Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý siêu ngắn
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
a. Tìm hiểu đề
- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.
- Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, biết ước mơ và hành động vì ước mơ ấy.
- Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.
- Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
- Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.
b. Lập dàn ý
- Mở bài:
+ Giới thiệu vấn đề (diễn dịch/quy nạp/phản đề).
+ Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếp/tóm tắt nội dung chính của bài viết).
- Thân bài:
+ Giải thích khái niệm “sống đẹp”.
+ Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
+ Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
+ Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.
2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
3. Luyện tập:
Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
a. Vấn đề nghị luận: Văn hóa và những biểu hiện văn hóa ở con người.
=> Đặt tên cho văn bản: Bàn về văn hóa.
b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng một số thao tác nghị luận:
+ Giải thích: Văn hóa – đó có phải là sự phát triển… là tất cả những cái đó.
+ Phân tích và bình luận: các đoạn còn lại.
c. Cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn: kết hợp linh hoạt nhiều kiểu câu (câu hỏi, câu trần thuật), các câu có độ dài ngắn khác nhau; các câu các đoạn có sự liên kết chặt chẽ (sử dụng phép thế, phép lặp); lối diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, giàu hình ảnh.
Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của L.Tôn-xtôi.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Lí tưởng là ước mơ, là mục đích sống cao đẹp trong cuộc đời của mỗi người.
+ Lí tưởng có vai trò làm phương hướng kiên định giúp con người có được một cuộc sống có giá trị, ý nghĩa
=> Lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
- Lí giải tại sao lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người:
+ Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ đường, hướng dẫn phương hướng mà còn là mục đích sống của con người. Nếu không có lí tưởng, cuộc đời con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa, lãng phí.
+ Lí tưởng đem lại động lực cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Lí tưởng giúp con người khám phá bản thân, khẳng định giá trị của mình.
+ Các cá nhân cùng sống có lí tưởng giúp cộng đồng xã hội phát triển.
- Phê phán những biểu hiện sống không có lí tưởng, không có mục đích.
- Bài học nhận thức và hành động: việc xác định lí tưởng, mục đích sống có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống; cần hành động (học tập, trải nghiệm, nỗ lực) để đạt được lí tưởng.
* Kết bài: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của lí tưởng sống và liên hệ, mở rộng vấn đề.