Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Bắc Trà My

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Bắc Trà My

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 41 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 177102

Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào?

Xem đáp án

Phân đạm cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng.

Đáp án B

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 177103

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa

Xem đáp án

Thanh Zn nhúng trong dd CuSO4 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa vì thỏa mãn điều kiện:

+ Các điện cực khác nhau về bản chất: Zn2+/Zn; Cu2+/ Cu

+ Zn tiếp xúc trực tiếp với Cu sinh ra

+ Cùng nhúng trong 1 dung dịch điện li là CuSO4.

Đáp án A

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 177104

Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren. Thêm 400 ml dung dịch Br0,125M vào hỗn hợp sau phản ứng, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn thì còn dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là

Xem đáp án

nBr2 ban đầu = 0,4.0,125 = 0,05 (mol)

⟹ nBr2  = 0,05 - 0,04 = 0,01 (mol)

⟹ nC6H5CH=CH2  = nBr2  = 0,01 (mol)

⟹ mpolime sinh ra = mstiren pư - mstiren dư = 5,2 - 0,01.104 = 4,16 (g).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 177105

Một loại nước chứa các ion Na+, Ba2+, Ca2+, Mg2+, Pb2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào nước thì phải dùng vừa đủ dung dịch

Xem đáp án

A. Khi thêm Na2SO4 chỉ tách được ion Ba2+ và Ca2+

B. Khi thêm NaOH tách được ion Mg2+, Pb2+, H+

C. Nhận thấy khi đưa dung dịch K2CO3 vào dung dịch sẽ thêm ion K+ vào trong dd => loại

D. Thêm Na2CO3 tách được các ion Ba2+, Ca2+, Mg2+, Pb2+, H+.

H+ + CO32-  → CO2↑ + H2O

Ba2+ + CO32- → BaCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Pb2+ + CO32- → PbCO3

Đáp án D

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 177106

Cho sơ đồ phản ứng

(a) X + H2O \(\xrightarrow{{xuc\,tac}}\) Y

(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → Amoni gluconat + Ag + NH4NO3.

(c) Y \(\xrightarrow{{xuc\,tac}}\) E + Z

(d) Z + H2O  \(\xrightarrow[{diep\,luc}]{{anh\,sang}}\) X + G

X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Từ sản phẩm ở phản ứng (b) của Y là amoni gluconat => Y là glucozo

CH2OH-[CH2OH]4-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CH2OH-[CH2OH]4-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Tinh bột hay xenlulozo đều có thể thủy phân thu được glucozo

(C6H10O5)n + nH2O \(\xrightarrow{{axit\,,{t^0}}}\) nC6H12O6 (glucozơ)

(d) là phản ứng quang hợp từ CO2 + H2O nên Z là cacbon ddioxxit:

6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[{diep\,luc}]{{anh\,sang}}\) (C6H10O5)n + 6nO2

Còn lại, phản ứng (c) chính là phản ứng lên men glucozo sản xuất rượu etylic quen thuộc

C6H12O6 \(\xrightarrow[{{{30}^0}C}]{{enzim}}\) 2C2H5OH +2CO2

Theo đó X, Y, Z lần lượt là tinh bột, glucozo và cacbon đioxit

Đáp án C

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 177107

Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 thì dung dịch thu được có khả năng tráng bạc. Số este thỏa mãn tính chất trên là

Xem đáp án

X + NaOH → dung dịch có khả năng tráng bạc

=> X phải được tạo thành từ axit HCOOH hoặc có dạng RCOOC=CR’ để khi thủy phân cho andehit.

Các CTCT X thỏa mãn là:

HCOOCH2=CH-CH3

HCOOCH-CH2=CH2

HCOOC(CH3)=CH2

CH3COOCH=CH2

=> Có 4 CTCT

Đáp án B

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 177109

Số đồng phân cấu tạo của C2H7N là

Xem đáp án

Các CTCT là: CH3CH2NH2 và CH3NHCH3 => có 2 CTCT

Đáp án B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 177110

Cho các kim loại sau: Cu, Al, Ag, Fe. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

Xem đáp án

Tính dẫn điện: Ag > Cu > Al > Fe.

=> Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất

Đáp án C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 177111

Hòa tan vừa hết 3,61 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl thì thu được 2,128 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan A bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 2,688 lít SO2 (đktc). Kim loại M là

Xem đáp án

nH2­ = 2,128 : 22,4 = 0,095 (mol) => ne nhận = 2nH2= 0,19 (mol)

nSO2(đktc) = 2,688 : 22,4 = 0,12 (mol) => ne nhận = 2nSO2 = 0,24 (mol)

Vì khi pư với HCl, Fe lên số oxh +2

Còn khi pư với H2SO4 đặc nóng, Fe lên số oxh +3

Do vậy sự chênh lệch mol e nhận trong 2 trường hợp chính bằng số mol Fe = 0,24 – 0,19 = 0,05 (mol)

Đặt hóa trị của A là n, số mol là x (mol)

A → A +n + ne                                       2H+ +2e → H2

x             → nx (mol)                                    0,19 ← 0,095 (mol)

Fe  → Fe2+ + 2e

0,05 →          0,1 (mol)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}BTe:nx + 0,1 = 0,19\\{m_{hh}} = Ax + 0,05.56 = 3,61\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}nx = 0,09\\Ax = 0,81\end{array} \right. \Rightarrow A = 9n\)

Vì hóa trị của kim loại thường là 1,2,3

Chạy n = 3 => A = 27 (Al) thỏa mãn

Đáp án B

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 177112

Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được 1,008 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và NO và X có khối lượng 1,42 gam. Kim loại M là

Xem đáp án

Gọi số mol của N2O và NO lần lượt là x và y (mol)

⟹ x + y = 0,045 (1) và 44x + 30y =1,42 (2)

Từ (1)(2) ⟹ x = 0,005 và y = 0,04.

Kim loại M có số oxi hóa cao nhất là n.

Áp dụng ĐLBTe ⟹ \(\dfrac{{5,2}}{M}.n\) = 0,005.8 + 0,04.3 ⟹ M = 32,5n

⟹ n = 2 và M = 65 ⟹ Thỏa mãn

Vậy M là Zn.

Đáp án A

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 177113

Cho 0,42 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe ban đầu là

Xem đáp án

nAg = 0,25.0,12 = 0,03 (mol)

giả sử Ag bị đẩy ra hết =>  mAg = 0,03.108 = 3,24 (g) < 3,333 (g)

=> AgNO3 pư hết. Chất rắn sau pư chứa Fe dư.

Đặt nFe pư = x (mol); nAl = y (mol)                                                             

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓

y                     →                     3y    (mol)

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

x                     →                     2y    (mol)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{Ag}} = 2{\rm{x}} + 3y = 0,03\\0,42 + 0,03.108 = 56{\rm{x}} + 27y + 3,333\left( {BT\,goc\,kim\,loai} \right)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,0015\\y = 0,009\end{array} \right.\)

=> mFe = 0,42 – 0,009.27 = 0,117 (g)

Đáp án A

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 177114

Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

Xem đáp án

A. CH3COOCH3: X là: CH3OH; Y là CH3COOH

\(C{H_3}OH + CO\buildrel {xt,{t^0}} \over
\longrightarrow C{H_3}COOH\)

B. CH­3CH2COOCH3; X là CH3OH ; Y là CH3CH2COOH

Từ X không thể chuyển sang Y

C. CH3COOC2H5; X là C2H5OH; Y là CH3COOH

\({C_2}{H_5}OH + {O_2}\buildrel {men\,giam} \over
\longrightarrow C{H_3}COOH + {H_2}O\)

D. CH3COOCH=CH2 ; X là CH3CHO; Y là CH3COOH

\(2C{H_3}CHO + {O_2}\buildrel {M{n^{2 + }}} \over
\longrightarrow \,2C{H_3}COOH\)

Đáp án B

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 177115

Cho X là axit có công thức dạng CnH2nO2, Y là este mạch hở dạng CmH2m-4O4.  Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm 0,6 mol X và 0,15 mol Y thì thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 87,6 gam. Nếu đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối và 9,3 gam một ancol. Công thức cấu tạo của Y là

Xem đáp án

Đặt nCO2 = a (mol); nH2O = b (mol)

Đốt cháy X thu được nH2O = nCO2

Y có k=3 => khi đốt cháy có: \({n_Y} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {k - 1}} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {3 - 1}}\)

=> Đốt cháy E ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
44x + 18y = 87,6 \hfill \cr
x - y = 2.{n_Y} = 0,3 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
x = 1,5 \hfill \cr
y = 1,2 \hfill \cr} \right.\)

=> số C trung bình trong E = 1,5/0,75 = 2

BTNT “C”: 0,6n + 0,15.m = 1,5

=> 4n + m = 10

Vì m ≥ 4 ; n ≥1 => m = 6 và n = 1 thỏa mãn

E + NaOH → 2 muối + 1 ancol

=> nancol = nY =0,15 (mol)

=> Mancol = 9,3 : 0,15 = 62 (g/mol)

=> ancol là C2H4(OH)2

Vậy CTCT của Y là: HCOOCH2-CH2OOCCH=CH2 (este của etilen glicol với axit fomic và acrylic)

Đáp án B

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 177116

Xà phòng hóa 2,76 gam một este X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp hai muối natri. Nung nóng 2 muối này trong oxi dư, thu được 3,18 gam Na2CO3, 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. X có CTPT trùng với CTĐGN. Cấu tạo của X là

Xem đáp án

nNa2CO3 = 3,18 : 106 = 0,03 (mol); nCO2 = 2,464 :22,4 = 0,11 (mol); n­H2O = 0,9: 18 = 0,05 (mol)

2,76 gam X + NaOH → 4,44 gam muối + H2O   (1)

4,44 gam muối + O2 → 0,03 mol Na2CO3 + 0,11 mol CO2 + 0,05 mol H2O

BTNT “Na”: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,06 (mol)

BTNT “C”: nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,03 + 0,11 = 0,14 (mol)

BTKL: mH2O(1) = 2,76 + 0,06.40 – 4,44 = 0,72 (g)=> nH2O(1) = 0,04 (mol)

Ta thấy: nNaOH : nH2O = 3:2

Quan sát 4 đáp án ta thấy:

B,C, D Este dạng phenol RCOOC6H4R’ + 2NaOH → 2 muối + H2O  thì tỉ lệ nNaOH : nH2O = 2 :1

Chỉ có đáp án A còn có 1 nhóm –OH đính trực tiếp với vòng benzen cũng tác dụng được với NaOH

HCOOC6H4OH + 3NaOH → HCOONa + NaOC6H4ONa + 2H2O => thỏa mãn

Đáp án A

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 177117

 

Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: 

Giá trị của b + x là:

Xem đáp án

- Tại a = 0,0625 thì Zn(OH)2 chưa bị hòa tan và BaSO4 chưa đạt cực đại:

nBaSO4 = nBa(OH)2 = 0,0625 mol

nZn(OH)2 = 0,0625 mol

x = n↓ = nBaSO4 + nZn(OH)2 = 0,125 mol

- Tại a = 0,175 mol thì Zn(OH)2 bị hòa tan một phần, BaSO4 vẫn đạt cực đại:

nBaSO4 = b mol

nZn(OH)2 = x - b = 0,125 - b (mol)

nOH- = 4nZn2+ - 2nZn(OH)2 ⟹ 0,175.2 = 4b - 2.(0,125 - b) ⟹ b = 0,1

Vậy b + x = 0,1 + 0,125 = 0,225.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 177118

Cho 9,16 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu vào 170 ml dung dịch CuSO4 1M để phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12 gam chất rắn T. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10,4 gam chất rắn E. Phần trăm khối lượng Zn trong X là?

Xem đáp án

nCu2+ = 0,17 mol

Do 56 < MX < 65 => 9,16/65 < nX < 9,16/56 => 0,14 < nX < 0,16357

Ta thấy nX < nCu2+ mà nZn + nFe < nX => nZn + nFe < nCu2+ => Cu2+ dư

Đặt số mol Zn, Fe, Cu trong X lần lượt là x, y, z (mol)

65x + 56y + 64z = 9,16 (1)

mT = mCuO = 80(x + y + z) = 12 (2)

mE = mFe2O3 + mCuO = 160.0,5y + 80(0,17 – x – y) = 10,4 (3)

Giải (1) (2) (3) được: x = 0,04; y = 0,06; z = 0,05

=> %mZn = 0,04.65/9,16.100% = 28,38%

Đáp án D

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 177119

Nicotine là chất hữu cơ có trong thuốc lá, gây nghiện và là mầm mống của bệnh ung thư. Hợp chất này được tạo thành bởi 3 nguyên tố C, H, N. Đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được N2, 1,827 gam H2O và 3,248 lít CO2 (đktc). Công thức đơn giản nhất của nicotine là

Xem đáp án

Gọi công thức của Nicotine là CxHyOz

nH2O = 1,827 : 18 = 0,1015 (mol)

nCO2(đktc) = 3,248 : 22,4 = 0,145 (mol)

BTKL: mN = mnicotine – mC – mH = 2,349 – 0,1015.2 – 0,145.12 = 0,406 (g)

⟹ nN = 0,029 (mol)

Ta có: x : y : z = nC : nH : nN = 0,145 : 0,203 : 0,029 = 5 : 7 :1

Vậy công thức đơn giản nhất của nicotine là C5H7N.

Đáp án C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 177120

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

Xem đáp án

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                               0,3        ← 0,1

n xenlulozơ trinitrat = 29,7 : 297 = 0,1 (Kmol)

Để thuận tiện cho tính toán ta bỏ qua hệ số n

nHNO3 = 0,3 (kmol) => mHNO3 lí thuyết = 0,3.63 = 18,9 (kg)

Vì %H = 90% => mHNO3  thực tế = mHNO3 lí thuyết : 0,9 = 21 (kg)

Đáp án C

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 177121

Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5 độ C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41 % CO2 về thể tích). Tỉ lệ mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là

Xem đáp án

Đốt cháy cao su buna-N cũng như đốt cháy C4H6 và C2H3CN.

Giả sử nC4H6 = k và nC2H3CN = 1 (mol)

C4H6 + 5,5O2 → 4CO2 + 3H2O

    k         5,5k        4k           3k    (mol)

C2H3CN + 3,75O2 → 3CO2 + 1,5H2O + 0,5N2

      1             3,75          3            1,5        0,5

=> nO2 pư = 5,5k + 3,75 (mol) => nN2(kk) = 4nO2 pư = 22k + 15 (mol)

=> n sau = 4k + 3k + 3 + 1,5 + 0,5 + 22k + 15 = 29k + 20 (mol)

Mặt khác: nCO2 = 4k + 3 (mol)

\( \to \% {V_{C{O_2}}} = {{4k + 3} \over {29k + 20}}.100\%  = 14,41\%  \to k = 0,66\)

=> Tỉ lệ C4H6 : C2H3CN = 0,66 : 1 = 0,66 = 2 : 3

Đáp án D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 177122

Cho 3,36 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và H2SO4 thu được dung dịch A (chỉ chứa các muối) và 0,02 mol hỗn hợp khí B gồm 2 khí N2O và N2. Tỉ khối của B so với H2 bằng 18. Làm bay hơi nước trong dung dịch A, thu được m gam muối khan. Giá trị m là?

Xem đáp án

Tính được nMg; nHNO3

2nMg > 8nN2O + 10nN2 => Phản ứng có sinh ra muối NH4+

BTe: 2nMg = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4+ => nNH4+

Muối A gồm: Mg2+; NH4+; NO3-; SO42-

BTNT “N”: nNO3- = nHNO3 – 2nN2O – 2nN2 – nNH4+

BTĐT: nSO42- = (2nMg2+ + nNH4+ - nNO3-)/2

=> m muối = 17,73. 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 177123

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với

Xem đáp án

Y là:

NH4CO3CH3NH3

Z là CH3COONH4 hoặc HCOONH3CH3

Đặt nY = a và nZ = b (mol)

mX = 110a + 77b = 14,85

khí = 2a + b = 0,25 mol

=> a = 0,1 và b = 0,05

TH1: Z là CH3COONH4

Muối gồm:

Na2CO3: 0,1 mol

CH3COONa: 0,05 mol

=> m muối = 0,1.106 + 0,05.82 = 14,7 gam

TH2: Z là HCOONH3CH3

Na2CO3: 0,1 mol

HCOONa: 0,05 mol

=> m muối = 0,1.106 + 0,05.68 = 14 gam

Cả 2 trường hợp khối lượng muối đều gần với 14,5 gam

Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 177124

Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, Fe3O4, Cu, Fe phản ứng với 200 gam dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat của kim loại, đồng thời thoát ra 0,02 mol NO và 0,1 mol NO2. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được 98,63 gam kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 93,93 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

BTNT “N”: nNaNO3 = nNO + nNO2 = 0,02 + 0,1 = 0,12 (mol)

\(15,6(g)\left\{ \matrix{
MgO \hfill \cr
CuO \hfill \cr
F{e_3}{O_4} \hfill \cr
Cu \hfill \cr
Fe \hfill \cr} \right. + 200(g)\,{\rm{dd}}\left\{ \matrix{
NaN{O_3}:0,12 \hfill \cr
{H_2}S{O_4}: \hfill \cr} \right. \to \left| \matrix{
{\rm{dd}}\,X\left\{ \matrix{
M{g^{2 + }} \hfill \cr
C{u^{2 + }} \hfill \cr
F{e^{2 + }} \hfill \cr
F{e^{3 + }} \hfill \cr
N{a^ + } \hfill \cr
S{O_4}^{2 - } \hfill \cr} \right.\buildrel { + Ba{{(OH)}_2}vd} \over
\longrightarrow Y\underbrace {\left\{ \matrix{
Mg{(OH)_2} \hfill \cr
Cu{(OH)_2} \hfill \cr
Fe{(OH)_2} \hfill \cr
Fe{(OH)_3} \hfill \cr
BaS{O_4} \hfill \cr} \right.}_{98,63(g)}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow Z\underbrace {\left\{ \matrix{
MgO \hfill \cr
CuO \hfill \cr
F{e_2}{O_3} \hfill \cr
BaS{O_4} \hfill \cr} \right.}_{93,93(g)} \hfill \cr
\hfill \cr
NO:0,02 \hfill \cr
N{O_2}:0,1 \hfill \cr} \right.\)

Đặt nO(hh) = x mol

=> mMg, Cu, Fe = 15,6 – 16x (g)

Do H2SOpư vừa đủ nên ta có: nH+ = 4nNO + 2nNO2 + 2nO(hh) = 4.0,02 + 2.0,1 + 2x = 2x+0,28 (mol)

=> nH2SO4 = x+0,14 (mol)

nOH-(Y) = 2nMg2+ + 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nSO42- - nNa+ = 2(x+0,14)-0,12 = 2x+0,16 (mol)

mY = mMg,Cu,Fe + mOH-(Y) + mBaSO4 => 15,6-16x+17(2x+0,16)+233(x+0,14) = 98,63 => x = 0,19

=> mMg, Cu, Fe =15,6 – 16x = 12,56 (g); nBaSO4 = x+0,14 = 0,33 mol; nOH-(Y) = 2x+0,16 = 0,54 mol

Ta có: mO(Z) = mZ – mMg,Cu,Fe – mBaSO4 = 93,93-12,56-0,33.233 = 4,48 gam

=> nO(Z) = 0,28 mol

\(Y\left\{ \matrix{
Mg{(OH)_2}:a \hfill \cr
Cu{(OH)_2}:b \hfill \cr
Fe{(OH)_2}:c \hfill \cr
Fe{(OH)_3}:d \hfill \cr
BaS{O_4}:0,33 \hfill \cr} \right.\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow Z\left\{ \matrix{
MgO:a \hfill \cr
CuO:b \hfill \cr
F{e_2}{O_3}:0,5c + 0,5d \hfill \cr
BaS{O_4}:0,33 \hfill \cr} \right.\)

nOH-(Y) = 2a + 2b + 2c + 3d = 0,54 (1)

nO(Z) = a + b + 1,5c + 1,5d = 0,28 (2)

Lấy 2(2)-(1) được: c = 0,02 mol

=> nFeSO4 = c = 0,02 mol

BTKL: m dd sau pư = 15,6 + 200 – 0,02.30 – 0,1.46 = 210,4 gam

=> C%FeSO4 = (0,02.152/210,4).100% = 1,445% gần nhất với 1,45%

Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 177125

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thì được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị

Xem đáp án

*Xét phản ứng của ancol Z và Na: nH2 = 0,26 mol

Giả sử ancol có công thức R(OH)n

R(OH)+ nNa → R(ONa)n + 0,5nH2

0,52/n ←                                 0,26

=> m bình tăng = m ancol – mH2 => 19,24 = 0,52(R + 17n)/n – 0,26.2 => R = 21n

=> n = 2, R = 42 (-C3H6-) => Ancol Z là C3H8O2

=> nZ = nH2 = 0,26 mol

*Phản ứng đốt muối F:

Do T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z nên các axit là các axit đơn chức.

F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1 nên giả sử:

R1COONa: 0,2 mol

R2COONa: 0,2 mol

nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,2 mol

BTNT “O”: nO(muối) + 2nO2 = 2nCO2 + 3nNa2CO3 + nH2O

=> 0,2.2 + 0,2.2 + 0,7.2 = 2nCO2 + 3.0,2 + 0,4 => nCO2 = 0,6 mol

BTKL: m muối + mO2 = mCO2 + mH2O + mNa2CO3

=> 0,2(R1+67) + 0,2(R2+67) + 0,7.32 = 0,6.44 + 0,4.18 + 0,2.106

=> R1+R2 = 28 có nghiệm duy nhất là R1 = 1 và R2 = 27

Muối là HCOONa và CH2=CH-COONa

*Phản ứng thủy phân E:

T là CH2=CH-COOC3H6OOCH (C7H10O4)

BTKL: mH2O = mE + mNaOH - m muối - m ancol = 38,86 + 0,4.40 – 0,2.68 – 0,2.94 – 0,26.76 = 2,7 gam

=> nH2O = n axit = 2,7 : 18 = 0,15 mol

=> n= (nNaOH - n axit)/2 = (0,4-0,15)/2 = 0,125 (mol)

=> mT = 0,125.158/38,86 = 50,82% gần nhất với 51%

Đáp án B

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 177126

Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là

Xem đáp án

Ta có:

nNO + nN2O = 0,005

mNO + mN2O = 30nNO + 44nN2O = 0,005.19,2.2

Giải được nNO = 0,002 và nN2O = 0,003

Do khi cho Mg vào dung dịch X thu được hỗn hợp 2 kim loại nên Ag+ chưa điện phân hết.

Hỗn hợp kim loại gồm Mg và Ag.

Khi cho hỗn hợp KL tác dụng với HCl dư: nMg = nH2 = 0,005 mol

=> mAg = 0,336 – 0,005.24 = 0,216 gam => nAg = 0,002 mol

\(AgN{O_3}\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over
\longrightarrow \left| \matrix{
{\rm{dd}}\,X\left\{ \matrix{
A{g^ + }du \hfill \cr
{H^ + } \hfill \cr
N{O_3}^ - \hfill \cr} \right. + Mg \to \left| \matrix{
{\rm{dd}}\,Y\left\{ \matrix{
Mg{(N{O_3})_2}:x \hfill \cr
N{H_4}N{O_3}:y \hfill \cr} \right. \hfill \cr
NO:0,002 \hfill \cr
{N_2}O:0,003 \hfill \cr
0,336(g)\left\{ \matrix{
Mg:0,005 \hfill \cr
Ag:0,002 \hfill \cr} \right. + HCl\,du \to {H_2}:0,005 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\hfill \cr
Ag \hfill \cr
{O_2} \hfill \cr} \right.\)

muối trong Y = 148x + 80y = 3,04 (1)

BT e: 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 + nAg+ => 2x = 3.0,002 + 8.0,003 + 8y + 0,002 (2)

Giải (1) và (2) được x = 0,02 và y = 0,001

=> nH+ = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 4.0,002 + 10.0,003 + 10.0,001 = 0,048 mol

H2O → 2H+ + 0,5O2 + 2e

            0,048 →        0,048

=> t = ne.F/I = 0,048.96500/2 = 2316 giây

Đáp án A

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 177127

Cho X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2 thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là:

Xem đáp án

nCHO = 0,5nAg = 0,11 mol

nCOOH = nCO2 = 0,07 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành: CHO (0,11 mol); COOH (0,07 mol) và C

mC = mX – mCHO – mCOOH = m – 0,11.29 – 0,07.45 = m – 6,34 (g)

=> nC = (m-6,34)/12 (mol)

Giả sử Y có công thức là CnH2nO2 => nY = m/(14n+32) (mol)

Đốt hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y:

\(\eqalign{
& \left| \matrix{
m(g)\,X\left\{ \matrix{
CHO:0,11 \hfill \cr
{\rm{COO}}H:0,07 \hfill \cr
C:{{m - 6,34} \over {12}} \hfill \cr} \right. \hfill \cr
m(g)\,Y\,{C_n}{H_{2n}}{O_2}:{m \over {14n + 32}} \hfill \cr} \right. + {O_2}:0,805 \to C{O_2}:0,785 + {H_2}O \cr
& BTNT{\rm{ }}C:{\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = 0,11 + 0,07 + {{m - 6,34} \over {12}} + {{mn} \over {14n + 32}} = 0,785 \Leftrightarrow {{mn} \over {14n + 32}} = 0,605 - {{m - 6,34} \over {12}}(1) \cr
& BTKL:{m_{{H_2}O}} = 2m + 0,805.32 - 0,785.44 = 2m - 8,78(g) \cr
& \to {n_{{H_2}O}} = {{2m - 8,78} \over {18}}(mol) \cr
& BTNT\,H:0,11.0,5 + 0,07.0,5 + {{mn} \over {14n + 32}} = {{2m - 8,78} \over {18}} \Leftrightarrow {{mn} \over {14n + 32}} = {{2m - 8,78} \over {18}} - 0,09(2) \cr
& (1) - (2):0,605 - {{m - 6,34} \over {12}} = {{2m - 8,78} \over {18}} - 0,09 \cr
& \to m = 8,8 \cr} \)

Đáp án D

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 177128

Etylpropionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

Xem đáp án

Công thức hóa học của etylpropionat là: C2H5COOC2H5

Đáp án A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 177129

Chất có phản ứng màu với biure là

Xem đáp án

Protein có phản ứng màu biure cụ thể: cho protein vào dd Cu(OH)2/OH- xuất hiện phức màu tím.

Đáp án C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 177130

Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?

Xem đáp án

Gắn đồng với sắt không thể bảo vệ được sắt, vì Cu là kim loại hoạt động yếu hơn sắt, khi xảy ra ăn mòn sắt vẫn bị ăn mòn trước

Đáp án C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 177131

Cho các kim loại sau: Al, Cu, Au Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là

Xem đáp án

Tính dẫn điện: Ag > Cu > Au >Al

Vậy Ag là kim loại có độ dẫn điện tốt nhất

Đáp án D

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 177132

Trong công nghiệp Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

Xem đáp án

Trong công nghiệp Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy MgCl2

\(MgC{l_2}\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow \,Mg + C{l_2}\)

Đáp án C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 177133

Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất ?

Xem đáp án

Cr là kim loại cứng nhất

Đáp án C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 177134

Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

Xem đáp án

naa = 0,1.0,4 = 0,04 (mol)

nNaOH = 0,08.0,5 = 0,04 (mol)

naa : nNaOH = 0,04 : 0,04 = 1 : 1 => aa có 1 nhóm –COOH

Đặt CTPT: (NH2)xRCOOH

(NH2)xRCOOH + NaOH → (NH2)xRCOONa + H2O

0,04                                   → 0,04                                 (mol)

Ta có: M(NH2)xRCOONa = 5 : 0,04 = 125 (g/mol)

=> 16x + R + 67 = 125

=> 16x + R = 58

x =1 => R = 42 (C3H6-)

x=2 => R = 26 (Không có thỏa mãn)

Vậy công thức aa là H2N-C3H6-COOH

Đáp án B

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 177135

Cho các tơ sau: tơ xenlulozo axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilin -6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

Xem đáp án

 

Tơ poliamit là tơ trong phân tử có nhóm CO-NH => có tơ capron (-NH[CH2]5CO-)n, tơ nilon -6,6 (NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n => có 2 tơ

Đáp án C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 177136

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là

Xem đáp án

Số mol e trao đổi sau 96500s là: \({n_e} = {{It} \over F} = {{2.9650} \over {96500}} = 0,2\,(mol)\)

Tại catot: ne(Cu2+ nhận) = 2nCu2+ = 2.0,2 = 0,4 > ne trao đổi = 0,2 => Cu2+ điện phâ dư

Tại anot: ne(Cl- nhường) = 0,12 < ne trao đổi = 0,2 => Cl- điện phân hết, sau đó H2O điện phân tiếp

Quá trình xảy ra tại catot

Cu2+ +2e → Cu

0,1←0,2

Quá trình xảy ra ở anot

2Cl→ Cl2  +  2e

0,12 → 0,06   0,12

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

              0,02          ←(0,2-0,12)

=> Vkhí = VCl2 + VO2 = (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 (l)

Đáp án B

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 177137

Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Tính oxi hóa: Fe2+ < Cu2+< Fe3+

Tính khử: Fe > Cu > Fe2+

=> Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+

PT: Fe3+ + Cu → Fe2+ + Cu2+

Đáp án C

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 177138

Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3)

Xem đáp án

nH+ = 0,2 (mol); nNO3- = 0,04 (mol); nCu2+ = 0,02 (mol)

Fe + NO3- + 4H+ → Fe3+ + NO + 2H2O

0,04←0,04 →0,16 (mol)

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

0,02←0,02                        (mol)

Fe   +     2H+     →  Fe2+ + H2↑

0,02 ←(0,2-0,16)                  (mol)

=> ∑nFe = 0,04 + 0,02 + 0,02 = 0,08 (mol)

=> mFe tối đa = 0,08.56 = 4,48 (g)

Đáp án C

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 177139

Có bao nhiêu tripeptit mạch hở khác loại khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và valin?

Xem đáp án

Cách 1: Các tripeptit thỏa mãn là

Gly-Ala-Val

Gly-Val-Ala

Ala-Gly-Val

Ala-Val-Gly

Val-Gly-Ala

Val- Ala-Gly

=> có 6 tripeptit thỏa mãn

Đáp án A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »