Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Phan Túc Trực lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 - Trường THPT Phan Túc Trực lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
36 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
Muối trung hòa là muối mà trong đó các nguyên tử H của gốc axit đã được thay thế hết bởi cation kim loại hoặc cation NH4+
Hay nói cách khác, muối trung hòa là muối mà anion không còn H có khả năng phân li ra H+ .
Đáp án D
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
Tinh bột là một polime thiên nhiên
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O.
Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là:
Công thức của xenlulozo là (C6H10O5)n
Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch:
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3↓.
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là:
Chất màu đen đó là than hoạt tính có khả năng lọc bụi không khí.
Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
Crom là kim loại có độ cứng cao nhất.
Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?
Metan không làm mất màu dung dịch brom.
Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là:
Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là +6
Tên gọi của hợp chất CH3COOH là:
CH3COOH có tên gọi là axit axetic
Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố Nito
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
\( \to {n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {n_{O\left( {F{e_3}{O_4}} \right)}} = \frac{{11,6}}{{232}}.4 = 0,2 \to m = 20.\)
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
Cặp chất phản ứng sinh ra kết tủa là: (a).
(a) Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3↓.
(c) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
(b) và (d) không xảy ra phản ứng.
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là:
\(BTe:{n_{Al}} = \frac{2}{3}{n_{{H_2}}} = 0,1 \to {m_{MgO}} = 10,7 - 0,1.27 = 8.\)
Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là:
\( \to {n_{fructozo}} = \frac{1}{2}{n_{Ag}} = 0,02 \to m = 3,6.\)
Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
HCOOCH3 có phản ứng tráng bạc
Đáp án A
Cho các chất: anilin; saccarozơ; glyxin; axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là:
Chất tác dụng với dung dịch NaOH là: glyxin và axit glutamic.
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là:
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + CH≡CH.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ (vàng nhạt) + 2NH4NO3.
Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là:
Tăng giảm khối lượng:
\(m = 26,35 - 0,25.22 = 20,85.\)
Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch I2 làm tinh bột chuyển sang màu xanh tím.
Etyl fomat tham gia phản ứng tráng bạc → Tạo kết tủa Ag
Anilin phản ứng với dung dịch nước brom tạo kết tủa trắng.
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2; C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
\( \to {n_\pi } = {n_{C{O_2}}} + {n_X} - {n_{{H_2}O}} = 0,1 \to a = {n_{B{r_2}}} = 0,1.\frac{{10,1}}{{0,28.12 + 0,34.2}} = 0,25.\)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Thí nghiệm thu được kết tủa là: (b); (c); e).
(a) không phản ứng.
(b) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.
(c) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
(d) Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O.
(e) 4Ba(OH)2 + Cr2(SO4)3 → 3BaSO4↓ + Ba(CrO2)2 + 4H2O.
(g) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + FeCl3 + 4H2O
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
(Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O).
Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là:
\(X = {C_{55}}{H_x}{O_6} \to {n_X} = \frac{{1,1}}{{55}} = 0,02 \to {n_{{O_2}}} = 0,02\left( {55 + \frac{x}{4}} \right) = 1,55 \to x = 102\)
Bảo toàn khối lượng: m = 0,02.858 + 0,06.40 - 0,02.92 = 17,72.
Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe; Fe3O4; CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là:
\(X\left\{ \begin{array}{l}
Fe:x\\
F{e_3}{O_4}:y\\
CuO:z
\end{array} \right. \to Y\left\{ \begin{array}{l}
FeC{l_2}:x + 3y\\
CuC{l_2}:z - 0,05
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
Ag:x + 3y\\
AgCl:2x + 6y + 2z - 0,1
\end{array} \right.\)
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
56x + 232y + 80z = 28\\
108\left( {x + 3y} \right) + 143,5\left( {2x + 6y + 2z - 0,1} \right) = 132,85\\
2x + 6y + 2z - 0,1 = 8y + 2z + 0,05.2
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,15\\
y = 0,05\\
z = 0,1
\end{array} \right. \to {m_{F{e_3}{O_4}}} = 1,16.\)
Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al; Mg; Fe; FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2; N2; NO; H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 bằng 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là:
\(\left\{ \begin{array}{l}
C{O_2}:x\\
{N_2}:y\\
NO:2y\\
NH_4^ + :z
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
44x + 88y + 0,035.2 = 6,89\\
4y + z = 0,24\\
2x + 20y + 10z + 0,035.2 = 1,16 + 0,24
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,04\\
y = 0,0575\\
z = 0,01
\end{array} \right.\)
\({n_{NaOH}} = 1,46 \to {n_{Al}} = 1,46 - 1,16 = 0,3\)
\(\left\{ \begin{array}{l}
Mg:a\\
Fe:b
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
0,3.27 + 24a + 56b + 0,04.116 = 16,58\\
40a + 80\left( {b + 0,04} \right) = 8,8
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,02\\
b = 0,06
\end{array} \right. \to \% _{Fe\left( X \right)}^m = 20,27\% .\)
Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau 9264 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 0,11 mol (số mol khí thoát ra ở điện cực này gấp 10 lần số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là:
+ 9264 giây: \( \to {n_{C{l_2}}} = {n_{{O_2}}} = \frac{{{n_e}}}{6} = 0,04 \to {n_{NaCl}} = 0,08.\)
+ t giây: \( \to {n_{{H_2}}} = \frac{{0,11}}{{11}} = 0,01 \to {n_{{O_2}}} = 0,1 - 0,04 = 0,06 \to {n_{Cu{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = 0,15 \to m = 32,88.\)
Hỗn hợp X gồm glyxin; axit glutamic và axit metacrylic. Hỗn hợp Y gồm etilen và đimetylamin. Đốt cháy a mol X và b mol Y thì tổng số mol khí oxi cần dùng vừa đủ là 2,625 mol, thu được H2O; 0,2 mol N2 và 2,05 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
\(X \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
C{O_2}\\
C{H_2}\\
N{H_3}
\end{array} \right. \to {n_{N{H_3}}} = 0,4 \to {n_{C{H_2}}} = \frac{{2,625 - 0,4.0,75}}{{1,5}} = 1,55 \to {n_{NaOH}} = {n_{C{O_2}}} = 0,5 \to m = 20.\)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là:
Z chứa muối sunfat nên Ba2+ kết tủa hết.
\(3,11 = 2,33 + 0,78 \to {n_{BaS{O_4}}} = {n_{Al{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 0,01 \to {n_{BaO}} = 0,01\)
\( \to Z\left\{ \begin{array}{l}
N{a^ + }:x\\
A{l^{3 + }}:y\\
C{l^ - }:0,1\\
SO_4^{2 - }:0,02
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
23x + 27y + 0,1.35,5 + 0,02.96 = 7,43\\
x + 3y = 0,1 + 0,02.2
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,05\\
y = 0,03
\end{array} \right. \to X\left\{ \begin{array}{l}
Al:0,04\\
Na:0,05\\
BaO:0,01
\end{array} \right. \to m = 3,76.\)
Cho X; Y; Z là 3 peptit mạch hở (phân tử có số nguyên tử cacbon tương ứng là 8; 9; 11; Z có nhiều hơn Y một liên kết peptit); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 249,56 gam hỗn hợp E gồm X; Y; Z; T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được a mol CO2 và (a – 0,11) mol H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và 133,18 gam hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly; Ala; Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, cần vừa đủ 3,385 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
\(\frac{E}{2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{C_2}{H_3}NO:x\\
C{H_2}:y\\
{H_2}O:z\\
HCOO{C_2}{H_5}:t
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
2\left( {57x + 14y + 18z + 74t} \right) = 249,56\\
0,5x - z = 0,11\\
97x + 14y + 68t = 133,18\\
2,25x + 1,5y + 0,5t = 3,385
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,42\\
y = 1,26\\
z = 0,1\\
t = 1,1
\end{array} \right.\)
\({\bar C_{X;Y;Z}} < 11 \to {\left( {C{H_2}} \right)_T} > \frac{{1,26 - \left( {0,1.11 - 0,42.2} \right)}}{{1,1}} = 0,9 \to T = C{H_3}COOC{H_3} \to {n_{C{H_2}\left( {X;Y;Z} \right)}} = 0,16\)
\( \to m{x_{tb}} = 4,2 \to \left\{ \begin{array}{l}
X = AlaVal:a\\
Y = Gl{y_3}Ala:b\\
Z = Gl{y_4}Ala:c
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a + b + c = 0,1\\
8a + 9b + 11c = 0,42.2 + 0,16\\
2a + 4b + 5c = 0,42
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,02\\
b = 0,02\\
c = 0,06
\end{array} \right. \to \% _{Y\left( E \right)}^m = 4,17\% .\)
Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
→ neste hai chức = nNaOH – nX = 0,225 → neste đơn chức = 0,135 → tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5.
\(E\left\{ \begin{array}{l}
{C_n}{H_{2n - 6}}{O_2}\\
{C_m}{H_{2m - 6}}{O_4}
\end{array} \right. \to \frac{{{n_{{H_2}O}}}}{{{m_E}}} = \frac{{3\left( {n - 3} \right) + 5\left( {m - 3} \right)}}{{3\left( {14n + 26} \right) + 5\left( {14m + 58} \right)}} = \frac{{0,37}}{{12,22}} \to 3n + 5m = 61 \to \left\{ \begin{array}{l}
n = 7\\
m = 8
\end{array} \right.\)
Thủy phân X thu được các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; 2 ancol không no, đơn chức và 1 ancol no, đơn chức → E gồm CH2=C(CH3)COOCH2C≡CH; CH2=CHCH2OOC-CH=CH-COOCH3; CH2=CHCH2OOC-C(COOCH3)=CH2.
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{C_3}{H_3}OH:3\\
{C_3}{H_5}OH:5\\
C{H_3}OH:5
\end{array} \right. \to \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{3.56 + 5.58}}{{5.32}} = 2,8625.\)
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là:
\( \to {n_{C{O_2}}} = 0,16 < {n_{{H_2}O}} = 0,26 \to {\rm{ancol no}} \to {n_Y} = 0,1 < {n_{NaOH}} \to {n_{{\rm{este cua phenol}}}} = \frac{{0,4 - 0,1}}{2} = 0,15\)
\(BTKL:m = \left( {0,16.12 + 0,26.2 + 0,1.16} \right) + 0,15.18 + 34,4 - 0,4.40 = 25,14.\)
Hợp chất hữu cơ X (C5H11NO2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được muối natri của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là:
Các cấu tạo của X là: H2NCH2COOCH2CH2CH3; H2NCH2COOCH(CH3)2; CH3CH(NH2)COOCH2CH3; CH3CH2CH(NH2)COOCH3; (CH3)2C(NH2)COOCH3.
Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,02 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 6,88 gam hai chất tan. Giá trị của x là:
\({n_{{P_2}{O_5}}} = 0,015 \to {n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,03 \to {m_{N{a_3}P{O_4}\max }} = 0,05.164 = 8,8 > 6,88 \to \) NaOH hết
\(\begin{array}{l}
\to \left\{ \begin{array}{l}
NaOH:x + 0,06\\
{H_3}P{O_4}:0,05
\end{array} \right.\\
TGKL:0,05.98 + 22\left( {x + 0,06} \right) = 6,88 \to x = 0,03.
\end{array}\)
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O.
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
(d) X3 + 2X2 → X5 + 2H2O.
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là:
(b) → X3 là axit; (c) → X3 = C6H4(COOH)2 → X4 = C2H4(OH)2.
(a) → X = HOOC-C6H4-COOCH3 → X2 = CH3OH → X5 = C6H4(COOCH3)2 →MX5 = 194
(a) HOOC-C6H4-COOCH3 + 2NaOH → C6H4(COONa)2 + CH3OH + H2O.
(b) C6H4(COONa)2 + H2SO4 → C6H4(COOH)2 + Na2SO4.
(c) nC6H4(COOH)2 + nC2H4(OH)2 → (-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O.
(d) C6H4(COOH)2 + 2CH3OH → C6H4(COOCH3)2 + 2H2O.
Cho các chất: NaOH; Cu; Ba; Fe; AgNO3; NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là:
Chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là: NaOH; Cu; Ba; Fe; AgNO3; NH3.
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3.
FeCl3 + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3NH4Cl.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Thí nghiệm xảy ra phản ứng là: (a); (b); (c); (d); (e); (g).
(a) CH3NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH3.
(b) (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
(c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5.
(d) C6H5NH2 + 3Br2 → Br3C6H2NH2 + 3HBr.
(e) H2NC3H5(COOH)2 + HCl → ClH3NC3H5(COOH)2.
(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3OCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3.
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn trong đồ thị bên.
Giá trị của m là:
Phân tích đồ thị:
+ Đoạn 1: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 →3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓.
+ Đoạn 2: 3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 →3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3↓.
+ Đoạn 3: Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.
+ Đoạn 4: không còn phản ứng xảy ra.
\( \to {n_{BaS{O_4}}} = 0,03 \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{A{l_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}}} = 0,01\\
{n_{Al{{\left( {OH} \right)}_3}\max }} = 0,03 \to {n_{Al{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}}} = 0,01
\end{array} \right. \to m = 5,55.\)
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
(1) Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
(2) Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
(3) Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học là: (a); (c); (d).
(a) Gang là hợp kim của sắt và cacbon.
(b) Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 → không thỏa mãn điều kiện (1).
(c) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
(d) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu.
(e) Không thỏa mãn điều kiện (3).
Cho kim loại M và các chất X; Y; Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
M (+ Cl2) → X (+ dung dịch Ba(OH)2) → Y (+ CO2, H2O) → Z↓.
Các chất X và Z lần lượt là:
2Al (M) + 3Cl2 → 2AlCl3 (X).
2AlCl3 + 4Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 (Y) + 3BaCl2 + 4H2O.
Ba(AlO2)2 + 2CO2 dư + 4H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 (Z).