Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hoá học - Trường THPT Phan Đăng Lưu
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hoá học - Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
28 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất)?
Cần nắm một số tính chất vật lý riêng của một số kim loại:
- Nhẹ nhất: Li (0,5g/cm3)
- Nặng nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nc thấp nhất: Hg (−390C)
- Nhiệt độ cao nhất W (34100C).
- Kim loại mềm nhất là Cs (K, Rb) (dùng dao cắt được)
- Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
Chọn đáp án B.
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl?
Nhớ tính chất dãy hoạt động hóa học
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+
Tính oxi hóa tăng dần
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au
Tính khử giảm dần
Chọn đáp án C.
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
Nắm cách viết cấu hình theo mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s,...
Chọn đáp án D.
Kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là
Nhớ tính chất dãy hoạt động hóa học: kim loại tác dụng với H2SO4 loãng phải đứng trước H
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au
Chọn đáp án D
Kim loại nào sau đây có thể cắt được thủy tinh?
Cr là kim loại cứng nhất có thể cắt được thủy tinh
Đáp án C.
Chất nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm?
Các kim loại (K, Na, Ca, Ba...) và oxit của chúng dễ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ
Đáp án B.
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
Điện phân nóng chảy thường dùng điều chế các kim loại từ Al trở về trước
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au
Đáp án D.
Cho x mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa y mol NaOH. Biểu thức liên hệ x và y là.
Đáp án D.
X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ cho phản ứng AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag.
- Phần 2: Đun nóng với H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag.
Hãy xác định giá trị của m1 và m2 ?
Phần 1: nmantozo = 0,03. 0,5 = 0,015 mol
Phần 2: Gọi số mol Glucozo do thủy phân tinh bột là x
Mantozo thủy phân tạo nGlucozo = 2nmantozo = 0,03 mol
Do đó: 2.(x + 0,03) = nAg ⇒ x = 0,025
Như vậy: m1/2 = 0,015. 342 = 5,13; m2/2 = 0,025.162 = 4,05
⇒ m1 = 10,26; m2 = 8,1
→ Đáp án A
Cho 3,51 gam gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 trong NH3 được 2,16 gam Ag. Hãy tính %saccarozơ?
Sơ đồ phản ứng
CH2OH – [CHOH]4 – CHO (0,01) → 2Ag (0,02)
Vậy:
%mglucozo = [(0,01×180)/3,51] x 100% = 51,28%
%msaccarozo = 100% - 51,28% = 48,72%
→ Đáp án A
Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
Ta dung Cu(OH)2/NaOH
Cho thuốc thử vào 4 chất, có 1 chất không tham gia phản ứng là C2H5OH
Ba chất còn lại đều làm tan Cu(OH)2
+) Axit axetic cho dung dịch màu xanh lam nhạt
+) Glyxerit cho dung dịch màu xanh lam đậm
+) Glucozo cho dung dịch màu xanh lam đậm, khi đun nóng tạo kết tủa
Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xt axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là?
Xenlulozo:
+) Có dạng sợi
+) Tan trong nước Svayde (Cu(OH)2/NH3)
+) Phản ứng với HNO3 đặc
+) Thủy phân trong môi trường axit
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số câu phát biểu đúng là
Đáp án D
Thấy rằng:
(a) Đúng
(b) Sai. Chẳng hạn CCl4 vẫn là hợp chất hữu cơ
(c) Sai. C2H4 (eten) và C3H6 (xiclopropan) không là đồng đẳng
(d) Sai. Glucose bị oxi hóa
(e) đúng
Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là
Mantozo tạo từ 2 gốc α - glucozo liên kết với nhau bởi liên kết α - 1,4 glicozit.
Do còn nhóm -CHO nên mantozo làm mất màu Br2
Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
nCO2 = 0,36 mol ; nH2O = 0,33 mol
Bảo toàn Khối lượng → mO = 10,26 - 12nCO2 - 2nH2O = 5,28 g → nO = 0,33 mol
→ X có Công thức đơn giản nhất là C6H11O6 . Vì MX < 400 → X là C12H22O11
X có phản ứng tráng gương → X là mantozo
Cho 27 gam glucozơ vào AgNO3 trong NH3 được bao nhiêu gam Ag?
Có nAg = 2nC6H12O6 = (2.27)/180 = 0,3 mol
→ mAg = 0,3.180 = 32,4 g
→ Đáp án D
Thủy phân 171 gam saccarozơ trong H+ thì sp thu được cho vào AgNO3 dư thì được bao nhiêu gam Ag biết %H = 90%?
1 mol C12H22O11 → 0,9 mol C6H12O6 (glucozơ) + 0,9 mol C6H12O6 (fructozơ)
→ (0,9 + 0,9).2.90% = 3,24 mol Ag
Ta có: nAg = 3,24nsaccarozơ
→ mAg tạo ra = 1,62.108 = 174,96 gam.
→ Đáp án D
Cho 10kg glucozơ (10% tạp chất) lên men biết trong quá trình ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu?
Sơ đồ: C6H12O6 → 2C2H5OH
Ta có: mglucozơ = 10. 90% = 9 kg
→ nglucozơ = 9/180 = 0,05 kmol
→ nancol = 0,05. 2. 95% = 0,095 kmol
→ mancol = nancol. 46 = 0,095. 46 = 4,37 kg.
→ Đáp án D
Điều chế 1 lít ancol etylic 40o (d = 0,8 g/ml) với H = 80% thì khối lượng glucozơ cần là mấy?
Glucozơ (C6H12O6) → 2C2H5OH + 2CO2 → CaCO3
→ nC2H5OH = nCO2 = x
Ta có: mdung dịch tăng = mC2H5OH + mCO2 - mCaCO3 = 3,5
→ 46x + 44x - 10 = 3,5 → x = 0,15 mol
Vì hiệu suất phản ứng lên men là 90%
→ nC2H5OH = 90%.2nC6H12O6 → nC6H12O6 = 1/12 mol
→ a = mC6H12O6 = 180/12 = 15 g
→ Đáp án C
Ni phản ứng được với những muối nào sau đây ?
Kim loại hoạt động có thể khử được ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Ni đứng trước Ag, Cu, Pb trong dãy điện hóa → Ni có thể khử được các ion kim loại trên.
Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag
Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu
Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb.
→ Đáp án D
Viết cấu hình electron nguyên tử Fe
Nguyên tử Fe có Z = 26 → Cấu hình e của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2.
→ Đáp án A
Nhằm loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây?
Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
→ Đáp án A
Có tổng bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3?
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Theo bài ta có: nAlCl3 = 26,7/133,5 = 0,2 mol
Theo phương trình ta có: nCl2 = 3nAlCl3/2 = 0,3 mol
Khối lượng clo cần là: mCl2 = 0,3.71 = 21,3 g
→ Đáp án A
Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyền tố nào sau đây ?
Chọn C
N + P + E = 40; N + 2P = 40
N = 40 – 2P; P ≤ N ≤ 1,5P
11,43 ≤ P ≤13,33
Có hai trường hợp : P = 12 ⟹ N = 16 (loại)
P= 13 ⟹ N = 14 ⟹ Al.
Tính khối lượng Cu sinh ra ở catot là khi điện phân dung dịch \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút.
Chọn A.
Khi catot có khí \( \to C{u^{2 + }}\) đã hết \({m_{Cu}} = \dfrac{64.I.t} {2.96500} = 7,68\,gam.\)
Cho luồng khí \({H_2}\) có dư đi qua ống sứ có chứa 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, đem cân lại, thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là
Chọn B.
Khối lượng giảm do CuO chuyển thành Cu.
\( \to {n_{CuO}} = \dfrac{3,2} {80 - 64} = 0,2\,mol \)
\(\Rightarrow {m_{CuO}} = 16\,gam.\)
Những chất phân biệt ba hợp kim: Cu-Ag, Cu-Al, Cu-Zn?
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẩu thử.
- Hợp kim nào không có khí là Cu-Ag.
- Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được trong hai trường hợp còn lại.
+ Trường hợp tạo kết tủa keo trắng và không tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim là Cu-Al.
3Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
+ Trường hợp tạo kết tủa rồi tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim ban đầu là Cu-Zn.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng xi đe rit, người ta làm như sau: còn 0,6g mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn đọ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2ml.
nKMnO4 = (0,025.25,2)/1000 = 6,3.10-4 mol
Phương trình phản ứng:
10FeSO4 (3,15.10-3) + 8H2SO4 + 2KMnO4 (6,3.10-4) → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
mFeCO3 = 3,15.10-3. 116 = 0,3654g
%FeCO3 = (0,3654/0,6). 100% = 60,9%
→ Đáp án C
Nếu muốn điện phân hoàn toàn 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện I = 1,34A (hiệu suất điện phân là 100%) thì mất bao lâu?
nCuSO4 = 0,5. 0,4 = 0,2 mol
ne trao đổi = 2.0,2 = 0,4 mol
ne = It : F → t = 28805s = 8h
→ Đáp án C
Điện phân 2,22 gam muối clorua nào bên dưới đây để thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot.
nCl2 = 0,02 mol
Tại catot: Mn+ + ne → M
Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = m(muối) – mCl2 = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 gam
Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e
Theo định luật bảo toàn mol electron ta có: nM = 0,04/n → M = 20.n → n = 2 và M là Ca
→ Đáp án B
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
Đáp án D
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng tối đa là bao nhiêu?
Lượng chất Acesulfam K tối đa một người nặng 60kg có thể dùng trong một ngày là:
15.60 = 900 mg.
Tính số mol Ag thu được sau phản ứng biết cho hỗn hợp gồm 34,2g saccarozơ và 68,4g mantozơ một thời gian thu được X (%H = 75%). Cho X tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong NH3?
nSac = 0,1 mol; nMan = 0,2 mol;
Phản ứng thủy phân:
Saccarozơ → glucozơ + fructozơ
Mantozơ → 2 glucozơ
H = 75% ⇒ dd X gồm: nglu = (nsac + 2nman). 0,75 = 0,375 mol;
nfruc = nsac. 0,75 = 0,075mol;
nman = 0,05 mol;
nsac = 0,025 mol
nAg = 2(nglu + nman + nfruc) = 1 mol
Cho dãy chuyển hóa: Z (+ Cu(OH)2/OH-)→ dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch.
Hãy cho biết Z không thể là chất nào sau đây?
Do trong phân tử Saccarozơ không có nhóm –CHO nên khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng không tạo kết tủa đỏ gạch
Có 3 dung dịch: Na2CO3, KHSO4, BaCl2 có cùng số mol được đánh dấu theo thứ tự (1) – (2) – (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho từ từ ống (1) vào ống (2) đến khi phản ứng xảy hoàn toàn, sau đó cho từ từ ống (3) vào hỗn hợp thu được.
TN2: Cho từ từ ống (2) vào ống (1) đến khi phản ứng xảy hoàn toàn, sau đó cho từ từ ống (3) vào hỗn hợp thu được.
Cho các phát biểu sau:
(a) Cả 2 thí nghiệm đều có khí thoát ra
(b) Ở TN1, khí xuất hiện ngay lập tức khi cho ống 1 vào ống 2.
(c) Cả 2 thí nghiệm đều thu được kết tủa sau phản ứng
(d) Muối thu được trong dung dịch sau TN1 và TN2 có thành phần giống nhau.
Số phát biểu đúng là
phát biểu đúng là (b), (c)
Hóa chất dùng để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen là gì?
Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen: Cho NaOH vào hỗn hợp trên, lắc đều rồi để cho dung dịch phân lớp và đem chiết lấy phần dung dịch ở dưới là hỗn hợp gồm C6H5ONa và NaOH dư ( do anilin và benzen không phản ứng không tan trong nước nên ở lớp trên) cho hỗn hợp vừa chiết qua HCl dư thì thu được phenol kết tủa
PT: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
Phát biểu nào đúng biết ba chất hữu Cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phùn tử C2H4O2 có các tính chất sau:
- X tác dụng với Na2CO giải phóng CO2.
- Y tác dụng với Na và tham gia tráng bạc.
- Z tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na.
X: CH3COOH ; Y: HOCH2CHO; Z: HCOOCH3
Cho khí X đi qua hơi nước thấy có hiện tượng bốc cháy. Khí X có thể là ?
F2 phản ứng với nước tạo O2 → bốc cháy
Cho 35 ml hỗn hợp gồm H2 và amin đơn chức nào dưới đây vào 40 ml O2 thu được 20 ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2?
Do điều kiện như nhau nên ta sử dụng thể tích như số mol (để tiện tính toán)
Ta có:
35ml + 40 ml O2
Amin đơn chức ⇒ Vamin = 2VN2 = 10 ml
⇒ VH2 = 35 – 10 = 25 ml
⇒ Số C của amin là: VCO2 / Vamin = 10/10 = 1
Trong các phương án đã cho chỉ có CH5N thỏa mãn
→ Đáp án A