Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Bùi Thị Xuân
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Bùi Thị Xuân
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
30 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
Đáp án B
Phản ứng: NH3 + HCl → NH4Cl.
Do số oxi hóa của nguyên tố nitơ không tăng sau phản ứng nên phản ứng không thể hiện tính khử của NH3
Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm gồm
Đáp án B
Nhiệt phân hoàn toàn KNO3
\(2KN{{O}_{3}}\xrightarrow{t{}^\circ }2KN{{O}_{2}}+{{O}_{2}}\uparrow\)
Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương:
Đáp án A
Este thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm có khả năng phản ứng tráng gương là HCOOC2H5:
\(HC{\rm{OO}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{HCOOH + }}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{OH}}\)
HCOOH là chất tham gia phản ứng tráng gương.
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ?
Đáp án B
Chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là NH2-CH2-COOH.
Do nhóm -NH2 phản ứng được với dung dịch axit, -COOH phản ứng được với dung dịch bazơ.
Khi cho 0,1 mol but-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa, giá trị của m là
\(\begin{array}{l} CH \equiv C - C{H_2} - C{H_3} \to CAg \equiv C - C{H_2} - C{H_3} \downarrow \\ 0,1mol{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1mol \end{array}\)
m = 16,1 gam.
Tống số đồng phần cấu tạo của hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
Hợp chất hữu cơ có đồng phân este và đồng phân axit.
Đồng phân axit: 4 đồng phân.
Đồng phân este: 5 đồng phân (Chú ý: X không có phản ứng tráng bạc nên không có đồng phân este dạng HCOOR).
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là (a).
Cho từ từ 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlC13 xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của X là
\({{n}_{NaOH}}=0,35\ mol;\text{ }{{\text{n}}_{Al{{(OH)}_{3}}}}=0,05\ mol;\text{ }{{\text{n}}_{AlC{{l}_{3}}}}=0,1\text{x}\ mol\)
Phương trình ion:
\(\begin{align} & A{{l}^{3+}}\text{ }+\text{ }3\text{O}{{H}^{-}}\to Al{{(OH)}_{3}} \\ & 0,1\text{x}\to 0,3\text{x }\to x\text{ mol} \\ \end{align}\)
\(\begin{align} & Al{{(OH)}_{3}}\text{ }+\text{ }O{{H}^{-}}\text{ }\to AlO_{2}^{-}+2{{H}_{2}}O \\ & 0,1\text{x}-0,05\to 0,1\text{x}-0,05\text{ mol} \\ \end{align}\)
Ta có: \({{n}_{NaOH}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,3\text{x}+0,1\text{x}-0,05=0,34\to x=1\)
Cho 11,2 lít (đktc) hỗn họp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
\({{n}_{X}}=0,5\ mol\)
Y gồm C2H2, C2H4 và C2H6 → Công thức chung của Y là \({{C}_{2}}{{H}_{y}}\)
Ta có: \({{M}_{Y}}=2{{d}_{{}^{Y}/{}_{{{H}_{2}}}}}=14,5.2=12.2+y\to y=5\)
→ Công thức chung của Y là C2H5 (x mol)
Phương trình hóa học: C2H2 + 1,5H2 → C2H5
\(\text{ }x\text{ }\leftarrow \text{1,5x }\leftarrow \text{ x mol}\)
Ta có: \({{n}_{X}}={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}}}=x+1,5\text{x}=0,5\ mol\to x=0,2\)
Bảo toàn liên kết π: \({{n}_{B{{\text{r}}_{2}}}}=2{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}}}=2.0,2-1,5.0,2=0,1\ mol\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, glucozo được dùng để tráng ruột phích.
(b) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(c) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.
(d) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là
(a), (b) đúng.
(c) đúng vì trong giấm ăn hoặc chanh có chứa axit hữu cơ tác dụng với amin tạo ra muối dễ tan bị rửa trôi.
(d) đúng vì PVC là một chất dẻo nên có thể dùng nhiệt để uốn, hàn.
Cho 20,8 gam .hỗn hợp A gồm Al, Mg, Zn tác dụng vừa đủ vởi 1,5 mol dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch B và 1,12 lít khí N2O duy nhất (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch B là?
\({{n}_{HN{{O}_{3}}}}>10{{n}_{{{N}_{2}}O}}\to \) Có muối NH3NO3 (a mol)
Ta có: \({{n}_{e\text{ trao doi}}}={{n}_{NO_{3}^{-}(\text{muoi kl)}}}=8{{n}_{{{N}_{2}}O}}+8{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,4+8a\ mol\)
Bảo toàn nguyên tố N: \({{n}_{HN{{O}_{3}}}}={{n}_{NO_{3}^{-}\text{ muoi kl}}}+2{{n}_{{{N}_{2}}O}}+2{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,5+10\text{a}=1,5\ mol\to a=0,1\ mol\)
Do đó: \({{m}_{muoi}}={{m}_{kl}}+{{m}_{NO_{3}^{-}\text{ (muoi kl)}}}+{{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=20,8+\left( 0,4+8.0,1 \right).62+0,1.80=103,2\ gam\).
Các dung dịch riêng biệt Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết tủa được ghi lại trong bảng sau:
Chất (1), (2), (3), (4), (5) theo thứ tự lần lượt là: H2SO4, Na2CO3, NaOH, BaCl2, MgCl2.
Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên tử hai α-amino axit có công thức dạng ) bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng lượng dư dung dịch HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Gọi công thức chung của tripeptit là A3 (a mol)
Xét phản ứng thủy phân X bằng dung dịch NaOH:
A3 + 3NaOH → Muối + H2O
\(a\text{ }\to \text{ }3\text{a }\to a\text{ }mol\)
Bảo toàn khối lượng: \({{m}_{peptit}}+{{m}_{NaOH}}={{m}_{muoi}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\Leftrightarrow 4,34+3\text{a}.40=6,38+18\text{a}\to a=0,02\ mol\)
Xét phản ứng thủy phân X bằng dung dịch HCl:
A3 + 2H2O + 3HCl → Muối
\(0,02\to 0,04\text{ }\to 0,06\ mol\)
Bảo toàn khối lượng: \({{m}_{muoi}}={{m}_{peptit}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{HCl}}=4,34+0,04.18+0,06.36,5=7,25\ gam\).
Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
\({{n}_{K\text{O}H}}=0,14\ mol\)
Gọi công thức của X là \({{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{2}}\) (y chẵn, \)x\le 2y\))
Phương trình hóa học: \({{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{2}}+\left( x+\frac{y}{4}-1 \right){{O}_{2}}\to xC{{O}_{2}}+\frac{y}{2}{{H}_{2}}O\)
Ta có: \(\frac{{{V}_{C{{O}_{2}}}}}{{{V}_{{{O}_{2}}}}}=\frac{6}{7}\Leftrightarrow \frac{x}{x+\frac{y}{4}-1}=\frac{6}{7}\to 2\text{x}-3y+12=0\) (*)
TH1: X chứa 1 liên kết π \(\to y=2\text{x}\) (1)
Từ (1) và (*) suy ra: \(\text{x}=3;y=6\)
TH2: X chứa 2 liên kết π \(\to y=2\text{x}-2\) (2)
Từ (2) và (*) suy ra: \(x=4,5;y=7\to \) Loại.
Do đó, X là C3H6O2 (a mol).
Xét phản ứng với KOH:
\(\begin{align} & RCOO{R}'+KOH\to RCOOK+{R}'OH \\ & \text{ a }\to \text{ a }\to \text{ a mol} \\ \end{align}\)
Bảo toàn khối lượng: \({{m}_{X}}+{{m}_{K\text{O}H}}={{m}_{muoi}}+{{m}_{ancol}}\)
Với R là H \(\to 74\text{a}+0,14.56=12,88+46\text{a}\to a=0,18>{{n}_{K\text{O}H}}\) (loại).
Với R là CH3 \(\to 74\text{a}+0,14.56=12,88+32\text{a}\to a=0,1<{{n}_{K\text{O}H}}\) (nhận).
Do đó: \({{m}_{X}}=0,12.74=8,88\ gam\).
Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
Đáp án D.
Thủy ngân (Hg) là chất lỏng ở điều kiện thường, được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác.
Tên gọi của chất béo có công thức \(\left(\mathrm{C}_{17} \mathrm{H}_{33} \mathrm{COO}\right)_{3} \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}\) là
Đáp án B.
Một số chất béo thường gặp:
- Tripanmitin: \(\left(\mathrm{C}_{15} \mathrm{H}_{31} \mathrm{COO}\right)_{3} \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}\)
- Tristearin: \(\left(\mathrm{C}_{17} \mathrm{H}_{35} \mathrm{COO}\right)_{3} \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}\)
- Triolein: \(\left(\mathrm{C}_{17} \mathrm{H}_{33} \mathrm{COO}\right)_{3} \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}\)
- Triliolein: \(\left(\mathrm{C}_{17} \mathrm{H}_{31} \mathrm{COO}\right)_{3} \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}\)
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch \(\mathrm{NaOH}\) vừa phản ứng với dung dịch \(\mathrm{HCl} ?\)
Đáp án D.
\(\mathrm{Ca}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2}\) có tính lưỡng tính nên vừa phản ứng với dung dịch \(\mathrm{NaOH}\) vừa phản ứng với dung dịch HCl.
\(\mathrm{PTHH}: \mathrm{Ca}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2}+2 \mathrm{NaOH} \rightarrow \mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3}+\mathrm{CaCO}_{3}+2 \mathrm{H}_{2} \mathrm{O}\)
\(\text{Ca}{{\left( \text{HC}{{\text{O}}_{3}} \right)}_{2}}+2\text{NaOH}\to \text{N}{{\text{a}}_{2}}\text{C}{{\text{O}}_{3}}+\text{CaC}{{\text{O}}_{3}}+2{{\text{H}}_{2}}\text{O}\).
\(\mathrm{Ca}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2}+2 \mathrm{HCl} \rightarrow \mathrm{CaCl}_{2}+\mathrm{CO}_{2}+2 \mathrm{H}_{2} \mathrm{O}\).
Các chất vô cơ vừa tác dụng với dung dịch bazơ vừa tác dụng với axit:
- Một số kim loại: Al, Zn, Cr (lưu ý những kim loại này mặc dù vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với dung dịch ba zơ nhưng không phải là chất lưỡng tính).
- Oxit lưỡng tính: \(\mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{Cr}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{ZnO}\)
- Các hiđroxit lưỡng tính: \(\text{Cr}{{(\text{OH})}_{3}},\,\text{Al}{{(\text{OH})}_{3}},\,\,\text{Zn}{{(\text{OH})}_{2}},~\,\,\text{Pb}{{(\text{OH})}_{2}},\,\,\text{Sn}{{(\text{OH})}_{2}}\).
- Một số muối chứa các ion lưỡng tính: \(\text{HCO}_{3}^{-},\,\,\text{HSO}_{3}^{-},\,\,\text{HPO}_{4}^{2-},\,\,{{\text{H}}_{2}}\text{PO}_{4}^{-},\,\,\text{H}{{\text{S}}^{-}}\).
- Một số muối: \({{\left( \text{N}{{\text{H}}_{4}} \right)}_{2}}\text{C}{{\text{O}}_{3}},\,\,{{\left( \text{N}{{\text{H}}_{4}} \right)}_{2}}\text{S}{{\text{O}}_{3}}\).
Amino axit nào sau đây có 2 nguyên tử nitơ?
Đáp án C.
CTHH của lysin: \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{~N}-\left(\mathrm{CH}_{2}\right)_{4} \mathrm{CH}\left(\mathrm{NH}_{2}\right)-\mathrm{COOH}\)
Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
Đáp án A.
Phân loại polime:
- Polime thiên nhiên: xenlulozơ, tinh bột, tơ tằm, len...
- Polime tổng hợp: polietilen, poli(vinyl clorua), tơ nitron, nilon-6,6, nilon-6, nilon-7, tơ lapsan,…
- Polime bán tổng hợp (nhân tạo): tơ visco, tơ axetat, xenlulozơ trinitrat,...
Cho dãy các kim loại: Cu, Na, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch HCl là
Đáp án B.
Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
Glucozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt.
Số ancol bậc 1 là đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là \(\mathrm{C}_{4} \mathrm{H}_{10} \mathrm{O}\) ?
Đáp án B.
Có 2 đồng phân bậc 1 :
(1) \(\mathrm{CH}_{3} \mathrm{CH}_{2} \mathrm{CH}_{2} \mathrm{CH}_{2} \mathrm{OH}\)
(2) \(\left(\mathrm{CH}_{3}\right)_{2} \mathrm{CHCH}_{2} \mathrm{OH}\)
Cho từng chất: \(\text{Fe, FeO, Fe}{{\left( \text{OH} \right)}_{\text{2}}}\text{,Fe}{{\left( \text{OH} \right)}_{3}}\text{,F}{{\text{e}}_{3}}{{\text{O}}_{4}},\text{F}{{\text{e}}_{2}}{{\text{O}}_{3}},\text{Fe}{{\left( \text{N}{{\text{O}}_{3}} \right)}_{2}},\text{Fe}{{\left( \text{N}{{\text{O}}_{3}} \right)}_{3}},\text{FeS}{{\text{O}}_{4}},\text{F}{{\text{e}}_{2}}{{\left( \text{S}{{\text{O}}_{4}} \right)}_{3}},\text{FeC}{{\text{O}}_{3}}\) lần lượt phản ứng với \(\mathrm{HNO}_{3}\) đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử là
Đáp án C.
Những chất trong đó số oxi hóa của Fe là 0 và +2 thì có tính khử sẽ tham gia phản ứng oxi hóa khử với \(\mathrm{HNO}_{3}\) đưa Fe lên số oxi hóa cao nhất là +3.
Gồm các chất: \(\text{Fe},\,\,\text{FeO},\,\,\text{Fe}{{(\text{OH})}_{2}},\,\,\text{F}{{\text{e}}_{3}}{{\text{O}}_{4}},\,\,\text{Fe}{{\left( \text{N}{{\text{O}}_{3}} \right)}_{2}},\,\,\text{FeS}{{\text{O}}_{4}},\,\,\text{FeC}{{\text{O}}_{3}}\).
Hòa tan 4,68 gam kali vào 50 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là
Đáp án B.
\(2 \mathrm{~K}+2 \mathrm{H}_{2} \mathrm{O} \rightarrow 2 \mathrm{KOH}+\mathrm{H}_{2}\)
\({{n}_{\text{KOH}}}={{n}_{\text{K}}}=\frac{4,68}{39}=0,12~\text{mol}\)
\({{n}_{{{\text{H}}_{2}}}}=\frac{1}{2}\cdot {{n}_{\text{K}}}=0,06~\,\text{mol}\)
\(m_{\mathrm{dd}}=m_{\mathrm{KL}}+m_{\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}}-m_{H_{2}}=4,68+50-0,06.2=54,56\) gam
\(C%=\frac{{{m}_{\text{ct}}}}{{{m}_{\text{dd}}}}.100=\frac{4,68}{54,56}.100=8,56%\).
Cho các chất sau: glucozơ, anđehit fomic, anđehit axetic, axit fomic, axetilen. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là
Đáp án B.
Những chất tham gia phản ứng tráng bạc: glucozơ, anđehit fomic, anđehit axetic, axit fomic.
Những chất tác dụng với \(\mathrm{AgNO}_{3} / \mathrm{NH}_{3}\)
- Ank-1-in (ankin có nối ba đầu mạch): phản ứng thế ion kim loại.
PTHH:
\(\mathrm{R}-\mathrm{C} \equiv \mathrm{CH}+\mathrm{AgNO}_{3}+\mathrm{NH}_{3} \rightarrow \mathrm{R}-\mathrm{C} \equiv \mathrm{CAg}+2 \mathrm{NH}_{4} \mathrm{NO}_{3}\)
Riêng: \(\mathrm{CH} \equiv \mathrm{CH}+2 \mathrm{AgNO}_{3}+2 \mathrm{NH}_{3} \rightarrow \mathrm{AgC} \equiv \mathrm{CAg}+2 \mathrm{NH}_{4} \mathrm{NO}_{3}\)
Hiện tượng: kết tủa vàng.
Những chất thường gặp: axetilen, propin, vinyl axetilen...
- Những chất có nhóm - CHO: anđehit, axit fomic, muối fomat, este của axit fomic, glucozơ ...
Hiện tượng: kết tủa bạc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả cacbohiđrat đều có thể bị thủy phân.
