Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 21 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 178701

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím?

Xem đáp án

Dung dịch Alanin (CH3-CH(NH2)-COOH) không làm đổi màu giấy quỳ tím.

Còn lại axit axetic (CH3COOH) làm quỳ tím hóa đỏ, Lysin (NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH) và metylamin (CH3NH2) làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 178702

Chất nào sau đây không có liên kết ba trong phân tử?

Xem đáp án

A. Axetilen (CH≡CH)

B. Propin (CH≡C-CH3)

C. Vinyl axetylen (CH≡C-CH=CH2)

D. Etilen (CH2=CH2)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 178703

Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

Xem đáp án

Tinh bột không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 178704

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

Xem đáp án

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 178705

Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng Fe trong X.

Xem đáp án

Đặt a, b là số mol Mg, Fe

—> mX = 24a + 56b = 10,4

nH2 = a + b = 0,3

—> a = 0,2; b = 0,1

—> %Fe = 56b/10,4 = 53,85%

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 178706

Phân tử polime nào sau đây chứa nguyên tố C, H và O?

Xem đáp án

A. Poli(vinyl clorua): (-CH2-CHCl-)n

B. Poliacrilonitrin: (-CH2-CHCN-)n

C. Poli(metyl metacrylat): (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n

D. Polietilen: (-CH2-CH2-)n

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 178707

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl acrylat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

Xem đáp án

CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

C2H3COOCH3 + NaOH —> C2H3COONa + CH3OH

—> Sản phẩm gồm 2 muối và 2 ancol.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 178708

Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua được ?

Xem đáp án

Kim loại Au có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua được.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 178709

Cho chất béo có công thức thu gọn sau: (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. Tên gọi đúng của chất béo đó là:

Xem đáp án

Chất béo này là Triolein (C17H33COO)3C3H5

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 178710

Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là

Xem đáp án

Khí X là CO2:

CaCO3 —> CaO (rắn) + CO2 (khí)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 178711

Dung dịch NaHCO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

A. HCl + NaHCO3 —> NaCl + CO2 + H2O

B. BaCl2 không phản ứng với NaHCO3 ở điều kiện thường.

C. KOH + NaHCO3 —> Na2CO3 + K2CO3 + H2O

D. Ca(OH)2 + NaHCO3 —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 178712

Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là

Xem đáp án

Kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ dễ bị oxi hóa nhất. Tính khử K > Ca > Fe > Ag

—> K dễ bị oxi hóa nhất

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 178713

Este nào sau đây có mùi chuối chín?

Xem đáp án

Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 178714

Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

Xem đáp án

Protein có phản ứng màu biure.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 178715

Este nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH thu được metanol?

Xem đáp án

Este HCOOCH3 tác dụng với dung dịch KOH thu được metanol:

HCOOCH3 + KOH —> HCOOK + CH3OH (metanol)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 178716

Cho 13 gam bột Zn vào 150 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xong thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

nZn = 0,2; nCuSO4 = 0,15

Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu

—> Chất rắn gồm Cu (0,15) và Zn dư (0,05)

—> m rắn = 12,85

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 178718

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Al(OH)3 có tính lưỡng tính:

Tính axit: Al(OH)3 + OH- —> AlO2- + 2H2O

Tính bazơ: Al(OH)3 + 3H+ —> Al3+ + 3H2O

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 178719

Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?

Xem đáp án

Fructozơ là đồng phân của glucozơ

Đáp án B

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 178720

Kim loại nhôm tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra khí hidro?

Xem đáp án

A. HNO3 loãng + Al —> Al(NO3)3 + NO + H2O

B. HCl đặc + Al —> AlCl3 + H2

C. H2SO4 loãng + Al —> Al2(SO4)3 + H2

D. KHSO4 + Al —> K2SO4 + Al2(SO4)3 + H2

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 178721

Công thức của sắt(II) sunfat là

Xem đáp án

Công thức của sắt(II) sunfat là FeSO4

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 178722

Hai chất nào sau đây đều có thể bị nhiệt phân?

Xem đáp án

Hai chất MgCO3 và Al(OH)3 đều có thể bị nhiệt phân:

MgCO3 —> MgO + CO2

Al(OH)3 —> Al2O3 + H2O

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 178723

Đốt cháy hoàn toàn 26,1 gam hỗn hợp glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,9 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

Xem đáp án

Các chất dạng Cn(H2O)m nên nC = nO2 = 0,9

—> mH2O = m hỗn hợp – mC = 15,3

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 178724

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3

Xem đáp án

(CH3)3N thuộc loại amin bậc 3

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 178725

Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

Xem đáp án

BaO không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.

Đáp án A

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 178726

Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Val là

Xem đáp án

Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Val là 3

Đáp án C

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 178727

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

Xem đáp án

Điều chế Ca bằng cách điện phân nóng chảy muối CaCl2:

CaCl2 điện phân nóng chảy —> Ca + Cl2

Al điều chế bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy (do AlCl3 hóa hơi trước khi nóng chảy).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 178728

Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 dư tạo thành 2 chất kết tủa?

Xem đáp án

Kim loại Ba:

Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 —> BaSO4 + Cu(OH)2

Còn lại Zn, Fe chỉ tạo 1 kết tủa là Cu; Na chỉ tạo 1 kết tủa là Cu(OH)2.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 178729

Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2?

Xem đáp án

Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2

Đáp án B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 178730

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

Xem đáp án

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Đáp án D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 178731

Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

Xem đáp án

Cặp Zn, Mg vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3.

Các cặp còn lại chứa Cu, Ag không tác dụng với HCl.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 178733

Nhiệt phân hoàn toàn 53,28 gam muối X (là muối ở dạng ngậm nước) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi và 14,4 gam một chất rắn Z. Hấp thụ toàn bộ Y vào nước thu được dung dịch T. Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào T thu được dung dịch chỉ chứa 1 một muối duy nhất, khối lượng muối là 30,6 gam. Phần trăm khối lượng nguyên tố kim loại trong X là

Xem đáp án

nNaOH = 0,36

Muối khan có k nguyên tử Na —> n muối = 0,36/k

—> M muối = 30,6k/0,36 = 85k

—> k = 1, M muối = 85: Muối là NaNO3 (0,36)

Y hấp thụ hết vào H2O —> Y gồm NO2 (0,36), O2 (0,09) và hơi H2O

mY = mX – mZ = 38,88 —> mH2O = 19,44 gam

Vậy X chứa cation kim loại, NO3- (0,36 mol) và H2O (19,44 gam)

—> m kim loại = mX – mNO3- – mH2O = 11,52

—> %kim loại = 11,52/53,28 = 21,62%

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 178735

Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ sau:

Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên:

(a) Đá bọt được sử dụng là CaCO3 tinh khiết

(b) Đá bọt có tác dụng làm tăng đối lưu trong hỗn hợp phản ứng.

(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2 và CO2.

(d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần.

(e) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H4.

(f) Thay dung dịch Br2 thành dung dịch KMnO4 thì sẽ có kết tủa.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, đá bọt nên chọn chất rắn vụn, trơ, để tránh ảnh hưởng đến phản ứng (như cát, vụn thủy tinh…). Ở đây có mặt H2SO4 đặc nên không dùng CaCO3.

(b) Đúng

(c) Đúng, CO2 và SO2 là các sản phẩm phụ do H2SO4 đặc oxi hóa C2H5OH tạo ra. Chúng cần được loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến kết quả thử tính chất của C2H4.

(d) Đúng

(e) Đúng

(f) Đúng:

C2H4 + H2O + KMnO4 —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 178737

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

Xem đáp án

X + NaOH —> 2 khí nên X là CH3NH3OOC-COONH4

Y là tripeptit Gly-Gly-Ala

nCH3NH2 + nNH3 = 0,1 —> nX = 0,05

—> nY = 0,1

E + HCl —> Các chất hữu cơ gồm CH3NH3Cl (0,05), (COOH)2 (0,05), GlyHCl (0,2), AlaHCl (0,1)

—> m chất hữu cơ = 42,725

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 178738

Hòa tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, FexOy, Mg(OH)2 và MgCO3 vào dung dịch chứa 0,34 mol H2SO4 (loãng) và 0,06 mol KNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 44,2 gam các muối sunfat trung hòa và 2,94 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, CO2 và H2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 19,41 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 12,8 gam X trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,18 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 4,5. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là

Xem đáp án

Y chứa kim loại (tổng u gam), NH4+ (v mol) và SO42- (0,34)

m muối = u + 18v + 0,34.96 = 44,2 (1)

Y + NaOH tạo ra dung dịch chứa K+ (0,06), SO42- (0,34), bảo toàn điện tích —> nNa+ = 0,62

—> nOH- trong kết tủa = 0,62 – v

m↓ = u – 0,06.39 + 17(0,62 – v) = 19,41 (2)

(1)(2) —> u = 11,38; v = 0,01

Bảo toàn N —> nNO = 0,05

T gồm CO2 (0,03) và H2 (0,15)

Z gồm NO (0,05), CO2 (0,03) và H2 —> nH2 = 0,06

Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,28

Bảo toàn H —> nOH(X) = 0,04

nH+ = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO + nOH

—> nO = 0,11

X + HCl —> nH2O = nO + nOH = 0,15

Bảo toàn H —> nHCl phản ứng = 2nH2 + 2nH2O – nOH(X)  = 0,56

—> m muối = (u – 0,06.39) + 0,56.35,5 = 28,92

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 178739

X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai  chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được F chỉ chứa 2 muối có tỷ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khôi lượng phân tử nhỏ trong E là:

Xem đáp án

nNa2CO3 = 0,13 —> nNaOH = 0,26

Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)

—> m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1

—> R = 197n/13

Do 1 ≤ n ≤ 2 —> 15,2 < R < 30,4

—> Hai ancol là C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v)

—> u + 2v = 0,26 & 45u + 60v = 8,1

—> u = 0,02 và v = 0,12

Bảo toàn khối lượng:

mE + mNaOH = m muối + m ancol

—> m muối = 21,32 gam

Trong muối có nNa = 0,26 —> nO = 0,52

nH2O = 0,39 —> nH = 0,78

—> nC = 0,52

—> nCO2 = nC – nNa2CO3 = 0,39

Vì nCO2 = nH2O —> Các muối no, đơn chức, mạch hở.

—> n muối = nNaOH = 0,26

—> Số C = 0,52/0,26 = 2

Do 2 muối có số mol bằng nhau —> HCOONa và C2H5COONa

Vậy các este gồm:

X: HCOOC2H5 (0,01)

Y: C2H5COOC2H5 (0,01)

Z: HCOO-CH2-CH2-OOC-C2H5 (0,12)

—> %X = 3,84%

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 178740

Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X trong dung dịch NaOH dư, thu được 1,84 gam glixerol; 6,12 gam natri stearat và m gam natrioleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

nX = nC3H5(OH)3 = 0,02

nC17H35COONa = 0,02

—> X là (C17H35COO)(C17H33COO)2C3H5

A. Sai, MX = 886

B. Đúng

C. Đúng, nC17H33COONa = 2nX = 0,04 —> m = 12,16 gam

D. Đúng, có 2C=C + 3C=O

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »