Tìm hiểu chung về bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca

Khái quát về bài thơ đàn ghi-ta của lorca bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(401) 1338 26/07/2022

I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về Đàn ghi ta của Lor-ca

II. Tìm hiểu chung về bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

     - In trong tập Khối vuông Rubic (1985)

2. Bố cục (3 đoạn)

     - Đoạn 1 (từ đầu đến “yên ngựa mỏi mòn”): Hình ảnh người nghệ sĩ Lorca.

     - Đoạn 2 (tiếp đến “ròng ròng máu chảy”): Cái chết của Lorca và nỗi xót xa trước cái chết ấy.

     - Đoạn 3 (còn lại): Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca.

3. Ý nghĩa nhan đề “Đàn ghi-ta của Lor-ca”

     - Đàn ghi-ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm.”

     - Đàn ghi-ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha.

     - Đồng thời nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lorca muốn hướng tới suốt đời.

4. Ý nghĩa lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”

     - Đây là di chúc của nhà thơ khi dự cảm về cái chết của mình.

     - “Hãy chôn tôi với cây đàn” thể hiện tình yêu tổ quốc nồng nàn và tình yêu nghệ thuật say đắm bởi cây đàn là biểu trưng cho sự nghiệp của Lorca, là khát vọng cả đời mà Lorca theo đuổi.

     - Nhưng Lorca cũng lo sợ một ngày nào đó thơ ca của mình sẽ là bước cản cho những người đi sau, vì vậy ông mong muốn xóa bỏ sự ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới => thể hiện một nhân cách cao đẹp.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung:

     - Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.

     - Thái độ xót thương, cảm thông và sự ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca.

b. Giá trị nghệ thuật:

     - Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây.

     - Kết hợp hài hóa hai yếu tố thơ và nhạc.

     - Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở.

     - Sự mới mẻ về ngôn từ.

     - Âm điệu khỏe khoắn, bi tráng, trầm hùng, trữ tình.

(401) 1338 26/07/2022