(b) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tham gia phản ứng với .
(c) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(d) Thủy phân tinh bột thu được glucozơ
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là.
Đáp án C.
Những phát biểu đúng:
(a) sai vì glucozơ, fructozơ không bị thủy phân.
X là kim loại phản ứng được với dung dịch \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\) loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch \(\mathrm{Fe}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{3} .\) Hai kim loại \(\mathrm{X}\), Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa: \(\mathrm{Fe}^{3+} / \mathrm{Fe}^{2+}\) đứng trước \(\mathrm{Ag}^{+} / \mathrm{Ag}\))
Đáp án A.
X là kim loại phản ứng được với dung dịch \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\) loãng nên \(\mathrm{X}\) có thể: \(\mathrm{Fe}, \mathrm{Mg}\)
Y là kim loại tác dụng được với dung dịch \(\mathrm{Fe}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{3}\) nên \(\mathrm{Y}\) có thể: \(\mathrm{Fe}, \mathrm{Mg}, \mathrm{Cu} .\)
Vậy X, Y lần lượt là Fe, Cu.
Số trieste khác nhau thu được tối đa từ hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\)) là
Công thức tính nhanh số trieste tạo thành từ glixerol và axit béo khác nhau: \(\frac{{{n^2}(n + 1)}}{2}\)
Phát biểu đúng là
Đáp án B.
A sai vì tính axit của ancol yếu hơn phenol.
C sai vì toluen không thể tham gia phản ứng trùng hợp.
D sai vì trùng hợp isopren sẽ tạo ra cao su tổng hợp có gần giống với cao su thiên nhiên.
Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
Manhetit chứa \(\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}\)
Trộn \(100 \mathrm{ml}\) dung dịch \(\text{AlC}{{\text{l}}_{3}}\,\,1\text{M}\) với \(200 \mathrm{ml}\) dung dịch \(\text{NaOH}\,\,\,1,8\text{M}\). Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là
\(\begin{array}{l} {\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }} + 3{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } \to {\rm{Al}}{({\rm{OH}})_3}\\ x\quad \,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\quad \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x\\ {\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }} + 4{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } \to {\rm{Al}}({\rm{OH}})_4^ - \\ y\quad \,\,\,\,\,\,\,\,4y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\\ \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + y = 0,1\left( {{n_{{\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }}}}} \right)}\\ {3x + 4y = 0,36\left( {{n_{{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }}}} \right)} \end{array} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 0,04}\\ {y = 0,06} \end{array}} \right.} \right.\\ \to {m_{{\rm{Al}}{{({\rm{OH}})}_3}}} = 3,12g \end{array}\)
Hỗn hợp X gồm hai chất: \(\mathrm{Y}\left(\mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{8} \mathrm{~N}_{2} \mathrm{O}_{3}\right)\) và \(\mathrm{Z}\left(\mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{8} \mathrm{~N}_{2} \mathrm{O}_{4}\right)\). Trong đó, \(\mathrm{Y}\) là muối của amin, Z là muối của axit đa chức. Cho 29,4 gam X tác dụng với dung dịch \(\mathrm{NaOH}\) dư đun nóng, thu được 0,4 mol khí và m gam muối. Giá trị của \(\mathrm{m}\) là
Đáp án A.
\(\begin{array}{l} {\rm{Y}}:x\;\,\,{\rm{mol}}\,\,{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{O}}_3} + {\rm{NaOH}} \to {\rm{NaN}}{{\rm{O}}_3} + {{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3} + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\\ Z:y\,\;{\rm{mol}}\,\,{\rm{N}}{{\rm{H}}_4}{\rm{OOC}} - {\rm{COON}}{{\rm{H}}_4} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{NaOOC}} - {\rm{COONa}} + 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_3} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\\ \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x + 2y = 0,4}\\ {108x + 124y = 29,4} \end{array} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 0,1}\\ {y = 0,15} \end{array}} \right.} \right.\\ \to {m_{{\rm{muoi }}}} = {m_{{\rm{NaNO}}{{\rm{ }}_3}}} + {m_{{\rm{NaOOC - COONa }}}} = 28,6 \end{array}\)
Cho các phát biểu:
(a) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại.
