Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
-
Hocon247
-
30 câu hỏi
-
90 phút
-
39 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
Chọn đáp án C
Polietilen, cao su isopren và tơ nilon–6,6 là các polime tổng hợp.
+ Tơ tằm là polime thiên nhiên
Cho các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là
Chọn đáp án B
Trong các chất đã cho, chất có thể hòa tan Cu(OH)2 gồm:
Glucozo, fructozo và saccarozo
Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là
Chọn đáp án D
+ Có vị ngọt ⇒ Loại B và C.
+ Không làm mất màu nước brom ⇒ Loại A.
Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là
Chọn đáp án D
+ Đồng trùng hợp buta– 1,3– đien và Stiren tạo Cao su buna–S
Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dd NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì xuất hiện
Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất có màu tím
Đáp án C
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng?
Chọn đáp án C
+ Glyxin và alanin có số nhóm –NH2 = số nhóm –COOH
⇒ Không đổi màu quỳ tím.
+ Lysin có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH ⇒ Làm quỳ hóa xanh.
+ Giải thích tương tự ⇒ Axit glutamic làm quỳ hóa hồng.
Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là
Chọn đáp án D
phản ứng: CH3COOH + CH3OH ⇄ CH3COOCH3 + H2O.
⇒ Este tạo thành có CTPT là C3H6O2
Chất nào sau đây không có phản ứng với thủy phân?
Chọn đáp án A
+ Vì fructozo là 1 monosaccarit ⇒ Không có phản ứng thủy phân.
Amin nào sau đây là amin bậc 3?
⇒ Amin bậc 3 là (CH3)3N ⇒ Chọn C
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Saccarozo và mantozo thuộc loại đisaccarit ⇒ Chọn C
Thủy phân đến cùng protein thu được
Chọn đáp án B
Vì các protein được cấu thành từ các α–amino axit nên
Khi thủy phân đến cùng protein ta sẽ thu được các α-amino axit.
Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là
Chọn đáp án A
Con người cần Glucozơ để cung cấp năng lượng cho các quá trình.
Lượng glucozơ trong máu người bình thường, khoẻ mạnh giữ ổn định là 0,1%.
Những bệnh nhân trong quá trình hồi phục, hoặc chưa thể tự ăn uống, bên cạnh việc truyền đạm còn cần truyền đường glucozơ.
Ngoài ra, khi đi thăm người ốm, ta nên chọn mua nho chín, do trong nho chín có nhiều glucozơ.
Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là
Những gốc đẩy e làm tăng mật độ điện tích âm trên nguyên tử N → tăng khả năng hút H+ → tăng tính bazo của amin
Vậy CH3CH2NH2 có tính bazo mạnh nhất
Nhận định nào sau đây về amino axit không đúng?
Chọn đáp án D
Amino axit ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh và khó bay hơi.
+ Ví dụ tóc, móng tay là những ví dụ điển hình
Loại vật liệu nào sau đây chứa nguyên tố nitơ?
Chọn đáp án D
Thành phân nguyên tố của:
+ Cao su buna gồm C và H.
+ Poli(vinyl clorua) gồm C, H và Cl.
+ Tơ visco gồm C, H và O.
+ Tơ nilon-6,6 gồm C, H, O và N.
Nhận định nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C
+ A sai vì không phải α–amino axit.
+ B sai vì peptit có thể được tạo từ 1 loại α–amino axit.
+ D sai vì móng tay, tóc cũng là 1 loại protein và chúng k tan trong nước.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B
+ Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo no ⇒ A Sai.
+ Chất béo không tan trong nước ⇒ C sai.
+ Hidro hóa dầu thực vật lỏng → Chất béo rắn ⇒ D sai.
Nhận định nào sau đây đúng?
Chọn đáp án A
+ Phân tử khối càng lớn ⇒ độ tan càng giảm ⇒ B sai.
+ CTTP của amin đơn chức là CnH2n+3–2kN (k = π + vòng)
⇒ Số nguyên tử H của amin đơn chức luôn lẻ ⇒ C sai.
+ Anilin không làm đổi màu quỳ tím ⇒ D sai
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án B
+ Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là
Chọn đáp án C
+ Số đồng phân este có CTPT C4H8O2 gồm:
HCOOCH2CH2CH3.
HCOOCH(CH3)2.
CH3COOCH2CH3.
CH3CH2COOCH2.
Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
Chọn đáp án A
Poliisopren, zenlulozo và amilozo/Tinh bột: Mạch không phân nhánh.
+ Amilopectin/Tinh bột: Mạch phân nhánh
+ Cao su lưu hóa: Cấu trúc mạng không gian.
Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng chất?
Chọn đáp án A
+ Vì poli(vinyl clorua) không tác dụng với HCl.
⇒ Không thể tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
(1) \(X + 2{Y^{3 + }} \to {X^{2 + }} + 2{Y^{2 + }}\) và (2) \(Y + {X^{2 + }} \to {Y^{2 + }} + X\). Kết luận nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C
Dựa vào sơ đồ phản ứng (1) và (2) ta có:
+ Tính khử của Y > X > Y2+.
+ Tính oxi hóa của Y3+ > X2+ > Y2+.
Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
Chọn đáp án B
+ Ta có nGlucozo = nAg ÷ 2 = 0,2 mol.
+ Phản ứng lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
⇒ nCO2 = 2nGlucozo = 0,2×2 = 0,4 mol
⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,4 mol. ⇒ m↓ = mCaCO3 = 0,4 × 100 = 40 gam.
Cho 0,2 mol α-amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là
Chọn đáp án A
X có dạng H2NRCOOH
⇒ Sau khi phản ứng với NaOH tạo thành → H2NRCOONa.
⇒ MH2NRCOONa = 22,2 ÷ 0,2 = 111 ⇒ R = 14
⇒ MH2NRCOOH = 16 + 14 + 45 = 89
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương ứng 3:2) cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch chứa hai axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Giá tri của m là
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,4.0,6 + 2.0,4.0,45 = 0,6 mol
Mg + 2H+ → Mg2+ + H2
MgO + 2H+ → Mg2+ + H2O
Ta thấy nH+ = 2n(Mg + MgO) → n hỗn hợp = nH+ : 2 = 0,3 mol
→ nMg = 0,18 mol; nMgO = 0,12 mol
→ m = 0,18.24 + 0,12.40 = 9,12 gam
Đáp án C
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
Ta có (RCOO)3C3H5 + 3KOH (Hoặc NaOH) → 3RCOOK (Hoặc Na) + C3H5(OH)3.
+ Đặt nChất béo = a.
+ Với KOH ⇒ Sự chênh lệch giữa mMuối và mChất béo = a×(39×3 – 12×3 – 5) = 76a
+ Với NaOH ⇒ Sự chênh lệch giữa mMuối và mChất béo = a×(23×3 – 12×3 – 5) = 28a
⇒ 76a – 28a = 18,77 – 17,81
nChất béo = a = 0,02 mol.
+ Xét phản ứng của chất béo và KOH
Ta có: nKOH pứ = 0,02×3 = 0,06 mol và nGlixerol tạo thành = 0,02 mol.
⇒ Bảo toàn khối lượng ta có m = 18,77 + 0,02×92 – 0,06×56 = 17,25 gam
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít H2(đktc). X gồm
Chọn đáp án D
Vì nH2 = 0,15 → nAncol đơn chức = 2nH2 = 0,3
Ta thấy nancol < nKOH → có 1 chất trong X khi phản ứng với KOH không sinh ra ancol.
→ X gồm 1 este và 1 axit
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
+ Đặt nAlanin = a và nAxit glutamic = b mol.
+ Sau khi phản ứng với NaOH dư ⇒ 22a + 22×2b = 30,8 gam (1)
+ Sau khi phản ứng với HCl dư ⇒ 36,5a + 36,5b = 36,5 gam (2)
+ Giải hệ (1) và (2) ⇒ nAlanin = 0,6 và nAxit glutamic = 0,5 mol.
⇒ m = 0,6×89 + 0,4×147 = 112,2
Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước, số nguyên tử oxi có trong một phân tử X là
Chọn đáp án A
+ Thủy phân hoàn toàn chỉ thu được glixin
⇒ Peptit chỉ được cấu tạo từ glyxin:
⇒ X có dạng: [(C2H5O2N)n – (H2O)(n–1)] C2nH3n+2On+1Nn
+ Biết nH2O = 0,7 mol ⇒ Bảo toàn H ta có: 0,1×(3n+2) = 2×0,7
⇒ n = 4 ⇒ Số nguyên tử oxi trong X = (n+1) = 5