Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Lời giải của giáo viên
(1) đúng, vì sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm xảy ra phản ứng giữa Zn và dung dịch axit H2SO4.
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
(2) đúng, vì Zn tác dụng trực tiếp với axit H2SO4 (bị ăn mòn) → ăn mòn hóa học.
(3) đúng, vì axit HCl loãng và H2SO4 loãng có tính chất hóa học tương tự nhau (bản chất là H+ + Zn).
(4) sai,
- Ở ống nghiệm 1, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu bám mẩu kẽm (Zn – Cu) cùng nhúng trong dung dịch chất điện li trong ống nghiệm → ăn mòn điện hóa.
- Ở ống nghiệm 2, Zn không phản ứng với dung dịch MgSO4 → không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) đúng, vì sau khi nhỏ CuSO4 vào ống nghiệm 1 sẽ làm cho lượng khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Tìm X, Y, Z thõa mãn sơ đồ dưới Xenlulozơ → X → Y → Z → cao su buna.
Trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng thêm 400 ml brom 0,125M thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là bao nhiêu?
Số mắt xích gần đúng của loại cao su có PTK trung bình là 105000?
Kim loại nào sau đây có phản ứng với cả hai chất HCl và Cl2 cho sản phẩm khác nhau?
Phản ứng nhận biết glucozơ có trong nước tiểu là chất nào?
Đốt cháy X thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol 1 : 1. X là gì?
Kim loại nào không tan trong nước ở điều kiện thường?
Chọn ra phương án phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ dạng bột ở bên dưới?
Chất dùng để phân biệt CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4 là gì?
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?
Số PTHH oxi hóa - khử trong chuỗi các chất dưới đây?
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3.
Kim loại nào sau đây không tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường?
Tính xem hệ số polime hóa buna (M ≈ 40.000) là mấy?