Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
39 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại nào sau đây thường được dùng trong các dây dẫn điện?
Cu là KL dẫn điện tốt sau Ag, thường được dùng làm dây dẫn điện
Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội
Xút ăn da là hiđroxit của kim loại nào sau đây?
Xút ăn da là tên gọi khác của natri hiđroxit (NaOH)
Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Kim loại không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
Ag là KL hoạt động rất yếu (đứng sau H) không tác dụng với H2SO4 loãng
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Tính chất vật lý chung của KL là: tính dẻo, tính dẫn diện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim
Thành phần chính của quặng boxit là
Quặng boxit là Al2O3.2H2O
Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
Ca là KL kiềm thổ
Một mẫu nước cứng chứa các ion: \(M{{g}^{2+}}\), \(C{{a}^{2+}}\), \(C{{l}^{-}}\), \(SO_{4}^{2-}\). Chất được dung để làm mềm mẫu nước cứng trên là
Dung dịch là nước cứng vĩnh cửu, nên được cải thiện bằng Na2CO3 hoặc Na3PO4
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh (xanh rêu). Chất X là
FeCl2 tạo Fe(OH)2 màu trắng xanh
Chất không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
Cr2O3 mang tính lưỡng tính nhưng chỉ tác dụng với bazơ đặc
Phát biểu nào sau đây sai?
C sai vì khí thải là tác nhân gây ô nhiễm không khí
Chất gây ra mùi thơm của quả chuối thuộc loại
Este isoamyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín
Este vinyl axetat có công thức là
Vinyl axetat là CH3COOCH=CH2
Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:
Sau khi lắc nhẹ, rồi để yên thì thấy tại ống nghiệm (A) và (B) lần lượt xuất hiện dung dịch
Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, protein thì cho phản ứng màu biure tạo dung dịch màu tím.
Dung dịch Gly-Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Peptit thủy phân trong môi trường axit và bazơ
Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
PVC có công thức (-CH2-CH(Cl)-)n
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
Phản ứng trao đổi là phản ứng giữa các ion trong môi trường nước
Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom?
Etan là ankan chỉ có liên kết đơn nên không tham gia tác dụng với dung dịch Br2
X là một loại quặng sắt. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, chỉ thu được dung dịch Y và không thấy khí thoát ra. X là
Hematit là Fe2O3 trong đó sắt có hóa trị (III) tối đa nên không bị HNO3 oxi hóa
Este nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol các chất tham gia tương ứng là 1 : 2?
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
Al → NO
0,01 0,01
mAl=0,27(g)
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe vào dung dịch KCl.
(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(d) Đốt dây sắt trong Cl2.
(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).
Cho 12 gam hỗn hợp chứa Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa lượng dư HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
56x + 64x = 12→ x=0,1(mol)
Fe → FeCl2
0,1 0,1
mmuối = 12,7(g)
Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Có các phát biểu:
(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;
(2) Chất Y tan vô hạn trong nước;
(3) Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken;
(4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;
(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.
Số phát biểu đúng là
X là HCOOCH3 ⇔ Y là HCOOH và Z là CH3OH
(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.
(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.
Dung dịch saccarozơ và glucozơ đều
Saccarozơ và glucozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
\(\begin{array}{l} {C_6}{H_{10}}{O_5} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2{C_2}{H_5}OH\\ 162....................................46.2\\ 650.....................................m \end{array}\)
\(\to {{m}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$ thu được $=\frac{650.46.2.80%}{162}=295,3\) kg
Cho 0,15 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là
nGly = nNaOH =0,15
mNaOH = 6(g)
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); poli(vinyl axetat); teflon; tơ visco; tơ nitron; polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là poli(vinyl clorua); poli(vinyl axetat); teflon; tơ nitron; polibuta-1,3-đien.
