Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Yên Lạc 2
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Yên Lạc 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
48 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dùng phản ứng nào sau đây?
Thành phần chính của thủy tinh chứa SiO2 tan được trong dd HF nên người ta dựa vào đặc điểm này để khác chữ lên thủy tinh
Đáp án B
Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S. Hóa chất cần dùng là :
Ag là kim loại hoạt động yếu, nguyên tắc là có thể dùng phương pháp thủy luyện như sau :
Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] (phức tan) + Na2S
Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag↓
Đáp án C
Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng :
Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên sẽ phản ứng với Cu(OH)2 tạo màu tím đặc trưng. Protein chính là 1 polypeptit nên thỏa mãn điều kiện trên.
Đáp án D
Oxi hóa NH3 bằng CrO3 sinh ra N2 , H2O và Cr2O3. Số phân tử NH3 tác dụng với 1 phân tử CrO3 là :
Phản ứng : 2CrO3 + 2NH3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)Cr2O3 + N2 + 3H2O
=> cứ 1 NH3 sẽ phản ứng với 1 CrO3
Đáp án D
Nhôm không tan trong dung dịch
Nhôm là kim loại nên không phản ứng được với muối trung tính của kim loại kiềm (Na2SO4)
Đáp án D
Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm thành phần cao nhất là
Trong gang có thành phần các nguyên tố là : Fe-C trong đó Cacbon chiếm 2 -5% về khối lượng tuy nhiên thành phần chính vẫn là Fe
Đáp án D
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy :
Phương trình phản ứng : Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → 2NaHCO3 + CaCO3↓ => xuất hiện kết tủa trắng
Đáp án C
Dân gian xưa kia dùng phèn chua làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu và đặc biệt dùng làm trong nước. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phèn chua có khả năng làm trong nước
Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O khi hòa vào nước thì phân ly ra Al3+
Sau đó có phản ứng : Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (kết tủa keo sẽ kéo các hạt bụi bẩn trong nước lắng xuống, từ đó làm trong nước)
Đáp án C
Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc đun nóng) là phản ứng
Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc đun nóng) là phản ứng este hóa.
Đáp án B
Phản ứng nào sau đây giải thích cho hiện tượng “nước chảy, đá mòn”?
“Nước chảy, đá mòn” là hiện tượng “ăn mòn” đá vôi dưới tác động của dòng nước có hòa tan CO2 theo phản ứng sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
(không tan) (tan)
Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện ly) vì
Khi gắn tấm kẽm lên vỏ tầu thủy tức là ta tạo ra 1 pin điện Zn-Fe trong đó Zn là cực âm là Zn và cực dương là Fe(trong thép). Trong pin điện hóa, cực dương diễn ra quá trình oxi hóa
=> Zn sẽ bị oxi hóa trước Fe
Đáp án A
Nhóm vật liệu vào được chế tạo từ polime thiên nhiên
Polime được chế tạo từ polime thiên nhiên thì có thể là polime thiên nhiên hoặc polime bán tổng hợp
Polime bán tổng hợp : tơ axetat, tơ visco, phim ảnh (xenlulozo trinitrat)
Polime tự nhiên : tơ tằm
Đáp án D
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M , oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96g M tác dụng vừa đủ với 40g dung dịch NaOH 10% tạo ra 9,4g muối. Công thức của X và Y lần lượt là ?
Gọi công thức tổng quát của các chất là : RCOOH ; R’OH ; RCOOR’
- Khi phản ứng với NaOH : RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
=> nNaOH = 40.10% : 40 = 0,1 mol = nmuối
=> Mmuối = 9,4 : 0,1 = 94g = R + 67 => R = 27g (CH2=CH-)
- Bảo toàn Oxi ta thấy : nO(M) = nO(X,Y,Z) . Mà nO(Y,Z) = nO(COO) = 2nCOO = 2n(Y,Z) = 0,2 mol
mO(M) = mM.43,795% = 4,8g => nO(M) = 0,3 mol
=> nO(Y) = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol = nY (Y có 1 nguyên tử oxi)
=> Mtb (M) = 10,96 : (0,1 + 0,1) = 54,8g < MC2H3COO = 71g
=> ancol Y phải có M < 54,8g
+) TH1 : Y là CH3OH => M gồm : 0,1 mol CH3OH ;
x mol C2H3COOH ;
(0,1 –x) mol C2H3COOCH3
=> mM = 0,1.32 + x.72 + (0,1 – x).86 = 10,96 => x = 0,06 mol
+) TH2 : Y là C2H5OH => M gồm : 0,1 mol C2H5OH ;
x mol C2H3COOH ;
(0,1 –x) mol C2H3COOC2H5
=> mM = 0,1.46 + x.72 + (0,1 – x).86 = 10,96 => x = 0,13 mol > 0,1 (Loại)
Vậy chỉ có TH1 thỏa mãn => X là CH3OH ; Y là C2H3COOH
Đáp án B
Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ :
Phản ứng chuyển hóa giữa 2 dạng : 2H+ + 2CrO42- → Cr2O72- + H2O
2OH- + Cr2O72- → 2CrO42- + H2O
(cam) (vàng)
Đáp án A
Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 g tinh bột thì cần bao nhiêu lit không khí (dktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp
Tinh bột có công thức : (C6H10O5)n => ntinh bột = \({{500} \over {162n}}\) mol
- Phản ứng quang hợp : 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n
Mol 6n.\({{500} \over {162n}}\) \({{500} \over {162n}}\)
=> VCO2 = 22,4. 6n. \({{500} \over {162n}}\) = 414,815 lit
=> VKK = VCO2 : 0,03% = 1 382 716 lit
Đáp án D
Cho Glixerol tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra tối đa bao nhiêu chất có chứa gốc este ?
Glixerol có 3 vị trí OH là 1, 2, 3. Axit axetic CH3COOH có 1 gốc COOH
+) 3 gốc este : 1 chất
+) 2 gốc este : 2 chất (1-2 ; 1-3) (1 và 3 đối xứng)
+) 1 gốc este : 2 chất (1 ; 2) (1 và 3 đối xứng)
=> Có tổng cộng 5 chất
Đáp án C
Điều chế kim loại K bằng phương pháp nào?
Điều chế kim loại kiềm có phương pháp là : Nhiệt phân nóng chảy muối Halogen của kim loại kiềm
Đáp án D
Amilozo được tạo thành từ gốc
Amilozo được cấu tạo từ các gốc \(\alpha \)-Glucozo
Đáp án A
Cho dãy kim loại : Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải là :
Thứ tự độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần: Zn > Cr > Fe
Đáp án C
Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình rút gọn của phản ứng:
Ta thấy BaSO4; FeS; CuS đều là chất kết tủa nên được giữ nguyên => phải xuất hiện trong phương trình rút gọn cuối cùng => Loại
Phản ứng: 2HCl + K2S → 2KCl + H2S
+ Phương trình ion đầy đủ: 2H+ + 2Cl- + 2K+ + S2- → 2K+ + 2Cl- + H2S
+ Phương trình ion rút gọn: 2H+ + S2- → H2S
Đáp án A
Cho 38,55g hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55g muối sunfat trong hòa và 3,92 lit khí Z (dktc) gồm 2 khí trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây :
- Xét khí Z : nZ = 3,92 : 22,4 = 0,175 mol
MZ = 9.2 = 18g. Vì có 1 khí hóa nâu ngoài không khí → NO
→ khí còn lại là H2
→ nNO + nH2 = 0,175 mol và mZ = 30nNO + 2N2 = 18.0,175 = 3,15g
→ nNO = 0,1 ; nH2 = 0,075 mol
- Bảo toàn khối lượng : mX + mH2SO4 = mmuối + mZ + mH2O
→ mH2O = 38,55 + 0,725.98 – 3,15 – 96,55 = 9,9g => nH2O = 0,55 mol
- Bảo toàn nguyên tố H : 2nH2SO4 = 4nNH4 + 2nH2 + 2nH2O
→ nNH4 = 0,05 mol
- Công thức tính nhanh : nH+ pứ = 4nNO + 2nH2 + 2nO(X) + 10nNH4
→ nO(X) = 0,2 mol = nZnO (Bảo toàn nguyên tố Oxi)
- Bảo toàn Nito : nNO + nNH4 = 2nFe(NO3)2 → nFe(NO3)2 = 0,075 mol
- Ta có : mX = mAl + mMg + mZnO + mFe(NO3)2 → 24nMg + 27nAl = 8,85g
Và : ne = 3nAl + 2nMg = 2nH2 + 8nNH4 + 3nNO = 0,85 mol
(Vì có H2 nên H+ dư phản ứng với kim loại → chỉ có Fe2+ trong dung dịch)
→ nAl = 0,15 ; nMg = 0,2 mol
→ %mMg(X) = 0,2.24 : (0,2 + 0,15 + 0,2 + 0,075) = 32% (gần nhất với giá trị 30%)
Đáp án D
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31:24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ bên.
Giá trị của m và V lần lượt là
- Xét hỗn hợp khí: Mkhí = 32.31/24 = 124/3
⟹ nN2 + nN2O = 0,084 mol và 28nN2 + 44nN2O = 0,084.124/3
⟹ nN2 = 0,014; nN2O = 0,07 mol
- Xét phản ứng kim loại và HNO3:
ne = 3nAl + 2nMg = 10nN2 + 8nN2O = 0,7 mol (*)
nHNO3 pứ = 12nN2 + 10nN2O = 0,868 mol
- Xét đồ thị :
+) Tại nNaOH = 0,05.2 = 0,1 mol thì bắt đầu có kết tủa ⟹ nHNO3 dư = nNaOH = 0,1 mol
⟹ ånHNO3 = 0,868 + 0,1 = 0,968 mol ⟹ VHNO3 = 0,968 : 2,5 = 0,3872 lit = 387,2 ml
+) Tại nNaOH = 0,4125.2 = 0,825 mol (Lúc này lượng kết tủa giảm sau khi đạt max)
⟹ Al(OH)3 tan 1 phần ⟹ nNaOH pứ = nNaOH - nHNO3 dư - 2nMg(OH)2
Các phản ứng: H+ + OH- → H2O
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
⟹ mkết tủa = mMg(OH)2 + mAl(OH)3 = 58.nMg + 78.(4nAl - nOH-)
⟹ 17,45 = 58.nMg + 78.[4nAl - (0,825 - 0,1 - 2nMg)] (**)
Từ (*) và (**) ⟹ nMg = 0,2; nAl = 0,1 mol
⟹ m = mAl + mMg = 27.0,1 + 24.0,2 = 7,5 gam.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết trong dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2. Sau phản ứng thu được 7g kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lit khí (dktc). Giá trị của m là?
nNaHCO3 = 0,08 mol ; nCaCl2 = 0,04 mol
nCaCO3 = 7 : 100 = 0,07 mol = nCa2+ = nCa + nCaCl2 (Bảo toàn nguyên tố Ca)
=> nCa = 0,07 – 0,04 = 0,03 mol
- Các phản ứng của kim loại khi thả vào nước :
Na + H2O → NaOH + ½ H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
=> nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol = ½ nNa + nCa => nNa = 2.(0,04 – 0,03) = 0,02 mol
=> m = mNa + mCa = 23.0,02 + 40.0,03 = 1,66g
Đáp án D
Hỗn hợp A chứa 3 ankin với tổng số mol là 0,1 mol. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu 2,34g nước . Phần 2 tác dụng với vừa đủ 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55g kết tủa . Hãy gọi tên và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A, biết rằng ankin có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 40% về số mol.
- Xét phần 1 : nA1 = nA2 = ½ nA = 0,05 mol
nH(H2O) = nH(A1) = 2nH2O = 2.2,34 : 18 = 0,26 mol
=> Số H trung bình (A) = 0,26 : 0,05 = 5,2
- Xét phần 2 : nAgNO3 = 0,25.0,12 = 0,03 mol < nA2 = 0,05 mol
=> trong A có ankin không phản ứng với AgNO3 => But-2-in
+) Không thể có CH≡CH trong A vì : nC2H2 = nA.40% = 0,02 mol (C2H2 có M nhỏ nhất trong A)
CH≡CH + 2AgNO3 → Ag2C2
0,02 → 0,04 mol > 0,03 (Vô lý)
- Dựa vào Số H trung bình = 5,2 => A phải chứa C3H4 (propin)
=> Bộ 3 ankin phù hợp là propin (0,02 mol) ; but-1-in ; but-2-in
- Tổng quát : RC≡CH + AgNO3 → RC≡CAg ↓
=> nankin = npropin + nbut-1-in = nAgNO3 = 0,03 => nbut-1-in = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol
=> nbut-2-in = nA2 – npropin – nbut-1-in = 0,05 – 0,02 – 0,01 = 0,02 mol
=> mA2 = 0,02.MC3H4 + 0,02.MC4H6 + 0,01.MC4H6 = 2,42g
=> %mbut-2-in = 0,02.54 : 2,42 = 44,6%
Đáp án A
Chất A có công thức phân tử C6H8O4 .Cho sơ đồ phản ứng sau :
(A) + 2NaOH → (B) + (C) + H2O
(B) \(\buildrel {{H_2}S{O_4},{t^0}} \over\longrightarrow \) (D) + H2O
(C) + HCl → (E) + NaCl
Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên :
- Este là C6H8O4 : Số (pi + vòng) = \({{2.6 + 2 - 8} \over 2}\) = 3
→ Este 2 chức có 1 liên kết pi trong gốc hidrocacbon
- Dựa vào phản ứng : (A) + 2NaOH → (B) + (C) + H2O
→ A có 1 nhóm COOH và 1 nhóm COOR
- Mặt khác có phản ứng : (B) \(\buildrel {{H_2}S{O_4},{t^0}} \over\longrightarrow \)(D) + H2O
→ B phải là ancol có từ 2 C trở lên
→ Công thức của A chỉ có thể là : HOOC – CH = CH – COOC2H5
Đáp án A
Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :
- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g
=> 2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y
=> x + y = 0,05 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2
=> x = 0,12 ; y = 0,08 mol
- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :
+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 => A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3
(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)
+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2
- Các phương trình phản ứng :
(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O
(M = 106)
(COONH3CH3)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O
(M = 134) => E
=> mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04g
Đáp án D
Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 g chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 80g kết tủa. Giá trị của m là?
Tổng quát: Gọi công thức oxit là FexOy
FexOy + yCO → xFe + yCO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ta có : nCaCO3 = 80 : 100 = 0,8 mol = nCO2 = nO( Oxit pứ)
Bảo toàn khối lượng : mOxit = mrắn + mO pứ = 33,6 + 16.0,8 = 46,4g
Đáp án C
Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường
(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím
(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau : dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4
(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit(
5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic
(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion
Số phát biểu đúng là :
(1) Đúng
(2) Sai. Lysin làm quì tím chuyển xanh (tùy thuộc vào số nhóm NH2 và COOH trong phân tử amino axit)
(3) Đúng
(4) Sai. Peptit cấu thành từ các a-amino axit
(5) Đúng . Vì : Alanin (tím) ; Lysin (xanh – 2 nhóm NH2,1 nhóm COOH) và Axit glutamic (đỏ - 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2)
(6) Đúng. Vì amino axit còn được xem là muối nội phân tử : dạng +H3N-R-COO-
Đáp án B
Trong phân tử este đa chức mạch hở X có 2 liên kết p, số nguyên tử cacbon và oxi khác nhau là 2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm 1 muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc . Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Vì là este đa chức => có nhiều hơn 1 nhóm COO => có ít nhất 2 liên kết pi trong phân tử
Mà theo đề bài X có 2 pi => X là este 2 chức, no và số C > 2
- Mặt khác , số oxi khác số C là 2 => X phải có 6 C trong phân tử.
- X không có phản ứng tráng bạc => X không có gốc HCOO trong phân tử
- X + NaOH → 1 muối + 1 ancol
=> 2 TH : X là este của axit 2 chức và ancol đơn chức hoặc axit đơn chức và ancol 2 chức
+) TH1 : este của axit 2 chức và ancol đơn chức
(COOC2H5)2 ; C2H4(COOCH3)2
+) TH2 : este của axit đơn chức và ancol 2 chức
(CH3COO)2C2H4
=> Tổng cộng có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn
Đáp án C
Hỗn hợp X gồm M2CO3 , MHCO3 và MCl (trong đó M là kim loại kiềm). Nung nóng 20,29g hỗn hợp X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74g chất rắn. Cũng đem 20,29g hỗn hợp X tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lit khí (dktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 74,62g kết tủa . Kim loại M là?
- Khi nung nóng X chỉ có MHCO3 phản ứng :
2MHCO3 → M2CO3 + CO2 + H2O
mol x → 0,5x → 0,5x
=> mX - mrắn = mCO2 + mH2O (CO2 và hơi nước thoát đi làm cho khối lượng rắn giảm)
=> 20,29 – 18,74 = 44.0,5x + 18.0,5x => x = 0,05 mol
- Khi X + HCl : nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol ; nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
+) MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
Mol 0,05 → 0,05
+) M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
Mol 0,1 (0,15 – 0,05)
- Bảo toàn nguyên tố Clo : nCl-(Y) = nHCl + nMCl
+) Ag+ + Cl- → AgCl (nAgCl = 74,62 : 143,5 = 0,52 mol)
Mol 0,52 → 0,52
→ 0,52 = nHCl + nMCl => nMCl = 0,52 – 0,5 = 0,02 mol
→ mX = mMHCO3 + mM2CO3 + mMCl
→ 20,29 = 0,05.(M + 61) + 0,1.(2M + 60) + 0,02.(M + 35,5)
→ M = 39g/mol (Kali)
Đáp án C
Cho các chất mạch hở : X là axit không no mạch phân nhánh, có 2 liên kết p ; Y và Z là 2 axit no đơn chức ; T là ancol no 3 chức ; E là este của X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm X và E thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O, mặt khác m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối khan V. Đốt cháy hoàn toàn V thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M có giá trị gần nhất với:
- Vì E là este của với 3 axit X,Y,Z → X cũng là axit đơn chức
- Xét phản ứng đốt cháy M (X, E)
(Vì X có 2 liên kết pi → X có 1 pi trong gốc hidrocacbon và 1 pi trong nhóm COO)
→ E là este của X,Y,Z → số pi = pi(gốc R của X) + pi(COO) = 1 + 3 = 4)
Gọi công thức tổng quát của X : CnH2n-2O2 : u mol
E : CmH2m-6O6 : v mol
Khi đốt cháy : CnH2n-2O2 + (1,5n – 2)O2 → nCO2 + (n – 1)H2O
CmH2m-6O6 + (1,5m – 5)O2 → mCO2 + (m – 3)H2O
→ nCO2 – nH2O = nX + 3nE = u + 3v
- M phản ứng với NaOH : nNaOH = nCOO = nX + 3nE = u + 3v = 0,04 mol
Mặt khác mCO2 – mH2O = a – (a – 4,62) = 4,62g
→ nCO2 = 0,15 ; nH2O = 0,11 mol
Bảo toàn nguyên tố : nC(M) = nCO2 = 0,15 mol ; nH(M) = 2nH2O = 0,22 mol
nO(M) = 2nCOO(M) = 2nNaOH = 0,08 mol
→ mM = m = mC + mH + mO = 3,3g
- Xét 13,2g M + NaOH → Muối V thì số mol nguyên tố trong M gấp 13,2 : 3,3 = 4 lần
Và số mol NaOH + M cũng gấp 4 lần → nNaOH = 0,04.4 = 0,16 mol = nmuối V
[ Phản ứng tổng quát : Este/Axit + NaOH → Muối + Ancol/H2O ]
Khi đốt cháy tạo nCO2 = 0,4 mol
Bảo toàn Na : nNa2CO3 = ½ nNaOH = 0,08 mol
Có : mNa2CO3 + mH2O =14,24g → nH2O = 0,32 mol
Bảo toàn Oxi : nO(V) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O + 3nNa2CO3
→ nO2 = 0,52 mol
Bảo toàn khối lượng : mV + mO2 = mCO2 + mNa2CO3 + mH2O
→ mV = 15,2g
- Gọi công thức tổng quát của các muối trong V là CxH2x+1COONa ; CyH2y-1COONa
(y chẵn, x > 0)
-Phản ứng cháy : CxH2x+1COONa + O2 → (x + 0,5)CO2 + (x + 0,5)H2O + 0,5Na2CO3
