Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 149978

Hàm số \(F\left( x \right) = {e^{{x^2}}}\) là nguyên hàm của hàm số nào trong các hàm số sau: 

Xem đáp án

Ta có: \(f\left( x \right) = F'\left( x \right) = \left( {{e^{{x^2}}}} \right)' = \left( {{x^2}} \right)'.{e^{{x^2}}} = 2x.{e^{{x^2}}}\)

Chọn A

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 149979

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, hỏi trong các phương trình sau phương trình nào là phương trình của mặt cầu? 

Xem đáp án

Kiểm tra các phương trình đã cho có là phương trình mặt cầu trong các đáp án ta có:

Đáp án A. \({A^2} + {B^2} + {C^2} - D = {\left( { - 1} \right)^2} + {\left( 2 \right)^2} + 0 + 1 = 6 > 0\)

Đáp án B. Loại vì phương trình khuyết \({y^2}\)

Đáp án C. Loại vì có đại lượng \(2xy.\)

Đáp án D. \({A^2} + {B^2} + {C^2} - D = {\left( { - 1} \right)^2} + {1^2} + {\left( { - 2} \right)^2} - 8 < 0\)

Chọn A.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 149980

Cho số phức z thỏa mãn phương trình \((3 + 2i)z + {(2 - i)^2} = 4 + i\) . Tìm tọa độ điểm M biểu diễn số phức z. 

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}\;\;\;\;\;\left( {3 + 2i} \right)z + {\left( {2 - i} \right)^2} = 4 + i \Leftrightarrow \left( {3 + 2i} \right)z = 4 + i - {\left( {2 - i} \right)^2}\\ \Leftrightarrow \left( {3 + 2i} \right)z = 4 + i - \left( {4 - 4i - 1} \right) \Leftrightarrow \left( {3 + 2i} \right)z = 4 + i - 4 + 4i + 1\\ \Leftrightarrow \left( {3 + 2i} \right)z = 1 + 5i \Rightarrow z = \dfrac{{1 + 5i}}{{3 + 2i}} = \dfrac{{\left( {1 + 5i} \right)\left( {3 - 2i} \right)}}{{{3^2} + {2^2}}} = \dfrac{{13 + 13i}}{{13}} = 1 + i.\end{array}\)

\( \Rightarrow M\left( {1;1} \right)\).

Chọn C.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 149981

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho đường thẳng \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1 - t}\\{y = 2 + 2t}\\{z = 3 + t}\end{array}} \right.\)  và mặt phẳng (P):\(x - y + 3 = 0\) . Tính số đo góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P). 

Xem đáp án

Ta có:

\(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - t\\y = 2 + 2t\\z = 3 + t\end{array} \right.\)  có 1 véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow u  = \left( { - 1;2;1} \right)\) và \(\left( P \right):\,x - y + 3 = 0\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n  = \left( {1; - 1;0} \right)\)

Khi đó : góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\) là :

\(\begin{array}{l}\sin \widehat {\left( {d;\left( P \right)} \right)} = \dfrac{{\left| {\overrightarrow n .\overrightarrow u } \right|}}{{\left| {\overrightarrow n } \right|.\left| {\overrightarrow u } \right|}} = \dfrac{{\left| {1.\left( { - 1} \right) - 1.2 + 0.1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + 0} .\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {2^2} + {1^2}} }}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{3}{{\sqrt {12} }} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow \widehat {\left( {d;\left( P \right)} \right)} = {60^0}\end{array}\)

Chọn A.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 149982

Phương trình \(\sin x = \cos x\)  có số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\)  là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\sin \,x = \cos x \Leftrightarrow \sin \,x = \sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right)\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{2} - x + k2\pi \\x = \pi  - \dfrac{\pi }{2} + x + k2\pi \,\,\left( {vo\,\,nghiem} \right)\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow 2x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi  \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\)

Trên \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\) phương trình có 2 nghiệm \(x = \dfrac{{ - 3\pi }}{4};\,\,x = \dfrac{\pi }{4}\).

Chọn C

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 149983

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm là \(f'\left( x \right) = x{\left( {x + 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^4}\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Số điểm cực trị của hàm số \(f\) là: 

Xem đáp án

\(f'\left( x \right) = x{\left( {x + 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^4} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x =  - 1\\x = 2\end{array} \right.\)

Tuy nhiên \(x =  - 1,\,\,x = 2\) là các nghiệm bội chẵn của phương trình \(f'\left( x \right) = 0\) nên hàm số \(y = f\left( x \right)\) chỉ có 1 điểm cực trị là \(x = 0\).

Chọn D.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 149984

Biết tập nghiệm của bất phương trình \(\sqrt {{x^2} - 3x - 10}  < x - 2\)  có dạng \(\left[ {a;b} \right)\). Tính \(A = a + b\). 

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\sqrt {{x^2} - 3x - 10}  < x - 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 > 0\\{x^2} - 3x - 10 \ge 0\\{x^2} - 3x - 10 < {\left( {x - 2} \right)^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\\left[ \begin{array}{l}x \ge 5\\x \le  - 2\end{array} \right.\\{x^2} - 3x - 10 < {\left( {x - 2} \right)^2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 5\\{x^2} - 3x - 10 < {x^2} - 4x + 4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 5\\x < 14\end{array} \right. \Leftrightarrow 5 \le x < 14 \Rightarrow x \in \left[ {5;14} \right)\\ \Rightarrow a = 5;\,b = 14 \Rightarrow A = a + b = 5 + 14 = 19\end{array}\)  

Chọn B

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 149985

Cho hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = \tan x,\,y = 0,\,\,x = 0,{\rm{ }}x = \dfrac{\pi }{4}\) quay xung quanh trục Ox. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành bằng: 

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm \(\tan x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi \).

Xét trên \(\left( {0;\dfrac{\pi }{4}} \right) \Rightarrow x = 0\).

Khi đó \(V = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{{\tan }^2}xdx}  = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{{\tan }^2}xdx}  = \pi \left( {1 - \dfrac{\pi }{4}} \right)\).

Chọn B.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 149986

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai đường thẳng \({d_1}:\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{1} = \dfrac{{z + 2}}{{ - 2}},\) \({d_2}:\dfrac{{x + 2}}{{ - 2}} = \dfrac{{y - 1}}{{ - 1}} = \dfrac{z}{2}\). Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng đã cho.

Xem đáp án

Ta có: \({d_1}:\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{1} = \dfrac{{z + 2}}{{ - 2}}\) có 1 véctơ chỉ phương là: \(\overrightarrow {{u_1}}  = \left( {2;1; - 2} \right)\)

          \({d_2}:\dfrac{{x + 2}}{{ - 2}} = \dfrac{{y - 1}}{{ - 1}} = \dfrac{z}{2}\)có 1 véctơ chỉ phương là: \(\overrightarrow {{u_2}}  = \left( { - 2; - 1;2} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {{u_1}}  =  - \overrightarrow {{u_2}} \)

Lấy \(M\left( {1;0; - 2} \right) \in {d_1}\). Ta có \(\dfrac{{1 + 2}}{{ - 2}} \ne \dfrac{{0 - 1}}{{ - 1}} \Rightarrow M \notin {d_2}\).

Vậy \({d_1};\,\,{d_2}\) là hai đường thẳng song song.

Chọn C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 149987

Cho số thực \(a > 0,a \ne 1\). Chọn khẳng định sai về hàm số \(y = {\log _a}x.\) 

Xem đáp án

Do \(0 < a \ne 1 \Rightarrow \) Chưa xác định được tính đơn điệu của hàm số \(y = {\log _a}x\).

Chọn A.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 149988

Đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 1\) có hai điểm cực trị A và B. Điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng AB ? 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\). Ta có: \(y' = 3{x^2} - 6x - 9 = 3\left( {{x^2} - 2x - 3} \right)\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 1 \Rightarrow y = 6 \Rightarrow A\left( { - 1;6} \right)\\x = 3 \Rightarrow y =  - 26 \Rightarrow B\left( {3; - 26} \right)\end{array} \right.\)

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A và B là: \(\dfrac{{x + 1}}{{3 + 1}} = \dfrac{{y - 6}}{{ - 26 - 6}} \Leftrightarrow \dfrac{{x + 1}}{4} = \dfrac{{y - 6}}{{ - 32}} \Leftrightarrow  - 8x - 8 = y - 6 \Leftrightarrow 8x + y + 2 = 0\).

Dựa vào các đáp án ta có \(N\left( {1; - 10} \right) \in AB\).

Chọn D.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 149989

Tìm tập xác định của hàm số \(y = {({x^2} - 3x + 2)^\pi }\). 

Xem đáp án

Hàm số: \(y = {\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)^\pi }\)

Vì \(\pi  \notin \mathbb{Z} \Rightarrow \) Hàm số xác định khi: \({x^2} - 3x + 2 > 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < 1\\x > 2\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow TXD:\,\,D = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)

Chọn D.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 149990

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a;  (SAD) ^ (ABCD), tam giác SAD đều. Góc giữa BC và SA là: 

Xem đáp án

Gọi \(H\) là trung điểm của \(AD \Rightarrow SH \bot AD\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SAD} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = AD\\\left( {SAD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SAD} \right) \supset SH \bot AD\end{array} \right. \Rightarrow SH \bot \left( {ABCD} \right)\).

Ta có: \(ABCD\) là hình vuông

\( \Rightarrow AD//BC \Rightarrow \angle \left( {BC,\;SA} \right) = \angle \left( {AD,\;SA} \right) = \angle SAD.\)

Lại \(\Delta SAD\) là tam giác đều \( \Rightarrow \angle \left( {BC,\;SA} \right) = \angle SAD = {60^0}.\)

Chọn C.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 149991

Một vật N1 có dạng hình nón có chiều cao bằng 40cm. Người ta cắt vật N1 bằng một mặt cắt song song với mặt đáy của nó để được một hình nón  nhỏ N2 có thể tích bằng \(\dfrac{1}{8}\) thể tích N1.Tính chiều cao h của hình nón N2?

Xem đáp án

Gọi bán kính đáy của vật \({N_1}\) và vật \({N_2}\) lần lượt là \({r_1},\;{r_2}.\)

Khi đó ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{V_{{N_1}}} = \dfrac{1}{3}\pi r_1^2{h_1} = \dfrac{1}{3}\pi r_1^2.40 = \dfrac{{40\pi r_1^2}}{3}\\{V_{{N_2}}} =  = \dfrac{1}{3}\pi r_2^2h = \dfrac{1}{3}\pi r_2^2h = \dfrac{{\pi r_2^2h}}{3}\end{array} \right.\)

Theo đề bài ta có:

 \({V_{{N_1}}} = 8{V_{{N_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{40\pi r_1^2}}{3} = 8.\dfrac{{\pi r_2^2h}}{3} \Leftrightarrow 5r_1^2 = r_2^2h \Leftrightarrow \dfrac{{r_2^2}}{{r_1^2}} = \dfrac{5}{h}.\)

Do cắt vật \({N_1}\) bằng một mặt cắt song song với mặt đáy nên theo định lý Ta-lét ta có: \(\dfrac{{{r_2}}}{{{r_1}}} = \dfrac{h}{{40}} \Rightarrow \dfrac{5}{h} = {\left( {\dfrac{h}{{40}}} \right)^2} \Leftrightarrow {h^3} = {5.40^2} = 8000 \Leftrightarrow h = 20cm.\)

Chọn B.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 149992

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = a, \(AD = a\sqrt 3 \), SA vuông góc với đáy và mặt phẳng (SBC) tạo với đáy một góc 60o. Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

Xem đáp án

Ta có: \(\left( {ABCD} \right) \cap \left( {SBC} \right) = BC.\)

Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot BC\\SA \bot BC\;\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot SB.\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}BC \bot SB\\BC \bot AB\end{array} \right. \Rightarrow \angle \left( {\left( {SBC} \right),\;\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {SB,\;AB} \right) = \angle SBA = {60^0}.\)

Xét \(\Delta SAB\) ta có:  \(SA = AB.\tan {60^0} = a\sqrt 3 .\)

\( \Rightarrow {V_{SABCD}} = \dfrac{1}{3}SA.AB.AD = \dfrac{1}{3}a\sqrt 3 .a.a\sqrt 3  = {a^3}.\)

Chọn  A.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 149993

Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình \({4^{{x^2} - x}} + {2^{{x^2} - x + 1}} = 3\) . Tính \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right|\)

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}{4^{{x^2} - x}} + {2^{{x^2} - x + 1}} = 3 \Leftrightarrow {\left( {{2^{{x^2} - x}}} \right)^2} + {2.2^{{x^2} - x}} - 3 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{2^{{x^2} - x}} = 1\\{2^{{x^2} - x}} =  - 3\;\;\left( {ktm} \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow {x^2} - x = 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\end{array} \right. \Rightarrow \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = \left| {0 - 1} \right| = 1.\end{array}\) 

Chọn D.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 149994

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu \({(x - 1)^2} + {y^2} + {(z + 2)^2} = 6\) đồng thời song song với hai đường thẳng \({d_1}:\dfrac{{x - 2}}{3} = \dfrac{{y - 1}}{{ - 1}} = \dfrac{z}{{ - 1}},{d_2}:\dfrac{x}{1} = \dfrac{{y + 2}}{1} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 1}}\).

Xem đáp án

Ta có: \(\left( S \right)\) có tâm \(I\left( {1;\;0;\; - 2} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt 6 .\)

\({d_1}\) có VTCP là: \(\overrightarrow {{u_1}}  = \left( {3; - 1; - 1} \right),\) \({d_2}\) có VTCP là: \(\overrightarrow {{u_2}}  = \left( {1;\;1; - 1} \right).\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( P \right) \bot {d_1}\\\left( P \right) \bot {d_2}\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}}  = \left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\;\overrightarrow {{u_2}} } \right] = \left( {2;\;2;\;4} \right) = 2\left( {1;\;1;\;2} \right).\)

Khi đó ta có phương trình \(\left( P \right)\) có dạng: \(x + y + 2z + d = 0.\)

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) tiếp xúc với mặt cầu \(\left( S \right) \Rightarrow d\left( {I;\;\left( P \right)} \right) = R\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {1 + 0 + 2.\left( { - 2} \right) + d} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2} + {2^2}} }} = \sqrt 6  \Leftrightarrow \left| { - 3 + d} \right| = 6 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 3 + d = 6\\ - 3 + d =  - 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}d = 9\\d =  - 3\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}\left( {{P_1}} \right):\;\;\;x + y + 2z + 9 = 0\\\left( {{P_2}} \right):\;\;x + y + 2z - 3 = 0\end{array} \right..\end{array}\)

Chọn B.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 149995

Cho hình trụ có diện tích xung quanh bằng \(50\pi \) và độ dài đường sinh bằng đường kính của đường tròn đáy. Tính bán kính r của đường tròn đáy. 

Xem đáp án

Ta có: \({S_{xq}} = 2\pi rh \Leftrightarrow 50\pi  = 4\pi {r^2} \Leftrightarrow {r^2} = \dfrac{{25}}{2} \Leftrightarrow r = \dfrac{{5\sqrt 2 }}{2}.\) 

Chọn C.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 149996

Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn \(\left| {z - i} \right| = \left| {(1 + i)z} \right|\). 

Xem đáp án

Gọi số phức \(z = x + yi\;\;\left( {x,\;y \in \mathbb{R}} \right).\)

 \(\begin{array}{l}\;\;\;\left| {z - i} \right| = \left| {\left( {1 + i} \right)z} \right| \Leftrightarrow \left| {x + yi - i} \right| = \left| {\left( {1 + i} \right)\left( {x + yi} \right)} \right|\\ \Leftrightarrow \left| {x + \left( {y - 1} \right)i} \right| = \left| {x - y + \left( {y + x} \right)i} \right|\\ \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}  = \sqrt {{{\left( {x - y} \right)}^2} + {{\left( {y + x} \right)}^2}} \\ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 2y + 1 = {x^2} - 2xy + {y^2} + {y^2} + 2xy + {x^2}\\ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + 2y - 1 = 0.\end{array}\)

Vậy tập hợp biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn bài cho là đường tròn có phương trình \({x^2} + {y^2} + 2y - 1 = 0\)  có tâm \(I\left( {0; - 1} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt 2 .\)

Chọn D.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 149997

Gọi z1, z2 là các nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 5 = 0\) . Tính \(P = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}\) .

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}{z^2} - 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 1 + 2i\\z = 1 - 2i\end{array} \right.\\ \Rightarrow P = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2} = 1 + {2^2} + 1 + {\left( { - 2} \right)^2} = 10.\end{array}\)

Chọn A.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 149998

Lớp 11A có 2 tổ. Tổ I có 5 bạn nam, 3 bạn nữ và tổ II có 4 bạn nam, 4 bạn nữ. Lấy ngẫu nhiên mỗi tổ 2 bạn đi lao động. Tính xác suất để trong các bạn đi lao động có đúng 3 bạn nữ. 

Xem đáp án

Số cách chọn các bạn đi lao động là: \({n_\Omega } = C_8^2.C_8^2 = 784\) cách chọn.

Gọi biến cố A: “Chọn mỗi tổ 2 bạn đi lao động, trong đó có đúng 3 bạn nữ”.

Khi đó ta có các TH sau:

+) Tổ 1 có 2 bạn nữ, tổ 2 có 1 bạn nữ và 1 bạn nam có: \(C_3^2.C_4^1.C_4^1 = 48\) cách chọn.

+) Tổ 1 có 1 bạn nữ và 1 bạn nam, tổ 2 có 2 bạn nữ có: \(C_5^1.C_3^1.C_4^2 = 90\) cách chọn.

\( \Rightarrow {n_A} = 48 + 90 = 138\) cách chọn.

Vậy \(P\left( A \right) = \dfrac{{{n_A}}}{{{n_\Omega }}} = \dfrac{{138}}{{784}} = \dfrac{{69}}{{392}}.\)

Chọn B.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 149999

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz viết phương trình đường thẳng giao tuyến của hai mặt phẳng \((\alpha ):x + 3y - z + 1 = 0,\)\((\beta ):2x - y + z - 7 = 0\). 

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {{n_\alpha }}  = \left( {1;\;3; - 1} \right),\;\;\overrightarrow {{n_\beta }}  = \left( {2; - 1;\;1} \right).\)

\(d = \left( \alpha  \right) \cap \left( \beta  \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{u_d}}  \bot \overrightarrow {{n_\alpha }} \\\overrightarrow {{u_d}}  \bot \overrightarrow {{n_\beta }} \end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{u_d}}  = \left[ {\overrightarrow {{n_\alpha }} ,\;\overrightarrow {{n_\beta }} } \right] = \left( {2; - 3; - 7} \right)//\left( { - 2;3;7} \right)\)

+) Tìm tọa độ điểm \(A\left( {{x_0};\;{y_0};\;{z_0}} \right)\) thuộc hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right),\;\;\left( \beta  \right):\)

Chọn \({y_0} = 0 \Rightarrow \left( {{x_0};\;{z_0}} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} - {z_0} + 1 = 0\\2{x_0} + {z_0} - 7 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 2\\{z_0} = 3\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow A\left( {2;\;0;\;3} \right) \Rightarrow \) phương trình đường thẳng \(d:\;\;\dfrac{{x - 2}}{{ - 2}} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z - 3}}{7}.\)

Chọn D.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 150000

Tìm số nghiệm nguyên của bất phương trình \({6^x} + 4 \le {2^{x + 1}} + {2.3^x}\) 

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,{6^x} + 4 \le {2^{x + 1}} + {2.3^x} \Leftrightarrow {6^x} - {2.2^x} - {2.3^x} + 4 \le 0\\ \Leftrightarrow {2^x}\left( {{3^x} - 2} \right) - 2\left( {{3^x} - 2} \right) \le 0 \Leftrightarrow \left( {{3^x} - 2} \right)\left( {{2^x} - 2} \right) \le 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{3^x} - 2 \ge 0\\{2^x} - 2 \le 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{3^x} - 2 \le 0\\{2^x} - 2 \ge 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \ge {\log _3}2\\x \le 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x \le {\log _3}2\\x \ge 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow {\log _3}2 \le x \le 1\end{array}\)

Mà \(x \in \mathbb{Z} \Rightarrow x = 1\).

Chọn C.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 150001

Một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m/s thì người lái đạp phanh; từ thời điểm đó, ô tô chuyển động chậm dần đều với vận tốc \(v\left( t \right) =  - 10t + 20\)(m/s), trong đó t  là khoảng thời gian tính bằng giây, kể từ lúc bắt đầu đạp phanh. Hỏi từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, ô tô còn di chuyển bao nhiêu mét ? 

Xem đáp án

Khi ô tô dừng hẳn thì ta có: \(v\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow  - 10t + 20 = 0 \Leftrightarrow t = 2\;\left( s \right).\)

Cho đến khi dừng hẳn, người đó đi thêm được quãng đường là:

\(S = \int\limits_0^2 {v\left( t \right)dt}  = \int\limits_0^2 {\left( { - 10t + 20} \right)}  = \left. {\left( { - 5{t^2} + 20t} \right)} \right|_0^2 =  - 20 + 40 = 20\;\;\left( m \right).\)

Chọn B.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 150002

Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z + i\sqrt 5 } \right| + \left| {z - i\sqrt 5 } \right| = 6\), biết z có mô đun bằng \(\sqrt 5 \)? 

Xem đáp án

Gọi M là điểm biểu diễn số phức \(z\), \({F_1}\) và \({F_2}\) là 2 điểm biểu diễn số phức \({z_1} = i\sqrt 5 ,\,\,{z_2} =  - i\sqrt 5 \).

Theo bài ra ta có: \(M{F_1} + M{F_2} = 6 \Rightarrow M\) thuộc Elip \(\left( E \right)\) nhận \({F_1}\) và \({F_2}\) là 2 tiêu điểm.

Lại có \(\left| z \right| = \sqrt 5  \Rightarrow OM = \sqrt 5 \), M thuộc \(\left( E \right) \Rightarrow \) Có 4 điểm \(M\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Chọn B.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 150003

Cho đường tròn \((T):{(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} = 5\) và hai điểm A(3; -1), B(6; -2). Viết phương trình đường thẳng cắt (T) tại hai điểm C, D sao cho ABCD là hình bình hành. 

Xem đáp án

Đường tròn \(\left( T \right)\) có tâm \(I\left( {1; - 2} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt 5 .\)

\(\overrightarrow {AB}  = \left( {3; - 1} \right) \Rightarrow AB = \sqrt {{3^2} + 1}  = \sqrt {10} .\)

\(ABCD\) là hình bình hành \( \Rightarrow AB//CD \Rightarrow CD\)  nhận \(\overrightarrow {AB} \) làm VTCP \( \Rightarrow CD\) nhận vecto \(\left( {1;\;3} \right)\) làm VTPT

\(CD:\;\;x + 3y + c = 0.\) 

Phương trình đường thẳng \(d\) đi qua \(I\left( {1; - 2} \right)\) và vuông góc với \(AB\) là:

\(3\left( {x - 1} \right) - \left( {y + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow 3x - y - 1 = 0.\)

Ta có: \(d\left( {I;\;CD} \right) = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{{CD}}{2}} \right)}^2}}  = \sqrt {{R^2} - \dfrac{{A{B^2}}}{4}} \)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {1 + 3.\left( { - 2} \right) + c} \right|}}{{\sqrt {1 + {3^2}} }} = \sqrt {5 - \dfrac{{10}}{4}}  \Leftrightarrow \left| { - 5 + c} \right| = 5\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 5 + c = 5\\ - 5 + c =  - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c = 10\\c = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}CD:\;\;x + 3y + 10 = 0\\CD:\;\;x + 3y = 0\end{array} \right..\end{array}\)

Chọn D.  

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 150004

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) đồng thời thỏa mãn \(f\left( 0 \right) = f\left( 1 \right) = 5\). Tính tích phân\(I = \int\limits_0^1 {f'\left( x \right){e^{f\left( x \right)}}{\rm{d}}x} \). 

Xem đáp án

Ta có: \(I = \int\limits_0^1 {f'\left( x \right){e^{f\left( x \right)}}dx}  = \int\limits_0^1 {{e^{f\left( x \right)}}d\left( {f\left( x \right)} \right)}  = \left. {{e^{f\left( x \right)}}} \right|_0^1 = {e^{f\left( 1 \right)}} - {e^{f\left( 0 \right)}} = {e^5} - {e^5} = 0.\)

Chọn C.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 150005

Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để bất phương trình \({\log _2}\left( {7{x^2} + 7} \right) \ge {\log _2}\left( {m{x^2} + 4x + m} \right)\)  nghiệm đúng với mọi x. 

Xem đáp án

\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
{\log _2}\left( {7{x^2} + 7} \right) \ge {\log _2}\left( {m{x^2} + 4x + m} \right)\\
\Leftrightarrow 7{x^2} + 7 \ge m{x^2} + 4x + m > 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall x \in \mathbb{R}
\end{array}\\
{ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 0}\\
{\Delta ' = 4 - {m^2} < 0}\\
{\left( {m - 7} \right){x^2} + 4x + m - 7 \le 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall x \in \mathbb{R}}
\end{array}} \right.}\\
\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 0}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 2}\\
{m < - 2}
\end{array}} \right.}\\
{m - 7 < 0}\\
{4 - {{\left( {m - 7} \right)}^2} \le 0}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 0}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 2}\\
{m < - 2}
\end{array}} \right.}\\
{m < 7}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m - 7 \ge 2}\\
{m - 7 \le 2}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 0}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m > 2}\\
{m < - 2}
\end{array}} \right.}\\
{m < 7}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \ge 9}\\
{m \le 5}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow m \in \left( {2;5} \right]
\end{array}
\end{array}\)

Chọn C.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 150006

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai mặt phẳng \((P):x + 2y - 2z + 1 = 0,\) \((Q):x + my + (m - 1)z + 2019 = 0\). Khi hai mặt phẳng (P), (Q) tạo với nhau một góc nhỏ nhất thì mặt phẳng (Q) đi qua điểm M nào sau đây? 

Xem đáp án

Gọi \(\overrightarrow {{n_p}} ,\,\,\overrightarrow {{n_Q}} \) lần lượt là các VTPT của \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) ta có \(\overrightarrow {{n_P}}  = \left( {1;2; - 2} \right);\,\,\overrightarrow {{n_Q}}  = \left( {1;m;m - 1} \right)\).

Khi đó ta có \(\cos \angle \left( {\left( P \right);\left( Q \right)} \right) = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_Q}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_P}} } \right|\left| {\overrightarrow {{n_Q}} } \right|}} = \dfrac{{\left| {1 + 2m - 2m + 2} \right|}}{{3\sqrt {1 + {m^2} + {{\left( {m - 1} \right)}^2}} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {2{m^2} - 2m + 2} }}\)

Ta có \(2{m^2} - 2m + 2 = 2\left( {{m^2} - m} \right) + 2 = 2\left( {{m^2} - 2.m.\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{4}} \right) + 2 = 2{\left( {m - \dfrac{1}{2}} \right)^2} + \dfrac{3}{2} \ge \dfrac{3}{2}\)

\( \Rightarrow \cos \angle \left( {\left( P \right);\left( Q \right)} \right) \le \dfrac{1}{{\dfrac{3}{2}}} = \dfrac{2}{3}\).  Dấu " =" xảy ra \( \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{2}\).

\( \Rightarrow \angle \left( {\left( P \right);\left( Q \right)} \right)\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \left( Q \right):\,\,x + \dfrac{1}{2}y - \dfrac{1}{2}z + 2019 = 0\).

Khi đó \(\left( Q \right)\) đi qua điểm \(M( - 2019;\;1;\;1)\)

Chọn C.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 150007

Tìm m để phương trình \({\log _2}^2x - {\log _2}{x^2} + 3 = m\) có nghiệm \(x \in {\rm{[}}1;8]\) . 

Xem đáp án

\({\log _2}^2x - {\log _2}{x^2} + 3 = m\). (ĐK: \(x > 0\))

\( \Leftrightarrow \log _2^2x - 2{\log _2}x + 3 = m\,\,\left( {Do\,\,x > 0} \right)\).

Đặt \(t = {\log _2}x\). Khi \(x \in \left[ {1;8} \right] \Rightarrow t \in \left[ {0;3} \right]\).

Bài toán trở thành: Tìm \(m\) để phương trình \({t^2} - 2t + 3 = m\) có nghiệm \(t \in \left[ {0;3} \right]\). 

Số nghiệm của phương trình là số giao điểm của đồ thị hàm số \(f\left( t \right) = {t^2} - 2t + 3\) và đường thẳng \(y = m\) song song với trục hoành.

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^2} - 2t + 3\) ta có \(f'\left( t \right) = 2t - 2 = 0 \Leftrightarrow t = 1\).

BBT:

Dựa vào BBT ta thấy phương trình có nghiệm \(t \in \left[ {0;3} \right] \Leftrightarrow m \in \left[ {2;6} \right]\).

Chọn C.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 150008

Tìm giá trị thực của tham số \(m\)để đường thẳng \(d:y = x - m + 2\) cắt đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x}}{{x - 1}}\)\(\left( C \right)\) tại hai điểm phân biệt \(A\) và \(B\) sao cho độ dài \(AB\) ngắn nhất. 

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm: \(x - m + 2 = \dfrac{{2x}}{{x - 1}}\,\,\left( {x \ne 1} \right)\).

\( \Leftrightarrow {x^2} - x + \left( { - m + 2} \right)x + m - 2 = 2x \Leftrightarrow g\left( x \right) = {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + m - 2 = 0\,\,\left( * \right)\)

Để đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt \(\left( C \right)\) tại 2 điểm phân biệt \( \Leftrightarrow pt\left( * \right)\) có 2 nghiệm phân biệt khác 1.

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\g\left( 1 \right) \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} - 4\left( {m - 2} \right) > 0\\1 - \left( {m + 1} \right) + m - 2 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 6m + 9 > 0\\1 - m - 1 + m - 2 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 3} \right)^2} > 0\\ - 2 \ne 0\;\;\forall m \in \mathbb{R}\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ne 3.\)

Gọi \({x_A},\,\,{x_B}\) là 2 nghiệm phân biệt của (*), áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {x_B} = m + 1\\{x_A}{x_B} = m - 2\end{array} \right.\).

Ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = {\left( {{x_B} - {x_A}} \right)^2} + {\left( {{y_B} - {y_A}} \right)^2} = {\left( {{x_B} - {x_A}} \right)^2} + {\left( {{x_B} - m + 2 - {x_A} + m - 2} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 2{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)^2} = 2\left[ {{{\left( {{x_A} + {x_B}} \right)}^2} - 4{x_A}{x_B}} \right] = 2\left[ {{{\left( {m + 1} \right)}^2} - 4\left( {m - 2} \right)} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 2\left( {{m^2} + 2m + 1 - 4m + 8} \right) = 2\left( {{m^2} - 2m + 9} \right) = 2{\left( {m - 1} \right)^2} + 16 \ge 16\end{array}\)

Ta có: \(A{B^2} \ge 16 \Leftrightarrow AB \ge 4\). Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow m = 1\;\;\left( {tm} \right)\).

Vậy \(m = 1\).

Chọn D.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 150009

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể tích là \(V\). Điểm M nằm trên cạnh AA’ sao cho AM = 2MA’. Gọi \(V'\) là thể tích của khối chóp M.BCC’B’. Tính tỉ số \(\dfrac{{V'}}{V}\). 

Xem đáp án

Ta có: \(AA'//\left( {BCC'B'} \right) \Rightarrow d\left( {M;\left( {BCC'B'} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {BCC'B'} \right)} \right)\)

\( \Rightarrow {V_{M.BCC'B'}} = {V_{A.BCC'B'}} = \dfrac{{2V}}{3} \Rightarrow V' = \dfrac{{2V}}{3} \Rightarrow \dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{2}{3}\).

Chọn D.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 150010

Dãy số nào dưới đây là dãy số bị chặn? 

Xem đáp án

Xét đáp án A ta có:

Với \(n \in {\mathbb{N}^*}\): \({u_n} = \dfrac{n}{{n + 1}} = \dfrac{{n + 1 - 1}}{{n + 1}} = 1 - \dfrac{1}{{n + 1}}\)

Do \(n > 0 \Rightarrow n + 1 > 1 \Rightarrow \dfrac{1}{{n + 1}} < 1 \Rightarrow 1 - \dfrac{1}{{n + 1}} > 0\).

Lại có \(\dfrac{1}{{n + 1}} > 0 \Leftrightarrow 1 - \dfrac{1}{{n + 1}} < 1\).

Do đó \(0 < {u_n} < 1\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).

Vậy dãy số \({u_n} = \dfrac{n}{{n + 1}}\) là dãy số bị chặn.

Chọn A.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 150011

Tìm mô đun của số phức z biết \(\left( {2z - 1} \right)\left( {1 + i} \right) + \left( {\overline z  + 1} \right)\left( {1 - i} \right) = 2 - 2i\) .

Xem đáp án

Đặt \(z = a + bi \Rightarrow \overline z  = a - bi\)

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\left( {2z - 1} \right)\left( {1 + i} \right) + \left( {\overline z  + 1} \right)\left( {1 - i} \right) = 2 - 2i\\ \Leftrightarrow \left( {2a + 2bi - 1} \right)\left( {1 + i} \right) + \left( {a - bi + 1} \right)\left( {1 - i} \right) = 2 - 2i\\ \Leftrightarrow 2a + 2bi - 1 + 2ai - 2b - i + a - bi + 1 - ai - b - i = 2 - 2i\\ \Leftrightarrow \left( {3a - 3b} \right) + \left( {a + b - 2} \right)i = 2 - 2i\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3a - 3b = 2\\a + b - 2 =  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{3}\\b = \dfrac{{ - 1}}{3}\end{array} \right. \Rightarrow z = \dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{3}i \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {\dfrac{1}{9} + \dfrac{1}{9}}  = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3}\end{array}\)

Chọn B.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 150012

Cho hình chóp S.ABC có \(SA = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\), các cạnh còn lại cùng bằng a. Bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC là: 

Xem đáp án

Ta có \(CA = CB = CS = a \Rightarrow \) Hình chiếu của \(C\) trên \(\left( {SAB} \right)\) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta SAB\).

Gọi \(O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta SAB\) \( \Rightarrow SO \bot \left( {SAB} \right)\).

Gọi \(H\) là trung điểm của \(SA\). Tam giác \(SAB\) cân tại \(B \Rightarrow BH \bot SA \Rightarrow O \in BH\).

Ta có:

\(BH = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}} \right)}^2}}  = \dfrac{{a\sqrt {13} }}{4} \Rightarrow {S_{\Delta SAB}} = \dfrac{1}{2}BH.SA = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt {13} }}{4}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{{a^2}\sqrt {39} }}{{16}}\).

Gọi \(R\) là bán kính ngoại tiếp \(\Delta SAB\) \( \Rightarrow R = \dfrac{{AB.SB.SA}}{{4{S_{\Delta ABC}}}} = \dfrac{{a.a.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{4.\dfrac{{{a^2}\sqrt {39} }}{{16}}}} = \dfrac{{2a}}{{\sqrt {13} }} = OA\).

\( \Rightarrow SO = \sqrt {S{A^2} - O{A^2}}  = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{4{a^2}}}{{13}}}  = \dfrac{{3a}}{{\sqrt {13} }}\)

\( \Rightarrow {R_{cau}} = \dfrac{{{{\left( {canh\,\,ben} \right)}^2}}}{{2h}} = \dfrac{{{a^2}}}{{2.\dfrac{{3a}}{{\sqrt {13} }}}} = \dfrac{{a\sqrt {13} }}{6}\).

Chọn D.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 150013

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho tam giác ABC biết \(A(2;1;0),B(3;0;2),C(4;3; - 4)\). Viết phương trình đường phân giác trong góc A. 

Xem đáp án

Giả sử đường phân giác trong của góc \(A\) cắt cạnh \(BC\) tại \(D\).

Ta có \(\overrightarrow {BC}  = \left( {1;3; - 6} \right)\), phương trình \(BC\) là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + t\\y = 3t\\z = 2 - 6t\end{array} \right.\)

\(D \in BC \Rightarrow D\left( {3 + t;3t;2 - 6t} \right)\).

\(AB = \sqrt {1 + 1 + 4}  = \sqrt 6 ;\,\,AC = \sqrt {4 + 4 + 16}  = 2\sqrt 6 \)

Áp dụng tính chất đường phân giác ta có:

\(\dfrac{{DB}}{{DC}} = \dfrac{{AB}}{{AC}} = \dfrac{{\sqrt 6 }}{{2\sqrt 6 }} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow 2DB = DC \Rightarrow 2\overrightarrow {DB}  =  - \overrightarrow {DC} \)

Ta có: \(\overrightarrow {DB}  = \left( { - t; - 3t;6t} \right);\,\,\overrightarrow {DC}  = \left( {1 - t;3 - 3t; - 6 + 6t} \right)\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2t = t - 1\\ - 6t =  - 3 + 3t\\12t = 6 - 6t\end{array} \right. \Leftrightarrow t = \dfrac{1}{3} \Rightarrow D\left( {\dfrac{{10}}{3};\;1;\;0} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {AD}  = \left( {\dfrac{4}{3};0;0} \right)//\left( {1;0;0} \right)\). Vậy phương trình đường thẳng \(AD:\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + t\\y = 1\\z = 0\end{array} \right.\).

Chọn C.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 150014

Cho tích phân \(\int\limits_1^5 {\left| {\dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}} \right|dx = a + b\ln 2 + c\ln 3} \) với a, b, c là các số nguyên. Tính \(P = abc\). 

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}\int\limits_1^5 {\left| {\dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}} \right|dx}  =  - \int\limits_1^2 {\dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}} dx + \int\limits_2^5 {\dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}dx} \\ =  - \int\limits_1^2 {\left( {1 - \dfrac{3}{{x + 1}}} \right)dx}  + \int\limits_2^5 {\left( {1 - \dfrac{3}{{x + 1}}} \right)dx} \\ =  - \left. {\left( {x - 3\ln \left| {x + 1} \right|} \right)} \right|_1^2 + \left. {\left( {x - 3\ln \left| {x + 1} \right|} \right)} \right|_2^5\\ =  - \left( {2 - 3\ln 3 - 1 + 3\ln 2} \right) + \left( {5 - 3\ln 6 - 2 + 3\ln 3} \right)\\ =  - 1 + 3\ln 3 - 3\ln 2 + 3 - 3\ln 6 + 3\ln 3\\ = 2 + 3\ln \dfrac{9}{{12}} = 2 + 3\ln \dfrac{3}{4} = 2 + 3\ln 3 - 6\ln 2\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b =  - 6\\c = 3\end{array} \right. \Rightarrow P = abc =  - 36\end{array}\)

Chọn A.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 150015

Có bao nhiêu số tự nhiên m để phương trình sau có nghiệm ?\({e^m} + {e^{3m}} = 2\left( {x + \sqrt {1 - {x^2}} } \right)\left( {1 + x\sqrt {1 - {x^2}} } \right)\). 

Xem đáp án

ĐKXĐ: \(1 - {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow  - 1 \le x \le 1\).

Đặt \(x + \sqrt {1 - {x^2}}  = t\) ta có \({t^2} = {x^2} + 1 - {x^2} + 2x\sqrt {1 - {x^2}}  = 1 + 2x\sqrt {1 - {x^2}}  \Rightarrow x\sqrt {1 - {x^2}}  = \dfrac{{{t^2} - 1}}{2}\).

Ta có: \(t\left( x \right) = x + \sqrt {1 - {x^2}} ,\,\,x \in \left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow t'\left( x \right) = 1 - \dfrac{x}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = \dfrac{{\sqrt {1 - {x^2}}  - x}}{{\sqrt {1 - {x^2}} }} = 0\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {1 - {x^2}}  = x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\1 - {x^2} = {x^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\{x^2} = \dfrac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\).

BBT:

Từ BBT ta có: \(t \in \left[ { - 1;\sqrt 2 } \right]\).

Khi đó phương trình trở thành : \({e^m} + {e^{3m}} = 2t\left( {1 + \dfrac{{{t^2} - 1}}{2}} \right) = t\left( {{t^2} + 1} \right) = {t^3} + t\,\,\left( * \right)\).

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^3} + t\) ta có \(f'\left( t \right) = 3{t^2} + 1 > 0\,\,\forall t \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R} \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1;\sqrt 2 } \right)\).

Từ (*) \( \Rightarrow f\left( {{e^m}} \right) = f\left( t \right) \Leftrightarrow {e^m} = t \Leftrightarrow m = \ln t \Rightarrow m \in \left( {-\infty ;\ln\sqrt 2 } \right) \)

Lại có \(m \in \mathbb {N} \Rightarrow m =0 \)

Chọn D.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 150016

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left( {m - 1} \right){x^3} - 5{x^2} + \left( {m + 3} \right)x + 3\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) có đúng 3 điểm cực trị ? 

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).

TH1: \(m = 1\). Khi đó hàm số trở thành: \(f\left( x \right) =  - 5{x^2} + 4x + 3\).

Ta có \(f'\left( x \right) =  - 10x + 4 = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{2}{5}\).

BBT:

Từ đó ta suy ra BBT của hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) như sau:

Hàm số có 3 điểm cực trị, do đó \(m = 1\) thỏa mãn.

TH2: \(m \ne 1\).

Để hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) có 3 điểm cực trị thì hàm số \(y = f\left( x \right)\) có 2 điểm cực trị trái dấu.

Ta có: \(f'\left( x \right) = f\left( x \right) = 3\left( {m - 1} \right){x^2} - 10x + m + 3 = 0\).

Để hàm số có 2 cực trị trái dấu \( \Leftrightarrow f\left( x \right) = 0\) có 2 nghiệm trái dấu

\( \Leftrightarrow ac < 0 \Leftrightarrow 3\left( {m - 1} \right)\left( {m + 3} \right) < 0 \Leftrightarrow  - 3 < m < 1\).

Do \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ { - 2; - 1;0} \right\}\).

Kết hợp các trường hợp ta có \(m \in \left\{ { - 2; - 1;\;0;\;1} \right\}\).

Chọn B.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 150017

Cho số phức z có \(\left| z \right| = 1\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {{z^2} - z} \right| + \left| {{z^2} + z + 1} \right|\) .

Xem đáp án

Đặt \(z = a + bi\). Ta có \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}}  = 1 \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = 1\)\( \Rightarrow {b^2} = 1 - {a^2} \ge 0 \Rightarrow  - 1 \le a \le 1\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}P = \left| {{z^2} - z} \right| + \left| {{z^2} + z + 1} \right|\\P = \left| z \right|\left| {z - 1} \right| + \left| {{z^2} + z + 1} \right|\\P = \left| {z - 1} \right| + \left| {{z^2} + z + 1} \right|\\P = \left| {a + bi - 1} \right| + \left| {{a^2} + 2abi - {b^2} + a + bi + 1} \right|\\P = \sqrt {{{\left( {a - 1} \right)}^2} + {b^2}}  + \sqrt {{{\left( {{a^2} - {b^2} + a + 1} \right)}^2} + {{\left( {2ab + b} \right)}^2}} \\P = \sqrt {{a^2} - 2a + 1 + {b^2}}  + \sqrt {{{\left( {{a^2} - {b^2} + a + 1} \right)}^2} + {b^2}{{\left( {2a + 1} \right)}^2}} \\P = \sqrt {2 - 2a}  + \sqrt {{{\left( {2{a^2} + a} \right)}^2} + \left( {1 - {a^2}} \right){{\left( {2a + 1} \right)}^2}} \\P = \sqrt {2 - 2a}  + \sqrt {4{a^2} + 4a + 1} \\P = \sqrt {2 - 2a}  + \left| {2a + 1} \right|\,\,\left( { - 1 \le a \le 1} \right)\end{array}\)

Sử dụng MTCT ta tìm được \({P_{\max }} = 3,25\).

Chọn A.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 150018

Phương trình \({4^x} + 1 = {2^x}m.\cos \left( {\pi x} \right)\) có nghiệm duy nhất. Số giá trị của tham số \(m\) thỏa mãn là: 

Xem đáp án

\({4^x} + 1 = {2^x}.m.\cos \left( {\pi x} \right) \Leftrightarrow \dfrac{{{2^x}.\cos \left( {\pi x} \right)}}{{{4^x} + 1}} = \dfrac{1}{m}\) (1)

Xét hàm số  \(f\left( x \right) = \dfrac{{{2^x}.\cos \left( {\pi x} \right)}}{{{4^x} + 1}}\)

Dễ dàng kiểm tra \(f\left( x \right)\) là hàm số chẵn \( \Rightarrow \) Nếu \({x_0}\) là nghiệm của \(\left( 1 \right)\) thì \( - {x_0}\) cũng là nghiệm của (1)

Do đó, phương trình có nghiệm duy nhất thì nghiệm đó chỉ có thể là 0.

Thay \(x = 0\) vào (1) ta có:  \(\dfrac{{1.1}}{{1 + 1}} = \dfrac{1}{m} \Leftrightarrow m = 2\)

Kiểm tra lại: với \(m = 2\), phương trình \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow \dfrac{{{2^x}.\cos \left( {\pi x} \right)}}{{{4^x} + 1}} = \dfrac{1}{2}\) (2)

Ta có: \(\dfrac{{{2^x}.\cos \left( {\pi x} \right)}}{{{4^x} + 1}} \le \dfrac{{{2^x}}}{{{4^x} + 1}} \le \dfrac{1}{2} \Rightarrow \) Phương trình (2) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos \left( {\pi x} \right) = 1\\x = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 1\) : nghiệm duy nhất

Vậy, có 1 giá trị của m thỏa mãn.

Chọn: B

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 150019

Cho \(a,\,\,b,\,\,c\) là ba số thực dương, \(a > 1\) và thỏa mãn \(\log _a^2\left( {bc} \right) + {\log _a}{\left( {{b^3}{c^3} + \dfrac{{bc}}{4}} \right)^2} + 4 + \sqrt {4 - {c^2}}  = 0\). Số bộ \(\left( {a;b;c} \right)\) thỏa mãn điều kiện đã cho là: 

Xem đáp án

Ta có: \(\log _a^2\left( {bc} \right) + {\log _a}{\left( {{b^3}{c^3} + \dfrac{{bc}}{4}} \right)^2} + 4 + \sqrt {4 - {c^2}} \,\,\left( {a > 1,\,\,\,b,c > 0} \right)\)

\(\begin{array}{l} = \log _a^2\left( {bc} \right) + 2{\log _a}\left( {bc.\left( {{b^2}{c^2} + \dfrac{1}{4}} \right)} \right) + 4 + \sqrt {4 - {c^2}}  \ge \,\log _a^2\left( {bc} \right) + 2{\log _a}\left( {bc.bc} \right) + 4 + \sqrt {4 - {c^2}} \\ = \log _a^2\left( {bc} \right) + 4{\log _a}\left( {bc} \right) + 4 + \sqrt {4 - {c^2}}  = {\left( {{{\log }_a}\left( {bc} \right) + 2} \right)^2} + \sqrt {4 - {c^2}}  \ge 0\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}bc = \dfrac{1}{2}\\{\log _a}\left( {bc} \right) + 2 = 0\\4 - {c^2} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}bc = \dfrac{1}{2}\\{\log _a}\dfrac{1}{2} + 2 = 0\\{c^2} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}bc = \dfrac{1}{2}\\{\log _a}2 = 2\\{c^2} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \sqrt 2 \\b = \dfrac{1}{4}\\c = 2\end{array} \right.\)

Vậy số bộ \(\left( {a;b;c} \right)\)  thỏa mãn điều kiện đã cho là 1.

Chọn: B

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 150020

Số điểm cực trị của hàm số \(f\left( x \right) = \int\limits_{2x}^{{x^2}} {\dfrac{{2tdt}}{{1 + {t^2}}}} \) là: 

Xem đáp án

\(\begin{array}{l}f\left( x \right) = \int\limits_{2x}^{{x^2}} {\dfrac{{2tdt}}{{{t^2} + 1}}}  = \int\limits_{2x}^{{x^2}} {\dfrac{{d\left( {{t^2} + 1} \right)}}{{{t^2} + 1}}} \\ = \left. {\ln \left( {{t^2} + 1} \right)} \right|_{2x}^{{x^2}} = \ln \left( {{x^4} + 1} \right) - \ln \left( {4{x^2} + 1} \right)\\f'\left( x \right) = \dfrac{{4{x^3}}}{{{x^4} + 1}} - \dfrac{{8x}}{{4{x^2} + 1}} = \dfrac{{4{x^3}\left( {4{x^2} + 1} \right) - 8x\left( {{x^4} + 1} \right)}}{{\left( {4{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} + 1} \right)}}\\ = \dfrac{{8{x^5} + 4{x^3} - 8x}}{{\left( {4{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} + 1} \right)}} = \dfrac{{4x\left( {2{x^4} + {x^2} - 2} \right)}}{{\left( {4{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} + 1} \right)}}\end{array}\)

Nhận xét:

Phương trình \(2{x^4} + {x^2} - 2 = 0\) có 2 nghiệm phân biệt \( \pm \dfrac{{\sqrt { - 1 + \sqrt {17} } }}{2}\) và \(2{x^4} + {x^2} - 2\) đổi dấu tại 2 điểm này.

\(4x\) đổi dấu tại \(x = 0\)

\(\left( {4{x^2} + 1} \right)\left( {{x^4} + 1} \right) > 0,\,\forall x\)

\( \Rightarrow f'\left( x \right)\) đổi dấu tại 3 điểm là \(x =  \pm \dfrac{{\sqrt { - 1 + \sqrt {17} } }}{2}\) và \(x = 0\)

\( \Rightarrow \) Số điểm cực trị của hàm số \(f\left( x \right) = \int\limits_{2x}^{{x^2}} {\dfrac{{2tdt}}{{1 + {t^2}}}} \) là 3.

Chọn: D

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 150021

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \dfrac{{{x^3} + {x^2} - m}}{{x + 1}}\)  trên \(\left[ {0;2} \right]\) bằng 5. Tham số \(m\) nhận giá trị là: 

Xem đáp án

\(y = \dfrac{{{x^3} + {x^2} - m}}{{x + 1}} = {x^2} - \dfrac{m}{{x + 1}}\) \( \Rightarrow y' = 2x + \dfrac{m}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = \dfrac{{2x{{\left( {x + 1} \right)}^2} + m}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\)

+) Nếu \(m \ge 0\) thì \(y' \ge 0,\,\,\forall x \in \left[ {0;2} \right] \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} y = y\left( 2 \right) = \dfrac{{12 - m}}{3} = 5 \Rightarrow m =  - 3\) (loại)

+) Nếu \(m < 0\) thì \(y' = 0 \Leftrightarrow \) \(2x{\left( {x + 1} \right)^2} + m = 0 \Leftrightarrow 2{x^3} + 4{x^2} + 2x =  - m\) : có nhiều nhất 1 nghiệm trên đoạn [0;2] (do \(f\left( x \right) = 2{x^3} + 4{x^2} + 2x\) có \(f'\left( x \right) = 6{x^2} + 8x + 2 > 0,\,\,\forall x \in \left[ {0;2} \right]\))

Ta có: \(f\left( 0 \right) = 0,\,\,f\left( 2 \right) = 36\)

TH1: \(m \le  - 36\)

\(y' \ge 0,\forall x \in \left[ {0;2} \right] \Rightarrow \)\(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} y = y\left( 2 \right) = \dfrac{{12 - m}}{3} = 5 \Rightarrow m =  - 3\) (loại)

TH2: \( - 36 < m < 0\)

Phương trình \(y' = 0\) có 1 nghiệm duy nhất \({x_0} \in \left( {0;2} \right)\) và đổi dấu tại điểm này

Bảng biến thiên:

\( \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} y = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} \left\{ { - m;\dfrac{{12 - m}}{3}} \right\}\)

\(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} \left\{ { - m;\dfrac{{12 - m}}{3}} \right\} =  - m \Leftrightarrow  - m \ge \dfrac{{12 - m}}{3} \Leftrightarrow m \le  - 6\). Khi đó: \( - m = 5 \Leftrightarrow m =  - 5\): loại

\(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} \left\{ { - m;\dfrac{{12 - m}}{3}} \right\} = \dfrac{{12 - m}}{3} \Leftrightarrow  - m \le \dfrac{{12 - m}}{3} \Leftrightarrow m \ge  - 6\). Khi đó: \(\dfrac{{12 - m}}{3} = 5 \Leftrightarrow m =  - 3\): thỏa mãn

Vậy, \(m =  - 3\).

Chọn: C

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 150022

Trong không gian \(Oxyz\), cho  mặt cầu \({x^2} + {y^2} + {z^2} = 9\) và điểm \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right) \in \left( d \right):\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 1 + 2t\\z = 2 - 3t\end{array} \right.\) . Ba điểm \(A,\,\,B,\,\,C\) phân biệt cùng thuộc mặt cầu sao cho \(MA,\,\,MB,\,\,MC\) là tiếp tuyến của mặt cầu. Biết rằng mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) đi qua \(D\left( {1;1;2} \right)\). Tổng \(T = x_0^2 + y_0^2 + z_0^2\)  bằng: 

Xem đáp án

Mặt cầu \({x^2} + {y^2} + {z^2} = 9\)  có tâm \(O\left( {0;0;0} \right)\) và bán kính \(R = 3\).

Gọi T là giao điểm của tia ID với mặt cầu. Ta có: \(O{T^2} = OI.OM \Leftrightarrow OI.OM = {3^2} = 9\)

\(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right) \Rightarrow \overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}}  = \overrightarrow {OM}  = \left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\)

Phương trình (P) là: \({x_0}\left( {x - 1} \right) + {y_0}\left( {y - 1} \right) + {z_0}\left( {z - 2} \right) = 0\)

 \(\begin{array}{l}OI = d\left( {O;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {{x_0} + {y_0} + 2{z_0}} \right|}}{{\sqrt {x_0^2 + y_0^2 + z_0^2} }};\,\,OM = \sqrt {x_0^2 + y_0^2 + z_0^2} \\ \Rightarrow \dfrac{{\left| {{x_0} + {y_0} + 2{z_0}} \right|}}{{\sqrt {x_0^2 + y_0^2 + z_0^2} }}.\sqrt {x_0^2 + y_0^2 + z_0^2}  = 9 \Rightarrow \left| {{x_0} + {y_0} + 2{z_0}} \right| = 9\end{array}\)

Do  \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right) \in d:\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + t\\
y = 1 + 2t\\
z = 2 - 3t
\end{array} \right.\)

nên giả sử \(M\left( {1 + t;1 + 2t;2 - 3t} \right)\)

\( \Rightarrow \left| {1 + t + 1 + 2t + 4 - 6t} \right| = 9 \Leftrightarrow \left| {6 - 3t} \right| = 9 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t =  - 1\\t = 5\end{array} \right.\)

\(t =  - 1 \Rightarrow M\left( {0; - 1;5} \right) \Rightarrow \)\(T = x_0^2 + y_0^2 + z_0^2 = 26\)

\(t = 5 \Rightarrow M\left( {6;11; - 13} \right) \Rightarrow \)\(T = x_0^2 + y_0^2 + z_0^2 = 326\)

Chọn: B

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 150023

Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A\left( {0;4\sqrt 2 ;0} \right),\,\,B\left( {0;0;4\sqrt 2 } \right)\), điểm \(C \in mp\left( {Oxy} \right)\) và tam giác \(OAC\) vuông tại \(C\);  hình chiếu vuông góc của \(O\) trên \(BC\) là điểm \(H\). Khi đó điểm \(H\) luôn thuộc đường tròn cố định có bán kính bằng: 

Xem đáp án

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AC \bot OC\\AC \bot OB\end{array} \right.\,\, \Rightarrow AC \bot \left( {OBC} \right) \Rightarrow AC \bot OH\)

Mà \(OH \bot BC \Rightarrow OH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow OH \bot AH \Rightarrow H\) di động trên mặt cầu đường kính OA.

Mặt khác \(OH \bot BH \Rightarrow H\) di động trên mặt cầu đường kính OB.

\( \Rightarrow H\) di động trên đường tròn cố định là giao tuyến của hai mặt cầu trên (mặt cầu đường kính OA và mặt cầu đường kính OB)

Bán kính cần tìm là: \(r = OM = \dfrac{{OI}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{\dfrac{{4\sqrt 2 }}{2}}}{{\sqrt 2 }} = 2\)  (do tam giác OIM vuông cân tại M)

Chọn: D

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 150024

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A'B\) vuông góc với mặt phẳng đáy \(\left( {ABCD} \right)\); góc của \(AA'\) với \(\left( {ABCD} \right)\)bằng \({45^0}\). Khoảng cách từ \(A\) đến các đường thẳng \(BB'\) và \(DD'\) bằng \(1\). Góc của  mặt \(\left( {BCC'B'} \right)\) và mặt phẳng \(\left( {CC'D'D} \right)\) bẳng \({60^0}\). Thể tích khối hộp đã cho là: 

Xem đáp án

Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A lên đường thẳng BB’ và DD’. Theo đề bài, ta có: \(AH = AK = 1\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}\widehat {\left( {\left( {BB'C'C} \right);\left( {CC'D'D} \right)} \right)} = \widehat {\left( {\left( {ABB'A'} \right);\left( {ADD'A'} \right)} \right)} = {60^0}\\ \Rightarrow \widehat {HAK} = {60^0}\end{array}\)

(do \(\left( {AHK} \right) \bot AA',\,\,AA' = \left( {ABB'A'} \right) \cap \left( {ADD'A'} \right)\))

Ta có: \(AH \bot BB',\,\,BB'//AA' \Rightarrow AH \bot AA'\).

Mà \(\widehat {BAA'} = {45^0} \Rightarrow \widehat {HAB} = {45^0} \Rightarrow AB = AH.\sqrt 2  = \sqrt 2 \)

 \( \Rightarrow A'B = AB = \sqrt 2 \)

Kẻ \(KI \bot AH\) tại I. Ta có: \(AA' \bot \left( {AKH} \right) \Rightarrow \left( {AA'B'H} \right) \bot \left( {AKH} \right)\).

Mà \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {AA'B'H} \right) \cap \left( {AKH} \right) = AH\\IK \subset \left( {AKH} \right)\\IK \bot AH\end{array} \right. \Rightarrow IK \bot \left( {AA'B'H} \right) \Rightarrow d\left( {K;\left( {AA'B'H} \right)} \right) = IK\)

\( \Rightarrow d\left( {D;\left( {AA'B'H} \right)} \right) = d\left( {K;\left( {AA'B'H} \right)} \right) = IK\) (do \(DK//\left( {AA'B'H} \right)\))

\(\Delta AHK\) có \(\widehat {HAK} = {60^0}\), \(AH = AK = 1 \Rightarrow IK = \dfrac{{1.\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

\({V_{D.AA'B}} = \dfrac{1}{3}.IK.{S_{AA'B}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.\dfrac{1}{2}.\sqrt 2 .\sqrt 2  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{6}\) \( \Rightarrow V = 6.\dfrac{{\sqrt 3 }}{6} = \sqrt 3 \).

Chọn: C  

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 150025

Bảng biến thiên dưới đây là của hàm số:

Xem đáp án

Hàm số có TXĐ: \(D = \mathbb{R}{\rm{\backslash }}\left\{ 0 \right\} \Rightarrow \) Loại phương án A, B và D

Chọn phương án C 

Chọn: C

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 150026

Diện tích mặt cầu ngoại tiếp khối hộp chữ nhật có kích thước: \(a,\,\,\sqrt 3 a,\,\,2a\) là: 

Xem đáp án

Độ dài đường chéo của khối hộp chữ nhật đó là : \(\sqrt {{a^2} + 3{a^2} + 4{a^2}}  = 2\sqrt 2 a\)

Bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối hộp chữ nhật đó là : \(\dfrac{{2\sqrt 2 a}}{2} = \sqrt 2 a\)

Diện tích mặt cầu đó là : \(4\pi {\left( {\sqrt 2 a} \right)^2} = 8\pi {a^2}\).

Chọn: D

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 150027

Cho \(\int\limits_1^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 2\) và \(\int\limits_1^2 {\left[ {2f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = 3;\) giá trị \(\int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x\) bằng

Xem đáp án

Ta có: .

\(3 = \int\limits_1^2 {\left[ {2f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = 2\int\limits_1^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x - \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x = 2.2 - \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x \Leftrightarrow \int\limits_1^2 {g\left( x \right)} {\rm{d}}x = 1\)

Chọn D.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »