Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Lời giải của giáo viên
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
(1) Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
(2) Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
(3) Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học là: (a); (c); (d).
(a) Gang là hợp kim của sắt và cacbon.
(b) Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 → không thỏa mãn điều kiện (1).
(c) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
(d) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu.
(e) Không thỏa mãn điều kiện (3).
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2; C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là:
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là:
Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,02 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 6,88 gam hai chất tan. Giá trị của x là:
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Cho kim loại M và các chất X; Y; Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
M (+ Cl2) → X (+ dung dịch Ba(OH)2) → Y (+ CO2, H2O) → Z↓.
Các chất X và Z lần lượt là:
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là:
Cho các chất: anilin; saccarozơ; glyxin; axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là:
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là: