Ngữ âm: /t/ & /d/

Lý thuyết về ngữ âm: /t/ & /d/ môn anh (global success) lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(392) 1306 26/09/2022

I. ÂM /t/

1. Cách phát âm /t/

Bước 1: Khép chặt hai hàm răng lại.

Bước 2: Nhẹ nhàng nâng đầu lưỡi sao cho chạm được vào chân răng cửa hàm trên.

Bước 3: Hạ đầu lưỡi xuống, đồng thời bật thật mạnh hơi ra và phát âm /t/.

 

Lưu ý: Người Việt hay mắc phải lỗi phát âm /t/ thành /th/. Lý do là bởi đầu lưỡi của bạn chỉ chạm đến phần mặt sau của răng cửa hàm trên chứ không phải là chân răng. Hay ghi nhớ rằng, muốn phát âm /t/ thật chuẩn, bạn cần nhấn đầu lưỡi vào chân răng và bật hơi mạnh ra nhé!

2. Dấu hiệu nhận biết âm /t/

* Quy tắc 1: Khi t đứng đầu từ (hoặc khi không đứng đầu từ nhưng lại được nhấn trọng âm vào nó) thì vẫn phải phát âm /t/ là /t/.

Ví dụ:

– Tell   (v) /tel/: kể (chuyện)

– Content   (n) /kənˈtent/: nội dung

– Table   (n)/ˈteɪ.bəl/: cái bàn

 

*  Quy tắc 2: Khi t đứng giữa, không bị nhấn trọng âm /t/ phát âm thành /d/.

Ví dụ:

– Water   (n) /’wɔ:də/: nước

– Daughter   (n) /ˈdɔdər/: con gái

– Meeting   (n) /’mi:diɳ/: buổi gặp mặt, hội thảo

 

* Quy tắc 3: Thông thường, âm /t/ không bật hơi khi đứng cuối từ.

Ví dụ:

– Put   (v) /pʊt/: đặt, để

– What  (pronoun) /wɑːt/: cái gì

– Lot   (n) /lɑːt/: nhiều

 

* Quy tắc 3: Khi động từ quá khứ kết thúc bằng đuôi ed, chữ ed được đọc là /t/ khi trước đuôi ed là một âm vô thanh: /p/, /k/, /θ/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/.

Ví dụ:

– brushed    (v) /brʌʃt/: đánh răng, chải

– laughed    (v) /læft/: cười

– reached    (v) /riːtʃt/: chạm đến

II. ÂM /d/

1. Cách phát âm /d/

Bước 1: Hai răng khép lại.

Bước 2: Đầu lưỡi chạm vào chân răng cửa của hàm trên.

Bước 3: Hạ đầu lưỡi xuống đồng thời nhẹ nhàng phát âm /d/.

2. Dấu hiệu nhận biết âm /d/

* Quy tắc 1: d thường được phát âm đọc là /d/ khi nó đứng đầu một âm tiết.

Ví dụ:

– decorate    (v) /ˈdekəreɪt/: trang trí

– dedicate   (v) /ˈdedɪkeɪt/: dâng hiến

 

* Quy tắc 2: d thường là âm câm (không phát âm) trong các từ.

Ví dụ:

– handkerchief   (n) /ˈhæŋkərtʃiːf/: khăn tay

– sandwich   (n) /ˈsænwɪdʒ/: bánh mì sandwich

– wednesday   (n) /ˈwenzdeɪ/: thứ Tư


* Quy tắc 3: Khi động từ kết thúc bằng đuôi ed, chữ ed được đọc là /d/ khi trước đuôi ed là một âm hữu thanh.

Ví dụ:

– breathed    (v) /briːðd/: thở

– changed  (v) /tʃeɪndʒd/: thay đổi

– played   (v) /pleɪd/: chơi

(392) 1306 26/09/2022