Hỗn hợp X gồm metan, eten, propin. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7 gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 108 gam brom phản ứng. Phần trăm thể tích CH4 trong hỗn hợp X là
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} 16x + 28y + 40z = 13,4\\ z = 0,1 \end{array} \right.\) (1)
\(\left\{ \begin{array}{l} k(x + y + z) = 0,75\\ k(y + 2z) = 0,675 \end{array} \right. \Rightarrow \frac{{x + y + z}}{{y + 2z}} = \frac{{10}}{9}\) (2)
Từ (1), (2) suy ra: x = 0,15; y = 0,25; z = 0,1 Þ \(%{{V}_{C{{H}_{4}}}}=30%\)
Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(2) Al là kim loại có tính lưỡng tính.
(3) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(4) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(5) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
(6) Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2.
(7) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(8) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
Số phát biểu đúng là
(1) Sai, Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(2) Sai, Không có khái niệm kim loại có tính lưỡng tính.
(6) Sai, Đám cháy Mg không được dập tắt bằng CO2.
(8) Sai, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm CH5N (3a mol); C3H9N (2a mol) và este có công thức phân tử là C4H6O2, thu được 33,44 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Phần trăm số mol của C4H6O2 có trong hỗn hợp là
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} 3a + 2a.3 + 4b = 0,76\\ 3a.2,5 + 2a.4,5 + 3b = 0,96 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,04\\ b = 0,1 \end{array} \right. \Rightarrow \% b = 33,33\% \)
Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.
(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.
(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Al4C3 và BaC2. Cho 29,7 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 120ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Quy đổi 15,15 gam hỗn hợp X thành Ba, Al và C. Xét quá trình đốt hỗn hợp khí Z, ta có hệ sau:
\(\left\{ \begin{array}{l} 137{n_{Ca}} + 27{n_{Al}} + 12{n_C} = {m_X}\\ {n_C} = {n_{C{O_2}}}\\ 2{n_{Ba}} + 3{n_{Al}} = 2{n_{{H_2}O}} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} 40{n_{Ba}} + 27{n_{Al}} + 12{n_C} = 29,7\\ {n_C} = 0,2\\ 2{n_{Ba}} + 3{n_{Al}} = 1,05 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{Ba}} = 0,15{\mkern 1mu} mol\\ {n_{Al}} = 0,25{\mkern 1mu} mol\\ {n_C} = 0,2{\mkern 1mu} mol \end{array} \right.\)
Dung dịch Y gồm Ba2+ (0,15 mol), AlO2- (0,25 mol) và OH-. Xét dung dịch Y có:
\(\xrightarrow{BTDT}{{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{B{{a}^{2+}}}}-{{n}_{Al{{O}_{2}}^{-}}}=0,05\,mol\)
Khi cho 0,12 mol H2SO4 tác dụng với dung dịch Y ta nhận thấy: \({{n}_{Al{{O}_{2}}^{-}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}-{{n}_{O{{H}^{-}}}}\)
→ \({{n}_{Al{{(OH)}_{3}}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}-{{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,19\ mol\) và BaSO4 : 0,12 mol → m = 42,78 (g)
Cho m gam X gồm các este của CH3OH với axit cacboxylic và 0,1 mol glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn, thu được hỗn hợp khí, hơi Z gồm CO2, H2O, N2 và 0,3 mol chất rắn Na2CO3. Hấp thụ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 34,9 gam so với ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của glyxin trong X là
Ta có: \({{n}_{NaOH}}=0,3.2=0,6\ mol\Rightarrow {{n}_{RCOOC{{H}_{3}}}}=0,6-0,1=0,5\ mol\) và \({{n}_{{{N}_{2}}}}=0,1.0,5=0,05\ mol\)
Hấp thụ Z vào nước vôi trong dư thì: \(80-(44.0,8+{{m}_{{{H}_{2}}O}})=34,9\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,55\ mol\)
\(\xrightarrow{BT:\ O}2.0,6+2{{n}_{{{O}_{2}}}}=2.0,8+0,55+0,3.3\Rightarrow {{n}_{{{O}_{2}}}}=0,925\ mol\xrightarrow{BTKL}\)mY = 48,7 (g)
Khi cho X tác dụng với NaOH: \(\xrightarrow{BTKL}m+0,6.40=48,7+0,5.32+0,1.18\Rightarrow %{{m}_{Gly}}=17,65%\)
Hòa tan hoàn toàn 27,04 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol H2SO4 (loãng). Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,28 mol hỗn hợp Z gồm N2O, H2. Tỷ khối của Z so với H2 bằng 10. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2,28 mol NaOH, thu được 27,84 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của nhôm kim loại có trong X là
Tính được: \({{n}_{{{N}_{2}}O}}=0,12\ mol\) và \({{n}_{{{H}_{2}}}}=0,16\ mol\)
Dung dịch Y chứa Mg2+, Al3+ (x mol), NH4+ (y mol), Na+ (z mol) và SO42- (1,08 mol)
Theo đề:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2{n_{M{g^{2 + }}}} + 4x + y = 2,28\\ 40{n_{Mg{{(OH)}_2}}} = 40{n_{M{g^{2 + }}}} = 27,84 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{M{g^{2 + }}}} = 0,48\;mol\\ 4x + y = 1,32\;(1) \end{array} \right. \to 3x + y + z = 1,2\;(2)\)
\(\xrightarrow{BT:\ H}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,92-2y\ \xrightarrow{BTKL}-27x+18y+62z=4,48\ (3)\)
Từ (1), (2), (3) suy ra: x = 0,32 ; y = 0,04 ; z = 0,2
\(\xrightarrow{BT:\ N}{{n}_{Mg{{(N{{O}_{3}})}_{2}}}}=0,04\ mol\Rightarrow {{n}_{Mg}}=0,44\ mol\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{Al}} + 2{n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,32\\ 27{n_{Al}} + 102{n_{A{l_2}{O_3}}} = 10,56 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{Al}} = 0,24\;mol\\ {n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,04\;mol \end{array} \right. \Rightarrow \% {m_{Al}} = 23,96\% \)
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị gần nhất của a là
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_2}}}{n_{{H_2}O}} = 0,064\\ 44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = 53,408 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = 0,88\;mol\\ {n_{{H_2}O}} = 0,816\;mol \end{array} \right. \to {n_X} = 0,016\;mol\)
Áp dụng độ bất bão hoà: \({{n}_{C{{O}_{2}}}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=(k-1){{n}_{X}}\Rightarrow k=5\)
Khi cho X tác dụng với H2 thì: \({{n}_{{{H}_{2}}}}=2{{n}_{X}}=0,032\ mol\)
Nếu có 0,06 mol H2 thì thu được: mY = \(41,376\ (g)\Rightarrow {{n}_{Y}}=0,048\ mol\)
Khi cho Y tác dụng với NaOH thì: \(\xrightarrow{BTKL}a=41,376+40.0,144-92.0,048=42,72\text{ (g)}\)
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
\(\xrightarrow{BTKL}{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,315\ mol\xrightarrow{BT:\ O}{{n}_{M}}=0,05\ mol\) < nNaOH Þ Trong M có một este của phenol
với \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{X,Y}} + {n_Z} = 0,05\\ {n_{X,Y}} + 2{n_Z} = 0,07 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {n_{X,Y}} = 0,03\;mol\\ {n_Z} = 0,02\;mol \end{array} \right. \to ({k_1} - 1).0,03 + ({k_2} - 1).0,02 = 0,11 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {k_1} = 2\\ {k_2} = 5 \end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {C_{X,Y}} = 4\\ {C_Z} = 8 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_2}{\rm{CH}} = C{H_2}\\ HCHCOO{\rm{CH = CH}}C{H_3}\\ {\rm{HCOO}}{C_6}{H_4}C{H_3} \end{array} \right.\)
Muối thu được gồm HCOONa (0,05 mol) và CH3C6H4ONa (0,02 mol) → m = 6 gam.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mỡ bôi trơn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu sai là
(a) Đúng
(b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên.
(c) Đúng, phản ứng thủy phân cần có mặt H2O.
(d) Sai, dầu nhớt là hiđrocacbon, không thể tại ra xà phòng.
(e) Đúng
(f) Đúng
(g) Sai, dùng CaCl2 sẽ tạo kết tủa dạng \({{\left( {{C}_{17}}{{H}_{35}}COO \right)}_{2}}Ca\)