Mol p
CyH2y-1COONa + O2 → (y + 0,5)CO2 + (y - 0,5)H2O + 0,5Na2CO3
Mol q
→ nCO2 – nH2O = q = 0,4 – 0,32 = 0,08 mol → p = 0,16 – q = 0,08 mol
Ta có : nC(V) = nCO2 + nNa2CO3 = 0,48 mol = 0,08.(x+1) + 0,08(y+1)
→ x + y = 4
Vì X có gốc hidrocacbon mạch nhánh, có 1 liên kết pi trong gốc hidrocacbon
→ số C trong gốc hidrocacbon của X ≥ 3
→ y = 3 và x = 1 thỏa mãn điều kiện
→ X là C3H5COOH, 2 axit còn lại là HCOOH và C2H5COOH với số mol bằng nhau = 0,04 mol
(Vì : Số C trung bình = 1 = ½ (tổng số C của 2 axit) → tỉ lệ mol 1 : 1)
Vậy Trong M có : 0,04 mol este E(gốc ancol là R) và 0,04 mol X
→ mM = 13,2 = 0,04.(R + 203) + 0,04.86 → R = 41 (C3H5)
→ %mE(M) = 73,94%
Đáp án C
Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch X thu được n2 mol kết tủa
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủaBiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 < n3.
Hai chất X, Y không thể là :
Xét thí nghiệm 1 và 2 có tạo số mol kết tủa bằng nhau
→ 2 chất X và Y không thể là Al3+ và Fe2+ vì Al(OH)3 tan trong NaOH và không tan trong NH3
Do đó số kết tủa ở thí nghiệm 1 sẽ phải nhỏ hơn thí nghiệm 2 → không thỏa mãn đề bài
Đáp án B
Điện phân V lit dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp , cường độ dòng điện không đổi) chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M (R là kim loại có hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t(giây) thu được 5,376 lit hỗn hợp khí ở anot (dktc). Nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 320 ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M, không sinh ra kết tủa . Biết hiệu suất điện phân 100%. Các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là
Do Y có phản ứng với kiềm nên Y là không phải là K-Na-Ca-Ba => R2+ có thể bị điện phân
- Các quá trình có thể xảy ra ở các điện cực :
+) Anot : 2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
+) Catot : R2+ + 2e → R
2H2O + 2e → 2OH- + H2
- nR(NO3)2 = 0,45V và nNaCl = 0,4V mol ; nkhí (Anot) = 5,376 : 22,4 = 0,24 mol
- Phản ứng điện phân tổng quát chung : R(NO3)2 + 2NaCl → R + Cl2 + 2NaNO3 (1)
=> nCl2 = ½ nNaCl = 0,2V => nO2 = 0,24 – 0,2V
- Trong t giây : ne tđ = 2nCl2 + 4nO2 = 0,96 – 0,4V
=> Trong t giây tiếp theo anot sinh ra nO2 = 0,25ne = 0,24 – 0,1V
=> nO2 tổng = (0,24 – 0,2V) + (0,24 – 0,1V) = 0,48 – 0,3V
- Có : nOH = nKOH + nNaOH = 0,32.0,75 + 0,32.0,5 = 0,4 mol
=> Ta xét 2 trường hợp
+) TH1 : Trong 2t giây R2+ vẫn chưa bị điện phân hết => chưa điện phân nước ở catot
=> 2nR2+ < ne tđ
=> 0,45V.2 < (0,96 – 0,4V).2
=> V < 1,129
- nR2+ dư = 0,96 – 0,4V – 0,45V = 0,96 – 0,85V
Lúc này nH+ = 4nO2 tổng = 4.(0,48 – 0,3V)
Thêm kiềm vào không có kết tủa chứng tỏ R(OH)2 lưỡng tính đã tan trở lại
R2+ + 2OH- → R(OH)2
R(OH)2 + 2OH- → RO22- + 2H2O
=> nOH = nH+ + 4nR2+ dư => 0,4 = 4.(0,48 – 0,3V) + 4.(0,96 – 0,85V)
=> V = 1,165 (Loại)
+) TH2 : Trong 2t giây R2+ đã bị điện phân hết, H2O đã bị điện phân ở catot :
Sau (1) còn : nR2+ = 0,45V – 0,2V = 0,25V
=> Khi điện phân hết R2+ thì nH+ = 0,25V.2 = 0,5V
=> nH+ = nOH- = 0,4 = 0,5V => V = 0,8 lit
Đáp án B
Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là 2 este đều mạch hở không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác . Đun nóng 30,24g hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình dựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2g. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong 1 phân tử Y là?
Phản ứng este tổng quát : R(COO)nR’ + nKOH → R(COOK)n + R’(OH)n
- Xét thí nghiệm với bình F :
- Có : nKOH = 0,4.1 = 0,4 mol => nOH(ancol/F) = nKOH = 0,4 mol => nH2 = 0,2 mol
[ R’(OH)n + nNa → R’(ONa)n + 0,5nH2 ]
Bảo toàn khối lượng : mF = mbình tăng + mH2 = 15,6g (mbình tăng = mancol – mH2)
- Bảo toàn khối lượng : mE + mKOH = mmuối + mancol(F)
=> mmuối = 30,24 + 56.0,4 – 15,6 = 37,04g
Gọi công thức tổng quát chung của các muối có dạng : CxHyKzO2z
=> nmuối = nKOH/z = 0,4/z (mol) (Bảo toàn nguyên tố K)
Phản ứng cháy : CxHyKzO2z + (2x + 0,5y – 1,5z)O2 → (2x – z)CO2 + yH2O + zK2CO3
Với nZ = 0,4/z => nO2 = 0,1.(4x + y – 3z)/z = 0,42 mol
=> 4x + y = 7,2z (1)
Ta có : mZ = (12x + t + 71z).0,4/z = 37,04
=> 12x + y = 21,6z (2)
Lấy (1) – (2) => y = 0 => cả 2 muối đều không có Hidro
=> Muối tạo từ X là KOOC-Cn-COOK (a mol)
Và Muối tạo từ Y là KOOC-Cm-COOK (b mol)
=> nKOH = 2a + 2b = 0,4 và a = 1,5b (Vì số mol X gấp 1,5 lần số mol Y)
=> a = 0,12 ; b = 0,08 mol
=> mmuối = 0,12(12n + 166) + 0,08(12m + 166) = 37,04
=> 3n + 2m = 8 (3)
- Biện luận : Este mạch hở nên cả 2 ancol đều đơn chức . Đốt este có nCO2 = nO2, mà este 2 chức nên cả 2 este đều có 8H, các gốc axit không có H nên tổng số H trong 2 gốc ancol của mỗi este là 8
Mặt khác nF = 0,4 mol => MF = 39 (MTB) => 2 ancol là CH3OH và C2H5OH
- Do MX < MY nên từ (3) => n = 0 và m = 4 là nghiệm duy nhất thỏa mãn
=> X là CH3OOC-COOC2H5 và Y là CH3OOC-C≡C-C≡C-COOC2H5
=> Y là C9H8O4 có 21 nguyên tử
Đáp án A
Tiến hành thí nghiệm của 1 vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây
- Bước 1 : Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC , sợi len, xenlulozo theo thứ tự 1,2,3,4
- Bước 2 : Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10% đun sôi, để nguội
- Bước 3 : Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là các ống nghiệm 1’,2’,3’,4’
- Bước 4 : Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm 1’,2’. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3’,4’.
Phát biểu nào sau đây sai :
- PE (-CH2-CH2-)n không phản ứng với NaOH và AgNO3
- PVC (-CH2-CHCl-)n + nNaOH → (CH2-CHOH-)n + NaCl
Khi gạt lấy lớp nước thì cũng bao gồm các chất tan trong nước => không còn NaCl
=> không có phản ứng với AgNO3/HNO3 => không thể có kết tủa trắng
- Sợi len nếu làm từ hữu cơ (polypeptit) thì sẽ phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo màu tím đặc trưng
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Xenlulozo không phản ứng với NaOH, khi thêm CuSO4 vào thì xuất hiện màu xanh của CuSO4.
Đáp án B
Hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 , Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lit NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, dktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng là 29,6g. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thì thu được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào dung dịch T thu được m gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
- Gọi số mol FeO, Fe3O4, Cu trong X lần lượt là a ; b ; c
=> nX = a + b + c = 3a (= 3nFeO) => 2a – b – c = 0 (1)
- Ta có : mX = mFeO + mFe3O4 + mCu => 72a + 232b + 64c = 16,4g (2)
- Khi X + HCl : Bảo toàn H : nH2O.2 = nHCl = 2x
=> Bảo toàn khối lượng : mX + mHCl = mmuối + mH2O
=> 16,4 + 36,5.2x = 29,6 + 18x => x = 0,24 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi : nO(X) = nO(H2O) => a + 4b = 0,24 (3) => nHCl (TN2) = 2nH2O = 0,48 mol
Từ (1,2,3) => a = 0,04 ; b = 0,05 ; c = 0,03 mol
- Thí nghiệm 1 có : nNO = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
=> Công thức tính nhanh : nHCl = 4nNO + 2nO(X) = 0,64 mol
=> nHCl tổng = 0,64 + 0,48 = 1,12 mol
- Trộn dung dịch Y và dung dịch Z để phản ứng với AgNO3 dư
=> Qui đổi về thành quá trình sau :
\(\left\{ \begin{array}{l}F{\rm{e}}:0,38\\Cu:0,06\\O:0,48\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}NaN{{\rm{O}}_3}\\HCl:1,12\\AgN{O_3}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}^{3 + }}\\C{u^{2 + }}\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}Ag\\AgCl\end{array} \right. + NO:0,04 + {H_2}O\)
(Trong đó : nFe = nFeO + 3nFe3O4 ; nO = nFeO + 4nFe3O4)
(Số mol X gấp đôi vì gộp cả 2 thí nghiệm)
- Bảo toàn electron : 3nFe + 2nCu = nAg + 2nO + 3nNO
=> nAg = 0,18 mol
Lại có : nAgCl = nHCl = 1,12 mol (Bảo toàn nguyên tố Cl)
=> mkết tủa = mAg + mAgCl = 180,16g (Gần nhất với giá trị 180,15)
Đáp án D
Cacbohidrat nào không tác dụng với H2 ( Xúc tác Ni, to ) ?
Fructozo có nhóm chức xeton nên có khả năng phản ứng với H2
Glucozo, mantozo có nhóm chức anđêhit nên phản ứng được với H2
Saccarozo có cấu tạo
Nên không phản ứng với H2
Đáp án A
Kim loại nào chỉ được điều chế từ phương pháp điện phân nóng chảy?
Kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là K
Đáp án A
Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất
Valin : (CH3)2 – CH – CH(NH2) –COOH → M = 117 đvC
Alanin : CH3 - CH(NH2) –COOH → M = 89 đvC
Glyxin H2N – CH2 – COOH → M = 75 đvC
Axit glutamic : HOOC – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH → M = 147 đvC
Đáp án C
Trung hòa 11,8 g một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là?
nHCl = 0,2 mol
Gọi CTHH của amin đơn chức là RNH2 : RNH2 + HCl → RNH3Cl
Có namin = nHCl = 0,2 mol nên MRNH2 = \(\frac{{11,8}}{{0,2}} = 59\) → MR = 43 ( C3H7)
=> CTPT của amin: C3H7NH2
Đáp án D