \) nên phương trình (P) có dạng

\(m\left( 2x-y-1 \right)+n\left( y-z-1 \right)=0;\left( {{m}^{2}}+{{n}^{2}}>0 \right).\)

\(\Rightarrow 2mx+\left( n-m \right)y-nz-m-n=0\)

\(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha  \right) \right)=\frac{\left| 4m-4n \right|}{3\sqrt{5{{m}^{2}}-2mn+2{{n}^{2}}}}.\)

+ Với n = 0: \(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha  \right) \right)=\frac{\left| 4m \right|}{3\sqrt{5{{m}^{2}}}}=\frac{4}{3\sqrt{5}}\)

+ Với \(n\ne 0:\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha  \right) \right)=\frac{4\left| \frac{m}{n}-1 \right|}{\sqrt[3]{5{{\left( \frac{m}{n} \right)}^{2}}-2\frac{m}{n}+2}}\)

Đặt \(t=\frac{m}{n},\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha  \right) \right)=\frac{4\left| t-1 \right|}{3\sqrt{5{{t}^{2}}-2t+2}}=\frac{4}{3}\sqrt{\frac{{{t}^{2}}-2t+1}{5{{t}^{2}}-2t+2}}\)

Xét \(f\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}-2t+1}{5{{t}^{2}}-2t+2}\)

\(f'\left( t \right) = \frac{{8{t^2} - 6t - 2}}{{{{\left( {5{t^2} - 2t + 2} \right)}^2}}};f'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 1\\ t = - \frac{1}{4} \end{array} \right.\)

(P) là mặt phẳng tạo với \[\left( \alpha  \right)\) một góc nhỏ nhất nên \(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha  \right) \right)=\frac{4}{3}\sqrt{\frac{5}{9}}=\frac{4\sqrt{5}}{9}\)

Khi đó \(t=-\frac{1}{4}\Rightarrow \frac{m}{n}=-\frac{1}{4}.\)

Chọn m=1;n=-4 ta được phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):2x-5y+4z+3=0.\)

Khi đó \(a=2;b=-5;c=4;d=3\Rightarrow abcd=-120.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 166623

Giả sử đồ thị hàm số \(y=\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+{{m}^{2}}+1\) có 3 điểm cực trị A, B, C với \({{x}_{A}}<{{x}_{B}}<{{x}_{C}}.\) Khi quay tam giác ABC quanh cạnh AC ta được một khối tròn xoay. Giá trị của m để thể tích khối tròn xoay đó lớn nhất thuộc khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

Xem đáp án

Ta có: \({y}'=4\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}^{3}}-4mx=4x\left[ \left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}^{2}}-m \right].\)

Cho \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = \pm \sqrt {\frac{m}{{{m^2} + 1}}} \left( {m > 0} \right) \end{array} \right..\)

Khi m>0 thì đồ thị hàm số có ba điểm cực trị:

\(A\left( -\sqrt{\frac{m}{{{m}^{2}}+1}};-\frac{{{m}^{2}}}{{{m}^{2}}+1}+{{m}^{2}}+1 \right),B\left( 0;{{m}^{2}}+1 \right),C\left( \sqrt{\frac{m}{{{m}^{2}}+1}};-\frac{{{m}^{2}}}{{{m}^{2}}+1}+{{m}^{2}}+1 \right).\)

Tam giác ABC cân tại B, gọi I là trung điểm của AC.

Khi đó \(BI=\frac{{{m}^{2}}}{{{m}^{2}}+1}.\)

Khi quay tam giác ABC quay quanh AC thì được khối tròn xoay có thể tích là:

\(V=2.\frac{1}{3}.\pi {{r}^{2}}h=\frac{2}{3}\pi B{{I}^{2}}.IC=\frac{2}{3}\pi {{\left( \frac{{{m}^{2}}}{{{m}^{2}}+1} \right)}^{2}}\sqrt{\frac{m}{{{m}^{2}}+1}}=\frac{2}{3}\pi \sqrt{\frac{{{m}^{9}}}{{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{5}}}}\)

Xét hàm số \(f\left( m \right)=\frac{{{m}^{9}}}{{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{5}}}\), ta có \({f}'\left( m \right)=\frac{{{m}^{8}}\left( 9-{{m}^{2}} \right)}{{{\left( {{m}^{2}}+1 \right)}^{6}}}\], với \[m>0.\)

Cho \({f}'\left( m \right)=0\Rightarrow m=3\left( m>0 \right).\)

Bảng biến thiên của hàm số y = f(m):

Từ bảng biến thiên ta có \(\max f\left( m \right)=f\left( 3 \right).\) Vậy thể tích lớn nhất khi \(m=3\in \left( 2;4 \right).\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »