Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Hưng Yên

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 33 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 186701

Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cấu hình e của R2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.

⇒ Cấu hình e của R: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.

⇒ R thuộc chu kì 4 và thuộc PNP VIIIB 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 186702

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 

Xem đáp án

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 1s22s22p63s2 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 186703

Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là? 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cấu hình e của R2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.

⇒ Cấu hình e của R: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.

⇒ R thuộc chu kì 4 và thuộc PNP VIIIB 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 186704

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để thu hồi thủy ngân? 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở điều kiện thường thủy ngân có thể tác dụng với S.

Hg(độc) + S → HgS (không độc)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 186705

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Dãy các kim loại tác dụng với H2O ở điều kiện thường là:

Li, K, Ba, Ca, Na 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 186706

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? 

Xem đáp án

Xà phòng hóa tristearin thu được glixerol

Chọn đáp án B 

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 186707

Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do chuối xanh có chứa 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Vì trong chuối xanh có tinh bột ⇒ Làm dung dịch iot chuyển sang màu xanh.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 186708

Kim loại nhẹ nhất là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Liti là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất (0,53g/cm3).

⇒ Li là kim loại nhẹ nhất 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 186709

Tripeptit là hợp chất 

Xem đáp án

Trong cấu tạo của của tripeptit được tạo ra từ 3 gốc α–amino axit và có (3 – 1) = 2 liên kết peptit.

Chọn B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 186710

Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ẩm? 

Xem đáp án

Alanin không làm đổi màu quỳ tím ẩm

Đáp án D

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 186711

Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là 

Xem đáp án

Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là etylamin.   

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 186712

Etyl axetat có công thức hóa học là 

Xem đáp án

Để gọi tên của este (RCOOR') ta đọc theo thứ tự:

Tên R' + Tên RCOO + at

⇒ Etyl axetat có CTCT là CH3COOC2H5 Chọn B

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 186713

Cho 14 gam bột sắt vào 150ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Ta có nFe = 0,25 mol và nCuCl2 = 0,3 mol.

+ Phương trình phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

⇒ Fe tan hết và mChất rắn = mCu = 0,25 mol

⇒ mChất rắn = 0,25 × 64 = 16 gam Chọn D

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 186714

Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là 

Xem đáp án

Ta có phản ứng:

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.

Vì nCH3COOC6H5 = 0,02 mol, nNaOh = 0,05 ⇒ tính theo CH3COOC6H5.

⇒ nH2O = 0,02 mol.

+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 0,02×136 + 0,05×40 – 0,02×18 = 4,36 gam.

Chọn D

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 186715

Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Ta có: nCH3COOC2H5 = 0,1 mol > nNaOH = 0,04 mol.

⇒ mChất rắn = nCH3COONa = 0,04 mol.

⇒ mCH3COONa = 0,04 × (15 + 44 + 23) = 3,28 gam

Chọn D

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 186716

Saccarozơ có thể tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? 

Xem đáp án

+ Saccarozo không tác dụng H2 ⇒ Loại A và B.

+ Saccarozo trong CTCT k có nhóm andehit ⇒ Không có phản ứng tráng gương.

Chọn C

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 186718

Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl? 

Xem đáp án

+ Loại B và C vì có ClH3NCH2COOH.

+ Loại D vì có C2H5NH2.

Chọn A

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 186719

Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

có 3 đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N gồm

C-C-NH-C-C

C-C-C-NH-C

C-C(C)-NH-C

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 186720

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Hai muối trong X là 

Xem đáp án

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thi được dung dịch X chứa 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là

Thứ tự xảy ra phản ứng là Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Có 2 muối trong dung dịch và 2 kim loại nên X có 2 muối là Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 còn kim loại dư là Ag, Fe

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 186721

Phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

D sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.

Chọn D

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 186722

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. Hai chất X và Y lần lượt là 

Xem đáp án

Ta có sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột → Glucose → ancol etylic→ axit axetic.

Hai chất X và Y lần lượt là Glucozo và ancol etylic      

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 186723

Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái qua phải) là 

Xem đáp án

Chiều giảm của tính dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại là:

Ag > Cu > Au > Al > Fe Chọn C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 186725

Monome được dùng để điều chế polietilen bằng một phản ứng trùng hợp là 

Xem đáp án

Monome được dùng để điều chế polietilen bằng một phản ứng trùng hợp là CH2=CH2.

Đáp án D

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 186727

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa. Giá trị của m là 

Xem đáp án

nCaCO3 =0,8 mol

→ nCO2 =0,8 mol → theo lý thuyết nglucose= 0,4 mol

→ thực tế nglucozo =  0,4 :0,75 =0,53 mol

→ m = 96

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 186728

Trong các polime sau: polietilen; poli(vinyl clorua); nilon -6,6; tơ nitron; cao su buna-S; poli (phenol-fomanđehit); tơ visco; poli (metyl metacrylat). Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để có phản ứng trùng hợp thì monome có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.

⇒ Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp gồm:

+ Polietilen, poli(vinyl clorua), tơ nitron, cao su buna–S và poli(metyl metacrylat).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 186729

Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm chỉ gồm 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ và đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là 

Xem đáp án

B1 : Xác định CTPT của X

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy : mX + mO2 = mCO2 + mH2O

→ nO2 = 0,25 mol

Bảo toàn nguyên tố O : nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2  = 0,1 mol

→ nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,1 = 2 : 4 : 1

X có CTTQ : (C2H4O)n

Vì X + NaOH → muối axit hữu cơ + chất hữu cơ → X là este

X đơn chức → X chỉ có 1 nhóm COO

→ CTPT của X là C4H8O2

B2 : Xác định CTCT của X :

Vì X đơn chức → nX = nY = 0,05 mol

→ MY = 96g ( muối Y có dạng RCOONa)

→ MR = 29 (C2H5) → Muối Y là C2H5COONa

Vậy X là C2H5COOCH3( metyl propionat)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 186733

Hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử X gồm 3 peptit A, B, C có ti lệ mol 1:1:3

Quy đổi hỗn hợp peptit X về peptit Y : A+ B+ 3C → Y (A-B-C-C-C) + 4H2O

Có nAla : nVal = 16 : 7 → Trong Y có (16 + 7)k = 23k = số mắt xích

→ Số mắt xích trung bình của mối peptit A, B, C là :23k/15= 4,6k

Tổng số liên kết trung bình trong X là ( 4,6k-1) x3 = 13,8k - 3 < 13 → k < 1,15

→ k= 1

Vậy Y là một peptit chứa 16 Ala-7Val có số mol của Y là 0,17 : 17 = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng → m = mY + mH2O = 0,01. ( 16. 89 + 7. 117-22. 18) + 4. 0,01. 18 = 19,19 gam.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 186734

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có: nHCl pứ = nNaOH + nAlanin + nAxit glutamic

⇒ nHCl pứ = 0,3 + 0,1 + 0,15 = 0,55 mol.

+ nNaOH pứ = nH2O = 0,3 mol.

⇒ Áp dụng định luật BTKL ta có:

mChất rắn = mAlanin + mAxit glutamic + mNaOH + mHCl – mH2O.

mChất rắn = 0,1×89 + 0,15×147 + 0,3×40 + 0,55×36,5 – 0,3×18 = 57,625 gam.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 186735

X là một α-minoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol H2O. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Ta có 3m gam X CnH2n+1NO2 → m1 gam CnH4nN2O3 → 1,35 mol H2O

3m gam CnH2n+1NO2 → 3m2 gam C3nH6n-1N3O4 →  3.0,425 mol H2O

Luôn có khi đốt đipeptit thu được nCO2 = nH2O = 1,35 mol

Vì lượng CO2 không đổi nên khi đốt tripeptit cũng cho số mol CO2 là 1,35 mol

→  n tripeptit = 0,15 mol

→ nX = 0,15.3 = 0,45 mol → n = 1,35 : 0,45 = 3

→ m = 0,15.89 = 13,35 gam

→ Đáp án C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 186736

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 dư để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) đã phản ứng là 

Xem đáp án

Ta có các PTHH sau: 

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 

Sn + 2HCl → SnCl2 + H

Gọi x là số mol của Zn, Cr, Sn 

nZnCl2 = nCrCl2 = nSnCl= x (mol) 

mZnCl2 + mCrCl2 + mSnCl2 = 8.98 (g) 

136x + 123x + 190x = 8.98 → x = 0.02 (mol) 

2Zn    + O2 → 2ZnO 

0.02     0.01 

4Cr   +   3O2 → 2Cr2O

0.02      0.015 

Sn    +   O2 → SnO2 

0.02     0.02 

nO2 = 0.01 + 0.015 + 0.02 = 0.045 (mol) 

VO2 = 0.045 x 22.4 = 1.008 (l) 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 186737

Nung nóng 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là 

Xem đáp án

X + O2 → Y

Bảo toàn khối lượng có mO2 = 0,48 g → nO2 = 0,015 mol

Quy đổi Y thành kim loại và oxi

Ta có                

4H+ + 4e + NO3- → 2H2O + NO

2H+ + O2- → H2O

→ nH+ = 4nNO + 2nO =4.0,03 + 2.0,03= 0,18 mol

Bảo toàn nguyên tố H thì nHNO3 = 0,18 mol 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 186738

Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (MX < 100; trong phân tử X có số liên kết π  nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7 M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Trong các phát biểu sau:

(1) Giá trị của m là 10,56.

(2) Tên gọi của X là etyl fomat.

(3) Khối lượng muối thu được là 11,76 gam.

(4) Số đồng phân đơn chức cùng công thức phân tử với X là 6.

(5) Khối lượng ancol có trong dung dịch Y là 5,52 gam.

