Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Tóm tắt cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 12, soạn bài dễ dàng
(396) 1320 23/09/2022

I. Sơ đồ Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Sơ đồ Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1. Khái niệm:

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm: 

+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…

+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…

+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…

+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

+ Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

- Hình thức:    

+ Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ…

+ Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí…

2. Cách làm bài

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

-  Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

Gợi ý một số cách mở bài:

+ Mở bài bằng danh ngôn: HS có thể mượn một câu danh ngôn của một bậc vĩ nhân nào đó có nội dung tương ứng với đề bài để thực hiện phần dẫn dắt.

+ Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề: Lấy nội dung trong đề bài để nói ngay trong phần dẫn dắt.

+ Mở bài bằng cách sử dụng một câu chuyện ngắn: Có thể sử dụng một câu chuyện ngắn ở đầu mở bài, từ câu chuyện ấy, người học đưa ra vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài:

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2:  Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)

      Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

- Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, … (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)

- Bài học hành động

- Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

c. Kết bài:

- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

(396) 1320 23/09/2022