Đề thi THPT QG năm 2021 môn Toán - Bộ GD&ĐT- Mã đề 118
Đề thi THPT QG năm 2021 môn Toán
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
70 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho hai số phức z = 5 + 2i và w = 1 - 4i. Số phức z + w bằng
z + w = 5 + 2i + 1 - 4i = 6 - 2i
Chọn C
Thể tích của khối lập phương cạnh 4a bằng:
Thể tích của hình lập phương có cạnh bằng 4a là: \(V={{4}^{3}}\)a3 = 64a3
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): -2x+5y+z-3=0. Vec tơ nào dưới đây là một vec tơ pháp tuyển của (P)?
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): -2x+5y+z-3=0. Vec tơ pháp tuyển của (P) là \({{\vec{n}}_{2}}=(-2;5;1)\)
Phần thực của số phức: z = 6-2i bằng:
Phần thực của số phức: z = 6-2i là bằng 6
Cho hàm số f(x) = ex + 1. Khẳng định nào dưới đây đúng?
Cho hàm số f(x) = ex + 1. Ta có: \(\int {f(x)dx = {e^{x }}} + x + C\)
Chọn C
Cho a > 0 và \(a \ne 1\), khi đó loga\(\sqrt[3]{a}\) bằng
Cho a > 0 và \(a \ne 1\), khi đó ta tính được loga\(\sqrt[3]{a}\) bằng \(\frac13\)
Chọn D
Giá trị cực đại của hàm số đã cho bằng
Quan sát bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt cực đại tại điểm x = -1 và giá trị cực đại của hàm số yCĐ = 3.
Chọn A
Trên khoảng (0; \( + \infty \)), đạo hàm của hàm số \(y = {x^{\frac{5}{4}}}\)
Trên khoảng (0; \( + \infty \)), đạo hàm của hàm số \(y = {x^{\frac{5}{4}}}\) là \(y' = \frac{5}{4}{x^{\frac{1}{4}}}\)
Chọn A
Trong không gian Oxyz, cho điểm A(4;-1;3). Tọa độ của vecto \(\overrightarrow {OA} \) là
Trong không gian Oxyz, cho điểm A(4;-1;3). Tọa độ của vecto \(\overrightarrow {OA} \) là (4;-1;3)
Chọn B
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình bên. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào sau đây?
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0;1)
Chọn A
Cho cấp số nhân (un) với u1 = 3 và u2 = 12. Công bội của cấp số nhân đã cho bằng
Cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) nên: \({u_n} = {u_1}.{q^{n - 1}}\). Do đó: \({u_2} = {u_1}.q\)\( \Leftrightarrow q = \dfrac{{{u_2}}}{{{u_1}}} = \dfrac{{12}}{3} = 4\).
Chọn A
Nếu \(\int\limits_{1}^{4}{f(x)dx=6}\) và \(\int\limits_{1}^{4}{g(x)dx=-5}\) thì \(\int\limits_{1}^{4}{\left[ f(x)-g(x) \right]dx}\) bằng
\(\int\limits_{1}^{4}{\left[ f(x)-g(x) \right]dx}\) = 11
Chọn D
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d đi qua điểm M(2;2;1) và có một vecto chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(5;2;-3)\). Phương trình của d là:
Đường thẳng đi qua điểm M(2;2;1) và có một vecto chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(5;2;-3)\). Phương trình của d là: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + 5t\\ y = 2 + 2t\\ z = 1 - 3t \end{array} \right.\)
Chọn B
Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{x+1}{x-2}\) là đường thẳng có phương trình
Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có đường tiệm cận đứng là \(x=-\,\frac{d}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\underset{x\,\to \,2}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\,\to \,2}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1}{x-2}=\infty \,\,\Rightarrow \,\,x=2\) là tiệm cận đứng của ĐTHS.
Chọn D
Diện tích S của mặt cầu bán kính R được tính theo công thức nào dưới đây?
Công thức tính diện tích mặt cầu có bán kính \(R\) là \(S = 4\pi {R^2}.\)
Chọn C
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên
Dựa vào đồ thị, đây là hàm trùng phương nên loại được đáp án A, D
Đồ thị có bề lõm hướng lên nên chọn câu B
Chọn B
Trên mặt phẳng tọa độ, điểm M(-3;2) là điểm biểu diễn của số phức nào dưới đây?
Điểm M(-3;2) là điểm biểu diễn của số phức z = -3 + 2i
Chọn B
Nếu \(\int\limits_{0}^{3}{f(x)dx=3}\) thì \(\int\limits_{0}^{3}{2f(x)dx}\) bằng
Nếu \(\int\limits_{0}^{3}{f(x)dx=3}\) thì \(\int\limits_{0}^{3}{2f(x)dx}\) = 6
Chọn A
Mặt cầu (S) có tâm I(0;-2;1) và bán kính bằng 2. Phương trình của (S) là x2 + (y + 2)2 + (z - 1)2 = 4
Chọn C
Cho khối trụ có bán kính đáy r = 4 và chiều cao h = 3. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
Ta có: \(V = \pi r^2h\) = \(\pi\)42.3 = 48\(\pi\)
Chọn C
Cho khối chóp có diện tích đáy B = 3a2 và chiều cao h = a. Thể tích của khối chóp đã cho bằng
Thể tích khối chóp đã cho là: \(V = \frac{1}{3}B.h = \frac{1}{3}3{a^2}.a = {a^3}\)
Chọn D
Nghiệm của phương trình \({{\log }_{5}}(3x)=2\) là:
TXĐ: \(D = (0; + \infty )\)
Ta có \({{\log }_{5}}(3x)=2\) <=> 3x = 25 <=> x = \(x=\frac{25}{3}\)
Chọn B
Cho hàm số f(x) = x2 + 3. Khẳng định nào dưới đây đúng?
Ta có: f(x) = x2 + 3 => \(\int{f(x)dx=\frac{{{x}^{3}}}{3}+3x+C}\)
Chọn D
Tập xác định của hàm số \(y={{7}^{x}}\) là:
Vì hàm số \(y={{7}^{x}}\) là hàm số mũ nên có TXĐ là R
Chọn A
Cho hàm số y = f(x) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:
Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:
Dựa vào bảng xét dấu, f'(x) đổi dấu khi qua các điểm x là -3, -2, 3, 5
Vậy số điểm cực trị của hàm số đã cho là 4
Chọn B
Đồ thị hàm số y = -x4 – 2x2 + 3 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng
Đồ thị hàm số y = -x4 – 2x2 + 3 sẽ cắt trục tung tại điểm có hoành dộ x = 0
Từ đó ta được y = 3
Chọn C
Với n là số nguyên dương bất kì, n ≥ 5, công thức nào dưới đây đúng
Ta có: \(A_n^k = \frac{{n!}}{{(n - k)!}} = > A_n^5 = \frac{{n!}}{{(n - 5)!}}\)
B
Tập nghiệm của bắt phương trình 2x < 5 là
Ta có: 2x < 5 <=> x < \({\log _2}5\)
Vậy S = \(\left( -\infty ;{{\log }_{2}}5 \right)\)
Chọn A
Với mọi a, b thỏa mãn \({{\log }_{2}}{{a}^{3}}+{{\log }_{2}}b=8\), khẳng nào dưới đây đúng?
Ta có \({{\log }_{2}}{{a}^{3}}+{{\log }_{2}}b=8\) => \({\log _2}({a^3}b) = 8 < = > {a^3}b = {2^8} = 256\)
Chọn B
Biết hàm số \(y=\frac{x+a}{x+1}\)(a là số thực cho trước, a ≠ 1) có đồ thị như trong hình bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Ta có hàm số \(y=\frac{x+a}{x+1}\)(a là số thực cho trước, a ≠ 1)
Dựa vào đồ thị ta thấy hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định
Do đó \(y'<0,\forall x\ne -1\)
Chọn C
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại C, AC = 3a và SA vuông gốc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAC) bằng
Ta có tam giác ABC vuông cân tại C nên BC \(\bot\) AC (1) và AC=BC=3a
Mặt khác SA \(\bot\) (ABC) => SA \(\bot\) BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra BC \(\bot\) (SAC) => d(B,(SAC)) = BC = 3a
Vậy khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAC) bằng 3a
Chọn B
Trong không gian Oxyz, cho hái điểm A(0;0;1) và B(2;1;3). Mặt phẳng đi qua A và vuông góc với AB có phương trình là:
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = (2;1;2)\)
Mặt phẳng đi qua A(0;0;1) và vuông góc với AB nên nhận \(\overrightarrow {AB} = (2;1;2)\) làm vecto pháp tuyến
Phương trình mặt phẳng là: 2(x-0) +1(y-0)+2(z-1)=0 <=>2x + y + 2z – 2 = 0
Chọn B
Cho hình lăng trụ đứng ABC. A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng nhau (tham khảo hình bên). Góc giữa hai đường thẳng AA’ và B’C bằng:
Ta có: AA' // CC' nên:
=>(AA',B'C) = (CC',B'C)
Mặt khác tam giác BCC' vuông tại C' có CC' = B'C' nên là tam giác vuông cân
Vậy góc giữa hai đường thẳng AA' và B'C bằng 450
Chọn A
Ta có: y' = 3x2 - 6x => y' = 0 <=> \(\left[ \begin{gathered}
x = 0 \hfill \\
x = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Ta xét trên đoạn \(\left[ -2;1 \right]\) nên loại x=2
Ta có: f'(-2) = -21; f'(0) = -1; f(1) = -3. Do đó giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn \(\left[ -2;1 \right]\) là -1, tại x = 0
Chọn D
Từ một hộp chứ 10 quả bóng gồm 4 quả màu đỏ và 6 quả màu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời ba quả. Xác suất để lấy được 3 quả màu xanh bằng:
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu từ 10 quả bóng đã cho có \(C_{10}^3\) cách
Lấy được 3 quả màu xanh từ 6 quả màu xanh đã cho có \(C_{6}^3\) cách
Vậy xác xuất để lấy được 3 quả màu xanh là \(P = \frac{{C_6^3}}{{C_{10}^3}} = \frac{1}{6}\)
Chọn A
Cho số phức z thỏa mãn iz = 6 + 5i. Số phức liên hợp của z là:
Ta có: \(iz = 6 + 5i = > z = 5 - 6i = > \overline z = 5 + 6i\)
Chọn C
Nếu \(\int\limits_{0}^{2}{g(x)dx}=3\) thì \(\int\limits_{0}^{2}{\left[ 2f(x)-1 \right]dx}\) bằng
\(\int\limits_{0}^{2}{g(x)dx}=3\) thì \(\int\limits_{0}^{2}{\left[ 2f(x)-1 \right]dx}\) = 6-2 =4
Chọn A
Trong không gian Oxyz, cho điểm M(2;1;-1) và mặt phẳng (P):x – 3y + 2z + 1 = 0. Đường thẳng đi qua M và vuông góc với (P) có phương trình là:
Đường thẳng đi qua M và vuông góc với (P) nhận VTPT \(\overrightarrow n = (1, - 3,2)\) của (P) làm VTCP nên có phương trình: \(\frac{x-2}{1}=\frac{y-1}{-3}=\frac{z+1}{2}\)
Chọn B
Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn \(\left( {{3}^{{{x}^{2}}}}-{{9}^{x}} \right)\left[ {{\log }_{2}}(x+30)-5 \right]\le 0\)?
Xét hàm số: \(\left( {{3}^{{{x}^{2}}}}-{{9}^{x}} \right)\left[ {{\log }_{2}}(x+30)-5 \right]\le 0\)
Cho f(x) = 0 <=> \(\left[ \begin{gathered}
{3^{{x^2}}} - {9^x} = 0 \hfill \\
\left[ {{{\log }_2}(x + 30) - 5} \right] = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right. < = > \left[ \begin{gathered}
{3^{{x^2}}} = {3^{2x}} \hfill \\
x + 30 = {2^5} \hfill \\
\end{gathered} \right. < = > \left[ \begin{gathered}
x = 2 \hfill \\
x = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Ta có bảng xét dấu
Suy ra \(f(x) \leqslant 0 < = > \left[ \begin{gathered}
- 30 < x \leqslant 0 \hfill \\
x = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Mặt khác x thuộc Z nên \(x \in {\text{\{ }} - 29; - 28; - 27;.....; - 2; - 1;0;2\} \)
Vậy có 31 số nguyên x thỏa mãn
Chọn A
\(f(x) = \left\{ \begin{array}{l} 2x - 1\;\;\;\;\;\;\;khi\;\;\;\;x \ge 1\\ 3{x^2} - 2\;\;\;\;khi\;\;\;\;x < 1 \end{array} \right.\). Giả sử F là nguyên hàm của f trên R thỏa mãn F(0)=2. Giá trị của F(-1) + 2F(2) bằng
TXD: D = R
Với x>1 hay x<1 thì hàm số f(x) là hàm đa thức liên tục
Mặt khác: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} (3{x^2} - 2) = 1;\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} (2x - 1) = 1\)
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = f(1) = 1\) nên hàm số f(x) liên tục tại điểm x = 1
Suy ra hàm số f(x) liên tục trên R
Với x ≥ 0 thì \(\int {f(x)dx} = \int {f(2x - 1)dx} = {x^2} - x + {C_1}\)
Với x < 1 thì \(\int {f(x)dx} = \int {f(3{x^2} - 2)dx} = {x^3} - 2x + {C_2}\)
Mà F(x) = 2 nên C2 = 2
Khi đó \(F(x) = \left[ \begin{gathered}
{x^2} - x + {C_1}\;\;\;\;\;\;khi\;\;x \geqslant 1 \hfill \\
{x^3} - 2x + 2\;\;\;\;\;\;khi\;\;x < 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Đồng thời F(x) cũng liên tục trên R nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} F(x)\mathop { = \lim }\limits_{x \to {1^ + }} F(x) = F(1) = 1 < = > {C_1} = 1\)
Do đó \(F(x) = \left[ \begin{gathered}
{x^2} - x + 1\;\;\;\;\;\;\;\;\;khi\;\;x \geqslant 1 \hfill \\
{x^3} - 2x + 2\;\;\;\;\;\;khi\;x < 1\; \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Vậy F(-1)+2F(2)=3+2.3=9
Chọn D
Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình bên.
Số nghiệm thực phân biệt cả phương trình f(f(x))=1
Dựa vào đồ thị hàm số f = f(x) suy ra f(f(x)) = 1 <=> \(\left[ \begin{gathered}
f(x) = a(a < - 1)\;\;\;\;\;\;\;\;(1) \hfill \\
f(x) = 0\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2) \hfill \\
f(x) = b(1 < b < 2)\;\;\;\;\;(3) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
TH1
f(x)=a (a<-1) => pt có 1 nghiệm
TH2
f(x) = 0 phương trình có ba nghiệm phân biệt
TH3
f(x) = b (1<b<2) => pt có ba nghiệm phân biệt
các nghiệm của (1); (2) và (3) là đôi một khác nhau
Vậy f(f(x))=1 có 7 nghiệm phân biệt
Chọn D
Cho khối hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông, BD = 4a, góc giữa hai mặt phẳng (A’BD) và (ABCD) bằng 300. Thể tích của khối hộp chữ nhật đã cho bằng
Theo giả thuyết ABCD là hình vuông nên có \(2A{B^2} = B{D^2} = > AB = 2\sqrt 2 a\)
Do đó SABCD = AB2 = 8a2
Gọi O là tâm của đáy ABCD => OA \(\bot\) BD và OA = \(\frac{1}{2}\)BD = 2a
Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp chữ nhật nên có A'A \(\bot\) (ABCD) => A'A \(\bot\) BD => BD \(\bot\) (A'AO). Do đó góc giữa (A'BD) và mặt phẳng (ABCD) là góc \(\widehat {A'OA} = > \widehat {A'OA} = {30^0}\)
Tam giác A'OAvuoong tại A có \(A'A = OA.\tan \widehat {A'OA} = \frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
Vậy \({V_{ABCD,A'B'C'D'}} = 8{a^2}.\frac{{2a\sqrt 3 }}{3} = \frac{{16\sqrt 3 }}{3}{a^3}\)
Chọn D
0 thỏa mãn \(\left| {{z}_{0}}=5 \right|\)
Đặt z0 = x + yi (x, y \(\in\) R) là nghiệm của pt ban đầu
Theo giả thuyết, ta có \(\left| {{z_0}} \right| = 5 < = > {x^2} + {y^2} = 25(1)\)
Thay z0 vào pt ban đầu ta có
\(\begin{array}{l}
{(x + yi)^2} - 2(m + 1)(x + yi) + {m^2} = 0 \Leftrightarrow ({x^2} - {y^2} - 2mx + {m^2}) + (2xy - 2my - 2)i = 0\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - {y^2} - 2mx - 2x + {m^2} = 0\\
2xy - 2my - 2 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - {y^2} - 2mx - 2x + {m^2} = 0(2)\\
y(x - m - 1) = 0(3)
\end{array} \right.\\
(3) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
y = 0\\
x = m + 1
\end{array} \right.
\end{array}\)
TH1: Với y = 0 => (1) <=> x2 = 25 <=> \(x = \pm 5\)
Nếu x = 5 => (2) <=> m2 - 10m + 15 = 0 <=> \(m = 5 \pm \sqrt {10} \)
Nếu x = -5 => (2) <=> m2 + 10m + 35 = 0 (vô nghiệm)
TH2: x = m + 1=>(1) \(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {y^2} = 25 - {(m + 1)^2}( - 6 \le m \le 4)\\
(2) \Leftrightarrow {(m + 1)^2} - 25 + {(m + 1)^2} - 2m(m + 1) + {m^2} = 0\\
\Leftrightarrow {m^2} - 25 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = - 5\\
m = 5(loai)
\end{array} \right.
\end{array}\)
Vậy có 3 giá trị tham số m thỏa mãn
Chọn C
Xét các số phức z, w thỏa mãn \(\left| z \right|=1\) và \(\left| \text{w} \right|=2\). Khi \(\left| z+i\overline{\text{w}}+6-8i \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất, \(\left| z-\text{w} \right|\) bằng
Ta có: \(\left| {z + i\overline {\text{w}} + 6 - 8i} \right| \geqslant \left| {6 - 8i} \right| - \left| z \right| - \left| {i\overline {\text{w}} } \right| = 10 - 1 - 2 = 7\)
Dấu "=" xẩy ra khi
\(\left\{ \begin{gathered}
z = t(6 - 8i) \hfill \\
i\overline {\text{w}} = t'(6 - 8i),\forall t,t' \leqslant 0 \hfill \\
\left| z \right| = 1,\left| {\text{w}} \right| = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right. < = > \left\{ \begin{gathered}
z = - \frac{1}{{10}}(6 - 8i) \hfill \\
i\overline {\text{w}} = - \frac{2}{{10}}(6 - 8i) \hfill \\
\end{gathered} \right. < = > \left\{ \begin{gathered}
z = - \frac{1}{{10}}(6 - 8i) \hfill \\
\overline {\text{w}} = - \frac{1}{5}(8 + 6i) \hfill \\
\end{gathered} \right. < = > \left\{ \begin{gathered}
z = - \frac{1}{{10}}(6 - 8i) \hfill \\
\overline {\text{w}} = \frac{1}{5}(8 - 6i) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Khi đó \(\left| {z - {\text{w}}} \right| = \frac{{\sqrt {221} }}{5}\)
Chọn B
Cho hàm số f(x) = x3 + ax2 + bx + c với a, b, c là các số thực. Biết hàm số g(x) = f(x) + f’(x) có hai giá trị cực trị là -4 và 2. Diện tích hình phẳng giới hạn bới các đường \(y=\frac{f(x)}{g(x)+6}\) và y = 1 bằng
Ta có: f(x) = x3 + ax2 + bx + c => f'(x) 3x2 + 2ax +b; f"(x) = 6x + 2a và f"(x) = 6
Phương trình hoành độ giao điểm của các đường \(y = \frac{{f(x)}}{{g(x) + 6}}\) và y = 1 là:
\(\begin{gathered}
y = \frac{{f(x)}}{{g(x) + 6}} = 1 < = > f(x) = g(x) + 6 \hfill \\
\Leftrightarrow {x^3} + a{x^2} + bx + c = ({x^3} + a{x^2} + bx + c) + (3{x^2} + 2ax + b) + (6x + 2a) + 6 \hfill \\
\Leftrightarrow 3{x^2} + (2a + 6)x + 2a + b + 6 = 0(*) \hfill \\
\end{gathered} \)
Gọi 2 nghiệm của pt (*) là x1 và x2
Nhận xét: g(x) =f(x)+f'(x)+f"(x)
=> g'(x) = f'(x)+f"(x)+f"'(x)
<=> g'(x) = \((3{x^2} + 2ax + b) + (6x + 2a) + 6\) = 3x2 + (2a+6)x + 2a + b + 6
\(= > g'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = {x_1} \hfill \\
x = {x_2} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường thẳng \(y = \frac{{f(x)}}{{g(x) + 6}}\) và y = 1 là:
\(\begin{gathered}
S = \left| {\int\limits_{{x_2}}^{{x_1}} {\left( {\frac{{f(x)}}{{g(x) + 6}}} \right)} dx} \right| = \left| {\int\limits_{{x_2}}^{{x_1}} {\left( {\frac{{f(x) - g(x) - 6}}{{g(x) + 6}}} \right)dx} } \right| = \left| {\int\limits_{{x_2}}^{{x_1}} {\left( {\frac{{g'(x)}}{{g(x) + 6}}} \right)} dx} \right| \hfill \\
= \left| {\left. {\ln \left| {g(x) + 6} \right|} \right|_{{x_1}}^{{x_2}}} \right| = \left| {\ln \left| {g({x_2}) + 6} \right| - \left| {g({x_1}) + 6} \right|} \right| = \ln 8 - \ln 2 = 2\ln 2 \hfill \\
\end{gathered} \)
Chọn A
Cắt hình nón (N) bởi mặt phẳng đi qua đỉnh và tạo mặt phẳng chứa đáy một góc bằng 600, ta được thiết diện là tam giác đều cạnh 2a. Diện tích xung quanh của (N) bằng
Giả sử hình nón (N) có S là đỉnh và O là tâm đường tròn đáy
Giả sử mp để cho cắt hình nón theo thiết diện là tam giác đều SAB, khi đó ta có l = SA = 2a
Gọi H là trung điểm AB => \(SH = 2a\frac{{\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \)
Ta có góc giữa (SAB) và mp chứa đáy là góc \(\widehat {SHO} = {60^0}\)
Xét \(\Delta\)SHO vuông tại O có \(OH = SH.cos{60^0} = a\sqrt 3 .\frac{1}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Xét tam giác OAH vuông tại H có bán kính đường tròn đáy là \(R = OA = \sqrt {A{H^2} + O{H^2}} = \sqrt {{a^2} + \frac{{3{a^2}}}{4}} = \frac{{a\sqrt 7 }}{2}\)
Vậy diện tích xung quanh của hình nón (N) là \({S_{xq}} = \pi Rl = \pi \frac{{a\sqrt 7 }}{2}2a = \sqrt 7 \pi {a^2}\)
Chọn C
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x+1}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z-1}{2}\) và mặt phẳng (P): 2x + y – z + 3 = 0. Hình chiếu vuông góc của d lên (P) là đường thẳng có phương trình:
Đường thẳng d qua điểm A(-1;0;1) và có VTCP \(\overrightarrow {{u_d}} = (1;1;2)\)
Mặt phẳng (P) có VTPT \(\overrightarrow {{n_{(p)}}} = (2;1; - 1)\)
Gọi (Q) là mp chứa d và vuông góc với (P), khi đó (Q) có một VTPT là \({\overrightarrow n _{(Q)}} = \left[ {{{\overrightarrow n }_{(d)}},{{\overrightarrow n }_{(P)}}} \right] = ( - 3;5; - 1)\)
Gọi \(\Delta\) là giao tuyến của hai mp (P) và (Q) suy ra \(\Delta\) lag hình chiếu của d trên (P).
Khi đó \(\Delta\) có một VTCP là \(\overrightarrow u = \left[ {{{\overrightarrow n }_{(P)}},{{\overrightarrow n }_{(Q)}}} \right] = (4;5;13)\)
Ta có \(A \in d \subset (Q) = > A \in (Q)\) và dễ thấy tọa độ A thỏa mãn pt (P) => A \(\in\) (P). Do đó \(A \in \Delta\)
Vậy pt đường thẳng \(\Delta\) là \(\frac{{x + 1}}{4} = \frac{y}{5} = \frac{{z - 1}}{{13}}\)
Chọn D
Có bao nhiêu số nguyên y sao cho tồn tại \(x\in \left( \frac{1}{3};4 \right)\) thỏa mãn \({{27}^{3{{x}^{2}}+xy}}=(1+xy){{27}^{12x}}\)?
Xét \({{27}^{3{{x}^{2}}+xy}} - (1+xy){{27}^{12x}}\)
Áp dụng bất đẳng thức: \({a^x} \geqslant x(a - 1) + 1\), ta có
\(f(x) \geqslant 26(3{x^2} + xy - 12x) + 1 - (1 + xy) = 78{x^2} + (25y - 312)x > 0,\forall y \geqslant 13\)
Do đó y ≤ 12
\(\begin{gathered}
y = 0 = > {27^{3{x^2} - 12}} = 1 < = > 3{x^2} - 12 = 0 < = > \left[ \begin{gathered}
x = 0 \hfill \\
x = 4 \hfill \\
\end{gathered} \right.(loai) \hfill \\
y \leqslant - 3 = > xy < - 1 = > VP < 0(loai) \hfill \\
\end{gathered} \)
y=-1; y = -2 (thỏa mãn)
Xét y > 0 có f(4) = 274y - (1 + 4y) ≥ 0, \(\forall \) y > 0 và \(f\left( {\frac{1}{3}} \right) = f(x) = {3^{y - 11}} - \frac{y}{3} - 1 < 0,\forall y \in {\text{\{ }}1;2;...;12\} \)
Do đó pt f(x) = 0 có nghiệm \(x \in \left( {\frac{1}{3};4} \right),\forall y \in {\text{\{ }}1;2;...;12\} \)
Vậy \(y \in {\text{\{ - 2; - 1;0;}}1;2;...;12\} \)
Chọn B
Có hàm số y = f(x) có đạo hàm f’(x) = (x – 8)(x2 – 9), \(\forall x\in R\). Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(g(x)=f\left( \left| {{x}^{3}}+6x \right|+m \right)\) có ít nhất 3 điểm cực trị
\(\begin{gathered}
g(x) = f\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right) = > g'(x) = \left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right)'.\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right) \hfill \\
= \frac{{\left( {{x^3} + 6x} \right).\left( {3{x^2} + 6} \right)}}{{\left| {{x^3} + 6x} \right|}}.f'\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right) \hfill \\
\end{gathered} \)
Ta thấy x = 0 là một điểm giới hạn của hàm số g(x)
Mặt khác \(f'\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
\left| {{x^3} + 6x} \right| + m = 8 \hfill \\
\left| {{x^3} + 6x} \right| + m = 3 \hfill \\
\left| {{x^3} + 6x} \right| + m = - 3 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
\left| {{x^3} + 6x} \right| = 8 - m \hfill \\
\left| {{x^3} + 6x} \right| = 3 - m \hfill \\
\left| {{x^3} + 6x} \right| = - 3 - m \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Xét hs h(x) = x3 +6x, vì h'(x) = x3 +6x > 0, \(\forall x \in R\) nên h(x) đồng biến trên R.
Ta có bảng biến thiên của hàm số k(x) = \(\left| {h(x)} \right| = \left| {{x^3} + 6x} \right|\) như sau:
Hàm số \(g(x) = f\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right)\) có ít nhất 3 điểm cực trị khi phương trình \(f'\left( {\left| {{x^3} + 6x} \right| + m} \right) = 0\) có ít nhất hai nghiệm khác 0. Điều này xảy ra khi và chỉ khi 8 - m > 0 hay m < 8
Kết hợp điều kiện m nguyên dương ta được m \(\in\) {1;2;3;...;7}. Vậy có 7 giá trị của m thỏa mãn
Chọn B
Trong không gian Oxyz, Cho hai điểm A(1; -3; 2) và B(-2; 1; -3). Xét hai điểm M và N thay đổi thuộc mặt phẳng (Oxy) sao cho MN = 1. Giá trị lớn nhất của \(\left| AM-BN \right|\) bằng
Nhận xét: A và B nằm khác phía so với mặt phẳng (Oxy)
Gọi (P) là mặt phẳng qua A và song song với mặt phẳng (Oxy) => (P) : 2 z = 2
B' đối xứng với (P) qua mặt phẳng (P) => B'(-2;1;3)
B1 là hình chiếu của B' lên (P) => B1(-2;1;2)
Gọi \(A' = {T_{\overline {MN} }}(A) = > \left\{ \begin{gathered}
AA' = 1 \hfill \\
AA'//(Oxy) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
=> A' thuộc đường tròn (C) có tâm A và bán kính R = 1, (C) nằm trên mặt phẳng (P).
Ta có: \(\left| {AM - BN} \right| = \left| {A'N - BN} \right| = \left| {A'N - B'N} \right| \leqslant A'B'\)
AB1 = 5 > R => B1 nằm ngoài đường tròn (C)
Do A' \(\in\) (P), B' \(\notin\) (P) mà (P) // (Oxy) suy ra A'B' luôn cắt mp (Oxy)
Ta lại có \(A'B' = \sqrt {{B_1}B{'^2} + A'{B_1}^2} \) mà \(B'{B_1} = 1;A{B_1} = 5 = > A'B{'_{max}} \Leftrightarrow A'{B_{1max}} = A{B_1} + R = 6\)
\(= > {\left| {AM - BN} \right|_{max}} = \sqrt {37} \). Dấu "=" xảy ra khi A' là giao điểm AB1 với đường tròn (C), A ở giữa A' và B1 và N là giao điểm của A'B' với mặt phẳng (Oxy).
Chọn C