(b) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: \(\mathrm{Ag}, \mathrm{Cu}, \mathrm{Au}, \mathrm{Al}\), Fe.
(c) Kim loại Na khử được ion \(\mathrm{Cu}^{2+}\) trong dd thành Cu.
(d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa \(\mathrm{Na}_{2} \mathrm{SO}_{4}\) và \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\).
(e) Cho Fe vào dd AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(g) Cho Mg vào dung dịch \(\mathrm{FeCl}_{3}\) dư, sau phản ứng thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C.
(a) sai. Hiđro thuộc nhóm IA nhưng là phi kim.
(b) đúng.
(c) sai. Na khử \(\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}\) trước.
(d) sai. Nhôm bị ăn mòn hóa học.
(e) đúng. \(\mathrm{Fe}+3 \mathrm{AgNO}_{3} \rightarrow \mathrm{Fe}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{3}+\mathrm{Ag}\)
Sau phản ứng thu được dung dịch chứa \(\mathrm{Fe}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{3}\) và \(\mathrm{AgNO}_{3}\) dư.
(g) sai. \(\mathrm{Mg}+2 \mathrm{FeCl}_{3} \rightarrow \mathrm{MgCl}_{2}+2 \mathrm{FeCl}_{2}\)
Cho các phát biểu sau:
(a) Không nên dùng dầu, mỡ động thực vật để lâu trong không khí.
(b) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.
(c) Chỉ có các monome chứa các liên kết bội mới có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
(d) Hầu hết các polime là những chất rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(e) Sự đông tụ và kết tủa protein xảy ra khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein.
(f) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B.
Những phát biểu đúng: (a), (b), (e), (f).
(a) đúng vì dầu, mỡ động thực vật để lâu trong không khí dễ bị oxi hóa, vi khuẩn xâm nhập, có hại cho người sử dụng.
(c) sai vì các monome có vòng kém bền cũng có thể trùng hợp tạo polime như caprolactam trùng hợp tạo nilon - 6 .
(d) sai vì polime có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D.
Xà phòng hóa chất béo thu được muối của axit béo và glixerol.
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:
Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho 1 số loại rau quả thì thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn là 12-15 ngày.
→ Đáp án C
Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xi đe rit, người ta làm như sau: còn 0,6g mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn đọ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2ml. % theo khối lượng của FeCO3 là:
nKMnO4 = (0,025.25,2)/1000 = 6,3.10-4 mol
Phương trình phản ứng:
10FeSO4 (3,15.10-3) + 8H2SO4 + 2KMnO4 (6,3.10-4) → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
mFeCO3 = 3,15.10-3. 116 = 0,3654g
%FeCO3 = (0,3654/0,6). 100% = 60,9%
→ Đáp án C
Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là
Cách giải nhanh, ta xét 1 mắt xích cao su buna N có 1 nguyên tử N ⇒ M = (14:8,69). 100 = 161.
Ta có Mbuta-1,3-dien = 54; Macrilonitrin = 52 ⇒ nbuta – 1,3 – đien : nacrilonitrin = 2 : 1
→ Đáp án C
X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là
TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3
TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3
nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol
nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol
Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.
Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.
Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.
Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.
→ Đáp án C
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
Số mol N2O = 1,008/22,4 = 0,045 mol;
4M + 10HNO3 (0,5) → 4M(NO3)2 + N2O (0,045) + 5H2O
Số mol HNO3 phản ứng = 0,045.10 = 0,45 mol < 0,5 suy ra có tạo sản phẩm khử khác là NH4NO3
4M + 10HNO3 (0,05) → 4M(NO3)2 + NH4NO3 (0,005) + 3H2O
Vậy m = 8,9 + 62.( 8.0,045 + 8.0,005)+ 80.0.005=34,1g
→ Đáp án A
Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
Ta có: nZn = 13/65 = 0,2 mol và nN2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol
ne nhường = 2.nZn = 0,4 mol > ne nhận = 10.nN2 = 0,2 mol → phản ứng tạo thành NH4NO3.
nNH4NO3 = (0,4 - 0,2)/8 = 0,025 mol
Khối lượng muối trong dung dịch X là = 180.0,2 + 80.0,025 = 39,80 gam
→ Đáp án C