Số phát biểu đúng là 

Xem đáp án

X là CnH2n-2kO2 (k < 2, vì có một liên kết π ở chức).

CnH2n-2kO+ (3n-k-2)/2O2 → nCO2 + (n-k)H2O

Ta có:
VCO2 = 4/6VO2 → nCO2 = 4/5nH2O → n = 4, k = 0 (vì MX < 100)

CTPT của X là: C4H8O2

CTCT là RCOOR’

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

      x          → x            x

nKOH (ban đầu) = 0,7.0,2 = 0,14 (mol)

mchất rắn = mmuối + mKOH dư= x(MR + 83) + (0,14 –x).56 = 12,88

⇒x.MR+27x =5,04

Biện luận tìm MR và x (với x < 0,14):

R là H → MR = 1 → x = 0,18 (loại)

R là CH3- → MR = 15→ x= 0,12 (nhận)

→ m = 0,12 . 74 = 8,88 (g)

R là C2H5 thì x = 0,09 (nhận)

(1) đúng vì m =0,12.88=10,56 hoặc 0,09.88 =7,92(g)

(2) sai vì X chỉ có tên etyl axetat hoặc metyl propionat

(3) đúng vì mmuối = 0,12.98=11,76 hoặc m =0,09 .112=10,08

(4) đúng vì X cho 4 đồng phân este và 2 đồng phân axit

(5) đúng vì mancol = 0,12.46=5,52 hoặc 0,09.32 = 2,88 g

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 186739

X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 2 : 1. Đốt cháy hết 56,56 gam T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ, thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là 

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp thành:

C2H3ON: 0,8 mol

CH2: a mol

H2O: b mol

→ mT = 0,8.57 + 14a + 18b = 56,56

nCO2 = 0,8.2 + a = a + 1,6

nH2O = 0,8.1,5 + a + b = a + b + 1,2

1,6) : (1,2) 48/47

→ a = 0,32 và b = 0,36

Bảo toàn khối lượng → mmuối = m+ mKOH – mH2O = 94,88

→ Mmuối = 118,6 → trong muối chứa Gly-K (vì Gly-K có M = 113 nhỏ nhất)

Số N trung bình = 0,8 / b = 2,22 → X là đipeptit

nH = 0,36 → nX = 0,24; nY = 0,08; nZ = 0,04

Nếu đặt u, v là số mắt xích trong Y và Z thì:

nKOH = 0,24.2 + 0,08u + 0,04v = 0,8

→ 2u + v = 8 → có 2 cặp nghiệm phù hợp là: u = 2; v = 4 hoặc u = 3; v = 2

Do các amino axit có = (0,8.2) : 0,2,nên nGly > 0,48 mol (Gly nhỏ nhất khi hỗn hợp chỉ có Gly và Ala)

→ Dựa vào số mắt xích và số mol của X, Y, Z thì X phải là Gly-Gly thì mới chứa hết lượng Gly lớn như trên

→ MX = 132

= (6.MX+2.MY+MZ) : 56,56 : 0,36  6MX + 2MY + MZ = 1414

Mà 3MX – 7MY + 3MZ = 0

→ MY = 174;  MZ = 274

→ Y là Gly-Val (nghiệm duy nhất)

Vậy u = 2 và v = 4

→ Z là (Gly)2(Ala)2

→ Thủy phân Z thu được nGly-Na = nAla-Na

→ m­Gly-Na : mAla-Na = 0,874

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 186740

Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trọng lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn X mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Số N trung bình trong hỗn hợp T = nNaOH/ nT = 3,8/0,7 = 5,4

→ Số nhóm CONH trung bình trong là 5,4 -1 = 4,4

Mà X, Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4 → X có liên kết 4 peptit → X có 6 oxi

Mà tổng số nguyên tử O trong X và Y bằng 13 → Y có 7 oxi → Y có 5 liên kết peptit

X + 5NaOH → Muối + H2O

x  → 5x                                 (mol)

Y + 6NaOH → Muối + H2O

y → 6y                                    (mol)

Tổng nY = x + y = 0,7 và Tổng nNaOH = 5x + 6y = 3,8 → x = 0,4 và y = 0,3

Gọi CTPT của X là ( Gly)a(Ala)5-a : 0,4 (mol)

Y là (Gly)b(Ala)6-b: 0,3 (mol)

Đốt X và Y thu được mol CO2 bằng nhau:

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2 = 0,4 [2a + 3( 5-a)] = 0,3 [ 2b + 3 (6-b)]

→ 4a – 3b =6

Vì a, b nguyên nên chỉ có a = 3 và b = 2 là nghiệm thỏa mãn

Vậy X là: (Gly)3(Ala)2: 0,4 (mol) ; Y là (Gly)2(Ala)4: 0,3 (mol)

BTKL: mmuối = mX + mY + mNaOH – mH2O

→ mmuối = 0,4. 331 + 0,3. 416 + 3,8.40 – 0,7.18 = 396,6 (g)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »