Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Chuyên Bến Tre
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Chuyên Bến Tre
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
28 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chất nào dưới đây được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày?
NaHCO3 dùng làm thuốc chữa đau dạ dày
Đáp án A
Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là
Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là 1
Đáp án B
Axit axetic có đồng phân là este nào dưới đây?
Axit axetic có đồng phân là metyl fomat
Đáp án B
Hợp chất màu trắng, không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch HCl và trong dung dịch NaOH, được dùng để đánh bóng kim cương, đá quý . . . là
Hợp chất màu trắng, không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch HCl và trong dung dịch NaOH, được dùng để đánh bóng kim cương, đá quí . . . là Al2O3
Đáp án A
Chất không làm giấy quì tím ẩm hóa xanh là
Chất không làm giấy quì tím ẩm hóa xanh là C6H5NH2
Đáp án D
Khí X là hợp chất của cacbon. Khí X không màu, không mùi nhưng rất độc do làm mất chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu. Khí X là
Khí X là hợp chất của cacbon. Khí X không màu, không mùi nhưng rất độc do làm mất chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu. Khí X là CO
Đáp án C
Thạch cao nung được dùng nhiều trong điêu khắc, y khoa. Thạch cao nung có công thức là
Thạch cao nung được dùng nhiều trong điêu khắc, y khoa. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O
Đáp án B
Chỉ ra chất điện li yếu trong số các chất sau
Chất điện li yếu là H2CO3
Đáp án D
Mật ong là loại thực phẩm bổ dưỡng và đắt tiền. Để phát hiện tinh bột được độn trong thành phần của mật ong giả nhằm tạo độ đặc, ta dùng
Mật ong là loại thực phẩm bổ dưỡng và đắt tiền. Để phát hiện tinh bột được độn trong thành phần của mật ong giả nhằm tạo độ đặc, ta dùng dung dịch iot
→ Do tinh bột sẽ tác dụng với iot tạo màu xanh đặc trưng
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo, no → Sai
Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu.
Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím → phản ứng màu biure
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch nào dưới đây có xuất hiện kết tủa?
NaOH + FeCl2 → NaCl + Fe(OH)2
Xuất hiện kết tủa trắng xanh Sắt II hidroxit (Fe(OH)2).
Hợp chất trong đó sắt không thể hiện số oxi hóa +3 là
Hợp chất trong đó sắt không thể hiện số oxi hóa +3 là FeO
Đáp án D
Số liên kết peptit trong tripeptit mạch hở Ala-Ala-Ala là
Số liên kết peptit trong tripeptit mạch hở Ala-Ala-Ala là 2
Đáp án C
Phát biểu nào dưới đây đúng?
Có thể dùng glucozơ để tráng ruột phích → Đáp án B
Natri kim loại được điều chế bằng phương pháp nào dưới đây?
Natri kim loại được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy.
Đáp án B
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là thả lá sắt vào dung dịch CuSO4
Đáp án D
Một trong những hóa chất khử khuẩn thường dùng để sát trùng bề mặt trong đại dịch Covid-19 là chloramine B, công thức phân tử C6H5ClNNaO2S. Phân tử khối của chloramine B là
Công thức C6H5ClNNaO2S
M = 12.6 + 1.5 + 35,5 + 14 + 23 + 16.2 + 32 = 213,5
Potat ăn da (kali hidroxit) là một bazơ mạnh có công thức phân tử
Potat ăn da (kali hidroxit) là một bazơ mạnh có công thức phân tử KOH
Đáp á B
Trong dung dịch, ion Fe2+ bị khử khi phản ứng với
Trong dung dịch, ion Fe2+ bị khử khi phản ứng với Mg
Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe
Cho 10 gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với
Amin + HCl → Muối clorua
BTKL: mmuối = mamin + mHCl = 10 + 0,3.36,5 = 21 (g)
Ở một số làng quê ven biển, người ta có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách vớt các loại vỏ sò, hàu, hến . . . rồi đem nung, thu được sản phẩm dùng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thau chua khử phèn rất hiệu quả. Tên gọi của sản phẩm thu được là
Ở một số làng quê ven biển, người ta có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách vớt các loại vỏ sò, hàu, hến . . . rồi đem nung, thu được sản phẩm dùng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thau chua khử phèn rất hiệu quả. Tên gọi của sản phẩm thu được là vôi sống
Đáp án B
Lên men 180 gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 50%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
1 mol 1 ( do H = 50%)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
1 1
m kết tủa = 1.100 = 100 gam
Hòa tan hoàn toàn x mol Al trong dung dịch NaOH dư được 3,36 lít H2. Giá trị x là
nH2 (đktc) = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑
0,1 ← 0,15 (mol)
→ nAl = 0,1 mol
Hòa tan hết 20 gam rắn X gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl được x mol CO2. Giá trị x là
KHCO3 và CaCO3 có PTK là 100 → Gọi công thức chung là M
Ta có: nM = 20 : 100 = 0,2 mol
nCO2 = nM = 0,2 mol
Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH)2 được kết quả cho bởi bảng sau:
Đáp án B
Hợp chất nào dưới đây không phải hợp chất lưỡng tính?
NH2-CH2-COOCH3 không phải hợp chất lưỡng tính.
Thủy phân 36 gam một peptit mạch hở X chỉ tạo bởi glyxin, sau một thời gian thấy lượng glyxin thu được đã vượt quá 44,6 gam. Peptit mạch hở X là
nGly = 44,6 : 75 = 0,6 mol
X: (Ala)n → nAla
→ nX = nGly : n = 0,6 : n → MX = 36 : (0,6/n) = 60n → 60n = 75n−(n−1).18 → n = 6
Vậy X là hexapeptit
Đáp án cần chọn là C
Hiđrocacbon không có khả năng cho phản ứng cộng là
Hiđrocacbon không có khả năng cho phản ứng cộng là metan
Đáp án A
Cho rắn X gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra xong được dung dịch Y và rắn không tan Z. Số chất tan trong dung dịch Y là
Chất rắn không tan là Cu → dung dịch thu được gồm FeCl2, CuCl2 và HCl dư
Đáp án D
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đipeptit mạch hở Glu-Gly có hai liên kết peptit → sai
X là hỗn hợp gồm MO (M là kim loại có hóa trị không đổi) và FeO (nMO : nFeO = 1 : 1). Dẫn một luồng CO dư qua X nung nóng, sau phản ứng được 9 gam rắn Y. Hòa tan hết Y cần vừa đủ 375 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối lượng oxit MO trong X là:
Đáp án D
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 7,84 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 loãng, dư được 4,48 lít khí NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Phần trăm thể tích khí CO trong X là:
Xem X gồm CO; a mol; CO2 : b mol và H2 : c mol
Ta có hệ phương trình:
a + b + c = 0,35
4.(a + b) = 2.(a + c) và 2a + 2c = 0,2.3 = 0,6
→ a = 0,1; b = 0,05 và c = 0,2
→ %CO = a : (a + b + c) = 28,57%
Cho este hai chức, mạch hở X có công thức C7H10O4. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được hai muối của hai axit cacboxylic Y , Z (MY < MZ) có số cacbon gấp đôi nhau và ancol T có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Phát biểu nào sau đây sai?
X có thể có 2 CTCT là
và
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Gọi b là số mol triglixerit và c là số mol H2O, thì 3b và b lần lượt là số mol NaOH và glixerol. Do đó ta có hệ sau
\(\left\{ \begin{array}{l}
6b + 2,31.2 = c + 1,65.2\\
1,65.12 + 2c + 16.6b + 40.3b = 26,52 + 92b
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
b = 0,03\\
c = 1,5
\end{array} \right.\)
Vậy 0,03.(x - 1) = 1,65 - 1,5 → µ = 6, tức X có (6 – 3) = 3µ chưa no nên a = 3b = 0,09 (mol).
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất; 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
a. Ở bước 2, có thể thay các dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH bằng các dung dịch HCl và dung dịch KOH
b. Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều đồng nhất, không phân lớp.
c. Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
d. Sau bước 3, thêm vào bình thứ hai khoảng 5 ml dung dịch NaCl bão hòa thấy xà phòng xuất hiện và nổi lên trên.
e. Sau bước 3, trong hai bình đều thoát ra mùi giấm đặc trưng.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là (a), (c)
Đáp án D
Cho 100 gam hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ ; trong hỗn hợp E có hai este có số mol gấp 8 lần nhau) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Z gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp và 99,08 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 16,352 lít H2. Đốt cháy hoàn toàn T thu được H2O, Na2CO3 và 0,73 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
Vì nH2 = 0,73 mol nên nOH = nNaOH = 0,73.2 = 1,46 mol, do đó nNa2CO3 = 1,46/2 = 0,73 mol.
Vậy hỗn hợp muối có nNa = nC = 0,73 + 0,73 = 1,46 mol nên hỗn hợp muối phải gồm HCOONa và NaOOC-COONa.
Để ý rằng hỗn hợp este đã cho là mạch hở, được tạo bởi hỗn hợp các axit cacboxylic là HCOOH và (COOH)2, trong đó (COOH)2 chỉ tạo este mạch hở khi tác dụng với ancol đơn chức.
Vậy 2 ancol đã cho là đơn chức. Theo đề, chúng là đơn chức, đồng đẳng liên tiếp.
Vì mancol Z = (100 + 40.1,46) – 99,08 = 59,32 gam và nancol Z = 1,46 mol
nên MZ = 59,32 : 1,4 = 40,6
Dễ thấy các ancol là CH3OH (0,56 mol) và C2H5OH (0,9 mol).
Gọi a, b là số mol HCOONa và NaOOC-COONa thu được thì
\(\left\{ \begin{array}{l}
a + 2b = 1,46\\
68a + 134b = 99,08
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 1,26\\
b = 0,1
\end{array} \right.\)
Như vậy E tạo bởi 0,56 mol CH3OH; 0,9 mol C2H5OH; 1,26 mol HCOOH và 0,1 mol (COOH)2, tạo hỗn hợp 3 este, trong đó có 2 este có số mol este này gấp 8 lần số mol este kia nên E chỉ có thể gồm:
\(\left\{ \begin{array}{l}
X(HCOOC{H_3}):0,46mol\\
Y(HCOO{C_2}{H_5}):0,8mol\\
Z(C{H_3}OOC - COO{C_2}{H_5}):0,1mol
\end{array} \right.\)
→ \(\% X = \frac{{0,46.60}}{{100}} = 27,6\% \)
Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm NaCl và Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi I = 9,65A) trong 6000 giây thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 35 gam so với khối lượng của X. Cho 30 gam Fe vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 29 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể và chỉ xảy ra một quá trình khử N+5. Giá trị của m là
Ta có nelectron = 0,6 mol.
Gọi 2a và b là số mol NaCl và Cu(NO3)2 ban đầu.
Cho Fe vào dung dịch Y được NO và hỗn hợp kim loại nên Y phải chứa H+ và Cu2+, vậy Cu2+ chỉ tham gia điện phân c mol theo sơ đồ
Catot:
Cu2+ + 2e → Cu
c 2c c
2Cl → Cl2 + 2e
2a a 2a
2H2O → O2 + 4e + 4H+
d 4d 4d
Theo đề dung dịch Y chứa H+ : 4d mol; Cu2+ : (b - c) mol và NO3- : 2b mol
Vì Fe còn dư nên (b – c) mol Cu2+ và 4d mol H+ đã phản ứng hết. Theo đề thì nNO = d mol. Gọi e là số mol Fe đã phản ứng, ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
64a + 71a + 32d = 35\\
(30 - 56e) + 64(b - c) = 29\\
2e = 3d + 2(b - c)\\
2a + 4d = 2c\\
2c = 0,6
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,2\\
b = 0,7\\
c = 0,3\\
d = 0,05\\
e = 0,475
\end{array} \right.\)
→ m = 58,5.0,4 + 0,7.188 = 155
Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O2N2) là muối amoni của một a-amino axit với amin và chất Y (CmH2m+4O5N4) là muối amoni của một đipeptit mạch hở với amin. Cho 100 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy có 41,5 gam NaOH phản ứng và thoát ra 17,36 lít khí Z là hỗn hợp gồm 2 amin. Phần trăm khối lượng chất X trong hỗn hợp E gần nhất với
Gọi a, b lần lượt là số mol của X và Y, ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
a + 3b = 1,0375\\
a + 2b = 0,775\\
a(14n + 64) + b(14m + 140) = 100
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,25\\
b = 0,2625\\
140n + 147m = 1890
\end{array} \right.\)
Chỉ có n = 3; m = 10 là hợp lí.
Vậy %X = (0,25.106) : 100 = 26,5%
Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este mạch hở đa chức Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 100 gam A cần vừa đủ 4,94 mol O2, thu được CO2 và 61,29 gam H2O. Mặt khác cũng lượng A trên tác dụng vừa đủ với 1335 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan T gồm 2 muối và 38,73 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng este Y trong A gần nhất với
Theo đề ta có nH2O = 3,405 mol.
Bảo toàn khối lượng cho nCO2 = 4,4725 mol nên bảo toàn oxi cho nO/A = (3,405 + 4,4725.2) – 4,94.2 = 2,47 mol, tức số mol -COO- = 1,235 mol < nNaOH = 1,335 mol chứng tỏ hỗn hợp có mặt este của phenol.
Vì Y, Z mạch hở nên X phải là este của phenol.
Theo đề X là este đơn chức của phenol nên 1,335 – 1,235 = 0,1 mol.
Đặt công thức X là RCOOC6H4R’; công thức trung bình Y, Z là (RCOO)nCxHy , ta có:
mmuối = 1,235(R + 67) + 0,1(115 + R’) = 100 + 1,335.40 – 38,73 – 0,1.18 = 112,87 → 1235R + 100R’ = 18625.
Chỉ có R = 15; R’ = 1 là phù hợp.
Như vậy A gồm CH3COOC6H5 (0,1 mol) và (CH3COO)nCxHy (a mol) nên ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
a(n - 1) + 0,1.4 = 4,4725 - 3,405 = 1,0675\\
0,1 + an = 1,235\\
8.0,1 + 2an + ax = 4,4725
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
n = 2,42\\
a = 0,4675\\
x = 3
\end{array} \right.\)
Vậy Y là (CH3COO)2C3H6 (b mol) và Z là (CH3COO)3C3H5 (c mol), do đó:
\(\left\{ \begin{array}{l}
b + c = 0,4675\\
0,2 + 2b + 3c = 1,335
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
b = 0,2675\\
c = 0,2
\end{array} \right. \to \% {(C{H_3}COO)_2}{C_3}{H_6} = \frac{{160.0,2675}}{{100}} = 42,8\% \)