Bài viết bài làm văn số 1

Tổng hợp 3 bài văn mẫu bài viết chi tiết bài làm văn số 1 được trình bày chi tiết với các luận điểm rõ ràng và dẫn chứng hay nhất giúp các em tự tin trong các kì thi
(407) 1355 23/09/2022

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.

BÀI LÀM

      Phải chăng thứ gọi là hạnh phúc nhất của mỗi con người là tình thương? Ai cũng cần có 1 tấm lòng đó là tình thương, chia sẻ, lòng tốt là một thứ tình cảm đặc biệt nhất của người dành cho con người mà đôi khi cho đi chẳng cần một lý do nào cả. Nhưng nhất thiết tấm lòng ấy phải xuất phát từ tình thương của mỗi con người: "Tình Thương là hạnh phúc của mỗi con người ”; chắc hẳn có những khi chúng ta cũng tự hỏi mình rằng tình thương là gì? và hạnh phúc là gì?

      Những câu hỏi tương tự như thế sẽ chẳng có ai giải đáp đc cho chúng ta cả mà chính chúng ta sẽ phải tìm ra câu giải đáp cho chính mình. Tình thương xuất phát từ lòng đồng cảm, sự cảm thông, sự chia sẻ của chính chúng ta với ai đó đang cần sự quan tâm,chia sẻ ,giúp đỡ. Nhưng cái sự cảm thông , chia sẻ và lòng đồng cảm đó phải xuất phát từ chính cái tâm,từ chính tấm lòng chân thật. Vì khi chúng ta bỏ qua cái ích kỷ , bỏ qua cái tôi và rộng lòng hơn 1 chút chúng ta sẵn sàng chia sẻ với ai đó đang cảm thấy buồn và sẵn sàng giúp đỡ một ai đó mà không nghĩ tới chữ lợi danh, không nghĩ tới cái lợi cho riêng mình thì đó với là 1 tình thương thật sự. Khi chúng ta sẵn sàng trao một tấm lòng chân thật và sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ người khác thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ rất hạnh phúc, người mà đc bạn chia sẻ, giúp đỡ cũng cảm nhận đc niềm hạnh phúc đó. hạnh phúc ở đây không có nghĩa là giúp dỡ người khác và mình có lợi. Hạnh phúc hoàn toàn không phải như thế. mà hạnh phúc ở đây là người giúp và người được giúp đều cảm nhận được niềm vui, cảm nhận được 1 cái gì đó thích thú và nhẹ lòng đi rất nhiều thì đó mới chính là hạnh phúc.

      Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng biết đến lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trên đời sống cần có 1 tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…….”
      Đúng vậy hạnh phúc nhất là khi chúng ta có 1 tấm lòng và nhất thiết tấm lòng ấy phải để gió cuốn đi thì nó mới trở nên có ý nghĩa. Khi chúng ta trong lòng cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm, mãn nguyện với những gì chúng ta đã trao đi mà không cần nhận lại bất cứ cái gì. Hay chúng ta đc ai đó trao cho mình 1 tình thương thật sự thì đó chính là hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người.

      Mẹ đi chợ bao giờ cũng mua rau quả, thịt cá đắt hơn người ta một vài đồng. Chẳng phải vì mẹ giàu có gì cả. Chỉ vì "Người ta dậy sớm thức khuya, ngày kiếm được vài chục ngàn, gặp người khách dễ dãi, người ta thấy vui vẻ hơn trong cả 1 ngày cực nhọc, mấy ngàn mà mua được 1 niềm vui của người ta, cũng chẳng đắt đỏ gì".

      Nội cứ đến dịp cuối năm là lại dọn đồ đạc, những đồ đạc lâu không dùng,từ cái xe đạp 3 bánh cũ của đứa cháu, cái giường cũ, cái bàn long chân, nội lau chùi cẩn thận rồi đem xếp ở ngời hàng hiên….Chỉ nửa buổi chiều là thế nào cũng có người qua. Có người mẹ trẻ xin cho đứa con trai đầu lòng chiếc xe đạp cũ, một ông bố xin cho con cái bàn nhỏ về đóng lại cho con gái ngồi học. Sư bác đến xin cái giường về kê thêm cho mấy đứa trẻ mồ côi nà chùa mới nhận về nuôi. Những thứ đồ cũ nội chỉ lau chùi chứ không sửa chữa "để người ta thấy đúng là đồ cũ, người ta nhận mà không ngại vì phải mang ơn mình". Có người bảo nội không tiết kiệm những thứ đồ cũ chỉ sửa lại một chút là có dùng được sao không giữ lại phòng khi dùng đến . Nội bảo, những thứ đồ đạc còn dùng được mà không được dùng với mới là đáng tiếc. và cứ như thế tấm lòng của nội mà ngày càng được truyền đi khắp nơi, từ người này đến người khác.

      Còn ông nội - trước khi chưa về hưu ông làm bên quân y, lúc nào cũng hết lòng vì người bệnh và ông bảo: "Lương y như từ mẫu, quan tâm đến người khác mình chẳng mất mát gì, cái chính là đem lại niềm vui, sự gần gũi cho họ”.

      Mùa đông - tôi không thích mùa đông một chút nào, bầu trời u ám, ấy thế mà đứa nhỏ bạn thân của tôi nó lại thích mùa đông đến thế cơ chứ! Nhỏ nói mùa đông của nhỏ là nụ cười hiền từ đầy tình thương vào mỗi sáng của ông: "thức rồi hả cháu, có rét lắm không?" Mùa đông của nhỏ là cái kéo chăn nhẹ nhàng mỗi tối khi nhỏ ngủ say là chiếc khăn dúi vào cặp mỗi sáng là bàn tay ấm áp của mẹ. Mùa đông của nhỏ là lời nhắc ân cần của bố: "trời rét lắm đấy con mặc áo ấm vào đi”. Mùa đông của nhỏ là chiếc lưỡi hồng xinh xắn của Milu, là cái dúi đầu của Mun, mùa đông của nhỏ là sự ấm áp của tình thương, là sự tỏa nắng của tình người.

      Thế đấy xung quanh nó toàn là người tốt. Nó hiểu ra rằng giúp đỡ người khác không hẳn là việc to tác cả, mà đôi khi nó chỉ là những việc bình thường, thậm chí là rất nhỏ bé. Chẳng thế mà nhiều doanh nghiêp, cá nhân lẫn tổ chức luôn ủng hộ người nghèo, những người khó khăn với việc làm rất thiết thực như: xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi động viên những bà mẹ Việt nam anh hùng...

      "Chẳng lẽ mình lại không thể làm gì giúp đỡ người khác sao?” Tôi tự hỏi mình… Thôi thì ” lá lành đùm lá rách”, "Tương thân tương ái". Tôi cũng mua bút ủng hộ những người nhiễm chất độc màu da cam. Thêm vào đó là sách vở, truyện báo, quần áo, cho những bạn nghèo ở một nơi nào đó đang cần đến sự giúp đỡ này. Chắc rằng với một ai đó lại là 1 niềm vui, niềm hạnh phúc khi nhận được chúng? Không chỉ thế tôi còn vận động mọi người cùng tham gia khuyên góp tuy nhỏ bé nhưng cũng phần nào đó cũng giúp đỡ đc người khác. Vì cũng là người VIệt Nam, máu đỏ da vàng. và mọi người cũng ủng hộ tôi rất nhiệt tình. Quả ai cũng có một tấm lòng, một tình thương.

      Cuối tuần trước tôi về quê bằng xe buýt. Trên xe tôi gặp cảnh tượng 1 cụ già đang cố gắng bám vịn vào thanh sắt bên cạnh đó là những bạn học sinh. Trong đó có 1 anh sinh viên năm thứ nhất nổi tiếng là học giỏi, tốt bụng. Tôi đã nghiệm ra một điều rằng: Không hẳn trên đời này ai cũng là người tốt, mà cũng chẳng phải ai cũng là người xấu. Giá như tôi là bạn đó, tôi sẽ lịch sự đứng lên và mời cụ bà ngồi xuống ghế nhưng tiếc thay tôi cũng như cụ đều phải đứng.

      Và gần đây tôi cũng mới quen một cậu bạn học giỏi, luôn giúp đỡ người khác. Vừa quen được có vài tháng mà cậu bạn cứ hỏi vay tiền hết lần này đến lần khác nhưng đều trở thành "viện trợ không hoàn trả lại". Giờ tôi lại thấy: không hẳn giúp đỡ người khác là người tốt, cũng không hẳn không giúp đỡ người khác là người xấu.

      Cuộc sống cứ diễn ra như thế đã làm tôi nhận ra rằng mình cần phải có tình thương, lòng bao dung, giúp đỡ người khác nhưng cần phải biết cách yêu thương, giúp đỡ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, chứ không được quá thương người để rồi người khác lợi dụng lòng tốt của mình. Cuộc sống cứ diễn ra như thế làm tôi biết thêm nhiều điều hay trong cuộc sống hơn. Tôi đã biết được rằng tình thương và hạnh phúc luôn song hành với nhau. Nếu cho ai đó một tình thương đúng người, đúng lúc thì chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc không chỉ của riêng ta mà còn cảm nhận được hạnh phúc từ chính đối phương. Bạn hãy tin rằng trao đi yêu thương đó chúng ta sẽ được đáp lại một hạnh phúc thật sự. Tôi vẫn tin rằng giúp đỡ ai đó và rồi khi mình gặp khó khăn, cho dù không phải người mình đã giúp nhưng sẽ có 1 ai dó giúp lại mình. Tôi đã tin và đã lưu vào chính trái tim mình 1 tin nhắn "cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, lại cho ta một ngày nữa để yêu thương". Hình như trái tim đang mỉm cười, yêu thương.

      Để thế giới này tiếp tục đi về phía trước đừng để trái tim ngủ yên. Hãy đưa trái tim mình lên bạn sẽ thấy ngọn lửa đang không ngừng sưởi ấm bạn và những người xung quanh. Hãy để trái tim mình luôn ấm áp bởi tình người. Tình thương là hạnh phúc cảu mỗi con người. Hãy sưởi ấm trái tim mọi người xung quanh bằng củ chỉ cao đẹp. Cho đi mà không cần nhận lại. Đó với là xuất phát từ chính cái tâm, từ tấm lòng chân thật, từ chính trong trái tim chúng ta.

Đề 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động." 

Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

BÀI LÀM

     Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

     Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.

     Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.

     Người ta thường nói rằng: "Ý nghĩa là nụ, lời nói là bông hoa, việc làm mới là quả ngọt."

     Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt". Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.

     Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh. Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!

     Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng  hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về mục đích học tập do Unesco đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

BÀI LÀM

     Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

     Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

     Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn” suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luvện bản thân.

     Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên chúng ta ko nên nghiêng phiên diện một phía: "học" quan trọng hơn "hành" quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học” và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

     Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

     Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát  huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

     Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

(407) 1355 23/09/2022