Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 12
(393) 1311 26/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu (tiểu sử, các sáng tác chính, phong cách nghệ thuật…)

- Giới thiệu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

 

2. Thân bài

a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

* Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

- Cảm nhận của người nghệ sĩ:

   + Nhận xét đó là “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích

   + Bối rối, trong tim như có cái gì đó thắt vào

   + Nhận ra rằng bản thân cái đẹp là đạo đức bởi nó có khả năng gột rửa tâm hồn

→ Một người nghệ sĩ rất tinh tế, nhạy bén, có khả năng rung động trước cái đẹp

* Bức tranh cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo, tàn nhẫn

- Cảnh gã đàn ông đánh đập vợ

- Cảm nhận của người nghệ sĩ:

   + Kinh ngạc đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn

   + Chết lặng người

→ Phùng như không tin vào mắt mình bởi trước khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp lung linh thì giờ đây trước mặt ông lại là cảnh tượng vũ phu, tàn nhẫn

* Mối quan hệ giữa hai bức tranh

- Hai cảnh tượng này hoàn toàn đối lập, trái ngược nhau, đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao, trong trẻo với cái tàn nhẫn, thô bạo

- Thông điệp của tác giả Nguyễn Minh Châu: cuộc đời không abo giờ đơn giản, xuôi chiều mà rất đa đoan, đa sự, luôn chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lí.

 

b. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

- Lí do xuất hiện: chánh án Đẩu mời đến để giải quyể việc gia đình

- Tình huống truyện: dù thường xuyên chịu những trận đòn, bị đánh đập nhưng người đàn bà hàng chài chấp nhận đánh đổi mọi thứ để không phải bỏ chồng

- Nguyên nhân người đàn bà hàng chài không chịu bỏ chồng:

   + Người đàn ông là trụ cột của gia đình

   + Nuôi những đứa con

   + Có lúc vợ chồng sống hòa thuận lắm

- Sự thay đổi trong thái độ, lời nói, cách xưng hô của người đàn bà hàng chài:

   + Xưng hô: con – quý tòa sang chị - các chú

   + Thái độ từ sợ sệt, van xin sang cách nói đầy sắc sảo

→ Người đàn bà không cam chịu một cách vô lí mà ngược lại, bà rất am hiểu sự đời, suy nghĩ sắc sảo, thấu tình đạt lí và giàu đức hi sinh, bà không thể chỉ sống cho mình mà còn vì cả những đứa con

- Người đàn bà kể về chồng của mình:

   + Một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ

   + Cuộc sống nghèo khổ, ngày càng túng quẫn, người đàn bà đẻ nhiều, thuyền chật nên chồng bà mới trở nên độc dữ như vậy

→ Trong suy nghĩ của bà, sự độc dữ của chồng bà chỉ là sản phẩm của sự nghèo đói, lam lũ

- Sự khác nhau trong cách nhìn người chồng vũ phu của Phùng, Đẩu, thằng Phán và người đàn bà:

   + Phùng, Đẩu, thằng Phán: chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài

   + Người đàn bà: ngoài vẻ bề ngoài bà còn nhận ra bản chất bên trong và nguyên nhân dẫn tới sự độc ác, hung dữ của chồng bà

⇒ Thông qua câu chuyện về người đàn bà ở tòa án huyện, tác giả Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiến diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau

 

c. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

- Khi nhìn vào tấm ảnh đen trắng ấy, Phùng thấy:

   + Cái màu hồng hồng của sương mai

   + Hình ảnh người đàn bà bước ra từ trong đó

- Ý nghĩa biểu tượng:

   + Màu hồng hồng của sương mai; vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

   + Hình ảnh người đàn bà: hiện thực cuộc đời.

→ Nghệ thuật và cuộc đời có mối quan hệ gắn bó maạt thiết với nhau, nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

(393) 1311 26/07/2022