Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Phần 2: Tác phẩm siêu ngắn

Soạn bài tuyên ngôn độc lập - phần 2: tác phẩm bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(411) 1371 26/07/2022

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1):

Bố cục của Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần:

     - Đoạn 1 (Từ đầu đến không ai chối cãi được): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa.

     - Đoạn 2 (Tiếp đến dân tộc đó phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân dân ta.

     - Đoạn 3 (Còn lại): Lời tuyên bố về nền độc lập.

Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1):

Ý nghĩa và tác dụng của việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp trong phần mở đầu:

     - Khéo léo xác lập cơ sở pháp lí quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

     - Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

     - Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng, bình đẳng với nhau.

Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1):

Trong phần hai, để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm vững chắc:

     - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Việt Nam:

       + Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta.

       + Giải thích rõ ràng Pháp không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

     => Lật tẩy và đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về việc “khai hóa, bảo hộ”, về quyền cai trị thuộc địa của chúng ở Việt Nam.

     - Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

       + Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

       + Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

       + Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

       + Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

     => Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1):

Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh:

     - Lập luận chặt chẽ:

     - Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, đanh thép, giàu tính chiến đấu.

     - Ngôn ngữ hùng hồn, chính xác, biểu cảm.

(411) 1371 26/07/2022